TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXV Thường Niên -Năm B

“Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết”. (Mc 9, 29-36)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Bệnh cuồng hài…

16/06/2024 09:39:03 |   206

Bệnh cuồng hài…

QL 160624a

 

Nửa cuối thế kỷ XX, trong đống đổ nát và hoang tàn của hậu quả thế chiến thứ 2 để lại, Phương tây chẳng ai ngồi đó khóc thương, đổ lỗi cho chiến tranh và chửi phát-xit. Vài năm sau đó họ đã tính đường ra vũ trụ và lên cung trăng. Trên đà tiến của niềm say mê sáng tạo, lần lượt những sản phẩm không tưởng ra đời: Vi tính, điện thoại cảm ứng, các phương tiện di chuyển tối tân…

Nước ta thời này đang bận nghĩ cách “bắt cọp” để chứng minh “Trí khôn của tao đây!”. Tuổi thơ của tôi chìm ngập trong truyện cười, tầm phào: Nào là Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Ba Giai, Tú Xuất, Bác Ba Phi… Nào là lừa nhau “đá bèo”, “chụp phân”, “chơi chữ”… đến nổ và phét banh nhà. Tư duy cà rởn đã hình thành văn hóa sống.

Không lạ gì mà đến giờ dân ta cuồng hài vậy. Hài được phong thánh sống, giàu nứt khố đổ vách. Đụng đến nghệ sĩ hài là có ngay 500 anh em đi hỏi tội. Lời Hài phán là khắp nơi lắng nghe bàn luận không ngớt. Nghề hài không cần trình độ và tư cách, chỉ cần ăn nói có duyên, đối đáp lượm liềm, huyên thuyên đủ chuyện mây trời…

Hài mở miệng ra kêu gọi là có ngay vài chục tỷ đóng góp, trong khi đó các tổ chức từ thiện nhà nước, đến tiếng nói của người có tâm có tầm… như nước đổ đầu vịt trước túi tiền người dân. Hài lèo lái dư luận, chiếm lĩnh mạng xã hội và truyền thông…

Nghịch lý là dân thích hài, nhưng đầu ai cũng căng thẳng như dây đàn, ăn thua nhau đủ chuyện từ lời nói đến ánh mắt, tranh đua nhau mọi thứ từ cọng rau đến nắm đất… Án mạng ngày nào cũng nhan nhản trên báo chí chỉ vì nhìn đểu hay những lý do chẳng ra gì.

Hài lại liên tục khuấy dậy sóng mạng xã hội. Sắp tới mùa lũ năm mới mà tiền cứu trợ miền trung, Hài vẫn chưa xài cho năm cũ đồng nào. Dân ta lại mất ăn mất ngủ vì Hài, lớp chửi lớp bênh…

Có cái gì đó sai sai (đúng ra là quá sai) trong cuộc sống, trong một dân tộc quật cường, thông minh, cầu tiến và không chấp nhận cái tầm thường. Cái sai đó phản ánh qua sự so sánh đơn giản giữa giới trí thức và lãnh đạo so với Hài: Chả mấy người biết hay nhớ tên lãnh đạo mình, còn tên hài thì đến giới bình dân còn đọc vanh vách. Chả mấy ai tâm niệm cho mình một câu nói hay của danh nhân hay cô thầy đã dạy, chứ “Á đù” thì trẻ em 3 tuổi miệt vườn đã quen trên môi miệng. Thật buồn cho một kiếp người, một thế hệ, một dân tộc…

Lm. Giuse Nguyễn Đức Thịnh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây