TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Họ hết rượu rồi.

Thứ bảy - 18/01/2025 01:44 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   95
Xin Chúa biến đổi nước lã đời thường của chúng con nên thứ rượu ngon, cháy lửa nhiệt thành yêu mến Chúa, thiết tha xây dựng đời sống cho nhau và làm gia tăng thiện ích môi trường thiên nhiên.
C02Vs
C02Vs

Họ hết rượu rồi.

 

“Họ hết rượu rồi!” Lời của Đức Maria nối với Chúa Giêsu, không chỉ ở giai đoạn tiệc cưới Cana, mà còn rộng nghĩa: Rượu có hai nguyên tố đối lập theo ý nghĩa biểu trưng, đó là nước và lửa.

Nước biểu hiện sự sống hoặc dòng chảy cuộc đời. Nước có thể hết khi nguồn cung cấp bị cắt đứt hoặc cạn kiệt. Nước có thể thành nước chết khi môi trường nước bị ô nhiễm năng và mang mầm bệnh. Cuộc sống con người cũng có thể rơi vào những thảm cảnh như nước bị ô nhiễm, không còn nguồn nước nuôi dưỡng Khi tâm hồn bị xơ cứng không còn uyển chuyển mềm mại như nước, để thấm vào lòng yêu thương. Đổ nước lã vào chum, là tiếp nhận nguồn nước mới từ Thiên Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ Maria.

Nước mới, nguồn nước trong sạch nuôi sống cuộc đời, “Nước từ bên phải đền thờ chảy ra” (Ed 47, 1), Nước ban sự sống mới, một sự sống không còn những vướng bận tội lỗi, rửa sạch những tương quan, giao tiếp, bàn tiệc trở nên hiệp thông và là bàn tiệc yêu thương.

Chúa nói đổ nước vào chum, lấy nước mới đổ vào lòng khô cạn, “Biến đổi trái tim khô cứng thành trái tim thịt mềm” (Ed 36, 25). Một trái tim xơ cứng vì dửng dưng, vô cảm thành trái tim đầy tình thương mến.

Lòng thương xót của Chúa khi nghe Mẹ Maria nói, “họ hết rượu rồi”, Chúa Giêsu muốn đổ tràn vào lòng người nguồn suối nước trong của yêu thương.

Lửa mới.
Độ nóng của rượu, tượng trưng cho lửa. Rượu trước thì không ngon bằng rượu sau. Lửa nhiệt thành ban đầu có thể kém vị hơn lửa sau khi kinh nghiệm về ân sủng của Chúa. Chúa Giêsu đến “Mang lửa vào trong thế gian và ước muốn lửa ấy bùng cháy lên” (Lc 12, 49). Lửa của yêu thương, khát vọng hoà bình, trong tiệc cưới thì biểu lộ ước vọng gắn kết bền chặt, không chia rẽ, phân ly. Lửa mới cũng như rượu mới được múc lên từ sáu chum nước lã, ngon hơn, đậm đà hơn, yêu thương hơn, nhiệt thành hơn, nồng cháy hơn. Rượu mới từ nước lã qua bàn tay Chúa, là những chất liệu cần thiết cho đời sống đã nguội lạnh, cạn nguồn năng động, sáng tạo.

Chúa đã rót rượu mới vào trần gian bằng ngọn lửa thanh tẩy của Ngài. Chúa khát khao đổi mới con người để chính con người mang lửa nhiệt thành đổi mới khuôn mặt địa cầu. Đổi mới khuôn mặt đến với nhau như biểu hiện của bàn tiệc yêu thương, đón nhận, cởi mở, đối thoại, quan tâm đến những vấn đề của nhau. Chúa muốn lửa nhiệt thành ấy bùng lên làm mới ngọn lửa yêu mến Chúa, sống với Chúa và thi hành ý muốn của Chúa nhiệt thành hơn. Lửa nhiệt thành đó Chúa cũng muốn đưa ước nguyện khát khao bảo vệ môi trường thiên nhiên, thành đời sống hiện thực “chăm sóc ngôi nhà chung” một cách cụ thể hơn từ mỗi con tim rung động bởi lòng yêu mến Chúa và sống hoà hợp với anh chị em vì thiện ích chung.

Tại tiệc cưới Cana, Xin Chúa biến đổi nước lã đời thường của chúng con nên thứ rượu ngon, cháy lửa nhiệt thành yêu mến Chúa, thiết tha xây dựng đời sống cho nhau và làm gia tăng thiện ích môi trường thiên nhiên.

L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây