TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Lễ Các Đẳng Linh Hồn

“Con muốn rằng Con ở đâu, chúng cũng ở đấy với Con”. (Ga 17, 24-26)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

VHTK Thánh Silvestrê I, Giáo Hoàng, ngày 31.12

Thứ tư - 22/12/2021 07:51 | Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hùng |   1000
"Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống."
VHTK Thánh Silvestrê I, Giáo Hoàng, ngày 31.12

 

 
VUI HỌC THÁNH KINH
THÁNH SILVESTER I, GIÁO HOÀNG
Ngày 31 tháng 12
Giáo hoàng, tiến sĩ
Tin Mừng thánh Mátthêu 16,13-19
Tin Mừng
 
13 Khi Đức Giêsu đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: "Người ta nói Con Người là ai? "14 Các ông thưa: "Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ."15 Đức Giêsu lại hỏi: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? "16 Ông Si-môn Phê-rô thưa: "Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống."17 Đức Giêsu nói với ông: "Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời.18 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.19 Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy."
 
 
13  When Jesus went into the region of Caesarea Philippi he asked his disciples, "Who do people say that the Son of Man is?"
14 They replied, "Some say John the Baptist, others Elijah, still others Jeremiah or one of the prophets."
15 He said to them, "But who do you say that I am?"
16 Simon Peter said in reply, "You are the Messiah, the Son of the living God."
17 Jesus said to him in reply, "Blessed are you, Simon son of Jonah. For flesh and blood  has not revealed this to you, but my heavenly Father.
18 And so I say to you, you are Peter, and upon this rock I will build my church, and the gates of the netherworld shall not prevail against it.
19 I will give you the keys to the kingdom of heaven. Whatever you bind on earth shall be bound in heaven; and whatever you loose on earth shall be loosed in heaven."
 
I. HÌNH TÔ MÀU
st sylvester l
 
* Chủ đề của hình này là gì?
… … … … … … … … … … … … …
 
* Bạn hãy viết câu Tin Mừng thánh Mátthêu  16,19
… … … … … … … … … … … … …
… … … … … … … … … … … … …
… … … … … … … … … … … … …
… … … … … … … … … … … … …
 
II. TRẮC NGHIỆM
A.
a1. Đây là những nhân vật người ta nói về Con Người là ai? (Mt 16,13-14)
a. Ông Giêrêmia.
b. Ông Êlia.
c. Ông Gioan tẩy giả.
d. Cả a, b và c đúng.
 
a2. Ai đã tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống? (Mt 16,16)
a. Ông Gioan.
b. Ông Philipphê.
c. Ông Tôma.
d. Ông Simon Phêrô.
 
a3. Ai dã mạc khải cho ông Simon Phêrô biết Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống? (Mt 16,17)
a. Ông Môsê.
b. Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời.
c. Tổ phụ Ápraham.
d. Ngôn sứ Êlia.
 
a4. Đức Giêsu sẽ xây dựng Hội Thánh của Thầy trên Tảng Đá và quyền lực của ai sẽ không thắng nổi? (Mt 16,18)
a. Chính trị.
b. Tử thần.
c. Vua chúa.
d. Xã hội.
 
a5. Đức Giêsu trao cho ai chìa khóa Nước Trời? (Mt 16,19)
a. Ông Giacôbê.
b. Ông Phêrô.
c. Ông Gioan.
d. Ông Tôma.
 
B. Thánh Silvestrê
 
b1. Thánh Silvestrê, sinh vào năm 270 tại thành phố nào?
a. Roma.
b. Luân Đôn.
c. Nhã Điển.
d. Đa mát.
 
b2. Đây là những việc thánh Silvestrê đã làm khi ở ngôi vị giáo hoàng:
a. Tổ chức Hội thánh cho có nề nếp, qui củ.
b. Thánh nhân sửa đổi giáo luật, luật lệ, chú ý đặc biệt tới phụng vụ và các tổ chức nghi lễ.
c. Khuyến khích, động viên hàng giáo sĩ và giáo dân xây dựng nhiều thánh đường.
d. Cả a, b và c đúng.
 
b3. Truyền thống cho rằng Đức Giáo Hoàng  Sylvester I đã ấn định điều gì?
a. Ngày Chúa Nhật là ngày nghỉ việc dành để tưởng niệm Chúa Phục Sinh và đã cho đặt mão gai có đinh sắt trên các tượng chịu nạn.
b. Ngày 25 tháng 12 là ngày Chúa Giáng sinh.
c. Ấn định năm Chúa Giêsu sinh ra là năm thứ 1 của dương lịch.
d. Dùng tiếng La tinh là ngôn ngữ chính thức của phụng vụ.
 
b4. Hoàng đế nào có ảnh hưởng trong suots triều địa giáo hoàng của thánh Silvestrê ?
a. Hoàng Đế Nêrô.
b. Hoàng Đế Constantine.
c. Hoàng Đế Trajanô.
d. Hoàng Đế Tiberiô.
 
b5. Tại Công đồng nào Thánh Silvestrê I đã thành Công lớn khi Ngài chống lại bè rối Ariô và bảo vệ thiên tính của Chúa Giêsu ?
a. Công đồng chung Nicéa.
b. Công đồng chung Ê phê xô.
c. Công đồng chung Trentô.
d. Công đồng chung  Constantinop.
 
III.  Ô CHỮ
oc SILV GH (2)
 
Những gợi ý
 
01. Ông Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là ai? (Mt 16,16)
 
02. Ông Simon Phêrô tuyên xưng ai là Đấng Kitô, con Thiên Chúa hằng sống? (Mt 16,16)
 
03. Trên Tảng Đá là Phêrô, Đức Giêsu sẽ xây dựng điều gì của ngài? (Mt 16,18)
 
04. Đức Giêsu trao cho ông Phêrô chìa khóa Nước Trời : dưới đất, anh cầm buộc điều gì, thì ở đâu cũng sẽ cầm buộc như vậy? (Mt 16,19)
 
05. Đức Giêsu nói với ông Phêrô: Thầy sẽ xây dựng Hội Thánh của Thầy và quyền lực của ai sẽ không tháng nỗi? (Mt 16,18)
 
06. Đức Giêsu đã trao cho ông Phêrô chìa khóa gì? (Mt 16,19)
 
07. Đây là 1 trong những nhân vật mà người ta nghĩ về Con Người là ai? (Mt 16,14)
 
08. Ông Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con của ai? (Mt 16,16)
 
09. Đức Giêsu gọi ông Simon là Phêrô, nghĩa là gì? (Mt 16,18)
 
Hàng dọc: Chủ đề của ô chữ này là gì?
 
IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG
 
"Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống."
Tin Mừng thánh Mátthêu 16,16
 
 
 
Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
Thánh SILVESTER I, Giáo hoàng
Tin Mừng thánh Mátthêu 16,13-19
Ngày 31 tháng 12
 
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề :
Thánh Silvestrê I, Giáo Hoàng
 
* Tin Mừng thánh Mátthêu 16,19:
 
“Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy."
 
II. Lời giải đáp TRẮC NGHIỆM
A.
a1. d. Cả a, b và c đúng (Mt 16,13-14)
a2. d. Ông Simon Phêrô (Mt 16,16)
a3. b. Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời (Mt 16,17)
a4. b. Tử thần (Mt 16,18)
a5. b. Ông Phêrô (Mt 16,19)
 
B.
b1. a. Roma.
b2. d. Cả a, b và c đúng.
b3. a. Ngày Chúa Nhật là ngày nghỉ việc dành để tưởng niệm Chúa Phục Sinh và đã cho đặt mão gai có đinh sắt trên các tượng chịu nạn.
b4. b. Hoàng Đế Constantine.
b5. a. Công đồng chung Nicéa.
 
III.  Ô CHỮ
 
01. Đấng Kitô (Mt 16,16)
02. Đức Giêsu (Mt 16,16)
03. Hội Thánh (Mt 1618)
04. Trên trời (Mt 16,19
05. Tử thần (Mt 16,18)
06. Nước Trời (Mt 16,19)
07. Êlia (Mt 16,14)
08.  Thiên Chúa (Mt 16,16)
09. Tảng Đá (Mt 16,18)
 
Hàng dọc : Giáo Hoàng
 
NGUYỄN THÁI HÙNG
pvct 12
 
 
 
THÁNH SILVESTRÊ I.
(St. Sylvester I)
 
THÁNH GIÁO HOÀNG SYLVESTER I (c. 335)
 
Lược sử
 
Khi nghĩ đến vị giáo hoàng này chúng ta phải nghĩ đến Sắc Lệnh Milan, sự xuất hiện của Giáo Hội sau những năm tháng trốn tránh trong hang toại đạo, các vương cung thánh đường như Đền Thánh Gioan Latêranô, Đền Thánh Phêrô, Công Đồng Nicea và các biến cố quan trọng. Nhưng hầu hết các biến cố này được hoạch định và xảy ra là nhờ Hoàng Đế Constantine.
 
Có nhiều truyền thuyết về con người đức giáo hoàng vào thời điểm cực kỳ quan trọng này, nhưng rất ít sự kiện có thể xác định được về phương diện lịch sử. Chúng ta biết chắc là triều đại giáo hoàng của ngài kéo dài từ năm 314 đến khi ngài từ trần năm 335, sau 22 năm lèo lái con thuyền Hội Thánh. Tìm hiểu ẩn ý của lịch sử, chúng ta biết chắc là không có ai ngoài vị giáo hoàng này là người có thể duy trì sự độc lập cần thiết cho Giáo Hội khi phải đối diện với nhân vật quyền thế là Hoàng Đế Constantine. Các giám mục thời ấy nói chung vẫn trung thành với Tòa Thánh và có lúc cũng phải xót xa cho Đức Sylvester vì phải thi hành những chương trình quan trọng của Giáo Hội dưới sự thúc giục của Constantine.
* * *
 
SUY NIỆM
(của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)
Suy niệm 1: Giáo hoàng
 
Khi nghĩ đến vị giáo hoàng này chúng ta phải nghĩ đến Sắc Lệnh Milan.
 
Năm 314, cha Silvestrê đã được bầu vào ngôi vị Giáo Hoàng với tên là Silvestrê I. Thánh nhân có cái nhìn rộng, óc cầu tiến, Ngài đã thay đổi nhiều chuyện trong Giáo Hội, tổ chức Hội thánh cho có nề nếp, qui củ. Thánh nhân sửa đổi giáo luật, luật lệ, chú ý đặc biệt tới phụng vụ và các tổ chức nghi lễ. Thánh nhân khuyến khích, động viên hàng giáo sĩ và giáo dân xây dựng nhiều thánh đường, trong số đó phải kể đến thánh đường thánh Phêrô tại Roma và thánh đường Chúa Cứu Thế tại Latran.
 
Ngài là người kế nhiệm giáo hoàng Miltiades và là vị giáo hoàng thứ 33 của giáo hội Công giáo. Năm sinh của ngài không được xác định, hình như ngài được sinh tại Sant’Anglo a Scala, Avellino và mất vào ngày 31 tháng 12 năm 335. Theo niên giám tòa thánh năm 1861 thì ngài lên ngôi năm 314 và ở ngồi trong 21 năm 11 tháng. Niên giám tòa thánh năm 2003 xác định triều đại của ngài bắt đầu từ ngày 31 tháng 1 năm 314 tới ngày 31 tháng 12 năm 335. Ngài được suy tôn là thánh và được tôn kính cả ở giáo hội Rô-ma và giáo hội chính thống phương Đông. Ngày lễ kính của ngài ở Giáo hội Rô-ma là ngày 31 tháng 12 và ở giáo hội chính thống là ngày 2 tháng 1.
 
Khi đối diện với sự chỉ trích, một nhà lãnh đạo cần có sự khiêm tốn và can đảm để có thể nhường bước cho các biến cố xảy ra theo tiến trình của lịch sử, một khi sự khẳng định quyền bính của mình chỉ dẫn đến những căng thẳng và xung đột không cần thiết. Thánh Giáo Hoàng Sylvester đã dạy một bài học quý báu cho các vị lãnh đạo Giáo Hội, các chính trị gia, các bậc làm cha mẹ và những người có thẩm quyền.
 
·      Lạy chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn gia tăng lời cầu nguyện cho các vị chủ chăn và hằng vâng phục các ngài.
·       
Suy niệm 2: Sắc Lệnh Milan
 
Khi nghĩ đến vị giáo hoàng này chúng ta phải nghĩ đến Sắc Lệnh Milan.
 
Không phải ngẫu nhiên mà hoàng đế Constantine trở lại Công Giáo. Có một giai thoại lưu truyền nhiều nhất: Vào 1 đêm trong trận Milvia Bridge. Ông nhìn thấy một chữ thập đang cháy trên bầu trời cùng với dòng chữ: Với tín hiệu này, con sẽ chiến thắng. Không biết ông đã biến đổi như thế nào, chỉ biết rằng ông trở thành người cống hiến cho Giáo Hội Công Giáo những tiến bộ vượt bậc.
 
Một trong những hành động tích cực nhất là Sắc Lệnh Milan. Với sắc lệnh này, các Kitô hữu được tự do, sự xuất hiện của Giáo Hội sau những năm tháng trốn tránh trong hang toại đạo nay được công nhận như một tôn giáo hợp lệ. Sắc Lệnh này còn mang lại các tài sản của Giáo Hội bị sung công trong suốt thời gian biến loạn.
 
·      Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết sử dụng chính sách tự do tôn giáo để sống đạo thật tốt và hết mình.
·       
Suy niệm 3: Công Đồng Nicea
 
Công Đồng Nicea và các biến cố quan trọng được hoạch định và xảy ra là nhờ Hoàng Đế Constantine.
 
Ngày 20 tháng 5 năm 325, công đồng Nicea được triệu tập theo lệnh của hoàng đế Constantinus. Giáo hoàng Sylvester I vì già yếu không thể đến được đã cử hai đức ông Vitus và Vincentius làm đại diện. Đây được coi là Công đồng chung đầu tiên của Giáo hội công giáo. Công đồng này quy tụ gần 300 giám mục phương Đông và chỉ có 4 giám mục phương Tây.
 
Công đồng đã soạn thảo một bản tuyên xưng đức tin (là bản sẽ trở thành Kinh Tin Kính Nicêa), trong đó có tuyên bố rằng Con của Thiên Chúa là đồng bản tính (homoousios, consubstantialis) với Đức Chúa Cha. Trong các quyết định khác của công đồng, quyết định quan trọng nhất là xác định các khu vực lớn của Giáo hội. Trong đó cho các Giám mục thành Alécxănđơri và thành Antiốt được toàn quyền cai trị địa hạt của họ, cũng như Giám mục thành Lamã được toàn quyền cai trị địa hạt của mình.
 
·      Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con sống niềm tin hằng tuyên xưng trong kinh Tin Kính Nicêa.
·       
Suy niệm 4: Hoàng Đế Constantine
 
Hầu hết các biến cố này được hoạch định và xảy ra là nhờ Hoàng Đế Constantine.
 
Có nhiều truyền thuyết về mối quan hệ giữa giáo hoàng Sylvester với hoàng đế Constantine. Những truyền thuyết chủ yếu được nêu lên trong "Vita beati Sylvestri", xuất hiện ở phía Đông bằng tiếng Hy Lạp và tiếng Syriac; và trong "Constitutum Sylvestri" bằng tiếng tiếng Latin. Tiêu biểu về một bản văn mà ngày nay đã được xếp vào hàng ngụy thư được gọi là Donation de Constantin (Sự biếu tặng của Constantinô hay của dâng do Constantinô cho Đức Sylvester) thuật lại món quà mà Constantineđã tặng cho Đức Giáo Hoàng là thành phố Rôma và toàn thể phương Tây.
 
Trong văn kiện này có điều khoản quan trọng sau đây: “Đức Thánh Cha là đấng thừa kế Thánh Phê-rô sẽ được tôn vinh lên bậc cao cả trong đế quốc chúng ta và còn cao cả hơn ngôi báu thế gian. Đức Thánh Cha cai quản các giám mục ở Antioch, Alexandria, Constantinople và Jerusalem” (The Faith, a history of christianity, Brian Monahan, trang 217, 362). Nó đã được xác định là một sắc lệnh giả được tạo nên vào thế kỷ thứ VIII vào khoảng giữa 752 và 777. Nhằm biện minh cho sự thành lập nước các Giáo Hoàng.
·      Lạy Chúa Giêsu, xin cho các nhà cầm quyền biết ân huệ nhận được từ Chúa (Ga 3,27;19,11) để phục vụ đúng ý Chúa.
·       
Suy niệm 5: Truyền thuyết
 
Có nhiều truyền thuyết về con người đức giáo hoàng.
 
Một truyền thuyết nữa là việc Đức Sylvester đã rửa tội cho Constantin tại Giêrusalem trong dịp thánh hiến Giáo Đường Mộ Thánh nhưng điều này đã được chứng mình là Constantine chỉ được rửa tội trên giường bệnh khi sắp chết và do một Giám mục Arien chứ không phải do giáo hoàng Sylvester. Truyền thống thời trung đại, nhất là được truyền lại bởi Truyền thống vàng cho một giải thích là: hoàng đế khắp mình bị một bệnh hủi không thể chữa được và chính khi Sylvester rửa tội ông bằng cách dìm vào trong một bể bơi mà ông đã được chữa khỏi bệnh hủi và điều đó có nghĩa rằng ông phải bảo vệ đức tin Kytô giáo.
 
Người ta cũng quy cho ngài những phép lạ khác nữa thí dụ như đã làm cho một con bò mộng sống lại và đã thuần hóa một con rồng.
 
·      Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con ý thức rằng nếu có phép lạ xảy ra thì cũng hoàn toàn do Chúa ban (Mc 16,17;Lc 9,1).
 
 
Suy niệm 6: Triều đại giáo hoàng
 
Triều đại giáo hoàng của ngài kéo dài từ năm 314 đến khi ngài từ trần năm 335.
 
Trong thời gian làm giáo hoàng của Sylvester, các vương cung thánh đường như Ðền Thánh Gioan Lateran, Ðền Thánh Phêrô trên đồi Vatican đã được xây dựng theo lệnh của hoàng đế Constantine. Ngoài ra còn có thánh đường Santa Croce ở Giesusalem, và một số nhà thờ nơi hầm mộ các vị tử đạo. Ngài là vị giám mục đầu tiên của Rô-ma đã dùng danh xưng “Pope”, có nghĩa là “Cha” và được ghi nhận là vị giáo hoàng đầu tiên đội mũ ba tầng. Tuy nhiên điều này rất khó xác minh. Truyền thống cho rằng, giáo hoàng Sylvester I đã ấn định ngày Chúa Nhật là ngày nghỉ việc dành để tưởng niệm Chúa Phục Sinh và đã cho đặt mão gai có đinh sắt trên các tượng chịu nạn.
 
Năm 321, nổ ra cuộc khủng hoảng của lạc thuyết Arius. Arius là một người xứ Libya. Ông này thụ phong linh mục năm 310 và được cử coi sóc xứ Baucalis, ngoại ô thánh Alexandria. Giáo thuyết của Arius cho rằng Thiên Chúa không thể thông bản tính của mình cho ai được và tất cả mọi vật ngoài Thiên Chúa đều là thụ tạo, trong đó có cả Đấng Kitô ngôi hai Thiên Chúa. Theo Arius, Chúa Kitô không phải là Thiên Chúa, không ngang hàng, không đồng bản tính với Ngôi Cha. Ngài chỉ là một tạo vật hoàn hảo nhất, có trước thời gian, nhưng không phải vô thủy vô chung. Ngài được đặt làm trung gian giữa Thiên Chúa và loài người. Năm 322, công đồng miền Alexandria đã kết án Arius, khiến ông phải đến trú ngụ ở Cesarea (Palestina). Tại đây, ông được sự ủng hộ của giám mục Eusebius. Cuộc tranh luận lại nổ ra.
 
Để nhấn mạnh đến sự liên tục của Chức Thánh, sách nhật tụng mới đây trong phần tiểu sử các giáo hoàng thường chấm dứt với con số thống kê quan trọng. Về ngày lễ Thánh Sylvester, sách viết: "Ngài chủ tọa bảy lần tấn phong mà trong đó ngài đã tạo được 42 linh mục, 25 phó tế và 65 giám mục cho một vài giáo phận." Quả thật, Đức Thánh Cha là tâm điểm của hệ thống bí tích trong Giáo Hội, là yếu tố cốt yếu cho sự hiệp nhất của Giáo Hội.
 
·      Lạy Chúa, xin nhận lời thánh Silvestrê I Giáo Hoàng khẩn nguyện mà ban ơn trợ giúp dân Chúa, và đưa từ cuộc sống chóng qua đời này đến cuộc sống bất tận đời sau (Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Silvestrê I, Giáo Hoàng).
 
 
Hạnh thánh tháng 12
Phụng vụ Chư Thánh
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây