TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Quy chế về án phong Thánh

Thứ hai - 18/10/2021 21:13 | Tác giả bài viết: |   1543
Ngày 11/10/2021, Bộ Phong Thánh ban hành Quy chế liên quan đến thỉnh nguyện viên và vai trò của thỉnh nguyện viên các án phong Chân phước và phong Thánh.
Quy chế về án phong Thánh

BỘ PHONG THÁNH BAN HÀNH QUY CHẾ
VỀ CÁC THỈNH NGUYỆN VIÊN ÁN PHONG THÁNH

 

Vatican News (18.10.2021) - Ngày 11/10/2021, lần đầu tiên, Bộ Phong Thánh ban hành Quy chế liên quan đến thỉnh nguyện viên và vai trò của thỉnh nguyện viên các án phong Chân phước và phong Thánh. Tài liệu được ký bởi Đức Hồng y Marcello Semeraro, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh, sau khi được trình lên Đức Thánh Cha và được ngài chấp thuận.

Đức Hồng y Semeraro nói với Vatican News rằng, cho đến nay đã có nhiều tài tiệu riêng biệt về các giai đoạn của tiến trình phong Chân phước hay phong Thánh. Tài liệu mới “tập hợp lại trong một văn bản cách thực hành và luật Tòa Thánh cụ thể về các án phong Thánh”. Quy chế là kết quả của một quá trình nghiên cứu chung và đã được trình lên Đức Thánh Cha vào ngày 30/8 năm nay.

Phần đầu của Quy chế trình bày những ý niệm chung, là những quy luật để xác định thỉnh nguyện viên, với những yêu cầu và công việc người này được yêu cầu thực hiện; xác định cách thức bổ nhiệm và giải quyết các vấn đề hành chính.

Hai thay đổi quan trọng

Hai đổi mới quan trọng nhất được giới thiệu trong Quy chế dành cho các thỉnh nguyện viên, có hiệu lực từ ngày 11/10 vừa qua, ngày kỷ niệm khai mạc Công đồng Vatican II, là: giới hạn mỗi thỉnh nguyện viên có thể đảm nhận tối đa 30 án phong đang được xét ở bất kỳ giai đoạn nào; và các Hồng y, Giám mục và các quan chức của Bộ Phong Thánh không được đảm nhận vai trò thỉnh nguyện viên.

Đức Hồng y Tổng trưởng Bộ Phong Thánh nói rằng, hai giới hạn này nhấn mạnh việc Giáo hội Công giáo thực hiện quy trình tuyên Thánh, cách nghiêm túc như thế nào.

Vấn đề tài chính

Tài liệu cũng quy định rằng, các thỉnh nguyện viên được “nhận thù lao tương xứng” cho công việc họ làm, nhưng họ không được xem là nhân viên của Vatican và do đó, không được hưởng các khoản miễn thuế mà Ý dành cho các nhân viên của Vatican. Thêm vào đó, trừ các thỉnh nguyện viên phụ trách các án phong của các thành viên của dòng tu của họ, các thỉnh nguyện viên không được là thủ quỹ hoặc quản lý của bất kỳ quỹ nào được quyên góp cho án phong.

Điều kiện và vai trò của thỉnh nguyện viên

Quy chế xác định rằng, bất kỳ tín hữu Công giáo nào được xác nhận có tính chính trực, có kiến thức đầy đủ về thần học, giáo luật và lịch sử, cũng như công việc của Bộ Phong Thánh, có thể đảm nhận vai trò thỉnh nguyện viên khi một án phong được mở ở cấp giáo phận. Tuy nhiên, tài liệu khuyến nghị rằng, người đó đã hoàn thành khóa học dành cho thỉnh nguyện viên, và khi án phong đến giai đoạn Vatican, thì người này cần có chứng chỉ về khóa học.

Đức Hồng y Semeraro nhấn mạnh rằng, “thỉnh nguyện viên lý tưởng là người đảm nhận chức vụ được giao như một sự phục vụ - không chỉ bất kỳ sự phục vụ nào, mà là việc phục vụ được thực hiện trong Giáo hội và vì lợi ích của Giáo hội, vì lợi ích của các tín hữu”.

Ngài nói thêm rằng, mặc dù nhiều bước trong quá trình phong thánh là các bước thủ tục, pháp lý, nhưng thỉnh nguyện viên cũng có nhiệm vụ làm cho “ứng viên” án phong Thánh hay Chân phước được biết đến, khuyến khích mọi người cầu nguyện với họ và thu thập lời khai của những người được “ứng viên” truyền cảm hứng, và những người tin rằng họ đã được ban cho những ân huệ thông qua sự cầu thay của ứng viên với Thiên Chúa.

 Hồng Thủy
 Nguồn: vaticannews.va/vi/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây