TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật Chúa Giêsu chịu phép rửa -C

“Khi Chúa Giê-su đã chịu phép rửa và đang cầu nguyện thì trời mở ra”. (Lc 3, 15-16. 21-22)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Tĩnh Tâm Linh Mục GP.BMT –ngày 15.11.2023

Thứ tư - 15/11/2023 06:11 | Tác giả bài viết: Ban VHTT – GP.BMT |   3207
Hành trình những ngày Tĩnh Tâm hàng giáo sĩ giáo phận Ban Mê Thuột năm nay (2023) bước sang ngày thứ Ba.

Tĩnh Tâm Linh Mục Giáo phận Ban Mê Thuột –ngày 15.11.2023
KHỦNG HOẢNG và THỬ THÁCH ĐỜI LINH MỤC – ĐỀ IV & V

 

 

Hành trình những ngày Tĩnh Tâm hàng giáo sĩ giáo phận Ban Mê Thuột năm nay (2023) bước sang ngày thứ Ba. Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai tiếp tục đồng hành với các linh mục Ban Mê Thuột trong Tuần Tĩnh Tâm qua bài hướng dẫn thiêng liêng:

Đ IV:
- Cuộc sống độc thân có thc sự đem lại hạnh phúc không?
- Linh mục đlàm gì? Làm thế nào để tr thành Linh mục?
- Những thách đố đối với Linh mc ngày nay.
- Linh mục ngày nay phải luôn hy vọng một thay đổi tâm linh cuối cùng giữa lòng xã hội chúng ta?
- N.Đ. Hoán cải.

ĐỀ V:
- Giáo hội tìm cách chặn đứng khủng hoảng ơn gọi.
- Khủng hoảng hàng giáo sĩ, một cơ may cho tất cả.
- Trong một Giáo hội đang gặp khủng hoảng, làm thế nào đế giữ được hy vọng? Hy vọng không làm thất vọng.
- N.Đ. Cu nguyện, một con đưng.

 

Chuẩn bị Thánh lễ buổi sáng
 

Đoàn rước
 

Đức Cha Vinh Sơn chủ tế


KHỦNG HOẢNG và THỬ THÁCH ĐỜI LINH MỤC
TÓM LƯỢC BÀI GIẢNG TĨNH TÂM

Đ IV
- CUỘC SỐNG ĐỘC THÂN CÓ THC SỰ ĐEM LẠI HẠNH PHÚC KHÔNG?
- LINH MỤC ĐLÀM GÌ? LÀM THẾ NÀO ĐỂ TR THÀNH LINH MỤC?
- NHỮNG THÁCH ĐỐ ĐỐI VỚI LINH MC NGÀY NAY
- LINH MỤC NGÀY NAY PHẢI LUÔN HY VỌNG MỘT THAY ĐỔI TÂM LINH CUỐI CÙNG GIỮA LÒNG XÃ HỘI CHÚNG TA?
- N.Đ. HOÁN CẢI.


DẪN NHẬP

Có nhiều loại thử thách khác nhau, mà trong đó vấn đề là làm thế nào để sống chức tư tế một cách đích thực. Như đề tài III chức tư tế đích thực rất là lý tưởng, trong đó Linh mục phải thực hiện: Linh mục đích thực hiểu giáo dân, để tâm đến giáo dân; Linh mục biết cầu nguyện; Chức vụ vương đế: điều khiển; Chức vụ tiên tri: rao giảng để làm sao cho mọi người thấy được Chúa Kitô. Rất lý tưởng, nhưng cũng còn một thách thức khác. Đời sống độc thân của hàng Linh mục. Đứng trước những “gian nan” thử thách như thế, Linh mục chúng ta có nên ngã lòng, thất vọng, trốn chạy không, hay là chúng ta phải luôn luôn có niềm hy vọng vào Chúa? Chúa có dư thừa khả năng để giúp Linh mục thực thi chức Linh mục đích thực đúng nghĩa. Linh mục đích thực có những bổn phận nào? (Biện phân: Độc thân, tận hiến trọn vẹn hơn # lập gia đình...)

NỘI DUNG

A. Cuộc sống độc thân. Sống độc thân có mang lại hạnh phúc không?

B. Linh mục để làm gì? Linh mục làm cho con người thấy Chúa Kitô. Linh mục là con người của Lời, Bí Tích và Sứ mạng.

C. Làm thế nào đe trở thành Linh mục? Không phải là vấn đề của văn bằng, nhưng phát triển tài năng được Chúa giao phó.

D. Những thách đố mới về hoàn cảnh và môi trường hiện tại, nhưng Linh mục luôn hướng dẫn mọi người tin vào Chúa.

E. Linh mục ngày nay rao giảng những điều khó hiểu, nhưng qua những lời này, hy vọng sẽ thay đổi tâm linh nhiều người.

* NHÂN ĐỨC. Hoán cải

“Hãy hoán cải và tin vào Phúc âm!” (Mc 1, 15); “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần”! (Mt 4, 17). Đòi hỏi hoán cải là trọng tâm của lời rao giảng lúc khởi đầu sứ vụ của Chúa Giêsu. Nối tiếp những đòi hỏi trở về với Chúa của ngôn sứ Osê, của Giêrêmia và tất cả các ngôn sứ cho đến Gioan Tẩy Giả, Chúa Giêsu, chính Ngài cũng kêu gọi hoán cải nghĩa là trở về với Thiên Chúa duy nhất và chân thật. Đó cũng là điều mà các Tông đồ và Giáo hội sơ khai rao giảng, và đó cũng là điều Giáo hội đòi hỏi và dấn thân trọn cuộc sống. Đó cũng là điều mà anh em Linh mục chúng ta cần phải thực hiện, vì con người giới hạn của chúng ta.

Động từ “Hoán cải nghĩa chính xác là “quay trở lại”, liên kết với từ gốc cũng có nghĩa là “trả lời”, làm cuộc hoán cải luôn đổi mới cuộc trở về với Chúa, là trách nhiệm của Giáo Hội trong toàn thể và trong mỗi cá nhân. Hoán cải thực tế không chỉ là một đòi hỏi đạo đức, vì nó làm cho chúng ta sự xa lánh các ngẫu tượng và những con đường tội lỗi (x 1 Ga 5, 21), nhưng hoán cải được thúc đẩy và đặt cơ sở trên cánh chung học và Kitô học: trong tương quan với Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô và Nước Thiên Chúa, thực tại của hoán cải tìm thấy đầy đủ ý nghĩa trong Chúa Kitô. Duy mình Giáo Hội coi trọng đức tin mới có thể sống chiều kích của hoán cải. Hãy xem cách sống hoán cải nơi những nhân vật đầu tiên mà Giáo Hội có thể tự giới thiệu như nhân chứng đáng tin cậy của Tin Mừng trong dòng lịch sử. Nhưng nếu không hoán cải người ta không thể rao giảng ơn cứu rỗi và hoàn toàn không thể đòi hỏi người khác thay đổi.

Trong bài giảng của Jean Chrysostome có một đoạn hay thế này: “Bạn không thể giảng ư? Bạn không thể diễn tả giáo thuyết bằng lời? Vậy hãy dạy bằng hành động và tư cách của bạn, hỡi người bạn tân tòng? Khi người ta thấy bạn xấu xa, tham lam, bây giờ thay đổi, sám hối, người ta sẽ nói như những người Do-thái thấy người mù từ thuở mới sinh được chữa lành: “Có phải hắn không? - Phải, chính hắn – không phải, ai đó giống hắn thôi...”. Nói tóm lại, hoán cải cũng là hình thức của việc sống đức tin.

Một vấn đề đặt ra ở đây cho phn đông Kitô hữu: Thông thường họ trở thành Kitô hữu do truyền thống gia đình được Rửa tội lúc mới sinh, được học giáo lý và dẫn vào đời sống Giáo hội. Họ không biết được sự thay đổi trước đó và sau này, từ tình trạng chưa phải là Kitô hữu, chuyển sang đức tin, theo nghĩa hẹp là việc hoán cải. Đồng thời người ta nhận thấy ngày nay nhiều người trở lại sau nhiều năm xa rời đức tin. Họ nói trở lại bởi vì họ gặp Chúa Kitô. Hiện tượng hoán cải tái hiện như thế nơi những xứ Kitô giáo cựu trào và điều đó có thể giúp các Kitô hữu hiểu rằng hoán cải là chính yếu; Điều đó giúp họ hiểu rằng đời sống Kitô hữu luôn luôn là hoán cải và canh tân. Cũng giống như thế, anh em Linh mục chúng ta ở trong gia đình Công giáo, trong một Xứ đạo, đi vào Chủng viện, được đào tạo, ra đi phục vụ... Trong môi trường rất tốt, nhưng vẫn có khuyết điểm, cho nên cần phải hoán cải, trở về...

Sự hoán cải chứng thực sự trẻ trung vô tận của Kitô giáo. Anh em Linh mục chúng ta là người luôn biết nói: “Hôm nay tôi bắt đầu lại”. Sự hoán cải sinh ra từ niềm tin vào sự phục sinh của Chúa Kitô: không một sự sa ngã, không một tội lỗi nào có tiếng nói cuối cùng trong đời sống anh em Linh mục chúng ta, nhưng lòng tin vào sự phục sinh khiến chúng ta tin vào lòng thương xót của Chúa hơn là những yếu đuối của chính mình, và khiến anh em chúng ta trở lại con đường biết vâng phục và tin tưởng.

Grégoire de Nysse đã viết: trong đời sống Kitô hữu, người ta đi “từ khởi đầu này đến khởi đầu khác, luôn khởi đầu và không có chấm dứt”. Vâng, Kitô hữu, anh em Linh mục chúng ta và Giáo Hội luôn cần hoán cải, bởi vì phải luôn nhận thức luôn luôn có những thần tượng, nên anh em chúng ta phải luôn đổi mới cách chiến đấu chống lại chúng, Linh mục phải chứng tỏ sự tối thượng của Chúa trên các thực tại và trong cuộc đời. Nhìn chung trong Giáo Hội, sống hoán cải có nghĩa là nhận biết rằng Thiên Chúa đang chờ đợi mọi người. Điều đó ngụ ý rằng anh em Linh mục chúng ta sống chiều kích cánh chung, sống mong đợi Nước Chúa đến. Và Giáo Hội loan báo Tin mừng bằng sự hoán cải của chính mình.

KẾT

Cu nguyện. Ngày hôm nay, xảy ra trên đất nước có nhiều phong trào thờ phượng, phụng vụ mới lạ! Anh em Linh mục chúng ta phải đối diện, đối diện thật sự, nhưng không ngã lòng thất vọng. Hãy tin tưởng vào Chúa. Phần chúng ta cố gắng sống đúng tinh thần của người Linh mục đích thực. Sống thực tiễn, chớ không phải sống lý thuyết. Sống thực tiễn, chớ không phải sống để được người đời khen tặng. Sống thực tiễn, chớ không phải sống để mưu cầu lợi ích cá nhân, bỏ quên con chiên của mình, không chăm sóc con chiên bệnh hoạn, không đi tìm con chiên lạc, bỏ quên lợi ích Giáo hội, bỏ quên lợi ích cho danh Chúa cả sáng. Xin Chúa giúp chúng ta.

 

ĐỀ V
- GIÁO HỘI TÌM CÁCH CHẶN ĐỨNG KHỦNG HOẢNG ƠN GỌI.
- KHỦNG HOẢNG HÀNG GIÁO SĨ, MỘT CƠ MAY CHO TẤT CẢ.
- TRONG MỘT GIÁO HỘI ĐANG GẶP KHỦNG HOẢNG,
LÀM THẾ NÀO Đ
GIỮ ĐƯỢC HY VỌNG? HY VỌNG KHÔNG LÀM THẤT VỌNG.

- N.Đ. CU NGUYỆN, MỘT CON ĐƯNG.


DẪN NHẬP

Đối mặt với việc giảm số lượng ghi danh vào các Chủng viện, Giáo hội đã phát động một chiến dịch kêu gọi những người trẻ tuổi đến với chức Linh mục. Rất may là ở Việt Nam, trong các Giáo phận, con số ơn gọi vẫn còn đáng mừng. Nhưng cũng có những Giáo phận con số đó cũng giảm dần, và phải nhờ những Giáo phận khác giúp đỡ. Ở Âu Châu, tương lai Giáo hội Pháp, chủng sinh giảm, con số chuyển hướng cũng khá nhiều, và sau khi được thụ phong trong một thời gian, một số Linh mục xin hồi tục? Như thế vai trò của người giáo dân, người được Rửa tội ở đâu? Trong một Giáo hội đang gặp khủng hoảng, làm thế nào để giữ được hy vọng, bởi vì hy vọng không làm thất vọng? (Biện phân: Cầu nguyện, Hy vọng hơn là # thất vọng)

NỘI DUNG

A. Giáo hội tìm cách chặn đứng khủng hoảng ơn gọi? Bằng cách nào? Phải quảng bá Linh mục là gì, tinh thần Linh mục là gì?

B. Khủng hoảng hàng giáo sĩ, một cơ may cho tất cả? Nhờ những thiện nguyện viên khác nhau trong hàng tu sĩ và giáo dân, chớ không có dành riêng cho giáo sĩ hay Giáo phận.

C. Làm sao giữ vững niềm hy vọng cho sự tồn vong của ơn gọi, của mọi sinh hoạt của Giáo hội? Hãy tin tưởng vào Chúa: “Thầy đây. Đừng sợ” (Jn 6, 20); - Hãy chiến đấu vì danh Chúa, chiến đấu đến cùng.

D. Hy vọng sẽ không làm thất vọng (Rm 5, 5). – Hy vọng rằng ngày mai sẽ tốt hơn.

** NHÂN ĐỨC. Cầu nguyện, một con đường

“Việc khó nhất là cầu nguyện”. Biết bao nhiêu Tu sĩ đã nhận được câu trả lời này từ bậc tiền bối... Và khó khăn vẫn tồn tại theo thời gian, ngay cả khi nó mang ý nghĩa khác nhau. Mỗi thế hệ, và mọi người ở mỗi thế hệ, có bổn phận thâu thập di sản của kinh nguyện và trách nhiệm tái định nghĩa. Tái định nghĩa bằng cách sống kinh nguyện!

Định nghĩa cu nguyện. Ngày nay người ta khó hiểu định nghĩa của cầu nguyện từ Đông chí Tây và cầu nguyện là “nâng tâm hồn lên Chúa. Sau Auschwitz, người ta đặt câu hỏi về khả năng cầu nguyện. Nhưng để trả lời, tôi tin rằng người ta không phải giới hạn thay thế danh hiệu “Toàn Năng” mà người ta luôn gán cho Thiên Chúa, bằng danh hiệu “Bất Lc” (nói về sự “yếu đuối”, của Thiên Chúa). Theo tôi hiểu, bằng cách này, người ta luôn còn trong lý luận thần học. Mặt khác, nói cách nghiêm túc, sự kiện có nhiều người cầu nguyện đã chết, ở Auschwitz cũng như nhiều nơi khác như địa ngục trần gian, tôi nghĩ rằng có thể hiểu cầu nguyện như con đường tín hữu hướng về Chúa. Hay hơn nữa, ý thức về một con đường. Như vậy, cầu nguyện Kitô giáo xem ra là khoảng không gian thanh luyện những hình ảnh về Thiên Chúa. Cầu nguyện để đến với Thiên Chúa được mạc khải trong Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại, một hình ảnh thực sự của Chúa muốn trao cho nhân loại.

Nếu cầu nguyện là trò chuyện giữa Thiên Chúa và con người, lắng nghe Lời Chúa thiêng liêng chứa đựng trong Kinh Thánh và đáp trả của con người (đáp trả cũng bao gồm trách nhiệm), bấy giờ cầu nguyện trở thành con đường mở ra cho con người chiều kích hiệp thông với Chúa và với những người khác. Cầu nguyện trở thành một sự thích nghi của con người với môi trường thần linh, sống trước mặt Chúa và với Chúa, tương quan với Chúa. Trong cầu nguyện, trái tim, nghĩa là trung tâm của con người, tập trung vào Đấng nói, Đấng kêu gọi và con người ra khỏi chính mình để đi vào trong “sự xuất thần”, ra khỏi chính mình để nhận biết và gặp gỡ Thiên Chúa. Và cầu nguyện cũng không bao giờ hoàn thành: cầu nguyện là cuộc tìm kiếm gương mặt của Thiên Chúa, tìm kiếm không ngừng, ngay cả khi không bao giờ có thể lý giải đầy đủ về gương mặt của Thiên Chúa.

Kitô hữu ý thức: Cầu nguyện là con đường hướng về Thiên Chúa. Một Thiên Chúa vô hình và thinh lặng: Ngài không vắng mặt, nhưng hiện diện, che khuất sự hiện diện phía sau sự thinh lặng; Ngài là Người Cha luôn mời gọi các con cái của Ngài. Như thế, cầu nguyện, là hình thức tương giao với Đấng mà người ta không nhìn thấy, thinh lặng, có thể trả lời lời mời gọi này bằng cách dẫn người cầu nguyện tự biết mình, trong khi hướng dẫn đến việc tìm kiếm Thiên Chúa. Lời cầu nguyện của con người dâng lên Thiên Chúa là sự đáp trả cho lời cầu nguyện mà Thiên Chúa gởi đến con người. Trong sự đối thoại này, toàn thể con người bị chìm ngập: chờ đợi, câu hỏi, ước muốn, tương quan... và cầu nguyện nhận thức nhiều diễn biến: cám ơn, cầu khẩn nguyện giúp, cầu xin...

Khuôn mẫu của cầu nguyện Kitô giáo là lời cu nguyện của Giêsu, Con Thiên Chúa: Dường như Lời cầu nguyện của Ngài không được Chúa Cha đáp lại lúc trong vườn Giêsêmani, khi Chúa Giêsu xin Cha cho “giờ này qua đi, xin cho khỏi uống chén đắng, nhưng hoàn toàn theo ý của Cha, và không phải theo ý của con. Cầu nguyện không phải là sự thăng hoa ước muốn của con người, cầu xin Chúa thực hiện ý muốn của chúng ta, nhưng đó là con đường qua đó phát sinh lòng biết ơn và chấp nhận ý muốn của Thiên Chúa. Từ đó luôn có một nhận thức tốt hơn về Thiên Chúa và tạo ra sự tương quan thích nghi với nhận thức đó. Kinh nghiệm cho thấy cầu nguyện thay đổi nơi cùng một con người theo dòng thời gian. Chỉ bằng cách này, cầu nguyện là mối tương quan thật sự với Thiên Chúa, một tương quan luôn sống động và không suy giảm. Cùng đích của con đường này là làm cho đời sống cá nhân phù hợp với hình ảnh Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô.

KẾT

Cầu nguyện. Mỗi cuộc khủng hoảng cho chúng ta một kinh nghiệm, một cơ hội để phát triển và phục vụ tốt hơn. Ở các quốc gia trên thế giới đặc biệt là Ecuador và Châu Mỹ Latinh, cuộc khủng hoảng hiện tại của Giáo hội đòi hỏi một sự đổi mới sâu sắc, một cơ hội cần được nắm bắt để xây dựng một Giáo hội trung thành hơn với Tin Mừng của Chúa Giêsu.

Xin Chúa giúp chúng ta nhìn lại căn tính của hàng giáo sĩ và cơ cấu của các thành phần Dân Chúa trong Giáo hội và tự hỏi: Tại sao lại có những Giám mục, Linh mục từ chức, từ bỏ nhiệm vụ của mình? Xin Chúa, giúp chúng ta sống gần với giáo dân của mình, không sống theo tinh thần giáo sĩ trị. Và xin Chúa ban niềm hy vọng cho chúng ta. Dù thế nào chăng nữa, dường như Chúa ngũ phía sau con thuyền (x. Mc 4, 35-41), nhưng có Chúa chúng ta luôn hy vọng một điều gì đó tốt đẹp hơn. Amen.

ĐGM Phêrô Huỳnh Văn Hai

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây