TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật II Mùa Vọng – Năm C

“Mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”. (Lc 3, 1-6)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Những bước chân lang thang Malaysia

Thứ bảy - 17/06/2023 08:31 | Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hùng |   865
Nay nhờ ánh sáng của khoa học chân chính và dự cảm thiên tài của triết gia Kim Định, người Việt tìm lại được cội nguồn, văn hóa, lịch sử … của mình. Với niềm tin mạnh mẻ, người Việt không còn tự ti mặc cảm mà ngửng cao đầu tiến bước vào tương lai.
Những bước chân lang thang Malaysia

 


Những bước chân lang thang Malaysia

Những bước chân lữ hành tháng sáu đưa tôi đến đất nước cọ dừa Malaysia.

Malaysia

Malaysia là một 
quốc gia quân chủ lập hiến liên bang nằm tại phía nam của khu vực Đông Nam Á. Quốc gia này bao gồm 13 bang và ba lãnh thổ liên bang với tổng diện tích đất liền là 330,803 km². Malaysia bị tách làm hai phần qua biển ĐôngMalaysia bán đảo và Borneo thuộc Malaysia. Tây Malaysia có biên giới trên bộ và trên biển với Thái Lan, có biên giới trên biển với IndonesiaViệt Nam và Singapore trong khi Đông Malaysia có biên giới trên bộ và trên biển với Brunei và Indonesia, có biên giới trên biển với Việt Nam và Philippines, giáp biên giới với Campuchia qua Vịnh Thái LanThành phố thủ đô là Kuala Lumpur, song nơi đặt trụ sở của chính phủ liên bang là Putrajaya. Năm 2023, dân số Malaysia được ước tính là 34,301,135 người. Malaysia là một quốc gia nhiệt đới và là một trong 17 quốc gia đa dạng sinh học nhất trên thế giới, với nhiều loài đặc hữu.




Malaysia có nguồn gốc từ các vương quốc 
Mã Lai hiện diện trong khu vực và từ thế kỷ XVIII, các vương quốc này bắt đầu lệ thuộc vào Đế quốc Anh.

Các 
lãnh thổ tại Malaysia bán đảo được hợp nhất thành Liên hiệp Malaya vào năm 1946 và giành được độc lập vào ngày 31 tháng 8 năm 1957.
 
Malaya hợp nhất với 
Bắc BorneoSarawak, và Singapore vào ngày 16 tháng 9 năm 1963, với từ si được thêm vào quốc hiệu mới là Malaysia. Đến năm 1965, Singapore tách ra khỏi liên bang trở thành một quốc gia độc lập.
image 20230617191847 1
Malaysia là một quốc gia đa dân tộc và 
văn hóa, đặc điểm này đóng một vai trò lớn trong hệ thống chính trị quốc gia. Hiến pháp tuyên bố Hồi giáo là quốc giáo trong khi vẫn bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Hệ thống chính quyền của Malaysia có mô hình gần với hệ thống pháp luật của Anh Quốc. Nguyên thủ quốc gia cao nhất là Quốc vương. Người này là một quân chủ tuyển cử, được chọn từ các quân chủ kế tập của chín bang Mã Lai theo chế độ quân chủ, thay đổi sau mỗi 5 năm. Người đứng đầu chính phủ liên bang là thủ tướng.

Với dân số ước tính khoảng 34,301,135 người gồm 50,1%, người Mã Lai, 22,6% người Hoa, 11.8% người bản địa, 6,7% người Ấn và 8,8% khác. Tôn giáo chính thức Hồi giáo (Sunni) 61,3%, Phật giáo 19,8%, Kitô giáo 9,2%, Ấn Độ giáo 6,2% và 3,4% khác.

Năm 1511, Bồ Đào Nha chinh phục được vương quốc Malacca (Melaka) một trong những bang phát triển của Malaysia, thì Kitô giáo cũng hiện diện với tư cách những người tuyên úy. Những nhà truyền giáo thuộc Dòng Phanxicô và Dòng Đa Minh cũng đến Malacca. Malacca nhanh chóng trở thành điểm dừng chân cho hàng ngàn nhà truyền giáo truyền bá đức tin cho Nam và Đông Á. Cho đến ngày nay, các cộng đồng Kitô hữu nhỏ được tìm thấy ở những nơi này do niềm say mê truyền giáo. Malacca giữ một vị trí đặc biệt trong lịch sử của Giáo hội trong vùng này. Đến năm 1641 thì lãnh thổ này bị người Hà Lan chiếm đoạt. Năm 1786, Đế quốc Anh thiết lập một sự hiện diện tại Malaya, khi đó Sultan (vua) của Kedah cho Công ty Đông Ấn Anh thuê Penang.(1)

Thánh 
Phanxicô Xaviê từng đến giảng đạo ở Malacca giữa năm 1545 và 1552.

Đại chủng viện Penang



Nhắc tới địa danh Penang, tôi nhớ tới Đại chủng viện Penang. 

Năm 1658, Hiệp hội Truyền giáo Nước ngoài Paris (MEP) nhận được chỉ thị chính thức từ Bộ Truyền bá Đức tin để thành lập các chủng viện tại các vùng đất truyền giáo. Điều này dẫn đến việc thành lập Chủng viện các Thánh Thiên thần ở Ayuthia, Thái Lan vào năm 1665 bởi hai Giám mục Tông tòa, Pallu và Lambert de la Motte. Đến năm 1670, có 33 đại chủng sinh và 50 tiểu chủng sinh từ khắp châu Á theo học tại chủng viện. Cuộc xâm lược của người Miến Điện từ năm 1760 đến năm 1765 đã buộc chủng viện phải di dời đến Chanthaburi, Thái Lan và sau đó là Hondat ở Campuchia. Vào năm 1770, phải chuyển đến Pondicherry ở Ấn Độ.  Tuy nhiên, điều này được cho là không phù hợp vì nó quá xa Trung Quốc và Đông Dương, nơi xuất thân của hầu hết các chủng sinh. Do đó vào năm 1782, chủng viện tạm thời bị đóng cửa cho đến khi tìm được một địa điểm thích hợp hơn.

Sau nhiều cân nhắc, Penang đã được chọn vì sự ổn định chính trị và vị trí địa lý chiến lược. Chủng viện được tái lập ở Pulau Tikus, Penang vào năm 1809. (2)

Chủng viện tọa lạc nơi đây cho đến năm 1984 thì dời về làng Tanjung Bunga cũng thuộc Penang. Chủng viện này còn được biết với tên là Chủng viện các Thánh tử đạo bởi vì có nhiều Giáo sư thánh và Cha thánh học ở đây và tử vì đạo ở Triều tiên và Việt nam. Hiện nay nơi đây còn lưu giữ một số mảnh hài cốt của các Ngài cũng như các hình ảnh và đài tưởng niệm của 5 Cha Thánh tử đạo Việt Nam.

Cha thánh Philip Phan Văn Minh học ở Penang từ năm 1840-1846, bị bắt 26-2-1853 và bị xử trảm 3-7-1853 dưới triều vua Tự Đức.

Cha Thánh Gioan Đoàn Trinh Hoan (1830-1836) sinh năm 1798 tại Kim Long, Huế. Bị xử trảm ngày 26 tháng 5 năm 1861 tại Đồng Hới.

Cha thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu (1842-1848) sinh năm 1812 tại  Gò Vấp. Bị xử trảm ngày 7 tháng 4 năm 1861 tại Mỹ Tho.

Cha thánh Phêrô Đoàn Công Quí (1844-1850) sinh năm 1826 tại Bình Dương. Bị xử trảm ngày 31 tháng 7 năm 1859 tại Châu Đốc.

Cha thánh Phaolô Lê Văn Lộc (1846-1853), sinh năm 1830 tại An Nhơn, Gia Đinh. Bị xử trảm ngày 13 tháng 2 năm 1859 tại Gia Định.

Tượng đài 5 Cha thánh tử đạo được xây trước các phòng học và văn phòng chính của Chủng viện. Bên cạnh đó là bia tưởng niệm của các 49 các Thầy, các trợ tá và giáo lý viên tử đạo cũng từng học tại đây. (3)

Tại Đại Chủng Viện Penang, nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký (1837-1898) hay còn gọi là Petrus Ký theo học từ 1852-1858 và nhà văn hóa học và ngôn ngữ học Huỳnh Tịnh Của (1830–1908) hay còn gọi là Paulus Của cũng đã từng học tại đây. 

Tính đến năm 2010, Giáo Hội Công giáo có 1.007.643 tín hữu tại Malaysia - chiếm khoảng 3,56% tổng dân số. Giáo Hội được chia thành chín giáo phận bao gồm ba tổng giáo phận:

1. Tổng giáo phận Kuala Lumpur, Giáo phận Malacca Johore và Giáo phận Penang.

2. Tổng giáo phận Kuching, Giáo phận Miri và Giáo Phận Sibu.

3. Tổng giáo phận Kota Kinabalu, Giáo phận Keningau và Giáo phận Sandakan. (4)

Nguồn gốc tộc Việt

 Khi lang thang trên đất nước Malaysia, tôi nhớ đến Bình Nguyên Lộc (1914-1987) một nhà văn lớn, nhà văn hóa Nam Bộ trong giai đoạn 1945-1975. Nổi bật là tác phẩm 
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam xuất bản năm 1971. Đây là một công trình dài hơi trong sự nghiệp nghiên cứu của ông. Với tác phẩm này, tác giả đã góp phần vén lên tấm màn dày đã từ lâu phủ kín nguồn gốc mù mờ của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng gây nên một dư luận đáng chú ý đối với các nhà nghiên cứu về Việt Nam học. (5)

Tôi cũng nhớ đến triết gia Kim Định (1915-1997), một triiết gia đã trả lại niềm tin vào văn hóa cho dân tộc Việt.

Trong bài Tham luận trong Lễ kỷ niệm 100 năm sinh triết gia Kim Định tại Viện SENA, Hà Nội, 6-7-2015, Hà Văn Thùy có viết: Lục địa châu Á mênh mông với nền văn hóa phong phú và rực rỡ, được gọi là văn hóa phương Đông. Người phương Tây với quan niệm Trung Hoa là cội nguồn, là trung tâm của nền văn hóa này nên coi văn hóa phương Đông là văn hóa Trung Hoa. Cách gọi đó mặc nhiên được thừa nhận, không một lời tranh cãi. Người Nhật Bản, Triều Tiên không cãi. Người Việt càng không thể mở miệng khi “70% tiếng Việt mượn từ tiếng Hán”.

Nhưng trong tác phẩm Việt Lý Tố Nguyên, Kim Định lần đầu tiên đề xuất sự thật khác: Người Việt chiếm lĩnh Trung Hoa trước, xây dựng trên đó nền văn hóa nông nghiệp lúa nước rực rỡ, được ông gọi là Nguyên Nho hay Việt Nho. Người Hoa chiếm đất của người Việt, đã học văn hóa Việt. Một mặt đúc kết thành kinh điển. Mặt khác làm sa đọa nền văn hóa này ra Hán nho, Tống nho đậm sắc thái du mục, xu phụ triều đình, đàn áp dân chúng …

Suốt nửa sau thế kỷ XX, hầu hết học giả Việt cho đó là điên rồ, hoang tưởng. Nhưng sang thế kỷ này, nhờ những khám phá di truyền học về nguồn gốc dân cư phương Đông, tư tưởng của Kim Định được chứng minh. Không những thế, sự thật được khám phá còn tuyệt vời hơn cả ý tưởng ban đầu của ông: con người không phải từ Nam Thiên Sơn vào Trung Hoa để cuối cùng xuống Việt Nam mà ngược lại, từ Việt Nam đi lên khai phá Trung Hoa 40.000 năm trước. Là địa bàn phát tích của dân cư phương Đông nên hiển nhiên, Việt Nam cũng là nguồn cội của văn minh phương Đông. Đúng như dự cảm thiên tài của Kim Định, sự thực đã chứng tỏ, khi người Việt làm nên dân cư Trung Hoa thì cũng sáng tạo văn hóa Trung Hoa. Tiếng Việt là chủ thể làm nên ngôn ngữ Trung Hoa. Chữ Việt là chủ thể sáng tạo chữ Viết Trung Hoa. Mọi thành tựu văn hóa kỳ vĩ của Trung Hoa như kinh Dịch, kinh Thi, Đạo Đức kinh… đều là sản phẩm sáng tạo của tộc Việt! Với việc làm này, Kim Định đã tách nước sông khỏi nước biển! Ông chỉ rõ, văn hóa Việt là cội nguồn của cái biển văn hóa phương Đông mênh mông và sâu thẳm. (hết trích) (6)   

Trong bài Cần viết lại lịch sử phương Đông và Việt Nam? (7) Hà Văn Thùy nhắc đến người hiện đại Homo Sapiens xuất hiện ở châu Phi từ 160.000 đến 180.000 năm trước; khoảng 70.000 năm trước, con người từ châu Phi thiên di theo ven biến Ấn Độ, vào Đông Á rồi tới vùng đất tộc Việt, rồi từ vùng đất này di cư ra các đảo Đông Nam Á, sang Ấn Độ và 40.000 năm trước lên khai phá Trung Hoa, định cư tại đồng bằng sông Dương Tử rồi từ đó vượt eo Berring chinh phục châu Mỹ… Chính nhờ công nghệ di truyền AND lần theo những cuộc thiên di của người cổ đại mà ngày nay vẽ được đường đi không thể chối cãi.

Trên địa bàn Đông Á, người Việt đã sáng tạo nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ mà tiêu biểu là quan niệm Âm Dương, Ngũ hành, kinh Dịch, kinh Thi, tiếng nói phong phú, chữ tượng hình giàu biểu ảm…

Nhưng thật trớ trêu, tộc người sinh ra dân cư và sáng tạo nền văn hóa phương Đông kỳ vĩ lại có số phận bất hạnh. Văn hóa bị cưỡng đoạt, đất đai bị chiếm lấy, con người bị đô hộ, chữ viết bị phế bỏ… hàng nghìn năm!

Nay nhờ ánh sáng của khoa học chân chính và dự cảm thiên tài của triết gia Kim Định, người Việt tìm lại được cội nguồn, văn hóa, lịch sử … của mình. Với niềm tin mạnh mẻ, người Việt không còn tự ti mặc cảm mà ngửng cao đầu tiến bước vào tương lai.

Nguyễn Thái Hùng
6.2023


Tham khảo

(1) 
https://vi.wikipedia.org/wiki/Malaysia
(2)https://www.collegeofmartyrs.com/about/seminary#:~:text=A%20Roman%20Catholic%20Seminary%20for,of%20Siam%20(now%20Thailand)
(3) (http://vietcatholicnews.org/News/Home/Article/20665)
(4)
https://en.wikipedia.org/wiki/Catholic_Church_in_Malaysia
(5)https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh_Nguy%C3%AAn_L%E1%BB%99c
(6) https://nghiencuulichsu.com/2019/03/15/triet-gia-kim-dinh-voi-minh-triet-viet/
(7)https://nghiencuuquocte.org/2019/01/27/can-viet-lai-lich-su-phuong-dong-va-viet-nam/

 
 Tags: nthung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây