TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật -Lễ Thánh Gia Thất -Năm C

Còn Chúa Giêsu thì tiến tới trong sự khôn ngoan (Lc 2, 41-52).
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Hai cái chết làm nên lịch sử

Thứ ba - 27/06/2023 06:10 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   513
Tình yêu vượt qua sợ hãi. Cả hai Tông Đồ Phêrô và Phaolô, đều chứng kiến những tín hữu của mình ra đi trong khúc khải hoàn ca. Và hai ngài cũng được gọi ra đi.
AnticStore Large Ref 76242
AnticStore Large Ref 76242
Hai cái chết làm nên lịch sử





Với trách nhiệm năng nề đặt trên vai cụ già, Trước một thế lực binh đao, hùng mạnh đang càn quét. Cụ già với trách nhiệm không thể thoái lui, cùng với một người nữa mới được tuyển về từ Đa mát, đặt nền móng cho triều đại không binh đao, không vũ trang, xây bằng đức tin. 
Thật là công việc lấy trứng chọi đá. Chúng ta dành ít thời gian đọc lại phần nào tác phẩm “Quo vadis, Domine”, tác giả Henrik Sienkiewicz để suy gẫm.
“Suốt ba mươi tư năm ròng từ khi Chúa qua đời, ông không biết thế nào là nghỉ ngơi. Với chiếc gậy trong tay, ông đã đi khắp thế gian để thuật lại cái “tin lành” kia. Sức khoẻ của ông đã bị cạn kiệt đi trong những chuyến đi và những nỗi lao lung, và rốt cuộc, khi tại thành phố này, thành phố đầu não của thế giới, ông đã củng cố được công trình của Thầy, thì chỉ một hơi thở lửa của sự dữ đã thiêu trụi nó đi, để ông lại phải bắt đầu cuộc chiến đấu từ đầu. Mà cuộc chiến đấu thế nào kia chứ? Một bên là Hoàng đế, viện Nguyên lão, dân chúng, những chiến đoàn đang đóng vành đai sắt trên toàn thế giới, những thành quách nhiều không tính xuể, những đất nước nhiều không đếm xiết, thế lực mà mắt người chưa từng thấy; còn bên kia là ông, bị tuổi tác và lao lung đè trĩu đến nỗi đôi bàn tay run rẩy của ông chỉ còn đủ sức cầm chiếc gậy đi đường.” (Chương 69).
Tình yêu vượt qua sợ hãi. Cả hai Tông Đồ Phêrô và Phaolô, đều chứng kiến những tín hữu của mình ra đi trong khúc khải hoàn ca. Và hai ngài cũng được gọi ra đi.
Phêrô cuối cùng ngài đã bị bắt và họ cho ngài vác cây thập tự đến nơi hành hình. “Vị lão ngư thường ngày vẫn nhẫn nhục và còng lưng, lúc này bước thẳng người, tầm vóc hơn đám binh lính, đầy vẻ trang trọng. Chưa bao giờ người ta thấy ở ông ngần ấy vẻ uy nghi. Ngỡ như đó là một vị quốc vương đang đi giữa chúng dân và binh lính. 
Từ mọi phía đều vang lên những tiếng nói: "Thánh Piotr đang đi gặp Đức Chúa kia kìa!". Tất thẩy mọi người dường như quên bẵng rằng nhục hình và cái chết đang chờ ông. Họ bước đi trong sự chăm chú trọng thể, nhưng cũng trong nỗi yên lòng bởi họ cảm thấy rằng từ khi có cái chết trên đồi Gongota đến nay, chưa từng có điều gì vĩ đại hơn và nếu cái chết kia chuộc tội cho toàn thế giới, thì cái chết này sẽ chuộc tội cho thành đô. Dọc đường, mọi người dừng bước ngạc nhiên nhìn cảnh cụ già nọ, còn các tín đồ thì đặt tay lên vai họ và nói bằng giọng bình tĩnh: "Các người hãy trông Đức Chúa Crixtux và đã từng truyền bá tình yêu thương trên thế gian". Mọi người trầm ngâm suy nghĩ rồi họ bước đi và tự nhủ thầm: "Phải lắm, con người này không thể là kẻ không công minh" (Chương 71).
Giờ sau cùng của Thánh Phêrô, ngài đã đưa tay ban phúc lành cho Roma và toàn thế giới: Urbi et Orbi. Ngày nay các Đức Giáo Hoàng vẫn thường ban phép lành Urbi et Orbi trong những dịp lễ quan trọng, từ ban công chính của Vương cung Thánh Đường Phêrô.
Và giờ sau cùng của Thánh Phaolô, câu truyện được thuật lại: 
“Mắt ông đăm chiêu ngắm nhìn vùng đồng bằng trải dài trước mặt, nhìn núi Anban đang ngập trán ánh sáng. Ông nghĩ miên man về những chuyến đi, về công việc và những cuộc chiến đấu mà ông đã thắng, về những ngôi nhà thờ mà ông đã dựng nên trên tất thảy những vùng đất và vùng biển, và ông nghĩ rằng ông xứng đáng được nghỉ ngơi. Ông cũng đã hoàn thành sứ mệnh. Ông cảm thấy gió dữ đã không thổi tung được những hạt giống ông gieo. Ông ra đi với niềm tin vững chắc rằng trong cuộc đấu tranh mà chân lý của ông đã được tuyên bố cho toàn thế giới hay, cái chân lý kia sẽ chiến thắng và lòng ông tràn ngập một niềm yên tĩnh vô biên.
Con đường đến chỗ hành hình khá xa và chiều đang xuống. Những ngọn núi ngả sau màu đỏ tía, chân núi từ từ chìm vào bóng đêm. Những đàn súc vật đang quay trở về nhà. Đây đó đang bước đi những toán nô lệ mang dụng cụ trên vai. Bọn trẻ con đang đùa chơi trước những ngôi nhà hai bên đường, tò mò nhìn toán lính đi ngang qua. Trong buổi chiều này, trong bầu không khí vàng rực trong suốt kia, không những chỉ có sự bình lặng và đắm say mà dường như còn có một hòa âm nào đó đang từ mặt đất dâng cao lên bầu trời. Ông Paven lắng nghe hòa âm ấy và trái tim ông tràn ngập niềm vui sướng khi nghĩ rằng ông cũng đã từng góp được vào nhạc âm kia một thanh âm chưa từng có từ trước đến nay, thiếu thanh âm ấy, cả trái đất sẽ chỉ như "một tiếng trống vang" mà thôi. 
Và ông nhớ lại, ông đã từng răn dạy con người tình yêu thương, ông đã nói cho họ hay rằng dù họ có ban phát tài sản cho những người nghèo, dù họ có nắm được mọi thứ tiếng cùng mọi điều bí mật, mọi học thuyết của cõi đời này, họ sẽ cũng chẳng là gì nếu không có tình yêu thương. Một tình yêu thương rộng lượng nhẫn nại, không gây điều xấu, không cầu người ta phải thờ kính, chịu đựng tất cả mọi chuyện, tin tưởng tất cả mọi người, bao dung tất cả, trường tồn tất cả. Những năm tháng đời ông đã trôi đi trong việc dạy dỗ mọi người cái chân lý ấy. Giờ đây ông tự nhủ: "Có sức mạnh nào bẻ gục được nó, có thứ gì thắng nổi nó không? Làm sao hoàng đế có thể bóp nghẹt nó được, dù y có số chiến đoàn gấp hai ngần ấy những thành phố và biển cả, đất nước và tộc người?". (Chương 71).
Thánh Phaolô đã viết thư cho Timothê trước lúc ra đi: “Còn tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi. Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện.” (2Tim 4, 6 – 9).
Hai Thánh Tông Đồ qua nét nút của Henrik Sienkiewicz đặc tả niềm tin và một tình yêu son sắt vào Chúa mới có thể xây dựng được vương quốc vĩnh cửu tại trần gian. Chính Chúa đặt nền móng, còn chúng ta như những người thợ xây: “Chiếu theo ơn Thiên Chúa ban cho tôi, ví thể kiến trúc gia thành thạo, tôi đã đặt nền móng, còn kẻ khác xây lên trên. Nhưng mỗi người hãy coi chừng mình xây ra làm sao? Vì nền móng, thì không ai có thể đặt cái khác, ngoài nền móng đã đặt rồi, tức là Ðức Yêsu Kitô.” (1Cor 3, 10 – 11).
Xin Chúa dùng chúng con như khí cụ của Chúa!
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây