TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật I Mùa Vọng – Năm C

“Giờ cứu rỗi các con đã gần đến” (Lc 21, 25-28.34-36)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Bàn Tiệc Của Chúa.

Thứ sáu - 07/05/2021 19:19 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   890
Bàn Tiệc Của Chúa.

Bàn Tiệc Của Chúa.

 

Sơ nét về bàn tiệc của Chúa Giêsu, người ta thấy Chúa Giêsu trước khi thi hành sứ vụ, Người ăn chay 40 đêm ngày (Lc 4 ), dự tiệc cưới Cana (Ga 2, 1 – 12), dùng bữa với người giàu như ông Giakêu (Lc 19, 1 – 10), dùng bữa với người nghèo và tội  lỗi (Lc 7, 36 – 50), cả khi không có gì nhiều để cho năm ngàn người ăn, Chúa Giêsu còn làm phép lạ bánh ra nhiều (Ga 6) và cuối cùng Người trở nên tấm bánh bẻ ra cho mọi người trên Thập giá. Từ những sự kiện trên, nhìn về bàn tiệc Chúa muốn.

Chỗ ngồi trong bữa ăn.
Thường người Việt xưa kia rất quan trọng về chỗ ngồi trong bữa tiệc “một miếng giữa làng hơn một sàng xó bếp”. Quan trọng về chỗ ngồi, người ta nhằm đến địa vị, biểu lộ uy thế, bày tỏ sự kiêu hãnh hơn người. Từ chỗ ngồi ấy, người ta đánh mất trong việc đồng bàn với những người khác thấp bé hơn, tách biệt với những người khác trong bữa tiệc. Cách chọn chỗ ngồi theo cách biểu lộ uy thế như thế không phù hợp với lòng khiêm nhường phải có. Chiếm chỗ nhất, là đánh mất bài học quan trọng nhất trong đời: “Khiêm nhường là mẹ các nhân đức”, dù có ngỗi chỗ cao, chỗ nhất, Chúa Giê su luôn dạy “Người làm lớn trở nên người phục vụ người khác” (Mc 9, 35). Thái độ khiêm nhường mới cho thấy con người mang chức phận lớn biết sống tôn trọng và thân thương với người khác, “Khó mà tôn trọng người khác nếu bản thân không thấy cần sống khiêm nhường” (Henry Fréderic Amien).

Đón nhận nhưng không
Rất nhiều bàn tiệc là đổi chác, ký kết hợp đồng, tìm địa vị, danh thế, lợi nhuận… Những bàn tiệc như thế đánh mất giá trị của bàn tiệc yêu thương, hiệp thông, chia sẻ. Chúa Giêsu dạy khi mở tiệc mời những người nghèo (Lc 14, 12).  Bữa tiệc không phải là để khoe khoang giàu có, danh thế mà bữa tiệc cần nhấn mạnh đến lòng quảng đại, sự thân thiện, hiếp nhất, yêu thương.

Bữa tiệc hoà giải:
Dụ ngôn người cha nhân từ mở tiệc thết đãi người con đi hoang trở về (Lc 15, 11 – 32). Là bữa tiệc Thiên Chúa mừng người con tội lỗi trở về, ngay cả người con ở lại trong nhà chúa cũng cần trở về, để mở lòng bao dung vào dùng tiệc với người em. Bữa tiệc hoà giải cần thiết để nối lại những tình cảm đã dành cho nhau đã bị bẻ gẫy vì những xích mích to nhỏ hoặc đã không đón nhận nhau. Bàn tiệc chỉ đúng nghĩa khi tình thân được nhân lên, ngay cả khi đang dâng lễ vật trên bàn thờ Chúa mà chợt nhớ đang bất hoà với người anh chị em mình, Chúa dạy hãy để lễ vật lại mà đi làm hoà với người anh chị em mình trước đã (Mt 5, 23 – 24).

Ăn chay
Ăn chay không phải là hình thức mà Chúa dạy về nội tâm “Xé lòng đừng xé áo” (Gioen 2, 13). Chủ đích của việc ăn chay ngoài việc tỏ bày lòng sám hối còn là việc nhắc nhở con người là chủ nhân của thụ tạo chứ không phải là nô lệ của cơm bánh. Nơi sa mạc dân Israel kêu trách Môisê về nỗi khổ cực vì thiếu thức ăn ngon và cả về cái đói, cái khát. Họ nhớ về nồi cơm, nồi thịt, thức ăn ngon khi còn ở Ai cập và nuối tiếc vì mất mát những điều đó. Điều người Israel quên mất, họ đói về nguồn thực phẩm nhưng họ là những người tự do, còn ở Ai Cập dù có thức ăn ngon họ cũng chỉ là dân nô lệ. Làm việc, vất vả mưu sinh, không vì của ăn hư nát mà vì lương thực trường tồn (Ga 6, 27). Con người không phải lo cái ăn, cái mặc suốt ngày lầm than mà đánh mất đời sống thiêng liêng của mình (Mt 6, 25 – 34).

Của ăn đích thật:
Lời Chúa và Mình Thánh Chúa, là hai lương thực cần thiết cho con người. Lời Chúa là Bánh Chân Lý, Bánh để sống xứng đáng là người hơn, nên giống Chúa hơn trong cách ăn, cách mặc, cách ở của mình. Lời Chúa giúp con người bước theo đường chân lý, đi trong ánh sáng, mở mang nhận biết và gặp gỡ Chúa như một điều cần thiết để sống với Chúa. Bánh đích thật là tấm bánh chính thân thể của Chúa Giêsu bẻ ra cho mọi người, như Isaia đã nói về tấm bánh này: “Chính các bệnh tật của chúng tôi, ngài đã mang, chính các đau khổ của chúng tôi, ngài đã vác. Còn chúng tôi, chúng tôi lại kể ngài như kẻ bị trời đánh, bị Thiên Chúa trừng phạt và đày đọa. Nhưng ngài đã bị đâm vì những sự ngỗ nghịch của chúng tôi, và vì tội vạ của chúng tôi, ngài đã bị nghiền tán. Ðã giáng xuống ngài hình phạt đổi lấy an bình cho chúng tôi và nhờ những vết hằn ngài chịu, chúng tôi có phương được lành.” (Is 53, 4 – 5).

Khi tham dự vào bàn tiệc Thánh Chúa, con người cũng được mời gọi trở nên tấm bánh được bẻ ra, đóng đinh “cái tôi”, mở lòng ra với anh chị em, sống với mọi người.

Bánh Chúa ban là Bánh sự sống đời đời, xin cho chúng con Bánh chân lý, Bánh tình yêu, Bánh bẻ ra, để chúng con sống yêu thương hơn, hiệp nhất hơn, bao dung và quảng đại hơn. Xin cho chúng con cũng tham dự những bàn tiệc như lòng Chúa muốn.

Lm. Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây