TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm B

“Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết”. (Mc 12, 38-44)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Truyền thống đọc Kinh Truyền tin

Thứ hai - 31/05/2021 21:41 |   782

TRUYỀN THỐNG ĐỌC KINH TRUYỀN TIN


Kinh Truyền Tin vốn là kinh tôn thờ mầu nhiệm Chúa Nhập Thể, gồm 4 câu xướng-đáp, 3 kinh Kính Mừng, cuối cùng là lời nguyện chung. Trước đây quen gọi là kinh nguyện A-ve (Kính mừng…). Vì thế nhiều người hiểu là “chào Đức Mẹ” 3 lần trong ngày, theo kiểu nhà binh chào “xếp” mỗi ngày 3 lần. Trước thập niên 70 của thế kỷ trước, các nhà thờ Công giáo thường kéo 3 lần chuông trong ngày và mọi người dù đang ở đâu, đang làm gì cũng ngưng ít phút để đọc chung hoặc riêng kinh Truyền Tin; vì lòng sốt sắng, có người còn thêm 3 kinh Sáng Danh sau lời nguyện (nhất là ban trưa).

- Thời gian đọc kinh Truyền Tin: Sáng (trước giờ kinh sáng), trưa (đúng 12 giờ trưa), và chiều tối (sau giờ kinh tối).

- Cách điểm chuông nguyện kinh Truyền Tin:
   
+ Điểm 3 tiếng chuông/3 lần = 9 tiếng

+ Tiếp theo là một hồi liền, rồi kết thúc mà không có 3 tiếng sau cùng.

- Một số giáo xứ có thói quen kéo chuông tắt lửa, điểm 9 tiếng đang khi, hoặc sau khi đọc kinh Vực Sâu.

Trở lại với quả chuông trên Phương Đình Phát Diệm (chuông được đúc cách nay tròn 130 năm), ta nghe tiếng chuông nói qua những lời ghi trên mặt chuông:


"Tôi ca tụng Chúa thật,

tôi kêu gọi dân chúng,

tôi tập hợp giáo sĩ,

tôi khóc người qua đời

tôi đẩy lui dịch tễ

tôi tô điểm ngày lễ.

 

(Chuông Phương Đình Phát Diệm)


Giữa cơn đại dịch Covid-19 đang rắc gieo đau khổ cho nhân loại, thánh lễ cử hành cùng cộng đoàn tạm ngưng, hơn lúc nào hết, việc duy trì tiếng chuông cùng lời kinh Truyền Tin nơi các giáo xứ, giáo họ thật ý nghĩa và cần thiết biết bao! 
 

Phát Diệm, 28-3-2020
Linh mục Phaolô Trần Lưu Huynh
Nguồn: phatdiem.org

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây