TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Hội thảo về nước tại châu Á

Thứ năm - 08/04/2021 18:30 |   898
Trong những ngày vừa qua, Hội đồng Kitô giáo châu Á (CCA) tổ chức hội thảo trên web về chủ đề “Giảm tiếp cận nguồn nước an toàn ở châu Á”.

Hội thảo về nước của các Giáo hội Kitô châu Á

va100421c

Trong những ngày vừa qua, Hội đồng Kitô giáo châu Á (CCA) tổ chức hội thảo trên web về chủ đề “Giảm tiếp cận nguồn nước an toàn ở châu Á”. Các tham dự viên đều cho rằng: Các Giáo hội Kitô ở châu Á cùng với các tổ chức tôn giáo khác, các phong trào xã hội dân sự có một vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về cuộc khủng hoảng nước toàn cầu. Thực vậy, các Kitô hữu châu Á đều ý thức sự cần thiết phải bảo vệ quyền có nước cho tất cả mọi người.

Ở châu Á, các vấn đề liên quan đến nước ngày càng trở nên cấp bách với những hệ lụy đáng lo ngại. Các mối đe dọa do biến đổi khí hậu, đô thị hóa nhanh chóng và phát triển không theo kế hoạch đã làm cho tài nguyên nước của lục địa này trở nên khan hiếm. Trong thời gian gần đây, khan hiếm nước đã làm giảm sản lượng lương thực, tắc nghẽn chuỗi cung ứng, mất đất đai và sinh kế, di cư với quy mô lớn. Những điều này cũng làm cho tình hình kinh tế và địa chính trị trở nên căng thẳng.

Ông Mathews George Chunakara, Tổng Thư ký Hội đồng Kitô giáo châu Á nói: “Các chuyên gia đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có một cải tổ thực sự và một quản trị dân chủ về chủ đề bảo vệ và ô nhiễm nguồn nước. Nước cần thiết cho sự sống. Quyền có nước không thể được giải thích cách trừu tượng nhưng phải được thiết lập trong khuôn khổ an ninh con người. An ninh con người về cơ bản đó là tự do khỏi nỗi lo sợ và nhu cầu, và mối tương quan của nó với quyền có nước rất quan trọng và hiển nhiên. Ngày nay, quyền tiếp cận nước, nghĩa là có đủ nước sạch để sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày đang là điều được quan tâm ở châu Á”.

Ông David Das, một tham dự viên nhận xét rằng: “Hiện nay, nước đã trở thành một mặt hàng giao dịch phức tạp như vàng và dầu. Các Giáo hội phải ưu tiên các chương trình khẩn cấp, phù hợp và giá cả phải chăng và hợp tác với nhiều nhóm xã hội dân sự để có một giải pháp cho cuộc khủng hoảng nước. Các tôn giáo phải trả lời một số câu hỏi cấp bách liên quan đến tính bền vững của lối sống hiện nay của chúng ta cho tương lai”.

Hội đồng Kitô giáo châu Á khuyến khích các cộng đoàn Giáo hội cùng làm việc vì phúc lợi và thịnh vượng cho công trình sáng tạo của Thiên Chúa, cùng dấn thân cho sứ vụ ngôn sứ, can đảm ủng hộ quyền có nước. Các Giáo hội Kitô được mời gọi làm chứng trong cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng và công lý.

Một trong các sáng kiến được các tham dự viên của cuộc hội thảo đề xuất cho các Giáo hội châu Á là: Phát triển các chương trình học cụ thể trong một “Trường Chúa nhật về nước và chăm sóc thụ tạo”, nhấn mạnh quan điểm Thánh kinh-thần học về tầm quan trọng bảo vệ nước. Với mạng lưới cơ sở rộng lớn, các Giáo hội có thể dùng để phổ biến thông tin về tầm quan trọng của nước và các mối liên hệ của nước với phẩm giá con người.

Ngọc Yến - Vatican News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây