KỸ NĂNG SỐNG THEO TRÍ TUỆ KHẮC KỶ
19 BÍ QUYẾT ĐỂ LUÔN THƯ GIÃN VÀ HẠNH PHÚC
Bạn thân mến,
Cuộc sống đôi khi có thể mang đến những thử thách không ngờ, khiến ta cảm thấy như đang gánh trên vai cả thế giới. Đối mặt với những cơn bão tố đó, ai trong chúng ta cũng từng khát khao một chút bình yên trong tâm hồn, một niềm hạnh phúc thực sự bền vững. Nhưng liệu có bao giờ bạn tự hỏi: Làm thế nào để duy trì sự tĩnh tại và niềm vui, bất chấp những biến động của cuộc đời. Hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá những nguyên tắc đã được thời gian kiểm chứng. Những nguyên tắc đã dẫn dắt biết bao thế hệ tìm ra con đường đưa tới sự thanh thản và niềm hạnh phúc thật sự. Những triết lý này không chỉ là những ý niệm xa vời, mà còn là những bước đi thực tiễn mà bạn có thể áp dụng ngay trong cuộc sống hằng ngày.
1. Tìm thấy sự bình yên trong việc chấp nhận điều bạn không thể kiểm soát
Trong cuộc sống chúng ta thường gặp phải những tình huống khiến mình cảm thấy bất lực, khi mọi thứ dường như nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Có lẽ bạn đã từng gặp phải một ngày mưa tầm tã khi bạn đã lên kế hoạch cho một chuyến dã ngoại từ lâu, hay bị kẹt xe trong giờ cao điểm khiến bạn trễ cuộc hẹn quan trọng. Những lúc như vậy ta dễ dàng cảm thấy bực bội, thất vọng và thậm chí là mất kiểm soát cảm xúc. Nhưng hãy thử tưởng tượng một cuộc sống mà ở đó bạn không còn phải gánh nặng những điều không thể kiểm soát được nữa, thay vào đó, bạn tìm thấy sự bình yên giữa những biến động của cuộc sống. Đây chính là tinh thần cốt lõi của triết lý khắc kỷ. Chấp nhận những điều không thể kiểm soát, nguyên tắc này bắt đầu từ việc nhận thức rõ ràng về giới hạn của bản thân.
Khắc kỷ dạy rằng: Chúng ta chỉ nên tập trung vào những gì nằm trong tầm tay mình đó là hành động, suy nghĩ và phản ứng của bản thân. Những yếu tố bên ngoài như thời tiết, hành vi của người khác hay những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ đều nằm ngoài khả năng kiểm soát của chúng ta. Một triết gia khắc kỷ nói rằng: Chúng ta chỉ nên lo lắng về những gì chúng ta có thể kiểm soát: Hành động và thái độ của chính mình, mọi thứ khác, những sự kiện bên ngoài, hành động của người khác, và thậm chí là cả quá khứ của chính chúng ta đều nằm ngoài phạm vi kiểm soát của chúng ta. Vì vậy, thay vì lãng phí năng lượng để lo lắng về những thứ này, chúng ta nên tập trung vào việc làm sao để kiểm soát tốt nhất những gì thuộc về mình. Hãy nghĩ về những lần bạn căng thẳng vì những điều bạn không thể kiểm soát. Thời tiết xấu làm hỏng kế hoạch của bạn, kẹt xe làm bạn trễ cuộc hẹn, hay hành vi tiêu cực của người khác làm ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Mỗi khi chúng ta lo lắng về những yếu tố này, là chúng ta đang đặt gánh nặng không cần thiết lên bản thân, dẫn đến sự thất vọng, lo âu. Một tư duy khắc kỷ sẽ nhắc nhở bạn rằng thay vì cố gắng kiểm soát những gì nằm ngoài tầm tay, bạn nên tập trung vào cách bạn phản ứng với chúng. Ví dụ khi bạn thức dậy và thấy trời mưa lớn vào ngày mà bạn đã lên kế hoạch cho một chuyến dã ngoại, thay vì để điều này phá hỏng tâm trạng của bạn, bạn có thể thay đổi kế hoạch và tổ chức một buổi picnic trong nhà. Bằng cách đó, bạn đã biến tình huống có thể tiêu cực thành một trải nghiệm tích cực thông qua góc nhìn và hành động của mình. Điều này không chỉ áp dụng cho những sự kiện thiên nhiên, mà còn trong cách chúng ta tương tác với người khác. Bạn không thể kiểm soát cách người khác hành động hay suy nghĩ, nhưng bạn có thể kiểm soát hành vi, phản ứng của của mình. Ví dụ: Khi đồng nghiệp không công nhận nỗ lực của bạn, hay khi bạn bị một người bạn phản bội, thay vì để điều đó làm bạn tổn thương, hãy tập trung vào cách bạn phản ứng. Bạn có thể chọn cách giữ bình tĩnh, giải quyết vấn đề một cách điềm tĩnh, hoặc đơn giản là bỏ qua nó. Chấp nhận, không có nghĩa là từ bỏ hay cam chịu, thực chất đó là một hành động tỉnh thức. Khi bạn chuyền năng lượng của mình từ việc cố gắng kiểm soát những điều không thể kiểm soát, sang việc tập trung vào những việc bạn có thể thay đổi. Suy nghĩ, quyết định và hành động của chính mình. Điều này mang lại cho bạn sự giải phóng về tinh thần và cảm xúc giúp bạn dùng năng lượng đó cho những việc có ý nghĩa hơn. Để áp dụng nguyên tắc này vào thực tế, bạn hãy bắt đầu bằng cách nhận diện những tác nhân thường khiến bạn căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày. Đó có thể là những điều đơn giản như một cuộc cãi vả với người thân, sự mâu thuẫn với người khác, một công việc bị trì hoãn hay một cơ hội bị bỏ lỡ. Bạn hãy tự hỏi: Điều này có nằm trong tầm kiểm soát của mình không? Nếu câu trả lời là không, thì bạn hãy thực hiện ngay việc buông bỏ nhu cầu kiểm soát nó. Bạn có thể thử thở sâu, nhắc nhở bản thân về giới hạn của mình hoặc chuyển hướng sự chú ý đến những gì bạn có thể ảnh hưởng. Thực hành viết nhật ký cũng có thể là một công cụ mạnh mẽ trong quá trình này. Cuối mỗi ngày hãy dành vài phút để suy nghĩ về những tình huống khiến bạn căng thẳng hoặc lo lắng. Viết ra, liệu tình huống đó có nằm trong tầm kiểm soát của bạn hay không?
Theo thời gian, bạn sẽ nhận ra rằng: việc tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát, và buông bỏ những gì bạn không thể kiểm soát, sẽ trở thành một thói quen giúp bạn đạt được sự bình an trong tâm hồn và một trái tim tràn đầy hạnh phúc.
CÁC BÀI HỌC CẦN THI HÀNH TRONG ĐỜI SỐNG CỦA BẠN
1. Tha thứ: Là một sức mạnh và hành động biến đổi. Tha thứ không chỉ dành cho người cần được tha thứ mà còn cho người đang bị oán giận, tổn thương, tức giận từ quá khứ. Tha thứ là quên đi những sai lầm đè nặng trái tim, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và cảm xúc. Tha thứ không có nghĩa là quên những gì đã xảy ra hay hòa giải với người làm tổn thương mình. Mà là dám buông bỏ những cay đắng và giận dữ, giúp ta không mắc kẹt trong quá khứ, khi tha thứ ta giải phóng chính mình khỏi những cảm xúc tiêu cực để thanh thản tiến về phía trước với tâm hồn bình an…
2. Chịu trách nhiệm với bản thân: Sự thăng tiến, phát triển không chỉ nhờ vào người khác giúp đỡ ta, mà quan trọng là ta nhận ra mình phải chịu trách nhiệm về đời sống và hạnh phúc của mình. Tự chịu trách nhiệm là thừa nhận khả năng bản thân trong việc thay đổi hoàn cảnh, giải quyết các vấn đề và theo đuổi ước mơ của mình. Điều này không có nghĩa là ta phải tự mình đối mặt với mọi khó khăn, thách thức mà không cần sự giúp đỡ của người khác. Lời khuyên và hỗ trợ từ người khác là quan trọng, nhưng trách nhiệm chính cho đời sống của bạn là thuộc về chính bạn.
3. Tư duy sáng tạo – Sự tò mò: Nhìn thế giới như một không gian rộng lớn, đầy đủ những điều để ta tìm hiểu, học hỏi và khám phá. Cởi mở với việc khám phá và đặt ra những câu hỏi, có thể mang lại cho ta những trải nghiệm đa dạng và phong phú hơn. Khi tò mò ta tham gia vào những gì ta đang làm, mở rộng khả năng đồng thuận, và tương tác với môi trường chung quanh. Sự tò mò, giúp duy trì sự tập trung, nhận biết cơ hội một cách linh hoạt, mang lại những trải nghiệm đa dạng và kiến thức phong phú hơn.
4. Dám khác biệt: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự suy nghĩ cho chính mình, và đưa ra những quyết định, lựa chọn dựa trên suy nghĩ của cá nhân, thay vì chỉ đơn giản chạy theo đám đông. Đừng rơi vào cạm bẫy của việc làm theo đám đông, chỉ vì cảm giác an toàn, hoặc chỉ vì đó là việc mọi người đang làm. Hãy tự quyết định và khám phá những hướng mới và độc đáo trong cuộc sống của ta, điều này đòi hỏi lòng can đảm và sự tự tin. Nhưng sự tự do, và sự thỏa mãn từ việc sống đích thực mới là điều đáng nhớ nhất.
5. Hãy tử tế với bản thân: Đối xử với bản thân với lòng trắc ẩn và sự hiểu biết rằng: bạn xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp. Chúng ta thường là những người hay tự phê bình nặng nề nhất đối với chính mình. Nên hãy nhớ tử tế với bản thân, đánh giá và dám tưởng thưởng những thành công nho nhỏ, và hiểu rằng bạn xứng đáng với những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Điều này bao gồm việc tha thứ cho bản thân khi mắc lỗi, chấp nhận bản thân với những đặc điểm và hạn chế của nó trong tinh thần phục thiện và thăng tiến.
Ghi lại từ kênh TRÍ TUỆ KHẮC KỶ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn