TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXV Thường Niên -Năm B

“Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết”. (Mc 9, 29-36)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

ĐTC tiếp Uỷ ban Giáo hoàng về Kinh Thánh

Thứ sáu - 12/04/2024 07:17 | Tác giả bài viết: Vatican News |   253
Sáng thứ Năm, ngày 11/4, Đức Thánh Cha tiếp các thành viên Uỷ ban Giáo hoàng về Kinh Thánh, nhân Đại hội thường niên với chủ đề “Bệnh tật và đau khổ trong Kinh Thánh”.
cq5dam thumbnail cropped 750 422
cq5dam thumbnail cropped 750 422

Đức Thánh Cha tiếp Uỷ ban Giáo hoàng về Kinh Thánh


 

Đức Thánh Cha nói chủ đề này gần gũi với tâm hồn ngài, và điều quan trọng là phải đối diện với đau khổ và bệnh tật xứng với nhân phẩm. Ngài nhắc lại: “Dưới ánh sáng đức tin, đau khổ và bệnh tật có thể trở thành những yếu tố quyết định trong một tiến trình trưởng thành. Đau khổ giúp phân định điều gì chính yếu và điều gì không. Nhưng trước hết mẫu gương của Chúa Giêsu chỉ ra con đường. Chúa khuyến khích chúng ta chăm sóc những ai đang đau yếu với ý muốn thắng vượt bệnh tật, đồng thời Chúa mời gọi chúng ta kết hiệp những đau khổ của chúng ta với của lễ cứu độ của Người như hạt giống sinh hoa trái”.

Ở điểm này, Đức Thánh Cha mời gọi các thành viên của Uỷ ban Giáo hoàng về Kinh Thánh suy tư hai cụm từ: lòng trắc ẩn và bao gồm.

Trước hết về lòng trắc ẩn. Lòng trắc ẩn cho thấy thái độ lặp đi lặp lại của Chúa Giêsu dành cho những người yếu đuối và cần được giúp đỡ. Lòng trắc ẩn cho thấy sự gần gũi của Chúa với những người đau khổ và làm cho Người đồng hoá với họ “Ta đau yếu các ngươi đã viếng thăm” (Mt 25, 36). Tất cả những điều này cho thấy một chiều kích quan trọng: Chúa không giải thích đau khổ nhưng cúi xuống với những ai đau khổ. Người  không đưa ra câu trả lời dễ dàng cho những câu hỏi “tại sao” của chúng ta, nhưng trên Thánh giá Người đã biến câu hỏi lớn “tại sao” của chúng ta thành của Người.

Đức Thánh Cha suy tư tiếp về “sự bao gồm”. Ngài nhận xét, trong Kinh Thánh không có cụm từ này nhưng những hành động của Chúa Giêsu tỏ rõ sự bao gồm: tìm kiếm tội nhân, người bị gạt ra bên lề, không có ai bị loại trừ khỏi ơn cứu độ của Thiên Chúa. Sự bao gồm còn thể hiện trong khía cạnh khác: Chúa mong muốn toàn thể con người cả hồn lẫn xác đều được chữa lành. Bởi vì chữa lành thể xác chẳng ích gì nều tâm hồn không được chữa lành.

Đối với Đức Thánh Cha, quan điểm bao gồm này đưa chúng ta đến thái độ chia sẻ. Qua kinh nghiệm đau khổ và bệnh tật, Giáo hội được mời gọi cùng bước đi với mọi người, trong tình liên đới Kitô và nhân loại, mở ra những cơ hội đối thoại và hy vọng.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha cám ơn các thành viên vì sự phục vụ và khuyến khích họ tiếp tục nghiên cứu cách nghiêm túc với tinh thần huynh đệ để chiếu sáng Kinh Thánh vào những khía cạnh mà tất cả mọi người đều quan tâm.
 

Vatican News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây