TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Tòa Thánh về vấn đề Tự do báo chí

Thứ sáu - 14/05/2021 06:23 | Tác giả bài viết: |   1372
Báo chí và truyền thông là những công cụ cần thiết để đưa tin “minh bạch và thực tế”, và do đó tự do báo chí “là một thành phần thiết yếu để thúc đẩy các giá trị dân chủ và xã hội công bằng hơn”.

Tòa Thánh: Tự do báo chí là điều cần thiết để thúc đẩy dân chủ và công lý

Phát biểu tại Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) có trụ sở tại Vienne, vào sáng thứ Năm 13/5, Đức ông Janusz Urbanczyk, Đại diện thường trực của Tòa Thánh tại tổ chức này nói: Báo chí và truyền thông là những công cụ cần thiết để đưa tin “minh bạch và thực tế”, và do đó tự do báo chí “là một thành phần thiết yếu để thúc đẩy các giá trị dân chủ và xã hội công bằng hơn”.

 

Đi từ nội dung buổi họp lần thứ 1313 của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu, về tự do của các phương tiện truyền thông đại chúng, và từ thực tế khách quan, cụ thể là con số đáng lo ngại của các sự kiện ảnh hưởng tiêu cực đến quyền tự do báo chí và chức năng thiết yếu của chúng trong toàn khu vực, Đức ông Janusz Urbanczyk đã nhắc lại “quyền của các cá nhân trong việc tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin và ý tưởng, và điều này cũng áp dụng cho cả vấn đề tôn giáo và đạo đức”.

Đại diện Tòa Thánh cho rằng, điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng, vì có những trường hợp đáng lo ngại xảy ra đối với các tín đồ của Kitô giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo hoặc các tôn giáo khác. Họ bị nghi ngờ và đe dọa, do đã biểu lộ quan điểm công khai dựa trên đức tin. Điều này ngăn cản họ trở thành một phần tích cực của xã hội. Không chỉ dừng lại ở đó, sự bất khoan dung này còn dẫn đến cáo buộc thực hành “các bài diễn văn thù hận”, coi tôn giáo là một vấn đề. Đối lại với điều này, theo Đức ông, các phương tiện truyền thông phải đưa ra nhiều quan điểm, trong đó có cả của các tôn giáo, để khuyến khích việc trao đổi tự do các ý kiến và quan điểm trong xã hội.

Với cái nhìn này, Đức ông thúc giục Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu cam kết xem xét ủng hộ các quyền lợi của các cộng đoàn tôn giáo trong việc tham gia vào các cuộc đối thoại công khai, cả qua các phương tiện thông tin đại chúng, khuyến khích họ tham gia vào các cuộc tranh luận về các sáng kiến lập pháp thích đáng. Đồng thời, Vị đại diện Tòa Thánh mời các cộng đoàn tôn giáo bày tỏ ý kiến để đóng góp vào cuộc tranh luận xã hội về các vấn đề hiện tại, như thế đảm bảo có nhiều quan điểm hơn trong xã hội, cung cấp các quan điểm đạo đức.

Về trách nhiệm của mọi người, Đức ông nói: “Như các quyền khác, quyền tự do ngôn luận phải đi cùng với trách nhiệm không thể bỏ qua, đặc biệt đối với trẻ vị thành niên, những người luôn phải được bảo vệ với những giới hạn nghiêm ngặt. Đạo đức truyền thông cần phải đặt con người và cộng đồng nhân loại, cũng như sự phát triển toàn diện con người, vào trung tâm. Do đó, Đức ông Urbańczyk kêu gọi đặc biệt chú ý đến Internet và mạng xã hội, để với việc phân định và trách nhiệm tốt hơn, tránh thao túng tin tức và lan truyền tin giả.

Cuối cùng, Đại diện Tòa Thánh nhắc lại sự cần thiết thúc đẩy cơ hội bình đẳng cho phụ nữ làm việc trong lĩnh vực truyền thông, cùng với việc bảo vệ quyền của tất cả các nhà báo, đặc biệt là phụ nữ, bảo vệ họ khỏi mọi hình thức bạo lực để tiến tới hòa bình và an ninh toàn cầu. (CSR_3508_2021).

Ngọc Yến - Vatican News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây