TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Tuẫn đạo

Thứ hai - 25/11/2024 04:44 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   137
Theo từ ngữ “Tuẫn giáo” hay “Tuẫn đạo” nghĩa là chết vì đạo. Nghĩa rộng là sống đạo và chết vì lẽ công chính, chịu bách hại vì lẽ phải, bảo vệ đến cùng cho đức công bằng.
Tuẫn đạo
Tuẫn đạo


Theo từ ngữ “Tuẫn giáo” hay “Tuẫn đạo” nghĩa là chết vì đạo. Nghĩa rộng là sống đạo và chết vì lẽ công chính, chịu bách hại vì lẽ phải, bảo vệ đến cùng cho đức công bằng.

Theo sách Khôn Ngoan: “Linh hồn người công chính ở trong tay Thiên Chúa và chẳng cực hình nào động tới được nữa. Bọn ngu si coi họ như đã chết rồi; khi họ ra đi, chúng cho là họ gặp phải điều vô phúc.” (Kn 3, 1 – 2). Sách khôn ngoan chỉ về những người sống công chính theo nghĩa rộng là những người sống theo lẽ phải, bảo vệ điều chính trực, dù có chịu nhiều bất lợi và có khi phải chết. Không sống theo như người khác làm được những điều bất công hay gian ác, mưu mô, xảo quyệt. Người công chính như dòng nước trong không thể hoà tan vào dòng nước dơ. Hoặc là hoà vào nước dơ, hoặc là bị dạt ra bên ngoài. Người công chính thường chịu nhiều bách hại “Ta hãy gài bẫy hại tên công chính, vì nó chỉ làm vướng chân ta, nó chống lại các việc ta làm, trách ta vi phạm lề luật, và tố cáo ta không tuân hành lễ giáo.” (Kn 2, 12)

Tuẫn đạo còn là giữ lương tâm trong sạch, không tự lường gạt mình bằng sống hình thức, tự phán xét mình trong lương tâm. Sống đạo theo đức tin cá nhân, như trong trường hợp của ông Êlada tử đạo, ông bị bắt ăn thịt heo (thời Cựu ước cho là dơ bẩn, không được ăn, để giữ đạo Chúa). Ông không ăn, chủ toạ bữa tiệc tế thần nói với ông cứ ăn để khỏi chết, ông sẽ làm tiệc không lấy thịt heo tế thần và thay bằng thứ thịt được phép ăn. Dù ông chủ tiệc nói như vậy, ông Êlada nói, có sống thêm được mấy năm mà phải đánh lừa mình và người khác, không xứng với lương tâm ngay thẳng, mà còn làm gương mù cho người trẻ, thì có ích gì. Ông thà chịu chết để quyết giữ luật, chứ không giả bộ hay giả dối mà được thêm ngày sống. (xem 2 Macabê 6, 18 – 31). Sống đạo ngày nay, sống theo lương tâm ngay thẳng, không giải dối không hình thức để được người đời khen tặng, sống vì Chúa, là một đời sống tuẫn đạo.

Sống đạo theo đức tin cá nhân, như trong Kinh tin kính “Tôi tin” như ông Êlada đã sống, nhưng còn sống đức tin “Chúng tôi tin” như người mẹ và bảy người con tuẫn đạo. Đức tin cộng đoàn, chết để giữ gìn đức tin của cha ông, tổ phụ. “Vua muốn tra hỏi chúng tôi cái gì? Vua muốn biết điều gì? Chúng tôi sẵn sàng thà chết chẳng thà vi phạm luật pháp của cha ông chúng tôi." (2 Macabê 7, 2). Sống diều chúng tôi tin là một đức tin “Thiên Chúa đã phán cùng cha ông, tổ phụ chúng tôi”. Không thể viết lại lịch sử ngoài Thiên Chúa. Một lịch sử loại trừ Thiên Chúa ra ngoài lịch sử con người là một lịch sử bóng tối và sự chết.

Ngày nay sống đạo tích cực là giữ gìn tất cả những gì đã được sống và được truyền lại “Đức tin Tông truyền”. Đức tin của những người đi trước đã sống và chết vì niềm tin ấy. Đó là tuẫn giáo.
 
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây