TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Thủ tướng Modi mời ĐTC tông du Ấn Độ

Thứ tư - 03/11/2021 04:15 | Tác giả bài viết: |   857
Đích thân Thủ tướng Narendra Modi đã thông báo trên trang Twitter rằng ông đã mời Đức Giáo Hoàng đến thăm Ấn Độ
Thủ tướng Modi mời ĐTC tông du Ấn Độ

THỦ TƯỚNG MODI MỜI ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ ĐẾN TÔNG DU ẤN ĐỘ

WHĐ (01.11.2021) - Đức Thánh Cha Phanxicô đã được Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chính thức mời đến viếng thăm Ấn Độ khi Ông đến thăm Vatican nhân Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Roma vào sáng thứ Bảy, ngày 30 tháng 10 năm 2021.

Đích thân Thủ tướng Narendra Modi đã thông báo trên trang Twitter rằng ông đã mời Đức Giáo Hoàng đến thăm Ấn Độ và tỏ ra rất đỗi vui mừng với một cuộc gặp gỡ “rất nồng ấm”, thể hiện rõ qua các bức ảnh chụp từ Vatican: “Tôi đã có một cuộc gặp gỡ rất nồng ấm với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Tôi đã có cơ hội được đàm đạo nhiều vấn đề với Ngài và tôi cũng đã mời Ngài đến thăm Ấn Độ.

Thực ra, một chuyến viếng thăm theo dự tính tới đất nước rộng lớn với 1,4 tỷ dân này - một nửa trong số đó dưới 25 tuổi! - đã được đề cập vào năm 2017 nhân chuyến công du đến Bangladesh và Miến Điện: Đức Giáo Hoàng đã được các giám mục mời, nhưng đây mới thực sự là lời mời chính thức đầu tiên.

Hai vị Giáo Hoàng đã đến tông du Ấn Độ trước đây: Đức Phaolô VI đã một lần đến thăm Bombay, vào tháng 12 năm 1964, nhân Đại hội Thánh Thể quốc tế, và Đức Gioan-Phaolô II đến thăm Ấn Độ hai lần, vào tháng 2 năm 1986 và vào tháng 11 năm 1999.

Một cuộc tiếp kiến lâu dài

Thủ tướng chính phủ Ấn Độ đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô, không phải trong 20 phút như dự kiến, mà kéo dài gần một giờ: từ 8g25 sáng đến 9g20 sáng. Cuộc gặp gỡ với Tổng thống Biden cũng đã kéo dài một giờ, vào ngày 29 tháng 10: cuộc gặp gỡ kéo dài hơn thông lệ ở Roma, thường được coi như dấu chỉ của sự đồng thuận tối hảo đem lại hiệu quả phong phú của các cuộc họp.


Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Modi tới Vatican kể từ khi ông cầm quyền vào năm 2014, sau chiến thắng thuộc về đảng của ông, Đảng Bharatiya Janata theo chủ nghĩa dân tộc Hindu (BJP).

Đến sân Saint Damasus, sau khi đã duyệt qua hàng quân danh dự của Đội cận vệ Giáo hoàng Thụy Sĩ, Thủ tướng đã được Đức Giám mục Leonardo Sapienza tiếp đón, cùng với phái đoàn tháp tùng đặc biệt của Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao S. Jaishankar, Cố vấn An ninh Ajit Doval, Thư ký MFA Harsh Vardhan Shringla, Đại sứ Ấn Độ tại Tòa thánh Jaideep Mazumdar, và Thư ký của Thủ tướng ông Vivek Kumar.

Tiếp đó, theo thông lệ, Thủ tướng Modi đã gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đức Giám mục Paul Richard Gallagher, ngoại trưởng của Tòa Thánh.

Vatican đã thông báo về một "cuộc đàm đạo ngắn", chắc hẳn là cuộc họp mặt tại Phủ Quốc Vụ Khanh - chưa đầy 15 phút – lý do là vì Thủ tướng chính phủ đã chậm trễ do bị trì hoãn và phải chuẩn bị cho các cuộc gặp gỡ khác của ông ở Roma.

Cũng theo nguồn tin từ Vatican xác nhận:  Những cuộc đàm đạo này khẳng định, "mối quan hệ thân tình tồn tại giữa Tòa thánh và Ấn Độ".

Những món quà đầy ý nghĩa

Vào đúng thời điểm mà những người theo đạo Ấn giáo (Hindu) đang chuẩn bị cử hành lễ Dipawali, một lễ hội ánh sáng, Thủ tướng đã dâng tặng Đức Thánh Cha Phanxicô một chiếc chân đèn có bốn nhánh và năm chân nến, bằng bạc được chạm trổ tinh xảo, theo một nghệ thuật đặc trưng của Ấn Độ, theo ghi chú giải thích bằng tiếng Anh cho biết rằng chân đèn này tượng trưng cho những ngọn đèn thắp sáng trong buổi cử hành lễ kỷ niệm.


Ông cũng kính tặng Đức Giáo hoàng một cuốn sách về chiến lược về khí hậu của Ấn Độ và kết quả của cuốn sách đối với khí hậu với tựa đề: “Sự leo thang về khí hậu”.


Về phần mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mến tặng Thủ tướng Ấn Độ các món quà truyền thống là một cỗ tràng hạt và một huân chương của Giáo hoàng, các văn kiện chính của Đức Giáo hoàng, bao gồm Thông điệp Ngày Thế giới Hòa bình 2021 và Thông điệp về tình huynh đệ của con người…


Đức Giáo Hoàng cũng trao cho ông một huy chương lớn bằng đồng đa sắc đường kính 19 cm, có khắc một câu của ngôn sứ Isaia: “Bấy giờ, sa mạc sẽ trở nên vườn cây ăn trái” (Is 32:15). Một tác phẩm của nghệ sĩ người Ý Daniela Fusco có ý nghĩa, với ghi chú bằng tiếng Anh, “Chuyển đổi từ ích kỷ đến chia sẻ, từ chiến tranh đến hòa bình”, được thể hiện “khi những người nam và nữ mở lòng đón nhận những giá trị đích thực của sự phát triển và hòa hợp xã hội”. Không gian trống trong tác phẩm biểu thị không gian còn lại để con người tự do hoàn thành kỳ công này.


Một "tình đoàn kết liên tôn" tế nhị

Cuộc đàm đạo mới này cũng diễn ra một ngày sau thông điệp của Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn gửi cho những người theo đạo Ấn giáo (Hindu) - tôn giáo chiếm đa số ở Ấn Độ - nhân lễ hội ánh sáng Diwali, vào đầu tháng 11, với chủ đề: "Mang ánh sáng vào cuộc sống của con người thông qua mối hiệp nhất liên tôn”, trong khi những phần tử cực đoan của đạo Hindu dùng bạo lực chống lại các nhóm thiểu số tôn giáo đang diễn ra ở Ấn Độ, chống lại người Hồi giáo (14% dân số) và chống lại người Thiên chúa giáo (2,3% dân số).

Đài phát thanh Vatican thông tin cho biết các Đức Hồng y Oswald Gracias, Tổng giám mục Bombay, Đức Thượng phụ George Alencherry, giáo chủ của Syro-Malabars, và Đức Thượng phụ Baselios Cleemis, giáo chủ của Syro-Malabars, đã muốn gặp thủ tướng Narendra Modi vào tháng 1 năm ngoái để trình bày về thành quả được thực hiện tại Ấn Độ bởi Giáo hội trong các lĩnh vực giáo dục, y tế và xã hội và trong mặt trận đối mặt với đại dịch Covid-19: Giáo hội luôn cam kết dấn thân phục vụ cho những người nghèo khổ nhất và dễ bị tổn thương nhất.

 

Nguồn tin của Vatican cũng nhấn mạnh rằng: Tình hình của các nhóm tôn giáo thiểu số cũng đã được thảo luận và hoàn cảnh của Linh mục Stan Swamy, một linh mục quá cố của Dòng Tên và nhà hoạt động vì quyền của người bản địa, bị bỏ tù 9 tháng vì buộc tội "khủng bố", và người đã qua đời vào tháng 7 năm ngoại cũng đã được đề cập đến.

Tưởng cũng nên nhắc lại rằng: Cuộc gặp cuối cùng giữa một vị Giáo hoàng và một Thủ tướng Ấn Độ tại Vatican đã cách đây hơn hai mươi năm: thực tế là vào ngày 26 tháng 6 năm 2000, Atal Bihari Vajpayee, cũng là một thành viên của BJP (Đảng Bharatiya Janata theo chủ nghĩa dân tộc Hindu) đã được Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II tiếp kiến.

Vào dịp lễ phong thánh Mẹ Teresa thành Calcutta, tại Roma, vào tháng 9 năm 2016, phái đoàn chính thức của Ấn Độ do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao lúc bấy giờ là bà Sushma Swaraj (1952-2019) dẫn đầu cũng đã được Đức Giáo hoàng Phanxicô tiếp kiến.

 

Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu (theo fr.zenit.org 30.10.2021)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây