TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật V Phục Sinh -Năm C

“Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau” (Ga 13, 31-33a.34-35)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Chương trình đào tạo người đào tạo đời sống Tận Hiến (2025-2027).

Thứ ba - 13/05/2025 17:33 | Tác giả bài viết: Lm. GB. Phương Đình Toại, MI |   21
Từ ngày 09/9/2025, Học viện Học viện Công giáo Việt Nam sẽ mở chương trình đào tạo người đào tạo đời sống tận hiến trong thời gian hai năm.
Chương trình đào tạo người đào tạo đời sống Tận Hiến (2025-2027).

HỌC VIỆN CÔNG GIÁO VIỆT NAM: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGƯỜI ĐÀO TẠO ĐỜI SỐNG TẬN HIẾN (2025-2027)

Lm. GB. Phương Đình Toại, MI
13/05/2025

WHĐ (13/5/2025) – Từ ngày 09/9/2025, Học viện Học viện Công giáo Việt Nam sẽ mở chương trình đào tạo người đào tạo đời sống tận hiến trong thời gian hai năm. Sau đây là chi tiết chương trình.

Chương trình

ĐÀO TẠO NGƯỜI ĐÀO TẠO ĐỜI SỐNG TẬN HIẾN

(tại Học Viện Công Giáo Việt Nam)

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

Mục tiêu

Giúp các học viên chuẩn bị bản thân có thể trở nên người đào tạo và đồng hành trong ơn gọi tận hiến (dòng và triều), ngang qua việc:

- Cung cấp kiến thức nền tảng về: Nhân chủng học ơn gọi Kitô giáo, tâm lý liên quan đến việc đào tạo, huấn luyện đời sống thiêng liêng và phân định thiêng liêng - phân định ơn gọi, các chỉ dẫn của Giáo luật trong việc đào tạo đời sống tận hiến.

- Trang bị những kỹ năng đồng hành giúp phân định và phát triển ơn gọi, và những kỹ năng khác giúp nhận diện những khó khăn cản trở sự phát triển ơn gọi đời tu.

- Đồng hành cá nhân để các học viên có một tiến trình tìm hiểu bản thân, suy xét phản tỉnh và hội nhất bản thân, đồng thời xác tín hơn về lời mời gọi trở nên người đào tạo trong đời tu.

Đối tượng và điều kiện

Linh mục, Tu sĩ đã khấn trọn đang hoặc được chuẩn bị để lo việc đào tạo trong các Nhà Huấn luyện của các Giáo phận hay Hội Dòng. Các học viên, sau khi ghi danh sẽ được phỏng vấn và làm lượng giá về tâm lý. Dựa trên kết quả phỏng vấn, 20 học viên sẽ được mời tham dự chương trình đào tạo. Để việc học hiệu quả hơn, học viên cần ít nhất có tiếng Anh căn bản.

Thời gian đào tạo

2 năm gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn I - Từ ngày 19/09/2025 đến ngày 13/01/2026: Học phần I và đồng hành cá nhân. Mỗi tuần học một hoặc hai ngày.

Giai đoạn II - Từ tháng 03/2026 đến tháng 07/2026: Tiếp tục đồng hành cá nhân.

Giai đoạn III - Từ tháng 09/2026 đến tháng 01/2027: Học phần II, tiếp tục đồng hành cá nhân và làm bài viết cuối khoá học.

Yêu cầu học viên

- Đọc tài liệu, suy tư, thảo luận trong các buổi học, và viết bài phản tỉnh.

- Tham gia đều đặn các buổi học trên lớp và các buổi được đồng hành cá nhân với giáo sư để hiểu về bản thân hơn.

- Viết bài nghiên cứu tổng kết cuối khoá.

 

GIỚI THIỆU CÁC MÔN HỌC

1) Những nền tảng căn bản của hành trình đào tạo đời sống tận hiến

Tín chỉ: 2

Giảng viên: ĐGM. Giuse Đinh Đức Đạo, Lm. Giuse Trần Sĩ Nghị, SJ

2) Tâm lý học Phát Triển

Tín chỉ: 3

Giảng viên: Lm. Gioan B. Phương Đình Toại. MI, Nt. Maria Phạm Thị Kim Ngân, FMM

3) Nhân học Ơn Gọi Kitô Giáo

Tín chỉ: 3

Giảng viên: Nt. Têrêsa Vũ Thị Ảnh, MTG Phát Diệm

4) Tâm lý chiều sâu & ơn gọi

Tín chỉ: 3

Giảng viên: Nt. Têrêsa Trì Thị Minh Thúy, MTG Thủ Thiêm, Lm. Gioan B. Phương Đình Toại. MI, Lm. Giuse Trần Hoàng Quân, ĐCV SG

5) Tâm lý học về Rối Loạn Nhân Cách

Tín chỉ: 3

Giảng viên: Nt. Maria Phạm Thị Kim Ngân, FMM, Lm. Giuse Trần Hoàng Quân, ĐCV SG, Lm. Gioan B. Phương Đình Toại. MI

6) Tâm lý học về Hệ thống Gia Đình

Tín chỉ: 2

Giảng viên: Lm. Gioan B. Phương Đình Toại. MI

7) Huấn luyện về các chiều kích Sống các Lời Khấn và Cộng Đoàn

Tín chỉ: 3

Giảng viên: Nt. Têrêsa Vũ Thị Ảnh, MTG Phát Diệm, Lm. Giuse Trần Hoàng Quân, ĐCV SG, Lm. Gioan B. Phương Đình Toại. MI

8) Huấn luyện đời sống thiêng liêng & phân định thiêng liêng

Tín chỉ: 3

Giảng viên: Lm. Gioan B. Phương Đình Toại. MI, Lm. Giuse Trần Sĩ Nghị, SJ

9) Đồng Hành Ơn Gọi

Tín chỉ: 3

Giảng viên: Ban Giảng Huấn

10) Kỹ năng tư vấn dùng trong đồng hành

Tín chỉ: 3

Giảng viên: Nt. Têrêsa Trì Thị Minh Thúy, MTG Thủ Thiêm

11) Một số vấn đề chuyên biệt

Tín chỉ: 3

Giảng viên: Lm. Giuse Đỗ Đức Dũng, SDB, Lm. Gioan B. Phương Đình Toại. MI, Lm. Giuse Trần Sĩ Nghị, SJ

12) Tổng hợp & Lượng giá học phần

Tín chỉ: 2

Giảng viên: Ban Giảng Huấn

 

CHƯƠNG TRÌNH HỌC

a) Học phần I: Từ ngày 19/09/2025 đến ngày 13/01/2026

Học viên sẽ được học và thảo luận về những yếu tố căn bản trong đào tạo đời tu: thần học về đời sống thánh hiến; chân dung người đào tạo; những động năng tâm lý tác động đến con người trong hành trình ơn gọi; huấn luyện về đời sống khiết tịnh; huấn luyện về đời sống thiêng liêng; những kiến thức Giáo Luật căn bản về đời sống tu trì.

Đề tài 1: Những điểm căn bản về Thần học đời sống thánh hiến (ĐGM. Giuse Đinh Đức Đạo).

Đề tài 2: Chân dung người đào tạo đồng hành trong ơn gọi. (Lm. Giuse Trần Sĩ Nghị, SJ.).

Đề tài 3: Khái niệm về kết cấu, tiến trình, chức năng và giai đoạn của trưởng thành, phát triển con người. (Lm. Gioan B. Phương Đình Toại. MI.) 

Đề tài 4: Sự gắn kết và tính thuộc về. (Nt. Maria Phạm Thị Kim Ngân, FMM.)

Đề tài 5: Sự phát triển của bản ngã. (Nt. Têrêsa Trì Thị Minh Thúy, MTG Thủ Thiêm.)

Đề tài 6: Sự phát triển liên tục của con người sau khi trưởng thành và tuổi già: món quà của khôn ngoan. (Lm. Gioan B. Phương Đình Toại, MI.) 

Đề tài 7: Con người trong ơn gọi: khao khát cảm xúc và khao khát lý trí và trưởng thành cảm xúc trong ơn gọi. (Nt. Maria Phạm Thị Kim Ngân, FMM.)

Đề tài 8: Con người trong ơn gọi: ý thức, tiềm thức và vô thức. (Lm. Giuse Trần Sĩ Nghị, SJ.).

Đề tài 9: Con người trong ơn gọi: động năng, kết cấu và giá trị. (Nt. Têrêsa Vũ Thị Ảnh, MTG Phát Diệm).

Đề tài 10: Con người trong ơn gọi: động năng, kết cấu và giá trị (tt). (Nt. Têrêsa Vũ Thị Ảnh, MTG Phát Diệm.) 

Đề tài 11: Con người trong ơn gọi: nhãn quan và học hỏi, tiến trình thay đổi. (Lm. Gioan B. Phương Đình Toại, MI.)

Đề tài 12: Con người trong ơn gọi: những yếu tố tâm lý xã hội - tính trọng tâm của sự bất nhất trong ơn gọi - Ba Chiều kích. (Nt. Têrêsa Vũ Thị Ảnh, MTG Phát Diệm).

Đề tài 13: Cơ chế phòng vệ và thích ứng. (Lm. Giuse Trần Hoàng Quân, ĐCV SG.)

Đề tài 14: Huấn luyện đời sống khiết tịnh độc thân. (Lm. Giuse Trần Hoàng Quân, ĐCV SG.)

Đề tài 15: Các kiến thức giáo luật nền tảng trong đào tạo; các yếu tố toà trong và toà ngoài. (Lm. Giuse Đỗ Đức Dũng, SDB.)

Đề tài 16: Lạm Dụng Tính Dục. (Lm. Gioan B. Phương Đình Toại, MI.)

Đề tài 17: Huấn luyện đời sống cầu nguyện. (Lm. Giuse Trần Sĩ Nghị, SJ.)

Đề tài 18: Phân định thiêng liêng. (Lm. Giuse Trần Sĩ Nghị, SJ.)

Buổi đúc kết Học phần 1. Ban Giáo sư.

b) Học phần II : Từ tháng 09/2026 đến tháng 01/2027

Học viên sẽ tiếp tục được học và thảo luận về những kiến thức trợ giúp cho việc đồng hành trong ơn gọi và phân định ơn gọi

Đề tài 1: Nhân Cách và Rối Loạn Nhân cách 1: Phân biệt nhân cách bình thường và rối loạn, ái kỷ, trầm cảm, lo âu... (Lm. Gioan B. Phương Đình Toại, MI.)

Đề tài 2: Nhân Cách và Rối Loạn Nhân cách 2: ám ảnh cưỡng chế, hoang tưởng, và ranh giới. (Nt. Maria Phạm Thị Kim Ngân, FMM.)

Đề tài 3: Nhân Cách và Rối Loạn Nhân cách 3: kịch tính, phụ thuộc, né tránh... (Lm. Giuse Trần Hoàng Quân, ĐCV SG.)

Đề tài 4: Phân biệt các dạng rối loạn nhân cách, và ứng dụng vào thực tế đời tu. Ban Giáo sư.

Đề tài 5: Các yếu tố tác động từ gia đình 1: sơ đồ phả hệ, cá biệt hoá bản ngã, nguồn lực và nguy cơ, xuyên thế hệ… (Nt. Têrêsa Trì Thị Minh Thuý, MTG Thủ Thiêm).

Đề tài 6: Các yếu tố tác động từ gia đình 2: Năng động gia đình, các giai đoạn phát triển gia đình, đáp ứng tâm lý của cha mẹ với nhu cầu của con cái… (Lm. Gioan B. Phương Đình Toại, MI.)

Đề tài 7: Lãnh đạo trong cộng đoàn đào tạo. (Nt. Têrêsa Vũ Thị Ảnh, MTG Phát Diệm).

Đề tài 8: Năng động cộng đoàn – năng động nhóm. (Nt. Têrêsa Vũ Thị Ảnh, MTG Phát Diệm).

Đề tài 9: Lượng giá trong tiến trình đào tạo. (Lm. Giuse Trần Hoàng Quân, ĐCV SG.)

Đề tài 10: Phát triển về Luân Lý. Nt. Maria Phạm Thị Kim Ngân.

Đề tài 11: Phát triển về đức tin: Thế nào là đức tin; sự phát triển của đức tin theo giai đoạn phát triển của con người; đánh giá về sự phát triển đức tin theo góc nhìn của Fowler và ý nghĩa trong đào luyện. Lm. Gioan B. Phương Đình Toại, MI.

Đề tài 12: Phân định ơn gọi. (Lm. Giuse Trần Sĩ Nghị, SJ.)

Đề tài 13: Kỹ năng tư vấn. (Nt. Têrêsa Trì Thị Minh Thuý, MTG Thủ Thiêm.)

Đề tài 14: Kỹ năng tư vấn (tt) và Chăm sóc người đào tạo. (Nt. Têrêsa Trì Thị Minh Thuý, MTG Thủ Thiêm).

Đề tài 15: Đồng hành ơn gọi. (Lm. Gioan B. Phương Đình Toại, MI.)

Đề tài 16: Đồng hành thiêng liêng 1. (Lm. Giuse Trần Sĩ Nghị, SJ.)

Đề tài 17: Đồng hành thiêng liêng 2. (Lm. Giuse Trần Sĩ Nghị, SJ.)

Buổi đúc kết cả 2 Học phần. Ban Giáo sư.

c) Đồng hành cá nhân: mỗi học viên được gặp và đồng hành riêng với giáo sư trong quá trình học.

 

BAN GIẢNG HUẤN

- Gm. Giuse Đinh Đức Đạo, S.T.D., Luân lý, và Truyền giáo học

- Lm. Gioan B. Phương Đình Toại, MI, S.T.L. Tâm lý Đời Tu và Tư vấn Tâm lý

- Lm. Giuse Trần Hoàng Quân, ĐCV Saigon, S.T.L. Tâm lý Đời Tu và Tư vấn Tâm lý

- Nt. Maria Phạm Thị Kim Ngân, FMM, S.T.L. Tâm lý Đời Tu và Tư vấn Tâm lý

- Nt. Têrêsa Vũ Thị Ảnh, MTG Phát Diệm, S.T.L. Tâm lý Đời Tu và Tư vấn Tâm lý

- Nt. Têrêsa Trì Thị Minh Thúy, MTG Thủ Thiêm, Ph.D. Tư vấn Tâm lý

- Lm. Giuse Trần Sĩ Nghị, SJ, S.T.L. Tư vấn Mục vụ

Chủ nhiệm: Lm. Gioan B. Phương Đình Toại, MI.

 

ĐĂNG KÝ

Thời hạn: Từ ngày 01/06/2025 đến 31/07/2025.

Nơi đăng ký:

Văn phòng Học viện Công Giáo Việt Nam

Số 25 đường số 9, KP.1, P. Bình Thọ, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0938 905 015 - 0967 257 483

Email: hocvienconggiao@gmail.com

Học phí: Xin liên hệ văn phòng Học Viện Công Giáo Việt Nam.

Điều kiện ghi danh chung các chương trình mục vụ tại Học viện Công giáo Việt Nam (bao gồm chương trình đào tạo người đào tạo):

- Để đăng ký ghi danh sinh viên chính quy (sinh viên thông thường) của các Chương trình Ngành Mục vụ, thí sinh cần phải có:

a) Văn bằng Tốt nghiệp Phổ thông Trung học hoặc tương đương;

b) Văn bằng Cử nhân Đại học, hoặc một văn bằng hay trình độ tương đương; Trong trường hợp đặc biệt do hoàn cảnh, Bề trên thỉnh cầu xin miễn trừ điều khoản này.

c) Khả năng Thần học ít nhất tương đương bằng tốt nghiệp các Học viện Liên Dòng Nữ (điều khoản này được miễn cho các thí sinh vào chương trình mục vụ ngành nghề).

- Được xem là có văn bằng hay trình độ tương đương khi thí sinh:

a) Có văn bằng hay chứng chỉ, kèm theo bảng điểm các môn đã học, được vị Bề trên bản quyền chứng thực;

b) Được vị đặc trách của Ngành Mục vụ xem xét và chấp thuận.

- Thủ tục đăng ký ghi danh, Quy định Đào tạo, Mục I: Tổng quát, điều 11, 12 và 13. Những Thí sinh đã là sinh viên của HVCGVN chỉ cần nộp Đơn đăng ký theo mẫu điền tên chương trình học và giấy Giới thiệu của Bề trên.

Văn bằng: Kết thúc khóa học, các sinh viên thông thường, nếu hoàn tất và đủ điều kiện theo yêu cầu của Khóa học, sẽ được cấp Chứng Chỉ Mục Vụ của HVCG, với chi tiết Chuyên ngành. Chứng chỉ này có thể được tích lũy (theo quy định) cho việc cấp văn bằng Thạc sĩ Mục vụ trong tương lai, khi Ngành Mục vụ được trở thành Khoa Mục vụ theo Giáo luật. Các sinh viên ngoại thường sẽ được cấp giấy Chứng nhận khóa học.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây