TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Cuộc sống thầm lặng của các tín hữu ở Somalia

Thứ bảy - 01/05/2021 20:41 |   1016
Ba mươi năm phải sống trong điều kiện của một đất nước bị chia rẽ, cộng đoàn Kitô bé nhỏ ở Somalia đang trải qua muôn ngàn khó khăn, nhưng vẫn tiếp tục trung thành với đức tin đã lãnh nhận.

Cuộc sống thầm lặng của các tín hữu ở Somalia

Ba mươi năm phải sống trong điều kiện của một đất nước bị chia rẽ, cộng đoàn Kitô bé nhỏ ở Somalia đang trải qua muôn ngàn khó khăn, nhưng vẫn tiếp tục trung thành với đức tin đã lãnh nhận.

Trên đây là nhận định của Đức cha Giorgio Bertin, Giám mục Gibuti, Giám Quản Tông Tòa Mogadiscio. Đức cha là người biết rõ điều kiện sống của các Kitô hữu cũng như tình hình kinh tế và chính trị của đất nước Sừng Phi Châu.

Cộng đoàn Công giáo Somali rất nhỏ: cả nước chỉ có khoảng vài chục Kitô hữu sống đức tin âm thầm. Trong số này tính cả các tín hữu là thành viên của các tổ chức quốc tế và lực lượng quân sự đang hiện diện trong khu vực.

Đức cha Bertin cho biết, người Somalia luôn bày tỏ Hồi giáo khoan dung. Họ luôn cởi mở trong việc đối thoại và không bao giờ có sự căng thẳng với các Kitô hữu. Người Somalia chưa bao giờ chống lại Kitô giáo. Trước đây, họ nhìn các Kitô hữu một cách thiện cảm. Nhưng từ khi Siad Barre sụp đổ, cùng với sự ra đời của một chủ nghĩa Hồi giáo tìm cách tái xây dựng xã hội xuất phát từ luật Hồi giáo, các Kitô hữu dần dần bị gạt ra bên lề. Mặc dù, hiện nay các chính trị gia không thù ghét Giáo hội, nhưng họ có khuynh hướng không bảo đảm không gian cho các Kitô hữu, bởi vì sợ bị buộc tội ủng hộ “thập tự chinh”.

Người Công giáo hiện hiện trong khu vực qua Caritas Somalia, hoạt động trên bình diện xã hội bằng cách giúp người dân gặp khó khăn, đặc biệt những nhóm người dễ bị tổn thương như phụ nữ và trẻ em.

Hoạt động ở Somalia không đơn giản. Tình hình chính trị rất phức tạp. Theo Giám mục Gibuti, chính quyền đang tìm cách tái khẳng định quyền lực, và phải đối phó với các đảng phái. Tình hình này làm cho đất nước bị bất ổn. Tình hình chính trị của Somalia bị ảnh hưởng bởi lợi ích của các nước thứ ba, các tác nhân khu vực và quốc tế. Và hậu quả là thường dân phải gánh chịu sự bất ổn này.

Đức cha Bertin kết luận: “Trong tình hình phức tạp của chính trị, mọi người phải đối mặt với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan Al-Shabaab. Họ hiện diện trên lãnh thổ trung nam Somalia, và cả ở các thành phố lớn. Ngoài Al-Shabaab, còn có sự hiện diện của các nhóm theo trào lưu Hồi giáo. Các nhóm này, ngoài việc áp đặt một tầm nhìn hoàn toàn về Hồi giáo, còn gieo rắc hận thù và khủng bố trong lãnh thổ.

Ba mươi năm sau khi chế độ Siad Barre sụp đổ, bối cảnh rất khó khăn. Có những thể chế yếu kém, đôi khi vắng mặt và thường xuyên xung đột. Đất nước cần một chương trình xây dựng nhà nước có khả năng cung cấp cho công dân những dịch vụ cơ bản. Nhưng điều vô lý là trong các vùng do Al-Shabaab kiểm soát, lực lượng dân quân lại liên kết với tổ chức khủng bố al-Qaeda, làm hạn chế mọi hình thức tự do. 

Ngọc Yến - Vatican News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây