TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Thánh lễ Mồng Một Tết Ất Tỵ

“Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho.” (Mt 6,25-34)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Tông huấn “Niềm vui của Tình yêu

17/04/2021 06:05:36 |   1192

Tông huấn “Niềm vui của Tình yêu – Amoris Laetitia”

AMORIS LAETITIA – NIỀM VUI CỦA TÌNH YÊU

Tông huấn hậu Thượng Hội đồng về Tình Yêu Trong Gia Đình của Đức Thánh Cha PHANXICÔ gửi các Giám mục, các linh mục và các phó tế, các người sống đời thánh hiến, các cặp vợ chồng kitô hữu và tất cả mọi tín hữu giáo dân

DOWNLOAD: Tông huấn “Niềm vui của Tình yêu – Amoris Laetitia”

VĂN PHÒNG

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

TRI ÂN

Những anh chị em, linh mục, tu sĩ và giáo dân, thuộc Ủy Ban Giáo Lí Đức Tin, Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình, Ủy Ban Mục Vụ Di Dân trực thuộc Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã tích cực cộng tác vào việc cho ra đời văn bản tiếng Việt này của Tông huấn Amoris Laetitia – Niềm Vui của Tình Yêu.

Ngày 15 tháng 6 năm 2016.

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

AAS: Acta Apostolicae Sedis. Các văn kiện chính thức của Tông Tòa.

AD: Ad Gentes. Sắc lệnh về Hoạt động Truyền giáo của Giáo hội Đến với muôn dân của CĐ Vatican II (7.12.1965)

DCE: Deus Caritas Est. Thông điệp của ĐGH Bênêđictô XVI, (25.12. 2005)

EG: Evangelii Gaudium. Tông huấn hậu THĐ Niềm vui Tin mừng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, (24.11.2013)

FC : Familiaris Consortio. Tông huấn hậu THĐ Các Bổn phận của Gia đình của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II,  (22.11.1981)

GL: Bộ Giáo Luật Giáo hội Latinh 1983

GLĐP : Bộ Giáo Luật Giáo hội Đông Phương

GLĐT: (Thánh Bộ) Giáo Lí Đức Tin

GLHTCG: Giáo lí Hội thánh Công Giáo 1992

GS: Gaudium et Spes. Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội Vui mừng và Hi vọng của CĐ Vatican II (7.12.1965)

HĐGM: Hội Đồng Giám mục

HG: Huấn Giáo ngày thứ Tư hằng tuần của Đức Giáo hoàng

HV: Humanae Vitae. Thông điệp Sự Sống Con Người của Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI (25.7.1968)

MV: Misericordiae Vultus. Tông sắc Dung Mạo của Lòng Thương Xót của ĐGH Phanxicô (11.4.2015)

RF: Relatio Finalis. Phúc trình chung kết của THĐGM tại Đại Hội Thường lệ lần XIV (24.10.2015)

RS: Relatio Synodi. Phúc trình của THĐGM tại Đại Hội Ngoại thường lần III (18.10.2014)

ST: Summa Theologiae. Tổng Luận Thần Học của Thánh Tôma Aquinô.

Th: Tông huấn

Thđ: Thông điệp

THĐGM: Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới

TT: Tòa Thánh

 

 

  1. NIỀM VUI của TÌNH YÊU trong đời sống của các gia đình cũng là niềm vui của Hội thánh. Như các nghị phụ trong Thượng Hội đồng đã ghi nhận, mặc dầu vẫn có nhiều dấu chỉ cho thấy có khủng hoảng trong đời sống hôn nhân, “khát vọng có được một mái ấm gia đình vẫn còn rất mạnh mẽ, đặc biệt nơi những người trẻ, và vẫn đang là cảm hứng của Hội thánh”[1]. Như một đáp ứng cho khát vọng này, “loan báo Kitô giáo về gia đình đích thực là một tin vui”[2].

  2. Hành trình của Thượng Hội đồng đã giúp phác họa lại hoàn cảnh các gia đình trong thế giới hiện nay, giúp chúng ta có cái nhìn rộng lớn hơn và ý thức mới mẻ hơn về tầm quan trọng của hôn nhân và gia đình. Đồng thời, tính phức tạp của các đề tài được đề cập đến cho chúng ta thấy cần phải tiếp tục đào sâu thêm cách tự do một số vấn đề liên quan đến đạo lý, luân lý, linh đạo và mục vụ. Những suy tư của các mục tử và các nhà thần học, nếu trung thành với Hội thánh, trung thực, thực tiễn và sáng tạo, sẽ giúp chúng ta thấy được vấn đề cách rõ ràng hơn. Những tranh cãi trên các phương tiện truyền thông hay trên các sách báo và ngay cả giữa các thừa tác viên của Hội thánh, đi từ ước muốn quá cao muốn thay đổi mọi sự mà không có suy tư đầy đủ, hoặc thiếu nền tảng, đến thái độ tham vọng, muốn giải quyết tất cả mọi sự bằng cách áp dụng những quy tắc chung hoặc bằng cách rút ra những kết luận không thích đáng từ một số suy tư thần học cá biệt.

  3. Khi nhắc lại “thời gian thì quan trọng hơn không gian”, tôi muốn khẳng định lại rằng không phải tất cả mọi tranh luận về đạo lý, luân lý hay mục vụ cần phải được giải quyết bằng can thiệp của Huấn quyền. Dĩ nhiên, trong Hội thánh cần một sự hiệp nhất về đạo lý và về thực hành, nhưng điều đó không ngăn cản việc có những giải thích khác nhau về một số khía cạnh của đạo lý hay một số những hệ luận nảy sinh từ đó. Sẽ là như thế cho đến khi Thần Khí dẫn đưa chúng ta đến chân lý toàn vẹn (cf. Ga 16,13), tức là, khi Ngài đưa chúng ta đi vào trọn vẹn trong mầu nhiệm Chúa Kitô và khi chúng ta có thể thấy được tất cả mọi sự bằng cái nhìn của chính Chúa Kitô. Ngoài ra, trong mỗi xứ sở hay vùng miền, vẫn có thể tìm ra được những giải đáp thích hợp hơn với văn hóa của họ, quan tâm hơn đến các truyền thống và các thách thức mang tính địa phương. Bởi vì “các nền văn hóa rất khác nhau và mỗi nguyên lý chung […] cần phải được thích nghi với từng nền văn hóa, nếu muốn được tuân giữ và áp dụng”[3].

  4. Dù sao, tôi vẫn phải nói rằng tiến trình Thượng Hội đồng cho thấy đã mang một vẻ đẹp rất hùng vĩ và nhiều khai sáng. Tôi cảm ơn tất cả mọi đóng góp đã giúp tôi xem xét những vấn đề của các gia đình trên thế giới trong tầm vóc bao quát nhất. Các tham luận của các Nghị phụ mà tôi đã chăm chú lắng nghe, đối với tôi, nói chung là một viên ngọc quí đa diện, tạo nên từ nhiều nỗi bận tâm chính đáng cũng như từ những vấn nạn trung thực và chân thành. Vì thế, tôi nghĩ là thích hợp để biên soạn một Tông huấn hậu Thượng Hội đồng nhằm thâu gom lại những đóng góp của hai Thượng Hội đồng vừa qua về gia đình, và bổ sung thêm những nhận xét khác nữa có thể định hướng suy tư, đối thoại và thực hành mục vụ, và đồng thời góp phần động viên, cổ vũ và giúp đỡ các gia đình trong nỗ lực dấn thân cũng như trong những khó khăn của họ.

  5. Tông huấn này mang một ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh Năm Thánh Lòng Thương Xót. Trước tiên, bởi vì tôi coi Tông huấn này như một đề nghị cổ vũ các gia đình Kitô hữu hãy biết quí trọng các ân huệ hôn nhân và gia đình, duy trì một tình yêu mạnh mẽ và đong đầy các giá trị như lòng quảng đại, sự dấn thân, trung tín và kiên nhẫn. Thứ đến, bởi vì Tông huấn này muốn khích lệ mọi người hãy là một dấu chỉ của lòng thương xót và gần gũi ở những nơi mà cuộc sống gia đình chưa được trọn vẹn hay còn thiếu vắng bình an và niềm vui.

  6. Để triển khai bản văn, tôi sẽ bắt đầu với một chương dẫn nhập được gợi hứng từ Thánh Kinh, để mang một cung giọng phù hợp. Từ đó, tôi sẽ xem xét hoàn cảnh hiện nay của các gia đình nhằm bám sát thực tế. Tiếp đến, tôi sẽ nhắc lại một số yếu tố cốt yếu theo giáo huấn của Hội thánh về hôn nhân và gia đình, từ đó triển khai hai chương trung tâm, dành để nói về tình yêu. Để tiếp tục, tôi sẽ nêu rõ một số đường lối mục vụ hướng chúng ta đến việc xây dựng gia đình bền vững và phong nhiêu theo kế hoạch của Thiên Chúa, và tôi sẽ dành một chương nói về việc giáo dục con cái. Cuối cùng, tôi sẽ đưa ra lời mời gọi thực thi lòng thương xót và phân định mục vụ khi đối diện với những hoàn cảnh không đáp ứng đầy đủ những gì Chúa đề nghị, và sau cùng tôi sẽ đưa ra vài nét phác họa về linh đạo gia đình.

  7. Do hoa trái phong phú của hai năm suy tư với hai Thượng Hội đồng, Tông huấn này sẽ đề cập đến nhiều đề tài khác nhau, với những cách thức khác nhau. Điều đó giải thích độ dài như phải có của Tông huấn. Vì thế, tôi không khuyến khích người ta đọc Tông huấn này một cách vội vàng và hời hợt. Tông huấn này sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho các gia đình cũng như cho các tác viên mục vụ gia đình, nếu được đào sâu từng phần một cách kiên nhẫn, hay nếu người ta tìm trong đó những điều mình cần cho từng hoàn cảnh cụ thể. Chẳng hạn, có thể các cặp vợ chồng sẽ quan tâm nhiều hơn các chương bốn và năm, còn các tác viên mục vụ quan tâm hơn đến chương sáu và mọi người đều cảm thấy chương tám thật là một thách đố đối với mình. Tôi hi vọng rằng, qua việc đọc Tông huấn này, mỗi người sẽ cảm thấy mình được mời gọi yêu mến chăm sóc đời sống gia đình, bởi lẽ các gia đình “không phải là một vấn đề, mà trước tiên là một cơ hội”[4].

CHƯƠNGI

DƯỚI ÁNH SÁNG LỜI CHÚA

 

  1. Thánh Kinh nói nhiều về các gia đình, các thế hệ, các câu chuyện tình và những khủng hoảng gia đình, từ trang đầu, ngay khi bước vào khung cảnh gia đình của Ađam và Eva, cùng với gánh nặng của bạo lực, có cả sức mạnh của sự sống vẫn tiếp (cf. St 4), cho đến trang cuối nơi xuất hiện tiệc cưới của Hôn thê và Con chiên (Kh 21,2.9). Đức Giêsu mô tả hai ngôi nhà, một xây trên đá và một xây trên cát (cf. Mt 7,24-27), tượng trưng cho bao tình huống gia đình, tạo nên bởi tự do của các thành viên sống trong đó, vì như một thi sĩ kia đã viết: “mỗi ngôi nhà đều là một trụ đèn”[5]. Giờ đây, theo sự dẫn dắt của tác giả thánh vịnh, chúng ta hãy bước vào một trong những ngôi nhà này qua một khúc hát mà ngày nay vẫn còn vang lên trong phụng vụ lễ cưới của Do Thái cũng như Kitô giáo:

“Hạnh phúc thay bạn nào kính sợ Chúa,

Ăn ở theo đường lối của Người

Công khó tay bạn làm, bạn được an hưởng,

Bạn quả là lắm phúc nhiều may.

Hiền thê bạn trong cửa trong nhà

Khác nào cây nho đầy hoa trái;

Và bầy con tựa những cây ô-liu mơn mởn,

xúm xít tại bàn ăn.

Đó chính là phúc lộc Chúa dành cho kẻ kính sợ Người.

Xin Chúa từ Sion xuống cho bạn muôn vàn ơn phúc.

Ước chi trong suốt cả cuộc đời

Bạn được thấy Giêrusalem phồn thịnh,

được sống lâu bên đàn con cháu.

Nguyện chúc Israel vui hưởng thái bình!” (Tv 128,1-6).

Bạn và hiền thê của bạn

  1. Vì thế, chúng ta hãy bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà bình yên này, với cả gia đình cùng đang ngồi quanh bàn tiệc. Ở trung tâm bàn tiệc, chúng ta thấy đôi vợ chồng là cha và mẹ, với cả câu chuyện tình yêu của họ. Nơi họ thể hiện ý định thuở ban đầu chính Đức Kitô đã mạnh mẽ gợi lên: “Các ông đã không đọc thấy điều này sao: ‘Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hóa đã làm ra con người có nam có nữ’?” (Mt 19, 4). Và Người nhắc lại lệnh truyền của sách Sáng Thế: “Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt” (St 2,24).

  2. Hai chương đầu hùng tráng của sách Sáng Thế cống hiến cho chúng ta hình ảnh cặp vợ chồng nhân loại trong thực tại nền tảng sâu xa nhất của nó. Bản văn khởi đầu ấy của Thánh Kinh đã lóe sáng lên một số khẳng định quan trọng. Khẳng định đầu tiên, đã được Đức Giêsu trích dẫn cách tổng hợp, tuyên bố: “Thiên Chúa đã sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” (St 1,27). Thật đáng ngạc nhiên, hạn từ “hình ảnh Thiên Chúa” chiếm vị trí song song diễn giải bởi hạn từ cặp đôi “nam và nữ”. Phải chăng điều đó có nghĩa chính Thiên Chúa cũng có phái tính, hay Ngài cũng có một người bạn đời thần linh, như một số tôn giáo cổ xưa vẫn chủ trương? Dĩ nhiên là không, bởi vì chúng ta biết rõ Thánh Kinh đã bác bỏ những tín ngưỡng tôn thờ ngẫu tượng được phổ biến giữa những người Canaan ở Đất Thánh. Người ta bảo vệ tính siêu việt của Thiên Chúa, nhưng vì Thiên Chúa đồng thời cũng là Đấng Tạo Hóa, nên đặc tính phong nhiêu của đôi vợ chồng nhân loại là “hình ảnh” sống động và hữu hiệu, dấu chỉ hữu hình của hành vi sáng tạo.

  3. Đôi vợ chồng yêu thương và sinh sản đích thực là “tác phẩm điêu khắc” sống động (không phải ngẫu tượng điêu khắc bằng đá hay bằng vàng mà Thập giới cấm ngặt), có thể biểu tỏ được Thiên Chúa Đấng sáng tạo và cứu độ. Vì thế, tình yêu phong nhiêu mới có thể trở thành biểu tượng cho những thực tại thâm sâu bên trong Thiên Chúa (cf. St 1,28; 9,7; 17,2-5.16; 28,3; 35,11; 48,3-5). Đó là lí do giải thích tại sao trình thuật sách Sáng Thế này, theo cái gọi là “truyền thống tư tế”, được đan dệt nên bởi những tầng lớp phả hệ khác nhau (cf. St 4,17-22.25-26; 5; 10; 11,10-32; 25,1-4.12-17.19-26; 36): bởi vì khả năng sinh sản của đôi vợ chồng nhân loại là con đường mà lịch sử cứu độ diễn tiến. Dưới ánh sáng này, mối quan hệ phong nhiêu của đôi vợ chồng trở thành một hình ảnh để khám phá ra và diễn tả mầu nhiệm Thiên Chúa, nền tảng trong cái nhìn Kitô giáo về Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi, chiêm ngắm Thiên Chúa như là Cha, Con và Thánh Thần Tình Yêu. Thiên Chúa-Ba Ngôi là mầu nhiệm hiệp thông tình yêu, và gia đình là phản ảnh sống động của mầu nhiệm hiệp thông ấy. Những lời sau đây của thánh Gioan-Phaolô II soi sáng cho chúng ta: “Thiên Chúa trong mầu nhiệm thẳm sâu nhất của Ngài không đơn độc nhưng là một gia đình vì lẽ Thiên Chúa trong Ngài có Cha, có Con và có Yếu tính của gia đình, tức là Tình Yêu. Trong gia đình thần linh, tình yêu này chính là Chúa Thánh Thần”[6]. Như thế, gia đình không là điều gì xa lạ gì với chính yếu tính thần linh[7]. Khía cạnh tam vị này nơi cặp vợ chồng có một hình ảnh mới mẻ trong thần học của Phaolô khi thánh Tông đồ đặt gia đình trong tương quan với “mầu nhiệm” kết hợp giữa Chúa Kitô và Hội thánh (cf. Ep 5,21-33).

  4. Nhưng Đức Giêsu, khi nói về hôn nhân, còn gợi cho chúng ta một trang khác của sách Sáng Thế, chương 2, qua đó hé lộ cho thấy một chân dung tuyệt vời với những chi tiết rạng rỡ của cặp vợ chồng. Trong số đó chúng ta chỉ chọn hai chi tiết mà thôi. Chi tiết thứ nhất, đó là nỗi ưu tư của người đàn ông đi tìm cho mình “một trợ tá tương xứng” (St 2,18-20), khả dĩ lấp đầy được nỗi cô đơn bức bối mà sự gần gũi của các loài vật và mọi thụ tạo cũng không khỏa lấp được. Nguyên ngữ tiếng Hipri gợi lên một cuộc gặp gỡ trực tiếp, như là “mặt đối mặt” – mắt nhìn mắt – trong một cuộc đối thoại thinh lặng, bởi vì trong tình yêu sự thinh lặng thường diễn tả nhiều hơn lời nói. Đó là sự gặp gỡ một khuôn mặt, một “đối tác” phản chiếu tình yêu Thiên Chúa và là “thiện ích đệ nhất, là có được một trợ tá tương xứng, và trụ cột để tựa nương”, như một hiền triết trong Thánh Kinh đã nói (Hc 36,24). Hoặc như cô dâu trong sách Diễm ca đã thốt lên một lời tuyên xưng diệu kỳ về tình yêu và về ân huệ người ta trao ban cho nhau: “Người tôi yêu thuộc trọn về tôi và tôi thuộc trọn về chàng […] Tôi thuộc trọn về người tôi yêu, người tôi yêu thuộc trọn về tôi!” (Dc 2,16; 6,3).

  5. Từ cuộc gặp gỡ chữa lành được nỗi cô đơn này, phát sinh sự sống mới và gia đình. Và sau đây là chi tiết thứ hai mà chúng ta có thể ghi nhận: Ađam, vốn cũng là con người của mọi thời đại và của tất cả mọi vùng miền trên hành tinh này của chúng ta, cùng với vợ mình, khai sinh một gia đình mới, như Đức Giêsu đã nhắc lại bằng cách trích dẫn sách Sáng thế: “Người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt” (Mt 19,5; cf. St 2,24). Động từ “gắn bó”, trong nguyên ngữ Hipri, chỉ một sự hòa điệu sâu xa, một sự gắn bó cả về thể xác lẫn tâm hồn đến độ nó được dùng để diễn tả sự kết hiệp với Thiên Chúa: “Trót cả tâm tình, con cùng Ngài gắn bó” (Tv 63,9), như tác giả thánh vịnh vẫn hát. Sự kết hợp hôn nhân như vậy gợi lên không chỉ trong chiều kích tính dục và thân xác mà còn cả trong sự trao hiến tình yêu tự nguyện. Kết quả của sự kết hợp này là “trở thành một xương một thịt”, hoặc bằng việc hai thân xác gắn chặt với nhau, hoặc bằng sự kết hợp giữa hai con tim và đời sống và, có lẽ, nơi đứa con được sinh ra từ cả hai sẽ mang trong mình “cốt nhục” của cả cha lẫn mẹ, không chỉ về di truyền học mà cả về tâm linh nữa.

Đàn con của bạn như những cây ô-liu mơn mởn

  1. Chúng ta hãy trở lại với bài ca của tác giả thánh vịnh. Bài ca này cho thấy bên trong ngôi nhà có người chồng và người vợ đang ngồi tại bàn ăn, con cái quây quần bên họ như “những cây ô-liu mơn mởn” (Tv 128,3), tức là tràn đầy sinh lực. Nếu cha mẹ như là nền móng của ngôi nhà, thì con cái như là “những viên đá sống động” của gia đình (cf. 1 Pr 2,5). Thật ý nghĩa, trong Cựu Ước từ ngữ được sử dụng nhiều nhất sau tên gọi Thiên Chúa (YHWH, “Đức Chúa”) lại là từ “người con” (ben), một từ ngữ vốn có liên hệ đến động từ Hipri có nghĩa “xây dựng” (banah). Vì thế, trong thánh vịnh 127, ơn huệ con cái được tôn vinh bằng hình tượng hoặc như việc xây dựng một ngôi nhà, hoặc như đời sống xã hội và thương mại diễn ra tại các cổng thành: “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công […] Này con cái là hồng ân của Chúa, con mình sinh hạ là phần thưởng Chúa ban. Bầy con sinh ra thời son trẻ tựa nắm tên người dũng sĩ cầm tay. Hạnh phúc thay người nào đeo ống đầy loại tên như thế! Họ sẽ không nhục nhã khi phải đến cửa công tranh tụng với địch thù.” (Tv 127,1.3-5). Đã hẳn, những hình ảnh này phản ảnh nền văn hóa của một xã hội thời xa xưa, nhưng sự hiện diện của những đứa con, dẫu sao vẫn là một dấu chỉ của một gia đình sung mãn, tiếp nối liên tục của chính lịch sử cứu độ, từ đời này qua đời khác.

  2. Trong viễn tượng đó, giờ đây chúng ta có thể giới thiệu một chiều kích khác nữa của gia đình. Chúng ta biết rằng trong Tân Ước người ta nói về “Hội thánh hội họp tại nhà” (cf. 1 Cr 16,19; Rm 16,5; Cl 4,15; Plm 2). Một không gian sống động của gia đình có thể biến thành Hội thánh tại gia, một khung cảnh cho Bí tích Thánh Thể, có sự hiện diện của Chúa Kitô tại bàn ăn. Chúng ta không thể nào quên hình ảnh của sách Khải huyền, trong đó Chúa nói: “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (Kh 3,20). Như vậy, người ta đã phác họa một mái ấm gia đình, là nơi có sự hiện diện của Thiên Chúa, có kinh nguyện chung và, như thế, có phúc lành của Chúa. Đó chính là điều đã được khẳng định bởi thánh vịnh 128 mà chúng ta coi như nền tảng: “Đó chính là phúc lộc Chúa dành cho kẻ kính sợ Người. Xin Chúa từ Sion xuống cho bạn muôn vàn ơn phúc!” (Tv 128,4-5a).

  3. Thánh Kinh còn coi gia đình như là trường giáo lý của con cái. Điều đó được minh họa trong phần mô tả cử hành lễ Vượt qua (cf. Xh 12,26-27; Đnl 6,20-25), và sau đó đã được giải thích thêm trong các haggadah của người Do Thái, tức là trong trình thuật dưới hình thức mẫu đối thoại kèm theo nghi thức bữa ăn tưởng niệm biến cố Vượt qua. Ngoài ra, còn có một thánh vịnh đề cao việc loan báo đức tin trong gia đình: “Điều chúng tôi đã từng nghe biết do cha ông kể lại cho mình, chúng tôi chẳng giấu gì con cháu cả, sẽ tường thuật cho thế hệ mai sau: sự nghiệp lẫy lừng, quyền uy của Chúa, với những kì công Chúa đã làm. Người đã ban huấn lệnh cho nhà Gia-cóp, đặt ra lề luật cho Israel, dạy tổ tiên chúng tôi truyền lại cho con cháu các cụ được tường, hầu thế hệ tương lai kẻ hậu sinh cũng biết, rồi mai ngày đến lượt kể cho con cháu mình.” (Tv 78,3-6). Vì thế, gia đình là nơi cha mẹ trở thành những thầy dạy đầu tiên về đức tin cho con cái. Đó là một công trình “lưu truyền” từ người này sang người khác: “Vậy mai ngày con của ngươi có hỏi: ‘Điều đó nghĩa là gì?’ Thì ngươi sẽ nói với nó: ‘Đức Chúa đã dùng cánh tay mạnh mẽ của Người mà đưa chúng ta ra khỏi Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ’” (Xh 13,14). Như vậy, nhiều thế hệ khác nhau sẽ lên tiếng ca tụng Đức Chúa, “nào là nam thanh, nào là nữ tú, khắp mặt bô lão, khắp mặt nhi đồng” (Tv 148,12).

  4. Cha mẹ có trách nhiệm phải hoàn tất cách nghiêm túc sứ mạng giáo dục của mình, như lời dạy bảo thường xuyên của các bậc khôn ngoan trong Thánh Kinh (cf. Cn 3,11-12; 6,20-22; 13,1; 22,15; 23,13-14; 29,17). Phần con cái thì được mời gọi gẫm suy và thực hành giới răn: “Hãy thờ cha kính mẹ” (Xh 20,12), động từ “thờ kính” ở đây có liên quan đến việc hoàn tất những cam kết trong gia đình và xã hội cách đầy đủ, không được xao nhãng lấy cớ được miễn chuẩn tôn giáo (cf. Mc 7,11-13). Thực ra, “ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu (Hc 3,3-4).

  5. Tin mừng cũng nhắc nhở chúng ta rằng con cái không phải là một thứ tài sản của gia đình, nhưng trước mắt chúng có cuộc sống riêng của mình để sống. Nếu quả thực Đức Giêsu vẫn tỏ ra mẫu mực vâng phục cha mẹ trần thế của Người, khi tuân phục các ngài (cf. Lc 2,51), thì hẳn Người cũng cho thấy việc chọn lựa cách sống của người con và chính ơn gọi làm người kitô hữu có thể đòi hỏi phải có một khoảng độc lập nào đó với gia đình để thực hiện việc hiến dâng cho Nước Chúa (cf. Mt 10,34-37; Lc 9,59-62). Hơn nữa, chính Người lúc 12 tuổi đã trả lời cho Mẹ Maria và Thánh Giuse là Người còn có một sứ mạng quan trọng hơn để hoàn tất ngoài phạm vi gia đình trần thế của Người (cf. Lc 2,48-50). Bởi thế Người đề cao sự cần thiết phải có những mối dây liên kết sâu xa khác nữa cả trong những mối tương quan gia đình: “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 8,21). Đàng khác, khi quan tâm đến các trẻ nhỏ trong xã hội của vùng Cận đông cổ đại vốn vẫn coi chúng như những chủ thể chẳng có lấy một quyền lợi đặc biệt nào, thậm chí có khi còn bị coi như những đồ vật mà gia đình sở hữu, Đức Giêsu còn đi đến chỗ giới thiệu các em nhỏ cho người lớn như là những thầy dạy, vì tính đơn sơ tin tưởng và hồn nhiên của các em đối với những người khác: “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời” (Mt 18,3-4).

Một con đường đau khổ và đẫm máu

  1. Diễm tình ca được trình bày trong Thánh vịnh 128 không phủ nhận một thực tế đắng cay vốn ghi dấu trên toàn bộ Thánh Kinh. Đó là sự hiện diện của đau khổ, sự ác và bạo lực có sức phá vỡ đời sống gia đình và sự hiệp thông thân mật trong đời sống và tình yêu. Không phải là vô cớ mà diễn từ của Đức Kitô về hôn nhân (cf. Mt 19,3-9) lại được đưa vào cuộc tranh luận về li dị. Lời Chúa không ngừng chứng thực chiều kích tăm tối vốn đã được để lộ ra ngay từ thưở ban đầu, khi mà do tội lỗi, tương quan yêu thương và trong sáng giữa người nam và người nữ biến thành sự thống trị: “Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi” (St 3,16).

  2. Con đường đau khổ và đẫm máu trải dài qua nhiều trang Thánh Kinh. Khởi đầu từ sự kiện Cain sát hại em mình là Aben, đến các cuộc cãi vã giữa những người con và các bà vợ của Tổ phụ Abraham, Isaac và Giacop, và tiếp theo là những bi kịch đẫm máu của nhà Đavit, cho đến bao nhiêu khó khăn của gia đình gặp thấy trong câu chuyện của Tôbia hoặc lời thú nhận đắng cay của Giop khi bị bỏ rơi: “Anh em tôi, Người đẩy họ xa tôi. Người quen biết coi tôi như người dưng nước lã […] Hơi thở tôi khiến vợ tôi ghê tởm, mùi hôi thối xông ra làm cho anh em tôi gớm ghiếc.” (G 19,13.17).

  3. Chính Đức Giêsu được sinh ra trong một gia đình khiêm hạ, sớm đã phải trốn chạy sang một vùng đất xa lạ. Người ghé thăm nhà của Phêrô nơi bà mẹ vợ của ông đang nằm bệnh (cf. Mc 1,30-31); Người liên đới với nhà ông Giairô hay nhà của Ladarô trong biến cố đau buồn chết chóc (cf. Mc 5,22-24.35-43; Ga 11,1-44); Người nghe được tiếng kêu khóc tuyệt vọng của bà góa thành Nain trước cảnh đứa con bà đã chết (cf. Lc 7,11-15); Người chạnh lòng trước lời khẩn cầu của người cha có đứa con bị động kinh trong một ngôi làng nhỏ thôn quê (cf. Mc 9,17-27). Người gặp gỡ những người thu thuế như Mátthêu hay Dakêu trong nhà riêng của họ (Mt 9,9-13; Lc 19,1-10), và cả những người tội lỗi như người phụ nữ đã lẻn vào ngôi nhà của người biệt phái (cf. Lc 7,36-50). Người biết những lo âu và căng thẳng mà các gia đình phải chịu đựng, và Người đã đưa chúng vào trong các dụ ngôn của Người: từ những đứa con bỏ nhà cha mẹ đi hoang (cf. Lc 15,11-32) cho đến những đứa con khó khăn ương bướng (cf. Mt 21,28-31) hay làm mồi cho bạo lực (cf. Mc 12,1-9). Và Người cũng quan tâm đến tiệc cưới gặp lúng túng vì có nguy cơ bị thiếu rượu (cf. Ga 2,1-10) hay vì khách mời không tới dự tiệc (cf. Mt 22,1-10), Người còn biết cả đến nỗi lo của một gia đình nghèo lỡ đánh mất một đồng xu (cf. Lc 15,8-10).

  4. Lướt qua toàn cảnh như thế, chúng ta có thể thừa nhận rằng Lời Chúa không được mạc khải như một chuỗi luận đề trừu tượng, mà như một người bạn đồng hành an ủi ngay cả các gia đình đang gặp khủng hoảng hay đang trải qua đau khổ nào đó, và chỉ cho họ thấy đích đến của cuộc hành trình, khi mà Thiên Chúa “sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa” (Kh 21,4).

Công khó tay bạn làm ra

  1. Ở đầu Thánh vịnh 128, người cha xuất hiện như một người lao động, dùng lao động của đôi bàn tay mình mà bảo đảm cho gia đình có được những phúc lợi vật chất và được yên bình: “Công khó tay bạn làm, bạn được an hưởng, bạn quả là lắm phúc nhiều may” (Tv 128,2). Lao động là một phần thiết yếu làm nên phẩm giá của đời sống con người, điều đó được rút ra từ những trang sách đầu tiên của Thánh Kinh, khi đọc thấy rằng “con người đã được đặt vào trong vườn Êđen để cày cấy và canh giữ đất đai” (St 2,15). Đó là hình ảnh người lao động biến đổi được vật chất và khai thác được những sức mạnh của thiên nhiên, trong khi tạo ra “tấm bánh do công khó tay bạn làm” (Tv 127,2), và cũng qua đó con người tự làm cho mình triển nở.

  2. Lao động cũng đồng thời vừa giúp cho xã hội phát triển vừa nuôi sống gia đình, giúp gia đình được ổn định và phồn thịnh: “Ước chi trong suốt cả cuộc đời, bạn được thấy Giêrusalem phồn thịnh, được sống lâu bên đàn con cháu” (Tv 128,5-6). Sách Châm ngôn cũng trình bày công việc của người mẹ trong gia đình, công việc hằng ngày của bà được mô tả trong từng chi tiết, chồng con cũng nức lòng ca tụng (cf. Cn 31,10-31). Chính Tông đồ Phaolô cũng tỏ ra tự hào vì mình đã không trở thành gánh nặng cho người khác, bởi vì ngài đã lao động với đôi bàn tay của mình và như vậy tự bảo đảm được cho cuộc sống của mình (cf. Cv 18,3; 1 Cr 4,12; 9,12). Thánh Phaolô rất xác tín về sự cần thiết phải làm việc đến nỗi ngài đã đưa ra một qui luật gắt gao cho các cộng đoàn của ngài: “Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn” (2 Tx 3,10; cf. 1 Tx 4,11).

  3. Nói như thế, hẳn người ta hiểu được nỗi khổ đau về tình trạng thất nghiệp và việc làm bấp bênh, như được phản ảnh trong sách Rút và như điều Đức Giêsu đã gợi ra trong dụ ngôn những người vô công rỗi nghề vì không có công ăn việc làm nên ngồi không nơi các quảng trường (cf. Mt 20,1-16), hoặc như kinh nghiệm Người từng trải qua về những người nghèo túng và đói khát xung quanh Người. Đó là tình trạng bi đát của xã hội mà nhiều quốc gia đang phải đương đầu, và việc thiếu công ăn việc làm cũng gây tổn hại nhiều đến sự yên ổn của các gia đình

  4. Chúng ta cũng không thể quên sự suy thoái xã hội do tội lỗi đã gây ra, khi con người cư xử tàn bạo với thiên nhiên, như khi tàn phá thiên nhiên, sử dụng thiên nhiên cách ích kỉ và tàn nhẫn. Những hậu quả xuất hiện từ đó vừa là tình trạng sa mạc hóa trái đất (cf. St 3,17-19), vừa là tình trạng mất quân bình về mặt kinh tế và xã hội, đó là những tình trạng mà các tiên tri xưa đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, khởi đi từ Êlia (cf. 1 V 21) cho đến những lời của Đức Giêsu chống lại sự bất công (cf. Lc 12,13-21; 16,1-31).

Dịu dàng vòng tay ôm ấp

  1. Đức Kitô đã đề ra dấu hiệu phân biệt ai là môn đệ Người, đó là luật yêu thương và sự trao hiến chính mình cho người khác (cf. Mt 22,39; Ga 13,34), và Người đã thực hiện điều đó qua một nguyên tắc mà người cha và người mẹ thường thể hiện trong cuộc sống của mình: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hi sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13). Lòng thương xót và sự tha thứ cũng là hoa quả của tình thương. Về điều này, chúng ta có một ví dụ rất tiêu biểu, đó là sự kiện người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình được dẫn tới trước Đền thờ Giêrusalem, chị bị bao vây bởi những người tố cáo, nhưng sau đó khi còn lại một mình với Đức Giêsu, Người không kết án chị nhưng mời gọi chị đi về sống một cuộc sống xứng đáng hơn (cf. Ga 8,1-11).

  2. Trong viễn cảnh của tình yêu, là điều cốt yếu trong kinh nghiệm Kitô giáo về hôn nhân và gia đình, còn nổi lên một nhân đức khác mà thế giới của những tương quan cuồng nhiệt và hời hợt ngày nay không biết đến. Đó là sự dịu dàng. Chúng ta hãy tham chiếu Thánh vịnh 131, một thánh vịnh ngọt ngào và nồng nàn. Người ta cũng có thể nhận ra nơi các bản văn khác (cf. Xh 4,22; Is 49,15; Tv 27,10), sự kết hợp giữa người tín hữu và Đức Chúa của mình được diễn tả qua ngôn ngữ tình yêu phụ tử hay mẫu tử. Ở đây cho thấy sự mật thiết tinh tế và dịu dàng giữa mẹ và con, một bé thơ ngủ yên trong vòng tay mẹ sau khi đã được bú sữa no nê. Theo nghĩa của từ gamul trong tiếng Hipri, người ta nói đến một đứa trẻ đã dứt sữa đang nép mình vào lòng mẹ, trong vòng tay mẹ ẵm. Như thế, có một sự gần gũi có ý thức chứ không chỉ có tính sinh học. Bởi thế tác giả Thánh vịnh mới hát lên: “Hồn con, con vẫn trước sau, giữ cho thinh lặng, giữ sao thanh bình. Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ, trong con, hồn lặng lẽ an vui.” (Tv 131,2). Song song với Thánh vịnh 131, chúng ta còn có thể nói đến một diễn cảnh khác, trong đó tiên tri Hôsê đặt vào môi miệng Thiên Chúa như vào môi miệng người cha những lời đầy cảm xúc này: “Khi Israel còn là đứa trẻ, Ta đã yêu thương nó […]. Ta đã tập đi cho nó, đã đỡ cánh tay nó […]. Ta lấy dây nhân nghĩa, lấy mối ân tình mà lôi kéo nó. Ta xử với nó như người nựng trẻ thơ, nâng lên áp vào má; Ta cúi xuống gần nó mà đút cho nó ăn” (Hs 11,1.3-4).

  3. Với cái nhìn này của đức tin và tình yêu, của ân sủng và dấn thân, của gia đình nhân loại và Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi, chúng ta chiêm ngắm mẫu gia đình mà Lời Chúa kí thác vào đôi tay của người đàn ông, của người đàn bà và của con cái để hình thành nên sự hiệp thông giữa các ngôi vị, là hình ảnh của sự hợp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Rồi đến việc sinh sản và giáo dục con cái, đó lại là phản ánh công trình tạo dựng của Chúa Cha. Gia đình được mời gọi cùng nhau cầu nguyện hằng ngày, đọc Lời Chúa và hiệp thông trong Thánh Thể để làm cho tình yêu ngày một lớn lên và luôn hoán cải để xứng đáng là đền thờ của Chúa Thánh Thần.

  4. Trước mỗi gia đình, hình ảnh gia đình thánh Nadaret vẫn xuất hiện, với những nỗi vất vả thường ngày thậm chí với cả những cơn ác mộng, như khi thánh gia phải chịu đựng hành vi bạo lực phi lí của vua Hêrôđê, đó cũng là kinh nghiệm bi thương mà ngày nay vẫn tiếp tục tái diễn trong nhiều gia đình tị nạn bị bỏ rơi không được bảo vệ. Như các nhà đạo sĩ xưa, các gia đình cũng được mời đến chiêm ngắm Hài Nhi và Đức Mẹ, để bái lạy và tôn thờ Người (cf. Mt 2,11). Như Mẹ Maria, các gia đình được khuyên nhủ đối diện với những thách đố của gia đình mình, cả khi buồn lẫn khi vui, một cách can đảm và thanh thản, và cũng để gìn giữ và suy niệm trong lòng những điều kì diệu Chúa đã làm (cf. Lc 2,19.51). Trong kho tàng trái tim của Mẹ Maria, cũng chất chứa tất cả mọi biến cố của từng gia đình chúng ta, những biến cố mà Mẹ vẫn ân cần gìn giữ. Bởi thế Mẹ có thể giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của những biến cố đó để nhận ra được thông điệp Thiên Chúa ngay trong lịch sử của gia đình mình.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG THÁCH ĐỐ CỦA GIA ĐÌNH

  1. Thiện ích của gia đình là điều có tính quyết định đối với tương lai của thế giới và Hội thánh. Đã có rất nhiều phân tích về hôn nhân và gia đình, về những khó khăn và thách đố đối với gia đình hiện nay. Chúng ta nên tập chú vào thực tế cụ thể, vì “những đòi hỏi và những lời mời gọi của Thần Khí cũng vang lên ngay trong những biến cố lịch sử”, qua đó “Hội thánh có thể được dẫn đến chỗ hiểu biết thâm sâu hơn đối với mầu nhiệm khôn dò về hôn nhân và gia đình”[8]. Ở đây, tôi không có tham vọng trình bày toàn bộ những gì có thể nói về những đề tài khác nhau liên quan đến gia đình trong bối cảnh hiện thời. Nhưng, vì các Nghị phụ Thượng Hội đồng đã đưa ra một cái nhìn thực tế về các gia đình trên toàn thế giới, nên tôi thấy thật là phù hợp để thâu thập lại đôi điều trong những đóng góp mục vụ của các ngài, thêm vào đó những bận tâm khác từ chính cái nhìn của tôi.

Thực trạng của gia đình

  1. “Trung thành với giáo huấn của Đức Kitô, chúng ta hãy nhìn vào thực tế của gia đình hiện nay trong toàn cảnh phức tạp, với ánh sáng và bóng tối của nó. […] Những thay đổi về nhân học và văn hóa ngày nay đang tác động lên mọi khía cạnh của đời sống và đòi phải có một lối tiếp cận có tính phân tích và đa dạng”[9]. Trong bối cảnh cách đây vài thập niên, các Giám mục Tây Ban Nha đã nhận ra một thực tế là trong các gia đình đã có được sự tự do nhiều hơn, “bằng sự phân công hợp tình hợp lí hơn các gánh nặng, trách nhiệm và công việc. […] Khi càng đề cao sự thông giao nhân vị giữa vợ chồng, người ta càng góp phần làm cho toàn thể cuộc sống chung trong gia đình có tính nhân văn hơn. […] Cả xã hội ngày nay trong đó chúng ta đang sống, cũng như xã hội mà chúng ta đang hướng đến đều không cho phép tiếp tục tồn tại những hình thức và mẫu mực gia đình như trong quá khứ mà thiếu sự phân biệt”[10]. Nhưng “chúng tôi ý thức xu hướng chính của những thay đổi về nhân học và văn hóa đó đang dẫn các cá nhân đến chỗ ngày càng ít được hỗ trợ hơn so với quá khứ từ các cấu trúc xã hội, trong đời sống tình cảm và gia đình của họ”[11].

  2. Đàng khác, “cũng cần phải xét đến nguy cơ ngày càng tăng về một thứ khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa cực đoan làm biến chất các mối liên kết gia đình và kết cục coi mỗi thành viên gia đình như một ốc đảo cô lập, đôi khi còn nổi lên tư tưởng cho rằng con người tạo nên chính mình bởi các ước muốn riêng tư vốn được xem như tuyệt đối[12]. “Những căng thẳng xâm nhập từ một thứ văn hóa mang đậm tính cá nhân chủ nghĩa coi trọng chiếm hữu và hưởng thụ, làm nảy sinh trong lòng các gia đình những hành xử thiếu kiên nhẫn và hung hăng”[13]. Tôi muốn kể thêm vào đó cả nhịp sống gấp rút hiện nay, những áp lực, cơ cấu tổ chức xã hội và làm việc, vì đó cũng là những nhân tố văn hóa gây nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng có được những chọn lựa lâu dài. Đồng thời, chúng ta cũng thấy mình đang đối diện với những hiện tượng hàm hồ. Chẳng hạn, người ta đề cao tư tưởng về một thứ nhân vị tôn vinh tính chân thực đối lại với cung cách xử sự rập khuôn. Đó là một giá trị có thể phát huy những tài năng và tính bộc phát tự nhiên; nhưng nếu định hướng sai lạc, nó có thể tạo ra những thái độ ngờ vực thường xuyên, tránh né dấn thân, khép mình trong tháp ngà tiện nghi và kiêu căng. Sự tự do chọn lựa giúp ta tự hoạch định đời sống của mình và phát triển bản thân mình tốt nhất, nhưng nếu không có những mục tiêu cao thượng và kỉ luật cá nhân, tự do đó sẽ khiến người ta ngày càng mất dần đi khả năng quảng đại tự hiến chính mình cho tha nhân. Thực tế tại nhiều nước, nơi mà con số các cặp kết hôn đang giảm, thì ngày càng có nhiều người chọn sống độc thân, hay chung chạ như vợ chồng mà không sống chung một nhà. Chúng ta cũng có thể nêu lên một ý thức đáng khen ngày nay về đức công bằng; nhưng nếu hiểu không đúng, điều này sẽ biến các công dân thành những khách hàng chỉ quan tâm mỗi việc cung ứng các dịch vụ cho mình mà thôi.

  3. Nếu những nhân tố nguy hiểm này ảnh hưởng đến quan niệm về gia đình, thì gia đình có thể biến thành một trạm quá cảnh, nơi người ta chỉ chạy đến nương nhờ khi cần, hoặc nơi người ta đến để đòi hỏi những quyền lợi, còn các quan hệ thì phó mặc cho những thay đổi thất thường của những ước muốn riêng và hoàn cảnh. Thực ra, ngày nay người ta dễ lẫn lộn giữa sự tự do đích thực và tư tưởng cho là mỗi người có thể phán quyết thế nào tùy ý, như thể ngoài cá nhân chẳng còn đâu là chân lý, giá trị và nguyên tắc định hướng cuộc đời, người ta xem như thể mọi thứ đều như nhau, và mọi sự đều phải được phép. Trong bối cảnh đó, lí tưởng hôn nhân, vốn là một sự dấn thân trọn vẹn và bền vững suốt đời, rốt cuộc sẽ bị tiêu tan bởi những sở thích tùy hứng hoặc bởi những thói thất thường dựa trên cảm tính. Người ta sợ sự cô đơn, người ta ước muốn được sống trong một môi trường được che chở và chung thủy, nhưng đồng thời càng ngày người ta càng sợ bị vướng nhiều hơn vào mối quan hệ có thể cản trở việc thực hiện những khát vọng cá nhân của mình.

  4. Là Kitô hữu, chúng ta không thể chối bỏ lí tưởng hôn nhân, chỉ vì lí do không muốn đi ngược dòng cảm thức của con người ngày nay, vì muốn hợp thời, hoặc vì mặc cảm tự ti trước tình trạng suy thoái về đạo đức và nhân bản. Như thế chúng ta sẽ làm cho thế giới thiếu mất đi những giá trị mà chúng ta có thể và phải góp phần. Hẳn là, chẳng có ý nghĩa gì khi cứ ngồi một chỗ mà chỉ trích những điều xấu xa của thời đại, như thể làm vậy chúng ta có thể thay đổi được điều gì. Cũng chẳng ích gì khi cố dùng quyền bính áp đặt luật lệ lên người khác. Điều chúng ta cần là một nỗ lực với sự quảng đại và trách nhiệm nhiều hơn để trình bày các lí do và các động cơ cho việc chọn lựa hôn nhân và gia đình, và bằng cách này giúp người ta sẵn sàng đáp trả hơn nữa ân sủng mà Thiên Chúa ban cho họ.

  5. Đồng thời chúng ta cũng phải khiêm tốn và thực tế nhìn nhận rằng, đôi khi cách chúng ta trình bày niềm tin Kitô giáo của mình, và cách chúng ta cư xử với người khác đã góp phần tạo ra tình trạng mà chúng ta đang than vãn như ngày nay, bởi thế chúng ta cần phải tự phê bình một cách thích đáng. Đàng khác, chúng ta thường trình bày hôn nhân theo cách nào đó khiến cho mục đích kết hợp của hôn nhân, lời mời gọi triển nở trong tình yêu và lí tưởng tương trợ lẫn nhau bị lu mờ đi, trong khi quá nhấn mạnh về bổn phận sinh sản như thể đó là mục đích duy nhất. Chúng ta cũng đã không đồng hành tốt với các cặp vợ chồng mới cưới trong những năm đầu hôn nhân của họ, không có những đề xuất thích hợp với giờ giấc của họ, với ngôn ngữ của họ, với những ưu tư cụ thể nhất của họ. Nhiều khi chúng ta cũng đã trình bày một thứ lí tưởng thần học hôn nhân quá trừu tượng, được xây dựng hầu như nhân tạo, xa rời hoàn cảnh cụ thể và các khả năng thực tiễn của các gia đình. Việc lí tưởng hóa quá mức như vậy, nhất là khi chúng ta không đánh thức đủ niềm tín thác vào ơn Chúa, đã không giúp làm cho hôn nhân trở thành hấp dẫn hơn và đáng khao khát hơn, mà hoàn toàn đi ngược lại.

  6. Từ khá lâu rồi, chúng ta vẫn cứ tin rằng chỉ cần nhấn mạnh những vấn đề đạo lí, đạo đức sinh học và luân lí, mà không cần khuyến khích người ta mở lòng ra với ân sủng, cũng là điều đã nâng đỡ các gia đình, củng cố mối dây liên kết vợ chồng và mang lại cho cuộc sống chung của họ một ý nghĩa. Chúng ta đã gặp khó khăn khi trình bày hôn nhân như một hành trình năng động của phát triển và thực hiện hơn là một gánh nặng phải chịu đựng suốt cả cuộc đời. Chúng ta cũng cảm thấy khó khăn khi muốn dành chỗ cho lương tâm của các tín hữu, là những người rất thường đáp lại lời mời gọi của Tin mừng cách tốt nhất ngay giữa những giới hạn của họ, và họ cũng có khả năng phân định cá nhân tốt trước những tình huống khi mọi kế hoạch bị đổ vỡ. Chúng ta được mời gọi để đào tạo các lương tâm chứ không thay thế các lương tâm.

  7. Chúng ta phải biết ơn vì phần lớn người ta vẫn còn quí trọng giá trị các mối tương quan gia đình với ước mong những giá trị này sẽ kéo dài mãi và được ghi dấu bằng sự kính trọng lẫn nhau. Bởi thế, người ta cảm kích việc Hội thánh đồng hành và hỗ trợ người ta trong các vấn đề liên quan đến việc làm triển nở tình yêu, việc khắc phục những xung đột hay việc giáo dục con cái. Nhiều người quí trọng sức mạnh của ân sủng mà họ đã cảm nhận nơi Bí tích Giao Hòa và Thánh Thể, ân sủng này giúp họ vượt qua được những thách đố trong đời sống hôn nhân và gia đình. Tại một số nước, đặc biệt nơi nhiều vùng của Châu Phi, chủ nghĩa thế tục vẫn không làm suy yếu được một số giá trị truyền thống, và các cuộc hôn nhân vẫn tạo nên một liên kết vững chắc giữa hai đại gia đình thông gia, trong đó người ta vẫn còn giữ được một cơ cấu khá rõ ràng nhằm giải quyết những tranh chấp và những khó khăn. Trong thế giới hiện nay, chúng ta cũng cảm kích chứng tá của các đôi hôn phối không những kiên trì theo thời gian mà còn vẫn tiếp tục sống dự phóng chung và bảo toàn được tình yêu của họ. Điều đó mở ra một hướng mục vụ tích cực, ân cần, có thể từng bước giúp các đôi bạn đào sâu hơn những đòi hỏi của Tin mừng. Thế nhưng, chúng ta rất thường ở trong tư thế tự vệ, và phung phí năng lượng mục vụ cho việc lên án một thế giới suy đồi, mà ít có khả năng đề ra cho người ta những con đường mang lại hạnh phúc. Nhiều người cảm thấy rằng sứ điệp của Hội thánh về hôn nhân và gia đình không phản chiếu rõ ràng lời rao giảng và thái độ của Đức Giêsu, Người đồng thời vừa đề xuất một lí tưởng rất đòi hỏi vừa không bao giờ từ chối gần gũi và cảm thương với những con người yếu đuối, như người phụ nữ xứ Samaria hay người phụ nữ ngoại tình.

  8. Điều đó không có nghĩa là không còn nhận ra sự suy đồi văn hóa không cổ võ tình yêu và sự hiến dâng nữa. Những ý kiến tham khảo trước hai Thượng Hội đồng gần đây cho thấy rất nhiều triệu chứng khác nhau của một thứ “văn hóa tạm bợ”. Tôi nghĩ đến, chẳng hạn, lối sống tốc độ trong đó người ta thay đổi từ quan hệ tình cảm này sang quan hệ tình cảm khác. Người ta tưởng rằng tình yêu, cũng giống như các mạng xã hội, có thể kết nối hay ngưng kết nối tùy theo sở thích của người tiêu dùng và cũng có thể nhanh chóng “bị chặn”. Tôi cũng nghĩ tới nỗi sợ mà người ta cảm thấy bởi viễn cảnh của một sự dấn thân vĩnh viễn khơi lên, nghĩ tới nỗi sợ không còn thời gian tự do, nghĩ tới những mối tương quan tính toán thiệt hơn, người ta băn khoăn liệu chúng có bù đắp được sự cô đơn, có được một sự bao bọc chở che, hay được phục vụ thế nào đó hay không. Người ta chuyển đổi cách sống các quan hệ tình cảm giữa con người thành thái độ sống như khi ứng xử với các đồ vật và môi trường, đó là xem mọi sự đều có thể vứt bỏ, mỗi người dùng xong rồi bỏ, mua và hủy, khai thác và vắt kiệt. Rồi thì chia tay! Chứng tự yêu mình thái quá khiến người ta không còn khả năng nhìn thấy được gì ngoài bản thân mình, ngoài những khao khát và những nhu cầu của mình. Nhưng ai sử dụng người khác như các đồ vật, thì sớm hay muộn, sẽ bị người khác sử dụng, bị thao túng và bỏ rơi như thế. Một điều đáng lưu ý là hôn nhân đổ vỡ thường xảy ra nơi những người lớn tuổi mà thích tìm một lối sống “độc lập và từ chối lí tưởng chung sống với nhau cho đến tuổi già, để chăm sóc và nâng đỡ nhau.

  9. “Có thể có nguy cơ đơn giản hóa vấn đề cách cực đoan, nhưng chúng ta có thể nói là mình hiện đang sống trong một nền văn hóa khuyến khích người trẻ không lập gia đình, bởi vì họ thiếu những triển vọng cho tương lai. Nhưng cũng chính nền văn hóa đó đang cung cấp cho những người khác quá nhiều sự chọn lựa đến nỗi họ cũng ngần ngại tạo lập gia đình”[14]. Trong một số nước, nhiều người trẻ “thường ở trong hoàn cảnh phải hoãn kết hôn vì vấn đề kinh tế, vì công ăn việc làm hay vì học hành. Đôi khi cũng vì những lí do khác như ảnh hưởng của những ý thức hệ xem thường hôn nhân và gia đình, hoặc do muốn tránh kinh nghiệm thất bại của những đôi hôn nhân đi trước, hoặc do sợ hãi điều gì đó mà họ coi là quá vĩ đại và thánh thiêng, hoặc vì những cơ hội xã hội và những mối lợi kinh tế đi kèm theo cuộc sống chung thuần túy, hoặc do một quan niệm về tình yêu thuần túy dựa trên cảm xúc và lãng mạn, hoặc do sợ mất sự tự do và độc lập của mình, hoặc do việc người ta dị ứng với những gì có tính định chế và thủ tục hành chính”[15]. Chúng ta cần tìm cho ra những ngôn ngữ, những lí lẽ và những chứng từ thích hợp để có thể giúp ta chạm tới nơi thâm sâu nhất của trái tim những người trẻ, nơi họ là những người vốn có khả năng nhất sống để quảng đại, dấn thân, yêu thương và thậm chí sống anh hùng, nhằm mời gọi họ đón nhận những thách đố của đời sống hôn nhân với nhiệt tâm và can đảm.

  10. Các Nghị phụ Thượng Hội đồng đã nói tới “những khuynh hướng văn hóa hiện nay có vẻ như không áp đặt một giới hạn nào cho vấn đề tình cảm của con người […] một thứ tình cảm quy ngã, bất ổn và thay đổi thất thường, vốn không luôn giúp người ta đạt tới sự trưởng thành chín chắn hơn”. Các Nghị phụ cũng bày tỏ bận tâm về “sự tràn lan những hình ảnh khiêu dâm và thương mại hóa thân xác, được thúc đẩy bởi việc lạm dụng các mạng toàn cầu” và “về hoàn cảnh của những người bị buộc phải bước vào con đường mãi dâm”. Trong bối cảnh đó, “các đôi vợ chồng đôi khi không quyết đoán, lưỡng lự và phải vất vả tìm kiếm những cách thế để lớn lên. Nhiều người có xu hướng dừng lại ở những giai đoạn ban đầu của đời sống tình cảm và tính dục. Khủng hoảng trong quan hệ lứa đôi khiến gia đình bất ổn và qua việc li thân và li đị có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho người lớn, trẻ em và toàn xã hội, làm suy yếu các cá nhân và các mối liên kết xã hội”[16]. Những khủng hoảng đời sống hôn nhân, thường được người ta đương đầu “cách quá vội vàng và không đủ can đam để kiên nhẫn, thẩm định, tha thứ cho nhau, làm hòa lại với nhau và cũng để hi sinh cho nhau. Như thế những thất bại sẽ lại làm nảy sinh những quan hệ mới, những đôi bạn mới, các kết hợp và hôn nhân dân sự mới, tạo nên những hoàn cảnh gia đình phức tạp và bất ổn đối với chọn lựa đời sống đức tin”[17].

  11. “Sự suy giảm dân số phát sinh do não trạng không muốn sinh con và được khuyến khích bởi những chính sách toàn cầu về sức khỏe sinh sản, tạo ra không chỉ một tình trạng trong đó sự kế tục các thế hệ không còn được bảo đảm, mà theo thời gian còn có nguy cơ sẽ dẫn đến tình trạng nghèo nàn đi về kinh tế và mất hi vọng vào tương lai. Sự phát triển công nghệ sinh học cũng có một tác động rất lớn trên tỉ lệ sinh sản”[18]. Thêm vào đó còn có thể kể thêm những nhân tố khác như “công nghiệp hóa, cuộc cách mạng tình dục, lo sợ lạm phát dân số, những vấn đề kinh tế, […]. Xã hội tiêu thụ cũng có thể ngăn cản người ta có con, chỉ vì muốn duy trì tự do và lối sống riêng của mình”[19]. Đã đành là với lương tâm ngay thẳng của mình, các cặp vợ chồng, vốn rất quảng đại trong việc truyền sinh, nên có thể hướng họ đến quyết định hạn chế số con vì những lí do đủ hệ trọng, mà luôn luôn “vì lòng yêu mến phẩm giá lương tâm này, Hội thánh hết sức phản bác những can thiệp có tính áp đặt của Nhà nước buộc người ta phải ngừa thai, triệt sản hoặc ngay cả phải phá thai”[20]. Những biện pháp như thế không thể nào chấp nhận được ngay cả trong những nơi có tỉ lệ sinh sản cao, nhưng phải ghi nhận rằng ngay cả tại những nước có tỉ lệ sinh sản rất thấp, các chính trị gia cũng hô hào những biện pháp này. Như các Giám mục Hàn Quốc đã nói, đó là “hành động tự mâu thuẫn, và chối bỏ bổn phận của mình”[21].

  12. Tình trạng đức tin và thực hành tôn giáo suy yếu trong một số xã hội đã ảnh hưởng đến các gia đình rất nhiều và càng đẩy các gia đình lâm vào tình trạng phải chơ vơ chống chọi với những khó khăn của mình. Các Nghị phụ đã khẳng định rằng “cái nghèo lớn nhất trong số những cái nghèo của nền văn hóa hiện nay là sự cô đơn, kết quả của tình trạng vắng bóng Thiên Chúa trong đời sống con người và tình trạng mong manh của những mối quan hệ. Người ta cũng có một cảm giác chung về sự bất lực khi đối diện với thực trạng kinh tế – xã hội, rốt cuộc thường đè bẹp các gia đình. […] Các gia đình thường cảm thấy như mình bị bỏ rơi vì thái độ thờ ơ và không mấy quan tâm của các cơ chế. Các hậu quả tiêu cực về mặt tổ chức xã hội thật là rõ ràng: từ khủng hoảng dân số đến những khó khăn trong giáo dục, từ thái độ ngần ngại không sẵn sàng đón nhận con cái được sinh ra đến xu hướng xem người già như một gánh nặng, cho đến tình trạng gia tăng những cảm xúc bất ổn, đôi khi dẫn đến bạo lực. Nhà nước có trách nhiệm tạo ra các điều kiện mang tính pháp lí và tạo ra công ăn việc làm nhằm có thể bảo đảm cho tương lai của giới trẻ và giúp họ thực hiện dự phóng xây dựng gia đình của họ”[22].

  13. Tình trạng thiếu nhà ở xứng hợp và thỏa đáng cũng thường dẫn người ta đến chỗ trì hoãn thiết lập một mối quan hệ chính thức. Cần nhớ rằng “gia đình có quyền có một chỗ ở xứng đáng, phù hợp với đời sống gia đình và đủ chỗ cho các thành viên, trong một môi trường bảo đảm có những dịch vụ căn bản cần thiết cho cuộc sống gia đình và cộng đồng”[23]. Gia đình và nhà ở là hai điều luôn đi đôi với nhau. Điều này cho thấy cần phải nhấn mạnh đến các quyền của gia đình chứ không chỉ của các cá nhân mà thôi. Gia đình là một thiện ích xã hội mà không thể làm ngơ, nhưng cần phải được bảo vệ[24]. Bảo vệ các quyền này là “một lời mời gọi mang tính ngôn sứ có lợi cho định chế gia đình, vốn cần được tôn trọng và bảo vệ khỏi tất cả gì làm phương hại đến nó”[25], đặc biệt là trong bối cảnh ngày nay khi mà hôn nhân gia đình không được quan tâm bao nhiêu trong các kế hoạch chính sách.Gia đình, giữa bao quyền khác, “có quyền được kì vọng một chính sách gia đình thỏa đáng từ phía các nhà cầm quyền trong các lãnh vực tư pháp, kinh tế, xã hội và tài chánh”[26]. Đôi khi, các gia đình rơi vào tình cảnh khốn cùng bi đát khi, một người thân gặp phải bệnh tật, thiếu dịch vụ chăm sóc y tế thích đáng, hay khi thất nghiệp trong một thời gian dài mà không có một việc làm xứng hợp. “Những khó khăn kinh tế không cho phép các gia đình tiếp cận với giáo dục, với đời sống văn hóa và với đời sống xã hội năng động. Hệ thống kinh tế hiện nay tạo ra nhiều hình thái loại trừ xã hội khác nhau. Các gia đình đặc biệt phải hứng chịu những vấn đề liên hệ đến công ăn việc làm. Người trẻ ít có khả năng tìm được việc làm và việc cung ứng lao động thì lại rất chọn lọc và bấp bênh. Ngày làm việc thì kéo dài và thường còn phải mất nhiều thời gian để đi lại. Điều này gây khó khăn cho việc các thành viên gia đình được gặp gỡ nhau và cha mẹ gặp gỡ con cái, để rồi nhờ đó những mối quan hệ hằng ngày giữa họ được vun đắp”[27].

  14. “Nhiều trẻ em sinh ra ngoài hôn nhân, đặc biệt trong một số quốc gia, rồi những em này lớn lên chỉ với cha hoặc với mẹ hay trong một bối cảnh gia đình hỗn hợp rộng lớn hoặc được chắp vá. […] Một thực tế xấu xa và suy đồi nhất trong xã hội hiện nay, đó là tình trạng khai thác tình dục trẻ em. Ngay trong các xã hội đã trải qua bạo lực vì chiến tranh, khủng bố hay tình trạng tội ác có tổ chức, còn thấy rõ những hoàn cảnh gia đình băng hoại, nhất là trong những thành phố lớn và những khu ngoại ô, hiện tượng trẻ em đường phố ngày càng gia tăng”[28]. Sự lạm dụng tình dục trẻ em còn gây tai tiếng hơn khi nó lại xảy ra ngay tại nơi mà các em phải được bảo vệ, đặc biệt trong gia đình, nơi trường học và trong các cộng đồng và tổ chức Kitô giáo[29].

  15. “Những cuộc di dân còn cho thấy một dấu chỉ khác nữa của thời đại mà người ta phải đối mặt và tìm hiểu, với tất cả hệ quả nặng nề của nó trên đời sống gia đình”[30]. Thượng Hội đồng Giám mục vừa qua đã lưu ý tầm quan trọng rất lớn của vấn nạn này, khi ghi nhận rằng “bằng nhiều cách, hiện tượng di dân ảnh hưởng đến toàn bộ cư dân ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Hội thánh vẫn đóng một vai trò hàng đầu trong lãnh vực này. Ngày nay, hơn bao giờ hết, do tính cấp bách, cần phải duy trì và phát triển chứng tá Tin mừng này […]. Tính di động của con người, như ta thấy trong trào lưu di chuyển tự nhiên của các dân tộc trong lịch sử, có thể tỏ lộ một sự phong phú đích thực, cho cả các gia đình di dân lẫn những đất nước đón nhận họ. Đàng khác đó là việc các gia đình bị bắt buộc phải di cư, do hoàn cảnh chiến tranh, bách hại, nghèo đói, bất công, vốn gắn liền với những thăng trầm của một cuộc hành trình thường gây nguy hiểm đến tính mạng, thương tổn tinh thần con người và mất ổn định gia đình. Trong việc đồng hành với người di dân đòi hỏi phải có một mục vụ chuyên biệt dành riêng cho các gia đình di dân và cho cả những thành viên của gia đình đang còn ở lại nơi nguyên quán của họ. Việc này phải được thực hiện trong sự tôn trọng nền văn hóa của họ, tôn trọng việc huấn luyện đức tin và nhân bản nơi họ xuất thân, tôn trọng gia sản tâm linh phong phú của các nghi lễ và truyền thống của họ, cũng như nhờ đến một chăm sóc mục vụ đặc biệt. […] Cách riêng, di cư là một thảm kịch và là sự tàn phá đối với các gia đình và các cá nhân khi nó diễn ra ngoài vòng pháp luật và khi được bảo trợ bởi các mạng lưới buôn người quốc tế. Cũng là thảm kịch, có thể nói như thế, khi tình hình liên can đến các phụ nữ và trẻ em bơ vơ, bị buộc phải lưu ngụ lâu ngày trong những nơi tạm trú, trong các trại tị nạn, nơi mà người ta không thể bắt đầu một tiến trình hội nhập. Tình trạng nghèo đói cùng cực và những hoàn cảnh gia đình li tán đôi khi còn dẫn họ đến chỗ bán con mình cho tổ chức mãi dâm hay cho con buôn các cơ phận người ta”[31]. “Những cuộc bách hại các Kitô hữu, cũng như các nhóm sắc tộc và tôn giáo thiểu số ở nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt ở Trung Đông, là một thử thách rất lớn, không chỉ cho Hội thánh, mà còn cho toàn thể cộng đồng quốc tế. Cần phải khích lệ mọi nỗ lực để các gia đình và các cộng đoàn Kitô hữu có thể được ở lại trên những vùng đất nguyên quán của mình”[32].

  16. Các Nghị phụ cũng quan tâm cách đặc biệt “đến các gia đình của những người khuyết tật, nảy sinh một thách đố sâu sắc và bất ngờ, có thể làm đảo lộn sự quân bình, các ước mong và những kì vọng […]. Thật đáng khâm phục những gia đình sẵn sàng yêu thương đón nhận thử thách cam go của một đứa con tật nguyền. Các gia đình này cống hiến cho Hội thánh và xã hội một chứng từ rất quí giá về lòng trung tín đối với hồng ân sự sống. Gia đình, cùng với cộng đoàn Kitô hữu, sẽ có thể khám phá được những hành động và ngôn ngữ mới, những hình thức mới để thông cảm và liên đới trong hành trình đón nhận và chăm sóc mầu nhiệm sự sống mong manh của con người. Những người khuyết tật là một quà tặng cho gia đình và là một cơ hội để lớn lên trong tình yêu, trong sự hiệp nhất và giúp đỡ lẫn nhau […]. Trong cái nhìn của đức tin, gia đình nào đón nhận sự hiện diện của những người khuyết tật sẽ có thể nhận ra và bảo đảm phẩm chất và giá trị của mọi sự sống, với những nhu cầu, những quyền và cơ hội của họ. Gia đình đó sẽ thúc đẩy phục vụ và chăm sóc, cũng như khích lệ sự gần gũi đầy yêu thương trong mọi giai đoạn cuộc sống của họ”[33]. Tôi muốn nhấn mạnh rằng sự quan tâm mà người ta dành cho những người di dân cũng như những người có hoàn cảnh đặc biệt đó là một dấu chỉ của Thần Khí. Thật vậy, cả hai hoàn cảnh đều có tính điển hình: chúng đặc biệt cho thấy rõ cách thức mà ngày nay người ta sống biểu lộ lòng thương xót qua việc đón nhận người khác và giúp những người yếu ớt hòa nhập vào các cộng đoàn.

  17. “Phần lớn các gia đình đều có lòng tôn kính những người cao tuổi, yêu mến quây quần quanh các ngài và xem các cụ như một ân phúc. Phải đặc biệt tuyên dương các hiệp hội và các phong trào gia đình vì những hoạt động hỗ trợ những người cao tuổi, cả về mặt tâm linh lẫn xã hội […]. Trong những xã hội công nghiệp hóa cao, nơi mà con số những người cao tuổi có chiều hướng gia tăng trong khi số sinh sụt giảm, thì những người này có nguy cơ bị coi như một gánh nặng. Đàng khác, những chăm sóc mà các cụ rất cần lại thường tạo nên một thử thách cam go cho những người thân của họ”[34]. “Ngày nay người ta càng có khuynh hướng đẩy lùi bằng mọi cách thời điểm của cái chết bao nhiêu thì càng phải trân trọng giai đoạn cuối đời bấy nhiêu. Tình trạng yếu ớt và phải lệ thuộc của các cụ đôi khi còn bị khai thác một cách bất công để chỉ nhắm tới lợi ích kinh tế. Nhiều gia đình cho chúng ta thấy rằng có thể đối diện với những giai đoạn cuối đời bằng cách đề cao ý nghĩa của việc hoàn tất và tham dự của toàn thể đời người vào mầu nhiệm vượt qua. Một số lớn các cụ lớn tuổi được đón nhận vào trong các cơ sở của Hội thánh, ở đó, các cụ có thể sống trong một bầu khí bình yên và thân thiện, cả về vật chất lẫn tinh thần. Cái chết êm dịu (hay an tử) và trợ tử là mối đe dọa nghiêm trọng cho các gia đình trên toàn thế giới. Những thực hành ấy đã được hợp pháp tại nhiều quốc gia. Trong khi kiên quyết chống lại những thực hành ấy, Hội thánh cảm thấy mình có bổn phận phải giúp đỡ các gia đình đang chăm sóc cho các thành viên cao tuổi và bệnh tật của mình”[35].

  18. Tôi muốn nhấn mạnh đến hoàn cảnh các gia đình đang bị chìm ngập trong sự khốn khổ, thiệt thòi về mọi mặt, họ sống trong những điều kiện rất hạn hẹp tơi tả đến đau lòng. Nếu như ai cũng có những khó khăn, thì những khó khăn đó trở thành khắc nghiệt hơn trong một gia đình nghèo cơ cực[36]. Ví dụ như, nếu một phụ nữ phải nuôi con một mình, vì li thân hoặc vì những lí do khác, và chị phải đi làm mà không thể giao con mình cho một ai khác, đứa trẻ sẽ lớn lên trong tình trạng bị bỏ rơi, phó mặc cho mọi loại nguy cơ, và sự trưởng thành nhân bản của nó bị tổn hại. Đối với những người túng cực đang sống trong những hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo như thế, Hội thánh phải đặc biệt quan tâm để thông cảm, an ủi, đón nhận họ, tránh áp đặt lên họ đủ thứ luật lệ, như những tảng đá đè bẹp, chỉ khiến người ta cảm thấy bị xét đoán và bỏ rơi bởi chính người Mẹ vốn được mời gọi bày tỏ cho họ thấy lòng thương xót của Thiên Chúa. Làm như thế, thay vì cống hiến năng lực chữa trị của ân sủng và ánh sáng của Tin mừng, thì một số người lại muốn biến sứ điệp Tin mừng ấy thành một thứ “giáo điều”, biến nó thành “những viên đá giết người để ném vào người khác”[37].

Một số thách đố

  1. Những phúc đáp nhận được cho hai cuộc tham vấn được thực hiện trong diễn trình của Thượng Hội đồng đã đề cập tới những hoàn cảnh rất đa dạng cho thấy những thách đố mới. Ngoài những gì đã được nêu ra, nhiều phúc đáp đã đề cập đến phận vụ giáo dục con cái, đang gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ, giữa những nguyên nhân khác, nhiều cha mẹ từ sở làm trở về nhà mệt lả, không còn muốn nói chuyện; nhiều gia đình thậm chí không còn giữ thói quen dùng bữa chung với nhau; và ngoài chứng nghiện truyền hình còn có vô số những phương tiện giải trí khác nhau. Điều này làm cho cha mẹ càng khó hơn trong việc truyền đạt đức tin cho con cái. Có những bản trả lời khác còn lưu ý đến các gia đình thường phải gánh chịu những áp lực, lo âu, nặng nề. Xem ra các gia đình bận tâm đến việc lo toan cho tương lai hơn là cùng chia sẻ cuộc sống hiện tại. Đây là một vấn đề về văn hóa, vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn nữa vì nỗi sợ tương lai không có việc làm ổn định, vì tình trạng kinh tế không bảo đảm, hay vì lo sợ cho tương lai của con cái.

  2. Ma túy cũng được đề cập đến như một trong những vết thương của thời đại chúng ta, gây ra cho nhiều gia đình bao nỗi thống khổ và thường kết thúc trong tình cảnh gia đình tan vỡ. Tình hình cũng như thế với nạn rượu chè, bài bạc và những hình thức nghiện ngập khác. Gia đình có thể là nơi dự phòng và bảo vệ, thế nhưng xã hội và chính trị còn chưa nhận ra rằng gia đình có nguy cơ “đánh mất khả năng chống trả để giúp đỡ các thành viên của mình […]. Chúng ta hãy lưu ý những hậu quả nghiêm trọng của tình trạng gia đình tan vỡ này, đó là, người trẻ bị mất gốc, người già bị bỏ rơi, con cái mồ côi trong khi cha mẹ chúng vẫn còn sống, thanh thiếu niên mất định hướng và không được bảo vệ”[38]. Như các Giám mục Mêhicô đã chỉ cho thấy, có những hoàn cảnh thật đáng buồn như bạo lực trong gia đình, vốn sẽ là mảnh đất phì nhiêu làm sinh sôi các dạng thức mới của gây hấn trong xã hội, bởi vì “những tương quan gia đình cũng có thể lí giải tư chất bạo lực nơi một con người. Các gia đình bị ảnh hưởng như vậy là do thiếu thông giao với nhau; những gia đình trong đó chủ yếu ai cũng sống tư thế phòng vệ, các thành viên không nâng đỡ nhau; không có những sinh hoạt gia đình thúc đẩy sự tham dự chung, tương quan giữa cha mẹ thường đầy xung đột và bạo lực, và tương quan giữa cha mẹ-con cái đầy dấu vết thù địch. Bạo lực trong gia đình là trường nuôi dưỡng sự oán giận và căm ghét trong những tương quan nhân bản nền tảng nhất”[39].

  3. Không ai nghĩ rằng gia đình, như một xã hội tự nhiên được thiết lập trên nền tảng hôn nhân, bị suy yếu đi lại có thể đem lại mối lợi gì cho xã hội. Điều ngược lại mới đúng: nó sẽ làm tổn hại đến sự trưởng thành của con cái, đến sự vun xới các giá trị cộng đồng, và sự phát triển đạo đức cho các thành thị và làng quê. Người ta không còn nhận thấy được rõ ràng rằng duy chỉ có sự kết hợp đơn nhất và bất khả phân li giữa một người nam và một người nữ mới hoàn thành được phận vụ xã hội cách trọn vẹn, vì một sự kết hợp như thế mới là một dấn thân bền vững và có thể đem lại hoa quả sự sống mới. Chúng ta phải thừa nhận vẫn có nhiều hoàn cảnh gia đình khác nhau có thể cung ứng một sự ổn định nào đó, nhưng những kết hợp thực tế (union de facto), hay kết hợp đồng giới, chẳng hạn, không thể đơn giản đánh đồng được với hôn nhân. Không có một kết hợp tạm bợ hay loại trừ việc truyền sinh nào lại có thể bảo đảm cho tương lai của xã hội. Thế nhưng, ngày nay, ai là người quan tâm nâng đỡ các đôi vợ chồng, giúp đỡ họ vượt qua được những hiểm nguy đang de dọa họ, đồng hành với họ trong vai trò giáo dục con cái, khích lệ sống bền vững giao ước hôn phối của họ?

  4. “Một số xã hội vẫn còn duy trì tập tục đa thê, và một số nơi khác hôn nhân sắp đặt vẫn còn tồn tại […]. Tại nhiều nơi, không chỉ ở phương Tây, việc sống chung trước hôn nhân đang lan rộng, cũng như có một kiểu sống chung mà không có ý định đảm nhận một dạng thức ràng buộc theo pháp lí”[40]. Tại nhiều nước, luật pháp đang ngày càng cho phép nhiều giải pháp lựa chọn có thể thay thế hôn nhân, đến nỗi kiểu hôn nhân có đặc tính đơn nhất, bất khả phân li và cởi mở đón nhận sự sống, rốt cuộc bị coi như một chọn lựa lỗi thời giữa bao đề nghị khác. Trong nhiều quốc gia, có hiện tượng gia đình ngày càng bị phân rã về mặt pháp lí, đồng thời lại có khuynh hướng chấp nhận những dạng thức hầu như chỉ dựa trên sự tự trị của ý chí cá nhân. Đành rằng việc người ta loại bỏ những hình thức cũ của gia đình “truyền thống”, mang dấu ấn của sự độc đoán, thậm chí là bạo lực, là hợp lẽ và đúng đắn, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người ta được phép coi thường hôn nhân, đúng hơn, nó phải dẫn đến chỗ khám phá lại ý nghĩa đích thực của hôn nhân và canh tân nó. Sức mạnh của gia đình “nằm chủ yếu ở khả năng yêu thương và dạy biết yêu thương. Dẫu có bị tổn thương thế nào thì gia đình vẫn luôn có thể lớn lên khởi đi từ tình yêu”[41].

  5. Qua cái nhìn toát lược này, tôi muốn lưu ý rằng cho dù đã có những bước tiến có ý nghĩa trong việc nhìn nhận các quyền của phụ nữ và sự tham gia của họ vào đời sống công cộng, vẫn còn nhiều điều phải làm để phát triển quyền này trong một số quốc gia. Những tập tục không thể chấp nhận vẫn còn chưa hoàn toàn loại bỏ được. Trước hết, tôi muốn nói đến cung cách cư xử bằng bạo lực đáng hổ thẹn mà đôi khi trong các gia đình những người phụ nữ còn phải chịu, những lạm dụng trong gia đình và rất nhiều hình thức nô dịch hóa trong đó không hề cho thấy sức mạnh của đàn ông, mà đúng hơn chỉ là một sự nhu nhược hèn hạ. Bạo lực trong lời nói, trên thân thể, trong tình dục khiến người phụ nữ phải chịu trong một số cuộc hôn nhân là điều mâu thuẫn với chính bản tính của sự kết hợp vợ chồng. Tôi nghĩ tới hủ tục cắt bỏ bộ phận sinh dục của người phụ nữ trong một số nền văn hóa, cũng như tình trạng bất bình đẳng không cho người phụ nữ cơ hội có được những vị trí việc làm xứng đáng và có những vai trò đưa ra quyết định. Lịch sử đã để lại dấu ấn những thái quá của các nền văn hóa gia trưởng, vốn xem phụ nữ là thấp kém; nhưng, cũng nên nhắc đến hiện tượng “các bà mẹ mang thai hộ”, hoặc “việc khai thác và thương mại hóa thân xác người phụ nữ trong văn hóa truyền thông hiện nay”[42]. Một số người còn cho rằng nhiều vấn đề hiện nay đã xuất hiện là do sự giải phóng phụ nữ. Nhưng, lập luận ấy không hợp lí, “sai lạc, không đúng. Đó là một hình thức chủ nghĩa nam quyền”[43]. Sự bình đẳng về phẩm giá giữa người nam và người nữ khiến chúng ta vui mừng vì ta vượt qua được những hình thức kì thị xưa, và đã thấy xuất hiện ngay giữa lòng các gia đình hôm nay lối sống tương nhượng. Nếu như ngày nay có dấy lên những hình thức của phong trào nữ quyền không được xem là phù hợp, thì chúng ta cũng phải thán phục công trình của Chúa Thánh Thần, trong khi thừa nhận rõ ràng hơn phẩm giá của người phụ nữ và các quyền của họ.

  6. “Người đàn ông đóng một vai trò có tính quyết định không kém trong đời sống gia đình, nhất là, liên quan đến việc bảo vệ và nâng đỡ vợ con. Nhiều người đàn ông ý thức tầm quan trọng vai trò của mình trong gia đình và họ sống vai trò đó đúng với phẩm chất đặc biệt của tính cách nam nhân. Sự vắng mặt đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống gia đình, đến việc giáo dục con cái và việc hội nhập chúng vào xã hội. Sự vắng mặt của người cha có thể là về phương diện thể lí, tình cảm, hiểu biết và tâm linh. Khiếm khuyết này tước mất khỏi con cái kiểu mẫu hành xử thích hợp của một người cha”[44].

  7. Một thách đố khác nữa xuất hiện dưới những hình thức khác nhau mang sắc thái một ý thức hệ, cách chung được gọi là “phái tính” (gender), chủ trương “phủ nhận sự khác biệt phái tính và tính hỗ tương tự nhiên giữa người nam và người nữ. Ý thức hệ này nhắm tới viễn tượng một xã hội không có sự phân biệt giới tính và làm xói mòn nền tảng nhân học của gia đình. Ý thức hệ này dẫn đến những dự án giáo dục và định hướng lập pháp cổ xúy cho luận điệu rằng căn tính cá nhân và sự ân ái vẫn có được mà hoàn toàn không liên hệ gì đến sự khác biệt sinh học giữa nam và nữ. Căn tính con người được phó mặc cho những chọn lựa cá nhân, điều có thể thay đổi qua thời gian”[45]. Điều đáng quan ngại là có một số ý thức hệ kiểu này, trong khi muốn đáp ứng cho những khát vọng nào đó đôi khi có thể thông cảm được, trên thực tế lại khẳng định mình như là một tư tưởng duy nhất đúng, qui định cả cách giáo dục trẻ em. Cần phải biết rằng “người ta có thể phân biệt, nhưng không thể tách biệt giới tính sinh học (sex) và vai trò văn hóa-xã hội của giới (gender)”[46]. Đàng khác, “cuộc cách mạng công nghệ sinh học trong lãnh vực sinh sản con người đã đưa đến khả năng là người ta có thể vận dụng tùy ý hành động truyền sinh, làm cho nó độc lập với quan hệ tính dục giữa người nam và người nữ. Như thế sự sống con người và việc làm cha làm mẹ trở thành những thực tại rời rạc, người ta có thể ráp nối hoặc tách biệt, và chủ yếu tùy thuộc vào ước muốn của các cá nhân hay của các cặp, họ không nhất thiết phải là hai người khác biệt tính dục hay kết hôn”[47]. Thông cảm với sự yếu đuối của con người hay sự phức tạp của cuộc sống là một chuyện, còn chấp nhận những ý thức hệ có ý muốn tách biệt hai khía cạnh vốn không thể tách biệt của thực tại lại là chuyện khác. Chúng ta đừng sa vào tội cả gan thay thế Đấng Tạo Hóa. Chúng ta là những thụ tạo, chúng ta không toàn năng. Công trình tạo dựng có trước chúng ta và phải được đón nhận như một quà tặng. Đồng thời, chúng ta được mời gọi bảo vệ nhân tính của mình, và điều đó trước hết có nghĩa là đón nhận nhân tính ấy và tôn trọng nó như nó vốn đã được tạo dựng nên.

  8. Tôi cảm tạ Thiên Chúa vì nhiều gia đình, dù họ không tự coi mình đã hoàn hảo, vẫn sống trong yêu thương, đang chu toàn ơn gọi của mình và tiếp tục bước tới, cho dẫu họ có vấp ngã nhiều lần trên đường đi. Từ những suy tư của Thượng Hội đồng ta thấy không có một nguyên mẫu nào cho gia đình lý tưởng, nhưng ta có một bức tranh khảm được hình thành từ những mảnh ghép của nhiều thực tại khác nhau, đấy ắp những niềm vui, những bi kịch và cả những ước mơ. Các thực tại khiến ta bận tâm đều là những thách đố. Chúng ta đừng tự sa vào bẫy làm mình kiệt sức vì chỉ biết phòng vệ trong than vãn ai oán, thay vì tìm cách khơi dậy những sáng kiến truyền giáo. Trong mọi hoàn cảnh, “Hội thánh cảm thấy cần phải nói lên một lời chân lý và hi vọng. […] Những giá trị lớn lao của hôn nhân và gia đình Kitô giáo tương ứng với khát vọng tìm kiếm trải dài trong cuộc sống con người”[48]. Dù chúng ta thấy có nhiều khó khăn đi nữa, thì chúng – theo lời của các Giám mục Colombia – nên là một lời mời gọi chúng ta “giải phóng trong ta những năng lực của niềm hi vọng, chuyển những khó khăn đó thành những hoài bão mang tính ngôn sứ, biến chúng thành những hành động hữu hiệu và thành bác ái”[49].

CHƯƠNG III

NHÌN NGẮM ĐỨC GIÊSU: ƠN GỌI GIA ĐÌNH

  1. Trước và ngay giữa các gia đình, lời loan báo tiên khởi (kerygma) phải luôn được vang lên cách mới mẻ; đó là lời “đẹp nhất, trổi vượt nhất, hấp dẫn nhất và đồng thời cần thiết nhất”[50], và “phải chiếm vị trí trung tâm của toàn bộ hoạt động loan báo Tin mừng”.[51] Đây là lời loan báo chính yếu, “mà chúng ta phải nghe đi nghe lại bằng nhiều cách khác nhau, và phải luôn loan báo trong khi dạy giáo lí bằng hình thức này hay hình thức khác”.[52] Bởi vì, “không có gì vững chắc, thâm sâu, bảo đảm, súc tích và khôn ngoan hơn lời loan báo ấy” và “toàn bộ công cuộc huấn luyện đức tin trước hết là đi sâu hơn vào trong lời rao giảng tiên khởi này”.[53]

  2. Giáo huấn của chúng ta về hôn nhân và gia đình nhất thiết phải được gợi hứng và biến đổi dưới ánh sáng của lời loan báo yêu thương và dịu dàng này; nếu không, giáo huấn ấy sẽ trở thành sự bảo vệ đơn thuần cho một giáo điều lạnh lùng và thiếu sinh khí. Quả thật, người ta không thể hiểu trọn vẹn mầu nhiệm gia đình Kitô giáo nếu không nhìn trong ánh sáng tình yêu vô hạn của Chúa Cha, được biểu lộ nơi Đức Kitô, Đấng đã tự hiến mình cho đến cùng và vẫn sống giữa chúng ta. Vì thế tôi ước muốn chiêm ngắm Đức Kitô hằng sống, Đấng có mặt trong biết bao câu chuyện tình yêu, và khẩn cầu ngọn lửa Thần Khí xuống trên mọi gia đình của thế giới này.

  3. Trong khung cảnh đó, chương này sẽ làm một tổng hợp ngắn gọn giáo huấn của Hội thánh về hôn nhân và gia đình. Tôi cũng sẽ trích dẫn ở đây các ý kiến đóng góp khác nhau được các Nghị phụ Thượng Hội đồng trình bày trong bản nhận xét của các ngài về ánh sáng mà đức tin ban tặng cho chúng ta. Các ngài đã bắt đầu từ ánh nhìn của Đức Giêsu, và chỉ cho chúg ta thấy rằng Người “đã nhìn những người nam và người nữ mà Người gặp gỡ, với tình yêu và sự dịu dàng, đồng hành với những bước đi của họ bằng sự thật, lòng kiên nhẫn và tình thương xót, trong việc loan báo những đòi hỏi của Nước Thiên Chúa”.[54] Ngày nay, Chúa cũng đồng hành với chúng ta theo cách thức ấy, khi chúng ta dấn thân sống và thông truyền Tin mừng về gia đình.

Đức Giêsu phục hồi và hoàn thành kế hoạch của Thiên Chúa

  1. Trước những kẻ ngăn cấm hôn nhân, Tân Ước dạy rằng “mọi sự Thiên Chúa dựng nên đều tốt và không có gì phải loại bỏ” (1 Tm 4,4). Hôn nhân là “một quà tặng” của Chúa (cf. 1 Cr 7,7). Đồng thời, do việc đánh giá tích cực đó mà người ta mạnh mẽ nêu bật sự cần thiết phải nâng niu quà tặng thần linh này: “Ai nấy phải tôn trọng hôn nhân, chớ làm cho loan phòng ra ô uế” (Dt 13,4). Quà tặng của Thiên Chúa đó cũng bao gồm tính dục: “Đừng từ chối nhau” (1 Cr 7,5).

  2. Các Nghị phụ Thượng Hội đồng đã nhắc nhớ rằng Đức Giêsu, “khi nói về kế hoạch nguyên thủy của Thiên Chúa cho đôi bạn nam nữ của loài người, đã tái khẳng định sự kết hợp bất khả phân li giữa họ, Người còn tuyên bố rằng ‘vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Môsê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không có thế đâu’ (Mt 19,8). Tính bất khả phân li của hôn nhân (“Điều Thiên Chúa đã kết hợp, con người không được phân li”: Mt 19,6) không nên hiểu như một ‘cái ách’ áp đặt lên con người, nhưng như một ‘quà tặng’ được ban cho những ai kết hợp với nhau trong hôn nhân. […] Thiên Chúa đoái thương luôn đi theo hành trình cuộc đời chúng ta; Ngài chữa lành và biến đổi con tim chai cứng bằng ân sủng, dẫn chúng ta về lại thuở ban đầu ngang qua con đường thập giá. Các Tin mừng nêu bật mẫu gương của Đức Giêsu, […] Đấng công bố sứ điệp về ý nghĩa của hôn nhân như sự viên mãn của mạc khải có sức phục hồi kế hoạch ban đầu của Thiên Chúa (cf. Mt 19,3)”.[55]

  3. “Đức Giêsu, Đấng hòa giải mọi sự nơi chính mình, đã đưa hôn nhân và gia đình trở lại dạng thức nguyên thủy của nó (cf. Mc 10,1-12). Hôn nhân và gia đình đã được cứu chuộc bởi Đức Kitô (cf. Ep 5,21-32), được khôi phục theo hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, là mầu nhiệm mà từ đó mọi tình yêu đích thực tuôn trào ra. Giao ước hôn nhân, khơi nguồn từ trong tạo thành và được mạc khải trong lịch sử cứu độ, đạt được mạc khải ý nghĩa đầy đủ của nó trong Đức Kitô và Hội thánh của Người. Từ Đức Kitô qua Hội thánh, hôn nhân và gia đình nhận được ân sủng cần thiết để làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa và để sống đời sống hiệp thông. Tin mừng về gia đình trải dài suốt dòng lịch sử thế giới, kể từ việc tạo dựng con người theo hình ảnh Thiên Chúa và giống như Thiên Chúa (cf. St 1,26-27), cho tới khi hoàn thành mầu nhiệm Giao ước trong Đức Kitô vào thời cùng tận với hôn lễ của Chiên Con (cf. Kh 19,9)”.[56]

  4. “Mẫu gương của Đức Giêsu là một khuôn mẫu cho Hội thánh . […] Người khởi đầu đời sống công khai của Người với dấu lạ thực hiện tại tiệc cưới Cana (cf. Ga 2,1-11). […] Người chia sẻ những khoảnh khắc tình bạn đời thường với gia đình của Ladarô và các chị của anh ấy (cf. Lc 10,38), và với gia đình của Phêrô (cf. Mc 8,14). Người đã lắng nghe tiếng các cha mẹ đang than khóc con mình, để rồi trao lại sự sống cho con cái họ (cf. Mc 5,41; Lc 7,14-15), bằng cách đó Người cho thấy ý nghĩa đích thực của lòng thương xót, từ đó hướng tới việc tái lập giao ước (cf. Gioan Phaolô II, Dives in Misericordia, 4). Điều này thật rõ trong cuộc gặp gỡ với người phụ nữ Samaria (cf. Ga 4,1-30), và với người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình (cf. Ga 8,1-11), trong đó nhận thức về tội được thức tỉnh trước tình yêu nhưng không của Đức Giêsu”.[57]

  5. Cuộc nhập thể của Ngôi Lời trong một gia đình nhân loại, ở Nadarét, bằng chính tính mới mẻ của nó đã chạm tới lịch sử thế giới. Chúng ta cần dìm mình vào trong mầu nhiệm Giáng Sinh của Đức Giêsu, vào trong tiếng “xin vâng” của Đức Maria đáp lời thiên sứ truyền tin, khi Ngôi Lời được tượng thai trong cung lòng Mẹ; cũng như trong tiếng “xin vâng” của thánh Giuse, người đã đặt tên cho Đức Giêsu và chăm sóc Mẹ Maria; trong lễ hội của các mục đồng trước máng cỏ; trong sự bái thờ của các nhà chiêm tinh; trong cuộc trốn chạy sang Ai Cập, nơi đó Đức Giêsu thông chia nỗi đau khổ với dân Người bị lưu đày, bị bắt bớ, và bị làm nhục;trong sự mong đợi thánh thiện của Dacaria và trong niềm vui mừng khi Gioan Tẩy Giả chào đời; trong lời hứa được ứng nghiệm cho ông Simêon và bà Anna trong Đền Thờ; trong thái độ sửng sốt của các kinh sư khi lắng nghe sự khôn ngoan của trẻ Giêsu. Và rồi chúng ta cần nhìn sâu vào ba mươi năm ròng rã, trong đó Đức Giêsu sinh sống bằng chính đôi tay lao động của mình, Người đọc các kinh nguyện và truyền thống đức tin của dân mình, và học hỏi đức tin của cha ông, cho tới khi đức tin ấy sinh hoa kết trái trong mầu nhiệm Nước Trời. Đây chính là mầu nhiệm của Giáng Sinh và bí mật của Nadarét, tỏa ngát hương thơm của gia đình! Đó chính mầu nhiệm đã cuốn hút mạnh mẽ thánh Phanxicô Assisi, Têrêsa Hài Đồng Giêsu và Charles de Foucauld, và vẫn tiếp tục đổ đầy hi vọng và niềm vui cho các gia đình Kitô hữu.

  6. “Giao ước tình yêu và trung thành được Thánh Gia Nadarét thực hiện soi sáng nguyên tắc định hình cho mọi gia đình, và giúp gia đình có thể đương đầu tốt hơn với những thăng trầm của cuộc sống và của lịch sử. Trên nền tảng này, mỗi gia đình, dù trong yếu đuối, có thể trở thành một ánh sáng giữa đêm tối của thế giới. “Nơi đây chúng ta hiểu cách sống trong gia đình. Nadarét nhắc chúng ta về ý nghĩa của gia đình, về sự hiệp thông tình yêu, vẻ đẹp đơn sơ và giản dị, tính thánh thiêng và bất khả xâm phạm của gia đình; làm cho chúng ta thấy gia đình là một trường học ngọt ngào và không thể thay thế, dạy cho ta biết thế nào là chức năng tự nhiên của gia đình đối với trật tự xã hội” (Phaolô VI, Diễn từ tại Nadarét, 5.1.1964)”.[58]

Gia đình trong các văn kiện của Giáo Hội

  1. Công Đồng Chung Vatican II, trong Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, bày tỏ ưu tư về sự “thăng tiến phẩm giá của hôn nhân và gia đình (cf. các số 47-52)”. Hiến chế này “định nghĩa hôn nhân là một cộng đồng sự sống và tình yêu (cf. 48), đặt tình yêu ở trung tâm gia đình […]. ‘Tình yêu đích thực giữa vợ và chồng (49) hàm chứa sự tự hiến cho nhau, bao gồm và hội nhập các chiều kích tính dục và tình cảm, phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa (cf. 48-49). Văn kiện còn nhấn mạnh việc đôi vợ chồng cắm rễ trong Đức Kitô: Chúa Kitô “đến gặp gỡ đôi vợ chồng Kitô hữu trong Bí tích Hôn phối” (48) và ở lại với họ. Trong cuộc nhập thể, Người đảm nhận tình yêu nhân loại, thanh luyện nó và đem nó đến chỗ viên mãn, nhờ Thánh Thần của Người, Người trao cho đôi vợ chồng khả năng sống tình yêu ấy, làm thấm nhuần toàn thể cuộc sống họ bằng đức tin, đức cậy và đức mến. Nhờ đó, đôi vợ chồng như được thánh hiến, và nhờ một ân sủng đặc biệt họ xây dựng Thân Mình Đức Kitô và làm nên Hội thánh tại gia (cf. Lumen Gentium, 11), từ đó Hội thánh, nếu muốn hiểu biết đầy đủ mầu nhiệm của mình, sẽ nhìn ngắm gia đình Kitô hữu, một thể hiện chân thực của Hội thánh”.[59]

  2. Tiếp đến, “Chân Phước Phaolô VI, theo hướng Công Đồng Vatican II, đã đào sâu đạo lí về hôn nhân và gia đình. Đặc biệt, với Thông điệp Humanae Vitae, ngài làm sáng tỏ mối liên kết nội tại giữa tình yêu vợ chồng và việc sinh sản: “Tình yêu hôn nhân đòi hỏi đôi vợ chồng ý thức đúng đắn về sứ mạng làm cha làm mẹ có trách nhiệm của mình, điều mà ngày nay người ta có lí để nhấn mạnh rất nhiều, nhưng cũng là điều cần phải được hiểu đúng. […] Cho nên việc thực thi làm cha làm mẹ có trách nhiệm đòi hỏi vợ chồng nhận biết các bổn phận của mình đối với Thiên Chúa, với chính mình, với gia đình mình và với xã hội, phù hợp với một nấc thang giá trị đúng đắn” (số 10). Trong Tông huấn Evangelii Nuntiandi, Đức Phaolô VI đã nhấn mạnh mối tương quan giữa gia đình và Giáo Hội”.[60]

  3. “Thánh Gioan Phaolô II dành quan tâm đặc biệt cho gia đình trong những bài giáo lí của ngài về tình yêu nhân loại, trong Thư gửi các gia đình, Gratissimam sane, và nhất là trong Tông huấn Familiaris consortio. Trong những văn kiện này, đức Giáo Hoàng đã xác định gia đình là ‘con đường của Hội thánh’; ngài cũng đưa ra một viễn ảnh chung về ơn gọi tình yêu của người nam và người nữ; ngài đề ra những hướng dẫn căn bản cho mục vụ gia đình, cũng như sự hiện diện của gia đình trong xã hội. Cách riêng, khi nói về tình yêu vợ chồng (cf. số 13), ngài mô tả cách mà các đôi vợ chồng, trong tình yêu thương nhau, nhận được ơn huệ của Thánh Thần của Đức Kitô và sống ơn gọi nên thánh dành cho mình”.[61]

  4. “Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, trong Thông điệp Deus Caritas est, đã trở lại với chủ đề về sự thật của tình yêu nam nữ, vốn chỉ được soi sáng đầy đủ trong tình yêu của Đức Kitô chịu đóng đinh (cf. số 2). Ngài nhấn mạnh rằng ‘hôn nhân, dựa trên một tình yêu đơn nhất và mãi mãi, trở thành một biểu tượng của mối tương quan giữa Thiên Chúa và dân Ngài, và ngược lại. Cung cách yêu thương của Thiên Chúa trở thành thước đo cho tình yêu nhân loại’ (11). Hơn nữa, trong Thông điệp Caritas in Veritate, ngài nêu bật tầm quan trọng của tình yêu như một nguyên tắc cho đời sống trong xã hội (cf. 44), nơi đó người ta học kinh nghiệm về công ích”.[62]

Bí tích Hôn Phối

  1. “Thánh Kinh và Thánh Truyền mở ra cho chúng ta lối tiếp cận để nhận thức về Thiên Chúa Ba Ngôi, được mạc khải bằng những nét của gia đình. Gia đình là hình ảnh của Thiên Chúa, Đấng […] là sự hiệp thông của các ngôi vị. Khi Đức Kitô chịu Phép Rửa, tiếng Chúa Cha vang lên, gọi Đức Giêsu là Con yêu dấu, và trong tình yêu này chúng ta có thể nhận ra Chúa Thánh Thần (cf. Mc 1,10-11). Đức Giêsu, Đấng đã hòa giải mọi sự nơi chính mình và đã cứu chuộc loài người khỏi tội lỗi, không chỉ trả hôn nhân và gia đình về hình thức nguyên thủy của nó, mà còn nâng hôn nhân lên thành dấu chỉ bí tích tình yêu của Người đối với Hội thánh (cf. Mt 19,1-12; Mc 10,1-12; Ep 5,21-32). Trong gia đình nhân loại được qui tụ bởi Đức Kitô, “hình ảnh và là họa ảnh” của Ba Ngôi Chí Thánh (cf. St 1,26), mầu nhiệm mà từ đó tuôn trào mọi tình yêu đích thực, đã được phục hồi. Từ Đức Kitô, ngang qua Hội thánh, hôn nhân và gia đình đón nhận ân sủng của Chúa Thánh Thần, để làm chứng cho Tin mừng về tình yêu của Thiên Chúa”.[63]

  2. Bí tích Hôn Phối không phải là một qui ước xã hội, một nghi thức trống rỗng, hay chỉ là dấu hiệu bên ngoài của một cam kết. Bí tích này là một ơn ban nhằm thánh hóa và cứu độ đôi vợ chồng, vì “việc họ thuộc về nhau là một hình ảnh thực, qua dấu chỉ bí tích, diễn tả chính mối tương quan giữa Đức Kitô và Hội thánh. Vì thế đôi hôn phối là một lời nhắc nhở thường xuyên cho Hội thánh về điều đã xảy ra trên thập giá; họ là chứng nhân của ơn cứu độ cho nhau và cho con cái, một ơn mà họ được dự phần nhờ bí tích này”.[64] Hôn nhân là một ơn gọi, xét như đó là sự đáp trả một tiếng gọi đặc biệt sống tình yêu vợ chồng, như một dấu chỉ không hoàn hảo của tình yêu giữa Đức Kitô và Hội thánh. Vì thế, quyết định kết hôn và xây dựng gia đình phải là kết quả của một sự phân định ơn gọi.

  3. “Việc trao hiến cho nhau trong Bí tích Hôn Nhân có căn nguyên từ ân sủng của Bí tích Rửa Tội, vốn là Bí tích thiết lập giao ước nền tảng của mỗi người với Đức Kitô, trong Hội thánh. Khi đón nhận nhau, và với ân sủng của Đức Kitô, đôi hôn phối hứa hoàn toàn dâng hiến cho nhau, trung thành với nhau và sẵn sàng đón nhận sự sống mới, họ nhìn nhận những ơn huệ Thiên Chúa ban cho mình như những yếu tố thiết yếu của hôn nhân, và nghiêm túc cam kết thuộc về nhau, nhân danh Thiên Chúa, trước sự hiện diện của Hội thánh. Như vậy, trong đức tin họ có thể đảm nhận những thiện ích của hôn nhân như những cam kết có thể được thực thi tốt hơn nhờ sự trợ giúp của ân sủng bí tích. […] Vì thế, Hội thánh nhìn đôi bạn như trái tim của toàn thể gia đình, phần mình, gia đình cũng hướng nhìn về Đức Giêsu”.[65] Bí tích không phải là một “sự vật” hay một “sức mạnh” nào đó, vì thực ra chính Đức Kitô “đến gặp gỡ các đôi vợ chồng Kitô hữu qua Bí tích Hôn Phối. Người ở lại với họ, ban sức mạnh cho họ để họ nhận lấy thập giá của mình mà bước đi theo Người, chỗi dậy sau khi qụy ngã, tha thứ cho nhau, và vác lấy gánh nặng của nhau”.[66] Hôn nhân Kitô giáo là một dấu chỉ không đơn giản cho thấy Đức Kitô đã yêu Hội thánh của Người biết bao trong Giao ước được đóng ấn trên thập giá, nhưng nó còn làm cho tình yêu ấy hiện diện trong mối hiệp thông của đôi vợ chồng. Khi trở nên một xương một thịt, họ diễn tả sự kết hợp của Con Thiên Chúa với bản tính nhân loại. Vì thế “trong những niềm vui của tình yêu và của đời sống gia đình, Thiên Chúa ban cho họ, được nếm trước tiệc cưới Con Chiên ngay từ đời này”.[67] Mặc dù “sự so sánh loại suy giữa người chồng và người vợ với mối tương quan giữa Đức Kitô và Hội thánh là một “so sánh loại suy bất toàn”,[68] nó cũng mời gọi chúng ta khẩn cầu Chúa đổ tràn tình yêu của Người vào những giới hạn của các tương quan vợ chồng.

  4. Kết hợp tính dục được vợ chồng trải nghiệm một cách nhân bản và được thánh hóa bởi bí tích, đến lượt nó là con đường cho đôi vợ chồng lớn lên trong đời sống ân sủng. Đó là “mầu nhiệm hôn phối”.[69] Giá trị của sự kết hợp thân xác được diễn tả trong những lời ưng thuận, trong đó hai vợ chồng đón nhận và hiến dâng cho nhau, để chia sẻ với nhau trọn cả cuộc sống. Những lời ấy đem đến cho tính dục một ý nghĩa và giải phóng nó khỏi mọi hàm hồ. Nhưng trong thực tế, toàn thể đời sống chung của vợ chồng, toàn thể mạng lưới các mối quan hệ mà họ dệt nên giữa họ, với con cái của họ và với thế giới, sẽ được nhận chìm và củng cố trong ân sủng của bí tích, vốn được phát nguồn từ mầu nhiệm Nhập thể và Vượt Qua, trong đó Thiên Chúa biểu lộ tất cả tình yêu của Ngài dành cho nhân loại và tình yêu đó đã nên một thâm sâu với nhân tính. Họ sẽ không bao giờ đơn độc đối đầu với các thách đố xuất hiện trên đường đời bằng sức riêng của mình. Họ được mời gọi đáp lại ơn huệ của Thiên Chúa bằng một sự dấn thân, sáng tạo, kiên trì, và chiến đấu hằng ngày, nhưng họ luôn có thể khẩn cầu Chúa Thánh Thần, Đấng đã thánh hiến mối kết hợp của họ, để ân sủng mà họ lãnh nhận được thể hiện một cách mới mẻ trong mỗi hoàn cảnh mới mà họ gặp.

  5. Theo truyền thống Hội thánh Latinh, các thừa tác viên của Bí tích Hôn Phối là chính người nam và người nữ đang kết hôn,[70] qua việc bày tỏ sự ưng thuận và diễn tả nó qua việc trao hiến cho nhau, nhờ đó họ nhận được một quà tặng lớn lao. Sự ưng thuận và sự kết hợp thân xác là phương tiện để Thiên Chúa hành động nhờ đó họ trở nên “một xương một thịt”. Trong Phép Rửa Tội, họ được thánh hiến với khả năng kết hôn trong tư cách những thừa tác viên của Chúa đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa. Vì thế, khi đôi vợ chồng không phải là Kitô hữu lãnh phép Rửa, họ không cần lặp lại lời hứa kết hôn và chỉ cần họ đừng loại bỏ lời hứa ấy, bởi lẽ, do việc lãnh nhận phép Rửa, sự kết hợp của họ đương nhiên trở thành bí tích. Giáo Luật cũng nhìn nhận sự hữu hiệu của một số cuộc kết hôn được cử hành mà không có sự hiện diện của một thừa tác viên chức thánh.[71] Quả thật, trật tự tự nhiên đã được đảm nhận bởi ơn cứu chuộc của Đức Giêsu Kitô theo cách thế nào đó đến nỗi “không thể có một khế ước hôn nhân thành sự giữa hai người đã được Rửa Tội, nếu khế ước ấy đồng thời không phải là bí tích”.[72] Hội thánh có thể đòi hỏi cuộc kết hôn phải được cử hành công khai, với sự hiện diện của những người làm chứng, và những điều kiện khác, vốn thay đổi theo dòng thời gian của lịch sử, nhưng điều này không hề tước khỏi đôi bạn đặc tính là thừa tác viên của bí tích, nó cũng không làm giảm đi giá trị cốt lõi của sự ưng thuận được diễn tả bởi người nam và người nữ, sự ưng thuận này tự nó thiết lập mối ràng buộc bí tích. Dù sao đi nữa, sau cùng, chúng ta cũng cần suy tư về hành động của Thiên Chúa trong nghi thức hôn phối; điều này được thể hiện rõ ràng trong các Giáo Hội Đông phương với tầm quan trọng đặc biệt của việc chúc lành cho đôi bạn như dấu chỉ của ân huệ Thánh Thần.

Hạt giống của Lời và những hoàn cảnh bất toàn

  1. “Tin mừng về gia đình cũng nuôi dưỡng những hạt giống vẫn đang chờ phát triển chín muồi, và phải chăm sóc những cây đang bị khô héo và nhất thiết không được bỏ bê”[73], theo cách, khởi đi từ ơn huệ của Đức Kitô trong bí tích, đôi vợ chồng cần “được kiên trì hướng dẫn hơn nữa, để đạt được một sự hiểu biết phong phú hơn và một sự hội nhập đầy đủ hơn Mầu nhiệm này vào đời sống của họ”.[74]

  2. Theo lời dạy của Thánh Kinh mọi sự đã được tạo dựng nhờ Đức Kitô và cho Đức Kitô (cf. Cl 1,16), các Nghị phụ Thượng Hội đồng đã nhắc nhở rằng “trật tự cứu chuộc soi sáng và hoàn thành trật tự tạo thành. Vì thế, hôn nhân tự nhiên được hiểu một cách đầy đủ trong ánh sáng sự hoàn thành của nó trong Bí tích Hôn Phối: chỉ bằng cách nhìn chăm chú lên Đức Kitô người ta mới nhận biết sự thật sâu xa nhất về các mối tương quan nhân loại. “Chỉ trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể mầu nhiệm về con người mới thật sự được sáng tỏ. […] Chúa Kitô, Ađam mới, chính trong khi mạc khải mầu nhiệm về Chúa Cha và tình yêu của Ngài, cũng giúp con người hiểu biết đầy đủ về chính mình và nhận ra ơn gọi vô cùng cao quí của mình” (GS, 22). Bởi thế thật thích hợp để hiểu những thuộc tính tự nhiên của hôn nhân, thiện ích của đôi vợ chồng, theo viễn tượng qui Kitô (bonum coniugum)”,[75] những thiện ích ấy bao gồm sự hiệp nhất, sự mở ra đón nhận sự sống, sự chung thủy, tính bất khả phân li, và trong hôn nhân Kitô giáo còn có sự nâng đỡ nhau trên con đường hướng đến tình bạn trọn vẹn với Chúa. “Việc phân định sự hiện diện của ‘các hạt giống Lời’ (semina Verbi) trong các nền văn hóa khác (cf. Ad Gentes 11) cũng có thể áp dụng cho thực tại hôn nhân và gia đình. Bên cạnh hôn nhân tự nhiên đích thực, trong những hình thức hôn nhân trong các truyền thống tôn giáo khác cũng có các yếu tố tích cực”,[76] cho dù cũng không thiếu bóng tối. Chúng ta có thể khẳng định rằng “Người nào muốn xây dựng trong thế giới này một gia đình nơi mà con cái được dạy cho biết vui thích với mọi hành động nhằm thắng vượt sự dữ – một gia đình chứng minh Thánh Thần đang sống và hoạt động – thì sẽ nhận được lòng biết ơn và sự trân trọng, cho dẫu họ thuộc dân tộc, tôn giáo hay vùng miền nào đi nữa”[77].

  3. “Ánh nhìn của Đức Kitô, là ánh sáng chiếu soi mọi người (cf. Ga 1,9; GS, 22), sẽ gợi hứng cho Hội thánh trong việc chăm sóc mục vụ cho các tín hữu đang đơn thuần sống chung, hay chỉ kết hôn dân sự hay đã li dị tái hôn. Trong viễn tượng của khoa sư phạm thần linh, Hội thánh yêu thương hướng đến những ai tham dự vào đời sống của Hội thánh một cách không hoàn hảo: Hội thánh cùng với họ cầu xin ơn hoán cải, khích lệ họ làm điều thiện, ân cần yêu thương chăm sóc lẫn nhau và phục vụ cộng đồng nơi họ sống và làm việc. […] Một khi sự kết hợp đạt được một mức ổn định đáng kể xuyên qua một mối ràng buộc công khai – và cho thấy có một tình cảm sâu đậm, trách nhiệm đối với con cái và khả năng vượt qua các thử thách – thì có thể được xem như một cơ hội, để nếu có thể, đồng hành với họ hướng tới Bí tích Hôn Phối”.[78]

  4. “Trước những hoàn cảnh khó khăn và những gia đình bị thương tích, luôn luôn cần nhớ lại một nguyên tắc chung: “Các mục tử phải biết rằng, vì lòng yêu mến sự thật, họ buộc phải cẩn thận phân định các hoàn cảnh” (FC, 84). Mức trách nhiệm không ngang nhau trong mọi trường hợp, và có thể tồn tại các yếu tố làm hạn chế khả năng quyết định. Vì thế, trong khi cần nêu rõ ràng đạo lí của Hội thánh, phải tránh những phán đoán thiếu xét đến tính phức tạp của các hoàn cảnh khác nhau, và cần lưu tâm đến cách họ sống nỗi đau khổ mà họ đang chịu do tình trạng của họ”.[79]

Thông truyền sự sống và nuôi dạy con cái

  1. Hôn nhân trước hết là một “cộng đồng thân mật của sự sống và tình yêu”[80] vốn là một thiện ích cho chính đôi vợ chồng,[81] và tính dục được “qui hướng tới tình yêu phu phụ giữa người nam và người nữ”.[82] Theo đó thì “những đôi phối ngẫu không được Thiên Chúa ban cho có con cái, vẫn có thể có đời sống hôn nhân đầy ý nghĩa, trên bình diện nhân bản lẫn Kitô giáo”.[83] Tuy nhiên, sự kết hợp này “tự chính bản tính của nó” được qui hướng về sinh sản.[84] Đứa con được sinh ra không phải là một cái gì từ bên ngoài được thêm vào tình yêu hỗ tương của đôi vợ chồng; nó xuất hiện ngay ở trung tâm của việc hai người hiến thân cho nhau, như hoa trái và sự hoàn thành của việc hiến thân cho nhau đó”.[85] Đứa con không xuất hiện ở cuối một tiến trình, nhưng hiện diện ngay từ đầu của tình yêu như một đặc tính thiết yếu không thể bị chối bỏ nếu không muốn làm khuyết dạng chính tình yêu ấy. Ngay từ đầu, tình yêu từ khước mọi thúc ép khép kín mình lại và mở ra cho một khả năng phong nhiêu có sức kéo dài tình yêu vượt trên cuộc sống riêng của mình. Vì thế không một hành vi giao hợp vợ chồng nào có thể khước từ ý nghĩa này,[86] cho dù, vì nhiều lí do, có thể không luôn luôn thực sự đem lại một sự sống mới.

  2. Đứa con phải được sinh ra từ một tình yêu như thế, chứ không phải bằng bất cứ phương cách nào khác, vì “đứa con không phải là một của nợ, nhưng là một tặng phẩm”,[87] đứa con là “hoa trái của hành vi đặc thù của tình yêu phu phụ giữa cha mẹ”.[88] Bởi vì “theo trật tự tạo thành, tình yêu phu phụ giữa một người nam và một người nữ và sự thông truyền sự sống được qui hướng về nhau (cf. St 1,27-28). Bằng cách đó Đấng Tạo Hóa đã làm cho người nam và người nữ được tham dự vào công trình tạo dựng của Ngài và đồng thời làm cho họ thành những dụng cụ diễn tả tình yêu của Ngài, ủy thác cho họ trách nhiệm đối với tương lai của loài người xuyên qua việc thông truyền sự sống con người”.[89]

  3. Các Nghị phụ Thượng Hội đồng khẳng định rằng “không khó nhận thấy một não trạng tràn lan muốn giảm trừ việc thông truyền sự sống con người xuống chỉ còn là một dự phóng thất thường của cá nhân hay đôi bạn”.[90] Giáo huấn của Hội thánh “giúp các đôi bạn sống một cách hài hòa và ý thức tình hiệp thông vợ chồng trong mọi chiều kích của nó, cùng với trách nhiệm sinh sản. Cần khám phá lại Thông điệp Humanae Vitae của Đức Phaolô VI, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng phẩm giá của nhân vị khi đánh giá về mặt luân lí những phương pháp điều hòa sinh sản. […] Việc chọn giải pháp nhận con nuôi và nhận ủy thác chăm sóc trẻ cũng biểu lộ một sự phong nhiêu đặc biệt của kinh nghiệm hôn nhân”.[91] Với lòng biết ơn đặc biệt, Hội thánh “ủng hộ các gia đình đón nhận, nuôi dưỡng và bao bọc bằng tình thương những đứa con bị các khuyết tật khác nhau”.[92]

  4. Trong bối cảnh này tôi không thể không khẳng định rằng nếu gia đình là cung thánh của sự sống, là nơi mà sự sống được khai sinh và chăm sóc, thì quả là mâu thuẫn khủng khiếp khi nó trở thành một nơi mà sự sống bị loại bỏ và hủy diệt. Giá trị của sự sống một con người cao cả biết bao, và quyền được sống của một trẻ thơ vô tội lớn lên trong cung lòng người mẹ là bất khả nhượng, đến nỗi không ai có thể viện lẽ rằng mình có quyền trên thân thể mình để biện minh cho quyết định chấm dứt sự sống ấy, vốn là một cứu cánh tự thân và không bao giờ được xem như đối tượng cho sự thống trị của một người khác. Gia đình bảo vệ sự sống con người trong mọi giai đoạn của nó, kể cả giai đoạn cuối cùng. Do đó, “những ai làm việc trong các cơ quan y tế được nhắc nhớ về nghĩa vụ luân lí phải biết phản đối theo lương tâm. Cũng thế, Hội thánh không chỉ cảm thấy khẩn thiết phải khẳng định quyền được chết tự nhiên, tránh can thiệp trị liệu thô bạo và gây cái chết êm dịu (eutanasia)”, mà còn “kiên quyết phản đối án tử hình”.[93]

  5. Các Nghị phụ Thượng Hội đồng muốn nhấn mạnh rằng “một trong những thách đố nền tảng mà các gia đình ngày nay phải đối mặt chắc hẳn là việc giáo dục con cái, việc này càng khó khăn và phức tạp hơn nữa do thực tế văn hóa thời nay và ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thông”.[94] “Hội thánh có một vai trò quí giá là nâng đỡ các gia đình, khởi đi từ việc khai tâm Kitô giáo, xuyên qua các cộng đoàn luôn sẵn sàng đón tiếp”.[95] Thế nhưng tôi cảm thấy thật quan trọng để nhắc lại rằng việc giáo dục toàn diện cho con cái là một “bổn phận hệ trọng nhất” và đồng thời là một “quyền đệ nhất” của cha mẹ.[96] Vấn đề không chỉ là một trách nhiệm hay một gánh nặng, nhưng còn là một quyền thiết yếu và bất khả nhượng mà cha mẹ được mời gọi để bảo vệ và không ai có thể tước nó khỏi cha mẹ. Nhà nước cung ứng các chương trình giáo dục theo cách bổ trợ, nhằm hỗ trợ các cha mẹ trong chức năng không thể ủy thác này; cha mẹ có quyền tự do chọn lựa loại hình giáo dục – có phẩm chất tốt và tiếp cận được – mà họ muốn trao gửi cho con cái mình, theo những xác tín của họ. Trường học không thay thế cha mẹ, nhưng chỉ bổ sung. Đây là một nguyên tắc căn bản: “Bất cứ ai hợp tác vào tiến trình giáo dục phải hành động nhân danh các phụ huynh, với sự đồng thuận của họ và, trong mức độ nào đó, còn với sự ủy quyền của các phụ huynh”.[97] Thế nhưng, “một kẽ nứt đã lộ ra giữa gia đình và xã hội, giữa gia đình và học đường; khế ước giáo dục ngày nay đã bị phá vỡ; và như thế giao ước giáo dục giữa xã hội và gia đình đang lâm vào khủng hoảng”.[98]

  6. Hội thánh được mời gọi cộng tác với các bậc cha mẹ qua một hoạt động mục vụ thích hợp, hỗ trợ họ trong việc chu toàn sứ mạng giáo dục con cái. Hội thánh phải luôn luôn làm việc này bằng cách giúp các cha mẹ trân trọng vai trò riêng của mình và nhận ra rằng ai đã nhận lãnh Bí tích Hôn Phối thì trở thành những thừa tác viên giáo dục đích thực, bởi lẽ khi giáo dục con cái là họ đã xây dựng Hội thánh,[99] và khi làm thế, họ chấp nhận một ơn gọi do Thiên Chúa ban.[100]

Gia đình và Hội thánh

  1. “Với niềm vui bên trong và niềm an ủi thâm sâu, Hội thánh hướng nhìn đến các gia đình kiên trung sống các giáo huấn của Tin mừng, cám ơn họ và khích lệ họ về chứng từ mà họ trao. Thật vậy, nhờ họ mà vẻ đẹp của hôn nhân bất khả phân li và trung tín, trở nên đáng tin. Trong gia đình, ‘vốn có thể gọi là Hội thánh tại gia’ (Lumen Gentium, 11), ta được dần trưởng thành kinh nghiệm trong Hội thánh về mối hiệp thông giữa các ngôi vị, nơi đó, nhờ ân sủng, phản ánh chính mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. ‘Ở đó, người ta học được sự kiên nhẫn và niềm vui của lao động, tình yêu thương huynh đệ, sự tha thứ quảng đại, thậm chí tha thứ nhiều lần, và nhất là việc phụng thờ Thiên Chúa qua kinh nguyện và sự hiến dâng cuộc đời mình’ (GLHTCG, 1657)”.[101]

  2. Hội thánh là Gia đình của các gia đình, thường xuyên được làm phong phú bởi đời sống của tất cả các Hội thánh tại gia. Bởi thế, “nhờ Bí tích Hôn Phối, mỗi gia đình thực sự trở thành một thiện ích cho Hội thánh. Trong viễn ảnh này, việc xem xét mối tương tác giữa gia đình và Hội thánh chắc chắn sẽ là một ơn ban quí giá cho Hội thánh ngày nay: Hội thánh là một phúc lành cho gia đình, và gia đình là một phúc lành cho Hội thánh. Việc gìn giữ hồng ân Bí tích của Chúa không chỉ liên hệ đến các gia đình riêng lẻ, nhưng còn đến chính cộng đoàn Kitô hữu”.[102]

  3. Kinh nghiệm yêu thương trong các gia đình là một sức mạnh thường xuyên cho đời sống của Hội thánh. “Cứu cánh kết hợp của hôn nhân là một lời kêu gọi không ngừng làm triển nở và đào sâu tình yêu này. Khi kết hợp với nhau trong tình yêu, đôi bạn cảm nghiệm vẻ đẹp của thiên chức làm cha làm mẹ; họ chia sẻ cho nhau những dự phóng và nhọc nhằn, những khát vọng và ưu tư; họ học chăm sóc và tha thứ cho nhau. Trong tình yêu này, họ cử hành những thời khắc hạnh phúc của mình và nâng đỡ nhau trong những lúc khó khăn của lịch sử đời sống. […] Vẻ đẹp của sự trao hiến hỗ tương và vô cầu, niềm vui vì một sự sống được sinh ra và sự chăm sóc yêu thương của mọi thành viên trong gia đình – từ trẻ nhỏ cho đến người già – là một vài trong rất nhiều hoa trái làm cho việc đáp trả đối với ơn gọi gia đình trở nên độc đáo và không thể thay thế được”,[103] cho Hội thánh cũng như cho toàn xã hội.

 

CHƯƠNG IV

TÌNH YÊU TRONG HÔN NHÂN

  1. Tất cả những gì đã nói cho tới đây vẫn chưa đủ để diễn tả Tin mừng về hôn nhân và gia đình, nếu chúng ta không dừng lại để đặc biệt nói về tình yêu. Bởi vì chúng ta không thể khuyến khích một cuộc hành trình của lòng trung thành và tự hiến cho nhau nếu không khích lệ sự lớn lên, sự củng cố và đào sâu tình yêu hôn nhân và gia đình. Thật vậy, ơn sủng của Bí tích Hôn Phối được nhắm trước hết là “để làm cho tình yêu của đôi bạn nên trọn hảo”.[104] Trong trường hợp này chúng ta cũng có thể nói rằng “giả như tôi có tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có tình yêu, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài bố thí hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có tình yêu, thì cũng chẳng ích gì cho tôi” (1 Cr 13,2-3). Tuy nhiên, nếu từ “tình yêu” rất hay được dùng thì nó cũng rất hay bị lạm dụng.[105]

Tình yêu hằng ngày của chúng ta

  1. Trong cái được gọi là bài ca đức mến của Thánh Phaolô, chúng ta gặp thấy một số nét của tình yêu đích thực:

“Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu,

Không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc,

Không làm điều bất chính, không tìm tư lợi,

Không nóng giận, không nuôi hận thù,

Không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật.

Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả”.

(1 Cr 13,4-7).

Tình yêu được sống và được vun trồng trong cuộc sống mà hằng ngày đôi vợ chồng và con cái họ cùng chia sẻ. Do đó, dừng lại để xác định ý nghĩa của các diễn ngữ của bản văn này, để rồi thử áp dụng vào cuộc sống cụ thể của mỗi gia đình, là điều đáng quí.

Tình yêu thương thì nhẫn nhục

  1. Diễn ngữ đầu tiên được dùng là macrothymei. Từ ngữ này không chỉ được chuyển dịch là “chịu đựng tất cả”, vì chúng ta gặp thấy ý tưởng ấy ở cuối câu 7. Ý nghĩa của từ này được làm sáng tỏ nhờ bản dịch tiếng Hi lạp của Cựu Ước, ở đó người ta khẳng định rằng Thiên Chúa “chậm giận” (Xh 34,6; Ds 14,18). Nó cho thấy khi một người không hành động theo những xung năng bộc phát và tránh gây tổn thương. Đó là một đặc tính của vị Thiên Chúa của Giao ước, Đấng kêu gọi chúng ta bắt chước Ngài cả trong đời sống gia đình. Các bản văn của Thánh Phaolô có dùng từ ngữ này phải được đọc trên nền hậu cảnh của sách Khôn Ngoan (cf. 11,23; 12,2.15-18): ở đó người ta ca tụng sự kiềm chế của Thiên Chúa nhằm chừa chỗ cho khả năng thống hối, đồng thời vẫn khẳng định quyền năng của Ngài được bộc lộ khi hành động với lòng thương xót. Sự nhẫn nhục của Thiên Chúa là việc thực thi lòng thương xót của Ngài đối với tội nhân, và là sự biểu lộ quyền năng đích thực của Ngài.

  2. Nhẫn nhục không có nghĩa là cho phép mình thường xuyên bị xử tệ, hoặc dung túng cho những bạo hành trên thân xác, hay cho phép người khác đối xử với mình như một đồ vật. Vấn đề xảy ra là khi chúng ta đòi các mối tương quan phải êm ả hay người ta phải hoàn hảo, hoặc khi chúng ta đặt mình ở trung tâm và mong đợi duy nhất một điều là mọi sự đi theo ý muốn của mình. Rồi thì mọi sự làm chúng ta mất kiên nhẫn, mọi sự làm chúng ta phản ứng cách hung hăng. Nếu chúng ta không vun xới thái độ nhẫn nhục, chúng ta sẽ luôn luôn phải hối tiếc vì cư xử giận dữ, và rốt cuộc chúng ta sẽ không thể sống chung với nhau, chống lại xã hội, chúng ta không có khả năng làm chủ được các xung năng của mình, và gia đình sẽ biến thành bãi chiến trường. Vì thế Lời Chúa khuyên chúng ta: “Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thóa mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác” (Ep 4,31). Đức nhẫn nhục được tăng thêm khi tôi nhìn nhận người khác cũng có quyền sống trên trái đất này cùng với tôi, như sự thực là thế. Việc họ có ngáng trở tôi, làm xáo trộn các kế hoạch của tôi, hay họ làm tôi bực mình do lối sống của họ hay bởi cách suy nghĩ của họ, hoặc trong mọi sự không theo cách mà tôi vẫn mong đợi, là điều không quan trọng. Tình yêu luôn luôn bao hàm một ý thức thương cảm sâu xa dẫn tới việc chấp nhận người khác như một phần của thế giới này, ngay cả khi người ấy hành động khác với kì vọng của tôi.

Nhân hậu

  1. Từ ngữ kế tiếp là chrestéuetai chỉ được dùng một lần duy nhất ở đây trong toàn bộ Thánh Kinh, được rút ra từ chữ chrestós (có nghĩa: người tốt, người cho thấy lòng tốt qua các việc làm của mình). Tuy nhiên, xét vị trí của từ ở đây đứng song song gắn chặt với động từ đi trước, nó được dùng như một bổ ngữ. Như thế thánh Phaolô muốn nói rõ rằng “nhẫn nhục” được nêu ra đầu tiên không phải là một thái độ hoàn toàn thụ động, nhưng là một thái độ gắn liền với hoạt động, với một tương tác năng động và sáng tạo với người khác. Nó cho thấy rằng yêu là làm điều tốt cho người khác và thăng tiến người khác. Vì vậy nó được dịch là “nhân hậu”.

  2. Xem toàn bản văn, ta thấy thánh Phaolô muốn nhấn mạnh tình yêu không chỉ là một cảm xúc thuần túy, nhưng đúng hơn, nó phải được hiểu theo động từ “yêu” của tiếng Hípri; nghĩa là “làm điều tốt”. Như Thánh Inhaxiô Loyola nói: “Tình yêu phải được thể hiện bằng việc làm nhiều hơn bằng lời nói”.[106] Như thế nó cho thấy tất cả sự phong nhiêu của nó và giúp ta cảm nghiệm niềm hạnh phúc của việc trao ban, sự cao quí và vĩ đại của việc dâng hiến chính mình một cách hào phóng, vô lượng, không đòi được đền đáp, nhưng chỉ vui qua trao ban và phục vụ.

Chữa lành ghen tương

  1. Một thái độ, bởi đó, cũng bị từ chối vì đối nghịch với tình yêu, được diễn tả bằng chữ zelos (ghen tương hay đố kị). Điều này có nghĩa là trong tình yêu không có chỗ cho sự khó chịu trước điều may mắn tốt lành của người khác (cf. Cv 7,9; 17,5). Ghen tị là buồn bực trước một điều thiện hảo của người khác, nó chứng tỏ ta không quan tâm đến hạnh phúc của người khác mà chỉ tập chú vào lợi ích của ta. Trong khi yêu thương đưa chúng ta ra khỏi chính mình, thì ghen tị lại qui chúng ta trở về với cái tôi của mình. Tình yêu đích thực thì quí trọng sự thành công của người khác, không xem điều ấy như một sự đe dọa đối với mình, giải thoát ta khỏi vị đắng cay của ghen tị. Nó nhìn nhận rằng mỗi người có những ơn ban khác nhau và có những lối đường khác nhau trong cuộc sống. Vì thế nó cố gắng khám phá con đường hạnh phúc của mình, trong khi để cho người khác tìm thấy con đường của họ.

  2. Tóm lại, yêu thương có nghĩa là chu toàn hai giới răn cuối cùng của Lề Luật Thiên Chúa: “Ngươi không được ham muốn nhà người ta; ngươi không được ham muốn vợ người ta, tôi tớ nam nữ, con bò con lừa, hay bất cứ vật gì của người ta” (Xh 20,17). Tình yêu khơi lên một niềm quí trọng chân thành đối với mỗi người và nhìn nhận quyền được hạnh phúc của người khác. Tôi yêu con người này, và tôi nhìn người ấy với ánh nhìn của Thiên Chúa là Cha, Đấng trao ban cho chúng ta mọi sự “để chúng ta được hưởng dùng” (1 Tm 6,17), và như vậy, tôi chấp nhận trong lòng rằng người ấy có thể vui hưởng một khoảnh khắc hạnh phúc. Dù sao đi nữa, chính tình yêu cội rễ này cũng sẽ hướng tôi đến chỗ chối bỏ sự bất công vì lẽ một số người chiếm hữu quá nhiều và những người khác thì không có gì cả, tình yêu ấy thúc giục tôi làm cách nào để giúp những người bị xã hội loại bỏ cũng hưởng được chút niềm vui. Nhưng đó không phải là ghen tị, nhưng là khát vọng về sự bình đẳng.

Không vênh vang, không tự đắc

  1. Tiếp đến là diễn ngữ perpereuetai hàm nghĩa sự tự đắc, lo lắng thể hiện sự trổi vượt của mình nhằm tạo ấn tượng trên những người khác qua thái độ mô phạm và hung hăng. Người yêu thương thì không những biết tránh không nói quá nhiều về chính mình, mà hơn nữa, vì tập chú vào người khác, người ấy biết đặt mình vào vị trí của người khác, không đòi làm trung tâm của mọi sự chú ý. Từ ngữ physioutai tiếp theo sau cũng có nghĩa tương tự, cho thấy rằng yêu thương thì không cao ngạo. Theo sát nghĩa từ ấy muốn diễn tả chúng ta không “lên mặt” trước người khác, cũng cho thấy một cái gì đó tinh tế hơn. Đó không chỉ là một nỗi ám ảnh muốn khoe khoang những phẩm chất của mình mà còn là mất ý thức về thực tại. Ta tự xem mình cao trọng hơn sự thực mình là, vì tưởng rằng mình “đạo đức” hơn hay “khôn ngoan” hơn. Thánh Phaolô còn dùng động từ này trong những trường hợp khác nữa, như khi ngài nói “sự hiểu biết sinh lòng kiêu ngạo, còn tình yêu thì xây dựng” (1 Cr 8,1). Cũng đáng nói là, một số người nghĩ rằng họ cao trọng vì họ hiểu biết hơn những người khác, và ra sức đòi hỏi và khống chế những người khác, trong khi điều thực sự làm ta cao trọng chính là một tình yêu biết cảm thông, quan tâm, và nâng đỡ những người yếu đuối. Trong một đoạn khác, thánh Phaolô dùng từ này để phê bình những người “tự cao tự đại” (cf. 1 Cr 4,18), nhưng thực sự họ chỉ nói những lời trống rỗng hơn là những lời thực sự có “quyền năng” của Thần Khí (cf. 1 Cr 4,19).

  2. Thật quan trọng việc người Kitô hữu sống thái độ này trong cách họ cư xử với những người thân trong gia đình ít hiểu biết hơn mình về đức tin, họ là những người yếu đuối hoặc thiếu một xác tín chắc chắn. Có khi xảy ra điều ngược lại: những tín hữu được cho là trưởng thành trong gia đình thì lại trở thành kẻ cao ngạo không ai chịu nổi. Thái độ khiêm hạ ở đây có vẻ như một điều gì đó thuộc về tình yêu, bởi vì, để có thể thông cảm, tha thứ và thành tâm phục vụ người khác, thì cần thiết phải chữa trị thói kiêu ngạo và vun đắp lòng khiêm nhu. Đức Giêsu lưu ý các môn đệ rằng trong thế giới của quyền lực mỗi người đều tìm cách để thống trị kẻ khác, và bởi thế Người nói “giữa anh em thì không như thế” (Mt 20,26). Lối nghĩ về tình yêu Kitô giáo không phải là lối nghĩ của người đứng bên trên người khác và cần để họ biết đến quyền lực của mình, nhưng là lối nghĩ “ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em” (Mt 20,27). Trong đời sống gia đình không thể để bao trùm lối nghĩ thống trị lẫn nhau và sự cạnh tranh để xem ai là người thông minh hơn hay quyền lực hơn, vì như thế sẽ làm hủy diệt tình yêu. Lời khuyên cho gia đình sau đây cũng thật đáng giá: “Tất cả anh em hãy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau, vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường” (1 Pr 5,5).

Không khiếm nhã

  1. Yêu thương cũng có nghĩa là làm cho mình đáng yêu, và đây là ý nghĩa ẩn chứa trong diễn ngữ aschemonei. Từ ngữ này muốn nói rằng tình yêu thì không hành động thô lỗ, khiếm nhã, không cư xử gay gắt. Các cách thức, lời nói và cử chỉ của nó đem lại sự dễ chịu và không chua chát hay cứng cỏi. Yêu thương thì không muốn làm cho người khác đau khổ. Hòa nhã “là một trường học dạy sự mẫn cảm và tinh thần vô vị lợi”, nó đòi người ta “phải vun xới tâm tư và tình cảm của mình, học biết lắng nghe, ăn nói, và có những lúc cũng biết thinh lặng”.[107] Hòa nhã không phải là một lối sống mà một Kitô hữu có thể chọn lựa hay từ chối: nó là thành phần trong những đòi hỏi thiết yếu của tình yêu, bởi thế “mỗi người đều phải để tâm sống thuận thảo với những người xung quanh mình”.[108] Mỗi ngày, “việc bước vào đời sống của một người khác, ngay cả khi người ấy vốn đã là phần đời của mình, thì vẫn đòi hỏi một thái độ tế nhị không xâm phạm, điều này có sức làm mới lại niềm tin tưởng và sự kính trọng. Tình yêu càng thân mật và sâu xa, càng đòi hỏi tôn trọng tự do và khả năng chờ đợi người ấy mở cửa lòng ra”.[109]

  2. Để sẵn sàng đón nhận một cuộc gặp gỡ đích thực với người khác, đòi hỏi phải có một cái nhìn nhân hậu đối với người ấy. Điều này không thể có được khi ta luôn có thái độ bi quan nhìn người khác như muốn vạch ra những khuyết điểm và sai lầm của họ, có lẽ là để khỏa lấp những mặc cảm của mình. Một cái nhìn nhân hậu cho phép chúng ta không dừng lại quá nhiều trên những giới hạn của người khác, và như thế chúng ta có thể khoan dung với họ và hiệp nhất với nhau trong một kế hoạch chung, bất chấp những khác biệt. Tình yêu thương nhân hậu sẽ tạo ra các mối dây liên kết, vun xới các tương quan, kiến tạo các mạng lưới hội nhập mới và xây dựng một cơ cấu xã hội vững chắc. Bằng cách này, tình yêu sẽ tự bảo vệ mình, vì nếu không có một cảm thức thuộc về, thì người ta không thể bền bỉ dấn thân cho người khác; rốt cuộc mỗi người sẽ chỉ tìm kiếm những gì tiện ích cho mình và không thể có đời sống chung được. Một người dị ứng với xã hội tin rằng những người khác tồn tại chỉ để thỏa mãn các nhu cầu của mình, và cho rằng khi làm như thế là họ chỉ hoàn thành nghĩa vụ của họ. Vì thế không có chỗ cho lòng tử tế của tình yêu cũng như không có chỗ cho ngôn từ để diễn tả nó. Ai yêu thương thì có khả năng nói những lời động viên có sức vỗ về, trợ lực, an ủi, khích lệ. Chúng ta hãy xem, chẳng hạn, một vài lời mà Đức Giêsu đã nói với người ta: “Này con, cứ yên tâm!” (Mt 9,2); “Này bà, lòng tin của bà mạnh thật!” (Mt 15,28); “Hãy trỗi dậy đi!” (Mc 5,41); “Chị hãy đi bình an” (Lc 7,50); “Anh em đừng sợ” (Mt 14,27). Đó không phải là những lời hạ giá người ta, gây buồn phiền, chọc tức hay khinh dể. Trong gia đình, chúng ta cần học cách ăn nói hòa nhã với nhau như thế của Đức Giêsu.

Quảng đại

(Không tìm tư lợi)

  1. Chúng ta đã nói rất nhiều lần rằng để yêu thương người khác, trước hết chúng ta phải yêu thương chính mình. Thế nhưng, bài ca đức mến này quả quyết rằng yêu thương thì “không tìm tư lợi”, hoặc “không tìm kiếm điều thuộc về mình”. Diễn ngữ này cũng được dùng trong một bản văn khác: “Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác” (Pl 2,4). Trước một khẳng định rõ ràng như thế của Thánh Kinh cần tránh gán ưu tiên cho tình yêu đối với chính bản thân như thể nó cao quí hơn sự quảng đại hiến thân cho người khác. Ưu tiên yêu thương mình chỉ có thể được hiểu như một điều kiện tâm lí, xét vì ai không có khả năng yêu thương chính mình thì sẽ khó yêu thương người khác: “Xấu với bản thân thì tốt với ai được? […] Không ai tệ hơn kẻ làm hại chính mình” (Hc 14,5-6).

  2. Nhưng chính Thánh Tôma Aquinô đã giải thích rằng “đức ái hệ tại ở ước muốn yêu thương hơn là ước muốn được yêu thương”;[110] thật vậy, “những người mẹ, là những người yêu thương nhiều nhất, tìm cách để yêu hơn là để được yêu”.[111] Bởi thế, tình yêu có thể vượt lên trên sự công bằng và tuôn tràn một cách vô cầu mà “không hề hi vọng được đền đáp” (Lc 6,35), và đạt tới tình yêu vĩ đại nhất, đó là “việc hiến mạng sống mình” cho người khác (cf. Ga 15,13). Liệu một lòng quảng đại như thế, lòng quảng đại làm ta có thể dâng hiến một cách vô cầu, và dâng hiến cho đến cùng, còn có thể tồn tại không? Chắc chắn là có, bởi vì đó là điều Tin mừng đòi hỏi: “Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy” (Mt 10,8).

Không nóng giận không nuôi hận thù

  1. Nếu diễn ngữ đầu tiên trong bài ca đã mời gọi chúng ta biết nhẫn nhục để tránh không phản ứng gay gắt ngay lập tức trước những yếu đuối và sai lỗi của người khác, thì bây giờ xuất hiện một từ ngữ khác – paroxynetai – diễn tả sự bất bình trong lòng như một phản ứng được khơi lên bởi một cái gì đó từ bên ngoài. Nó diễn tả một phản ứng bạo lực ở bên trong, một sự tức giận không bộc lộ ra ngoài đặt ta vào thế phòng vệ trước người khác, như thể họ là kẻ thù gây phiền hà cần phải tránh xa. Việc nuôi dưỡng thái độ gây hấn trong lòng như thế không có ích gì. Nó chỉ làm ta đau bệnh và rốt cuộc làm người ta xa lánh. Nóng giận chỉ lành mạnh khi nó làm cho ta phản ứng trước một bất công nghiêm trọng, nhưng sẽ tác hại khi có chiều hướng tức giận thấm ngập trong mọi thái độ của ta đối với người khác.

  2. Tin mừng mời gọi chúng ta tốt hơn hết hãy nhìn cái xà trong mắt mình (cf. Mt 7,5), và với tư cách là Kitô hữu chúng ta không thể không biết đến Lời Chúa hằng mời gọi đừng nuôi cơn giận: “Đừng để cho sự ác thắng được mình” (Rm 12,21). “Đừng nản chí vì làm điều thiện” (Gl 6,9). Việc chúng ta đột nhiên cảm thấy một nỗi oán hận hung hăng chực trào lên, đó là một chuyện; còn việc chúng ta có ưng thuận và dung dưỡng nó thường xuyên trong tâm hồn mình hay không, thì đó là một chuyện khác: “Anh em nổi nóng ư? Đừng phạm tội; chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn” (Ep 4,26). Vì thế, đừng bao giờ để một ngày trôi qua mà không làm hòa trong gia đình. “Nhưng tôi sẽ làm hòa bằng cách nào? Tôi sẽ quì xuống chăng? Không! Chỉ cần một cử chỉ nhỏ, một cái gì đó rất đơn sơ thôi, và sự hòa điệu trong gia đình sẽ được vãn hồi. Chỉ cần một chút âu yếm, chẳng cần lời lẽ gì. Nhưng đừng bao giờ để một ngày trôi qua mà không làm hòa trong gia đình”.[112] Phản ứng trong lòng của chúng ta trước phiền nhiễu mà người khác gây ra trước hết phải là một lời chúc phúc tự trong lòng, muốn điều tốt cho người khác, xin Thiên Chúa giải phóng và chữa trị người đó. “Nhưng trái lại, hãy chúc phúc, vì anh chị em được kêu gọi chính là để thừa hưởng lời chúc phúc” (1 Pr 3,9). Nếu chúng ta phải chiến đấu chống lại sự dữ, thì hãy chiến đấu; nhưng chúng ta phải luôn luôn nói “không” với bạo lực trong gia đình.

Dung thứ

  1. Nếu chúng ta cho phép một tâm tình xấu ngấm sâu vào trong lòng mình, tức là chúng ta đã dành chỗ cho sự oán hận làm tổ trong lòng chúng ta. Cụm từ logizetai to kakon có nghĩa là “chấp nhất sự dữ”, “ghim nó trong lòng”, nói cách khác là “oán hận”. Ngược lại là sự tha thứ, một sự tha thứ được đặt nền tảng trên một thái độ tích cực muốn tìm cách thông cảm sự yếu đuối của người khác và bỏ qua cho họ, như Đức Giêsu đã nói: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,24). Thế nhưng, chúng ta thường có khuynh hướng moi móc thêm những sai lỗi, tưởng tượng thêm những điều xấu xa, giả định đủ loại ác ý, và vì thế sự oán hận gia tăng và bén rễ sâu hơn. Do đó mà mọi lỗi lầm hay sa ngã từ người vợ (hay chồng) đều có thể làm tổn hại mối ràng buộc yêu thương và sự ổn định của gia đình. Vấn đề là ở chỗ đôi khi chúng ta xem mọi sự đều nghiêm trọng như nhau, như thế có nguy cơ chúng ta trở nên khắc nghiệt với bất kì sai lầm nào của người khác. Việc đòi hỏi chính đáng các quyền của mình sẽ biến thành một cơn khát dai dẳng và không dứt muốn trả thù thay vì là một sự bảo vệ chính đáng phẩm giá của mình.

  2. Khi chúng ta bị xúc phạm hay bị lừa dối, thì sự tha thứ là điều có thể và đáng mong ước, nhưng không ai có thể nói đó là điều dễ dàng. Sự thật là “mối hiệp thông gia đình chỉ có thể được gìn giữ và hoàn thiện với một tinh thần hi sinh rất lớn. Thật vậy, nó đòi hỏi sự cởi mở và sẵn lòng quảng đại của mọi người và từng người, để cảm thông, khoan dung, tha thứ và hòa giải. Không có gia đình nào mà không kinh nghiệm sự ích kỉ, bất hòa, căng thẳng và xung đột tấn công thô bạo và đôi khi đánh chí tử vào chính mối hiệp thông của mình: từ đó xảy ra biết bao chia rẽ và đủ thứ chia rẽ trong đời sống gia đình”.[113]

  3. Ngày nay chúng ta biết rằng để có thể tha thứ chúng ta cần trải qua kinh nghiệm giải thoát của sự biết cảm thông và tha thứ cho chính mình. Rất nhiều khi các lỗi lầm của chúng ta, hoặc cái nhìn phê phán của những người thân yêu, có thể làm cho chúng ta đánh mất sự quí trọng đối với chính bản thân mình. Rốt cuộc chúng ta nhìn mình bằng con mắt của những người khác, tránh né tình cảm và luôn sợ hãi các mối tương quan liên vị. Bởi thế, để trấn an mình cách sai trái ta có thể đi đổ lỗi lên người khác. Chúng ta cần đưa lịch sử đời mình vào cầu nguyện, cần biết chấp nhận chính mình, biết cách sống chung với những hạn chế của mình, và ngay cả biết tha thứ cho chính mình, để có thể có cùng thái độ như vậy đối với những người khác.

  4. Nhưng điều này giả thiết chính chúng ta đã có kinh nghiệm được Thiên Chúa tha thứ, được công chính hóa cách vô điều kiện bởi ân sủng của Ngài chứ không bởi công trạng của chúng ta. Chúng ta đã đạt đến kinh nghiệm của một tình yêu đi bước trước mọi việc làm của mình, một tình yêu luôn luôn mang đến cho ta những cơ hội mới, một tình yêu thúc đẩy và khích lệ. Nếu chúng ta chấp nhận rằng tình yêu của Thiên Chúa thì vô điều kiện, rằng tình yêu của Chúa Cha không thể được mua hay bán, bấy giờ chúng ta mới có thể yêu thương vượt trên tất cả, tha thứ cho người khác ngay cả khi họ cư xử bất công với chúng ta. Nếu không, cuộc sống gia đình chúng ta sẽ không còn là một nơi của cảm thông, đồng hành và khích lệ thay vào đó sẽ là một nơi thường xuyên căng thẳng và công phạt lẫn nhau.

Vui với người khác

  1. Diễn ngữ chairei epi te adikia cho thấy một cái gì đó tiêu cực ẩn sâu trong lòng người ta. Đó là thái độ độc ác của người vui mừng khi thấy người khác phải chịu sự bất công. Diễn ngữ này được bổ nghĩa bởi cụm từ theo sau: synchairei te aletheia diễn tả điều tích cực, có nghĩa là “vui khi thấy điều chân thật”. Nói cách khác, chúng ta vui mừng về điều tốt lành của người khác, khi phẩm giá của họ được nhìn nhận, khi các khả năng và các việc tốt của họ được trân trọng. Điều này là không thể đối với những ai phải luôn luôn so bì và ganh đua, ngay cả với vợ hoặc chồng mình, đến độ ngầm vui mừng trong lòng trước những thất bại của người ấy.

  2. Khi một người yêu thương người ấy có thể làm điều tốt cho người khác, hoặc khi người ấy nhìn thấy mọi sự đều diễn ra tốt đẹp cho người khác, thì chính họ cũng cảm thấy vui, và bằng cách ấy họ tôn vinh Thiên Chúa, vì “ai vui vẻ dâng hiến thì được Thiên Chúa yêu thương” (2 Cr 9,7). Chúa chúng ta đặc biệt trân trọng những ai tìm thấy niềm vui trong hạnh phúc của người khác. Nếu chúng ta không nuôi dưỡng khả năng của chúng ta biết vui hưởng trước những điều tốt lành của người khác mà chỉ chủ yếu tập trung vào các nhu cầu của mình, thì chúng ta đang tự đày đọa mình sống thiếu niềm vui, như Đức Giêsu nói: “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35). Gia đình phải luôn là nơi mà bất cứ ai ở trong đó làm được điều gì tốt đẹp trong cuộc sống, đều biết rằng ở đó mọi người cũng sẽ mừng về điều ấy với mình.

Tha thứ tất cả

  1. Bài ca đức mến hoàn tất danh mục với bốn diễn ngữ nói lên tính toàn thể: “tất cả”. [Tình yêu] tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hi vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Bằng cách đó người ta khẳng định mạnh mẽ đến sự năng động đi ngược dòng văn hóa của tình yêu, vốn có sức đương đầu với bất cứ gì có thể đe dọa nó.

  2. Trước hết, người ta khẳng định rằng [tình yêu thì] “tha thứ tất cả” (panta stegei). Điều này thì khác với việc “không chấp nhất sự dữ”, bởi vì từ này có liên quan tới việc sử dụng cái lưỡi; nó có thể có nghĩa là “giữ thinh lặng” về một điều tiêu cực có thể có nơi người khác. Nó hàm nghĩa hạn chế sự xét đoán, kiềm giữ khuynh hướng muốn làm bật ra một lời lên án nghiệt ngã và bất nhẫn: “Đừng xét đoán thì anh em sẽ không bị xét đoán” (Lc 6,37). Lời Thiên Chúa bảo chúng ta cho dẫu đi ngược lại với thói quen sử dụng cái lưỡi của mình: “Đừng nói xấu nhau, thưa anh chị em” (Gc 4,11). Không ngừng bôi nhọ hình ảnh người khác là một cách tôn tạo hình ảnh của mình, nhằm trút sự oán hận và ghen tị mà không lưu tâm đến tai hại mình có thể gây ra. Rất nhiều khi người ta quên rằng phỉ báng người khác có thể là một tội lớn; một xúc phạm nghiêm trọng đến Thiên Chúa, khi nó xâm phạm nặng nề đến thanh danh của người khác và gây ra những tổn thất rất khó sửa chữa. Vì thế Lời Chúa tuyên bố cứng rắn về cái lưỡi khi nói rằng nó “là thế giới của sự ác”, nó “làm cho toàn thân bị ô nhiễm đốt cháy toàn thể cuộc đời” (Gc 3,6); nó là một “sự dữ không bao giờ ở yên, vì nó chứa đầy nọc độc giết người” (Gc 3,8). Nếu như cái lưỡi có thể được dùng để “nguyền rủa những con người đã được làm ra theo hình ảnh Thiên Chúa” (Gc 3,9), thì tình yêu lại trân trọng hình ảnh của người khác một cách tinh tế đến nỗi cả bảo vệ thanh danh của kẻ thù. Trong khi bảo vệ luật Chúa, chúng ta không bao giờ được quên đòi hỏi này của tình yêu.

  3. Những đôi vợ chồng yêu thương nhau và thuộc về nhau nói tốt về nhau, họ tìm cách nêu lên mặt tốt của người bạn đời chứ không phải điểm yếu hay những sai lầm của người ấy. Bất luận trường hợp nào, họ đều giữ im lặng để không làm hại thanh danh người kia. Tuy nhiên, đây không chỉ là một hành động bên ngoài nhưng xuất phát từ một thái độ nội tâm. Đây cũng không phải là việc của kẻ ngây thơ bảo rằng mình không thấy những khó khăn và những điểm yếu của người kia, mà đúng hơn là mình nhìn những điểm yếu và sai lầm ấy trong một bối cảnh rộng lớn hơn; họ nhắc nhớ rằng những khuyết điểm ấy chỉ là một phần chứ không phải là toàn bộ bản thân của người kia. Một sự bất bình trong quan hệ không là tất cả mối quan hệ. Vì thế chúng ta có thể chấp nhận một cách đơn sơ rằng tất cả chúng ta đều là một hỗn hợp phức tạp của ánh sáng và bóng tối. Người kia không chỉ là người gây cho tôi nỗi bực mình mà còn có nhiều điều khác phong phú hơn thế nữa. Cũng vì thế, tôi không có ý đòi hỏi tình yêu của người ấy phải hoàn hảo thì mới được trân trọng. Người kia yêu tôi bằng chính con người thực tế của người ấy và trong khả năng của người ấy, với những giới hạn của người ấy, nhưng nói rằng tình yêu của người ấy không hoàn hảo không có nghĩa rằng nó giả trá hay không chân thực. Nó vẫn chân thực cho dù giới hạn và phàm trần. Do đó, nếu kì vọng quá nhiều, thì một cách nào đó, người ấy sẽ cho tôi hiểu, người ấy không thể mà cũng sẽ không chấp nhận việc sắm vai Thiên Chúa để mà đáp ứng mọi nhu cầu của tôi. Tình yêu sống chung với sự bất toàn, “dung thứ tất cả” và biết im lặng trước những giới hạn của người mình yêu.

Tin tưởng

  1. Panta pisteuei. [Tình yêu] “tin tưởng tất cả”. Do mạch văn ở đây “tin” không được hiểu theo nghĩa thần học, nhưng theo nghĩa “tin tưởng” mà chúng ta vẫn dùng. Vấn đề không chỉ là không nghi ngờ người kia đang nói dối hay lừa lọc ta. Sự tin tưởng căn bản ấy nhận ra ánh sáng được thắp lên bởi Thiên Chúa khuất ẩn đàng sau bóng tối, hoặc như cục than hồng vẫn còn cháy đỏ bên dưới đống tro.

  2. Chính sự tin tưởng này làm cho một mối tương quan được tự do. Ta không cần phải kiểm soát người kia, bám theo từng bước chân của người ấy để không cho người ấy thoát khỏi tay ta. Tình yêu thì tin tưởng, để cho nó tự do, từ chối kiểm soát mọi sự, chiếm hữu, thống trị. Sự tự do này, vốn có thể tạo ra những không gian độc lập, mở ra với thế giới và đón nhận những kinh nghiệm mới, giúp các tương quan thêm phong phú và mở rộng. Bằng cách đó, vợ chồng sẽ san sẻ cho nhau niềm vui về tất cả những gì họ lãnh nhận và học được từ bên ngoài phạm vi gia đình. Đồng thời, tự do giúp người ta có được sự chân thành và minh bạch, vì khi biết rằng mình được những người khác tin tưởng và chân tình quí trọng lòng tốt thì sẽ cởi mở mà không giấu diếm điều gì. Một người mà biết rằng những người khác luôn nghi ngờ mình, hoặc xét đoán mà không chút cảm thương và không yêu thương mình vô điều kiện, thì người đó sẽ có khuynh hướng giữ kín các bí mật của mình, che giấu các tội lỗi và yếu đuối của mình, và sống giả dối. Trái lại, một gia đình mà trong đó sự tin tưởng vững vàng đầy yêu thương ngự trị, và là nơi cho người ta luôn quay về trong tin tưởng dẫu cho bất cứ điều gì xảy ra, gia đình ấy sẽ giúp các thành viên sống căn tính đích thật của mình, và đương nhiên loại trừ sự lừa gạt, giả tạo, và dối trá.

Hi vọng

  1. Panta elpizei: tình yêu không thất vọng về tương lai. Tiếp nối từ ngữ trước, diễn ngữ này chỉ niềm hi vọng của người biết rằng người khác có thể thay đổi. Luôn hi vọng người khác một ngày nào đó có thể trưởng thành bất ngờ tỏa ra vẻ đẹp cũng như những tiềm năng chưa từng được biết. Điều này không có nghĩa là mọi sự sẽ thay đổi trong cuộc đời này. Từ đó biết chấp nhận rằng, dù mọi sự có thể không xảy ra như ta mong ước, Thiên Chúa vẫn hoàn toàn có thể uốn thẳng những đường cong của người đó và rút ra điều tốt lành nào đó từ sự dữ mà chúng ta phải chịu trong thế giới này.

  2. Ở đây niềm hi vọng đạt mức trọn vẹn nhất của nó, vì nó hiểu chắc chắn về sự sống bên kia cái chết. Con người ấy, với tất cả những yếu đuối của mình, được mời gọi đạt đến sự sống viên mãn trên thiên quốc. Nơi đó, con người được biến đổi hoàn toàn bởi sự phục sinh của Đức Kitô, mọi yếu đuối, bóng tối và bệnh tật của con người sẽ không còn tồn tại. Nơi đó, hiện hữu đích thực của con người sẽ chiếu sáng với tất cả quyền lực của sự tốt lành và vẻ đẹp của nó. Điều này cũng cho phép chúng ta, giữa những phiền muộn chồng chất của cuộc đời này, biết chiêm ngắm con người ấy bằng một cái nhìn siêu nhiên, trong ánh sáng của đức cậy, và trông đợi sự viên mãn mà một ngày nào đó người ấy sẽ nhận được trong Nước Trời, mặc dù hiện nay chưa nhìn thấy.

Chịu đựng tất cả

  1. Panta hypomenei có nghĩa là [tình yêu] chấp nhận mọi sự trái ý với một tinh thần tích cực. Nghĩa là [tình yêu thì] đứng vững ngay giữa lòng môi trường thù nghịch. Không chỉ liên quan đến việc chịu đựng một số phiền hà, mà còn hơn thế nữa: một sự đề kháng năng động và liên tục, có khả năng vượt qua mọi thách đố. Đó là một tình yêu bất chấp tất cả, ngay cả trong những lúc hoàn cảnh lôi kéo sang hướng khác. Nó chứng tỏ một mức độ anh hùng can trường nào đó, một sức mạnh chống lại mọi trào lưu tiêu cực, một chọn lựa điều thiện không gì có thể lật đổ. Ở đây tôi nhớ đến những lời của Martin Luther King, khi xác nhận lại lựa chọn tình huynh đệ ngay giữa các cuộc bách hại và bị sỉ nhục tồi tệ nhất: “Nơi người ghét bạn nhất cũng có điều tốt lành nào đó; và ngay cả nơi dân tộc ghét bạn nhất cũng có điều tốt lành nào đó; thậm chí nơi chủng tộc ghét bạn nhất cũng có điều tốt lành nào đó. Khi bạn bắt đầu nhìn vào gương mặt của mỗi con người và thấy trong nơi thâm sâu con người ấy điều mà tôn giáo gọi là “hình ảnh của Thiên Chúa”, thì bạn bắt đầu yêu người ấy bất kể mọi sự. Dù người ấy có làm gì đi nữa, bạn vẫn thấy hình ảnh của Thiên Chúa ở đó. Có một yếu tố của sự thiện mà bạn không bao giờ có thể vứt bỏ được… Đây là một cách khác để bạn yêu kẻ thù: khi có cơ hội để bạn đánh bại kẻ thù, thì đó là lúc bạn phải quyết định không được làm thế… Khi bạn vươn lên tới bình diện tình yêu, tới bình diện của vẻ đẹp và sức mạnh lớn lao của tình yêu, thì điều duy nhất bạn tìm cách đánh bại là những hệ thống sự dữ. Đối với những cá nhân bị mắc kẹt trong hệ thống ấy, bạn hãy yêu họ nhưng phải tìm cách đánh bại hệ thống đó […] Lấy oán báo oán thì chỉ gia cố thêm sự tồn tại của oán hận và sự dữ trên đời này. Nếu tôi đánh bạn và bạn đánh tôi, và rồi tôi đánh trả lại bạn, và bạn đánh trả lại tôi, cứ tiếp tục như thế, thì đương nhiên, sẽ tiếp tục mãi không cùng. Đơn giản là sẽ không bao giờ chấm dứt. Từ phía nào đó phải có người biết điều một chút, và đó là người mạnh. Người mạnh là người có thể chặt đứt dây xích oán hận, dây xích của sự dữ… Một ai đó phải có đủ ‘lòng tin’ và có ‘đạo đức’ để chặt đứt dây xích ấy và đưa vào trong chính cấu trúc của thế giới này yếu tố tình yêu mạnh mẽ đầy quyền năng”.[114]

  2. Trong đời sống gia đình, cần vun xới sức mạnh của tình yêu này, điều giúp chúng ta chiến đấu chống lại sự dữ đe dọa gia đình. Tình yêu không để mình bị không chế bởi lòng oán hận, bởi sự coi thường người khác, bởi ước muốn gây tổn thương hoặc trả thù. Lí tưởng Kitô giáo, đặc biệt trong gia đình, là tình yêu bất chấp mọi sự. Đôi khi, tôi ngưỡng mộ, chẳng hạn như, thái độ của những người đã phải chia tay với người bạn đời để tự bảo vệ mình khỏi bạo hành, tuy nhiên, vì tình bác ái phu phụ vốn vượt qua cảm tính, họ vẫn cố gắng giúp đỡ người bạn đời, dù qua trung gian nhờ một người khác, trong những khi người bạn đời đau ốm, gặp đau khổ hay hoạn nạn. Đây cũng là một tình yêu bất chấp tất cả.

Lớn lên trong tình bác ái phu phụ

  1. Bài ca đức mến của Thánh Phaolô mà chúng ta đã đọc qua, cho phép chúng ta chuyển sang đề tài tình bác ái phu phụ. Đây là tình yêu nối kết giữa vợ và chồng,[115] một tình yêu được thánh hóa, được làm cho phong phú và được chiếu sáng bởi ân sủng của Bí tích Hôn Phối. Đó là một “kết hợp tình cảm”,[116] có tính thiêng liêng và hi sinh, nhưng trong đó kết tụ sự dịu dàng của tình bạn và niềm đam mê tình ái, mặc dù nó vẫn có thể tồn tại cả khi các cảm xúc và đam mê lụi tàn. Đức Giáo Hoàng Piô XI dạy rằng tình yêu này thấm đượm các bổn phận của đời sống hôn nhân và được nhìn nhận là tình yêu ưu việt nhất.[117] Quả thật, được thông ban bởi Thánh Thần, tình yêu mãnh liệt này là một phản ánh của giao ước bền chặt giữa Đức Kitô và nhân loại, mà đỉnh cao là sự tự hiến đến cùng của Người trên thập giá. “Thánh Thần mà Chúa tuôn đổ sẽ trao ban cho chúng ta một quả tim mới và làm cho người nam và người nữ có khả năng yêu thương nhau như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta. Tình yêu phu phụ đạt tới sự viên mãn vốn đã hàm ẩn nội tại bên trong nó, tức là tình bác ái phu phụ.”[118]

  2. Hôn nhân là một dấu chỉ quí giá, vì “khi một người nam và một người nữ cử hành Bí tích Hôn Phối, thì có thể nói, Thiên Chúa được “phản chiếu” nơi họ, và Ngài ghi khắc trong họ những nét phác thảo đặc thù và dấu ấn tình yêu không thể xóa nhòa của Ngài. Hôn nhân là linh ảnh của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta. Ngay Thiên Chúa, thật vậy, cũng là hiệp thông: Ba Ngôi Vị – Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần – hằng sống từ muôn thuở cho đến muôn đời trong sự hiệp nhất hoàn hảo. Và đây chính là mầu nhiệm Hôn nhân: Thiên Chúa làm cho hai vợ chồng trở thành một cuộc đời duy nhất”.[119] Điều này bao gồm những hệ quả rất cụ thể trong đời sống hằng ngày, vì hai vợ và chồng, “nhờ Bí tích, được mang lấy một sứ mạng đặc thù và đích thực, để khởi đi từ những việc đơn giản thông thường của đời sống, họ có thể làm cho người ta thấy cụ thể tình yêu mà Đức Kitô dành cho Hội thánh trong khi Người vẫn tiếp tục hiến mạng sống mình vì Hội thánh”.[120]

  3. Tuy nhiên sẽ không tốt nếu chúng ta lẫn lộn các bình diện khác nhau: không được đặt lên hai con người đầy giới hạn cái gánh nặng to lớn của việc phải thể hiện lại cách hoàn hảo mối kết hợp giữa Đức Kitô và Hội thánh, vì hôn nhân – xét như một dấu chỉ – là “một tiến trình năng động dần dần tiến tới hội nhập ngày một hơn các ơn huệ của Thiên Chúa”.[121]

Chia sẻ mọi sự suốt cuộc đời

  1. Sau tình yêu kết hợp chúng ta với Thiên Chúa, tình yêu phu phụ là “tình bạn cao cả nhất”.[122] Đó là một sự kết hợp bao hàm mọi đặc tính của một tình bạn tốt đẹp: quan tâm tới thiện ích của người kia, tính hỗ tương, sự thân mật, sự dịu dàng, tính ổn định và sự tương đồng bằng hữu cần được thiết lập từ một đời sống chung. Nhưng Hôn nhân còn thêm vào đó tính đơn nhất bất khả phân li được diễn tả trong dự phóng ổn định cùng chia sẻ và xây dựng toàn bộ cuộc sống. Chúng ta hãy chân thành và nhìn nhận những dấu chỉ của thực tại: Ai đã yêu nhau thì không dự định duy trì mối quan hệ đó của mình chỉ trong một thời hạn, ai sống mãnh liệt niềm vui của kết hôn thì không nghĩ tới một kết hợp tạm thời; những người đồng hành cuộc cử hành mối kết hợp tràn ngập tình yêu dù có mong manh này, cũng hi vọng nó sẽ đứng vững qua thử thách của thời gian; con cái không chỉ muốn cha mẹ chúng yêu nhau, mà còn trung thành và mãi mãi gắn bó với nhau. Những điều đó cùng những dấu chỉ tương tự khác cho thấy rằng chính trong bản tính của nó, tình yêu phu phụ mở ra đến tận cùng. Sự kết hợp được kết tinh nơi các lời đoan hứa hôn nhân chung sống mãi mãi là cái gì còn hơn một thể thức xã hội hay truyền thống đơn thuần, vì nó cắm rễ sâu từ trong những khuynh hướng tự nhiên của nhân vị; và đối với những người tin, nó cũng là một giao ước trước mặt Thiên Chúa Đấng đòi hỏi người ta phải trung thành: “Đức Chúa là chứng nhân giữa ngươi và người đàn bà ngươi đã cưới trong tuổi thanh xuân. Chính ngươi đã phản bội nó, mặc dầu nó là bạn đường và là người vợ kết ước với ngươi: […] Ngươi đừng phản bội người đàn bà ngươi đã cưới trong tuổi xuân xanh. Quả thật Ta ghét việc rẫy vợ” (Ml 2,14-16).

  2. Một tình yêu yếu ớt hay bệnh hoạn, không có khả năng chấp nhận hôn nhân như một thách đố đòi hỏi ta phải chiến đấu, để được tái sinh, được đổi mới và bắt đầu lại luôn cho tới chết, thì không thể thực hiện nổi một cam kết có tầm lớn lao. Nó sẽ đầu hàng trước nền văn hóa tạm bợ vốn thường cản tiến trình không ngừng trưởng thành. Nhưng “việc hứa yêu thương suốt đời sẽ là điều có thể, khi chúng ta khám phá ra một kế hoạch to lớn hơn các ý tưởng và dự phóng của chính mình, một kế hoạch nâng đỡ chúng ta và làm cho chúng ta có thể hoàn toàn phó thác tương lai của mình cho người mình yêu thương”.[123] Để tình yêu này có thể vượt thắng mọi thử thách và giữ được sự trung thành trước mọi hoàn cảnh, thì nó cần ơn sủng để củng cố và nâng cao. Theo cách diễn tả của Thánh Robertô Bellarminô, “sự kiện một người nam kết hợp với một người nữ trong một mối ràng buộc bất khả phân li, và họ trung thành gắn kết với nhau bất chấp mọi khó khăn, ngay cả khi không còn hi vọng có con cái, chỉ có thể là dấu hiệu của một mầu nhiệm cao cả”.[124]

  3. Hơn nữa, hôn nhân là một tình bạn bao hàm đặc tính đam mê, nhưng luôn hướng tới một sự kết hợp ngày càng ổn định và mãnh liệt hơn. Bởi vì “hôn nhân không được thiết lập duy chỉ nhắm đến việc sinh sản con cái”, mà còn nhắm đến tình yêu dành cho nhau “được diễn tả cách xác đáng, để nó có thể tăng triển và chín muồi”.[125] Tình bạn độc đáo này giữa một người nam và một người nữ chỉ đạt được tính toàn thể trong mối kết hợp phu phụ. Chính vì nó bao hàm toàn thể, nên mối kết hợp này cũng có tính đơn nhất, trung thành và mở ra sẵn sàng đón nhận sự sống mới. Tình bạn đặc biệt này chia sẻ mọi sự trong niềm kính trọng thường hằng dành cho nhau. Công đồng Vatican II khẳng định điều này khi nói rằng “một tình yêu như thế, kết tụ tính nhân loại và tính thần linh, dẫn đưa các người phối ngẫu tới một sự tự hiến tự nguyện cho nhau, được kinh nghiệm trong cử chỉ âu yếm và trong hành động, và thấm đẫm toàn thể đời sống của họ”.[126]

Niềm vui và vẻ đẹp

  1. Trong hôn nhân, niềm vui của tình yêu cần được vun xới. Khi việc tìm kiếm lạc thú trở thành nỗi ám ảnh, nó chỉ giữ người ta ở trong một phạm vi và không cho phép họ kinh nghiệm những thỏa nguyện khác. Trái lại, niềm vui mở rộng khả năng hưởng nếm niềm hoan lạc và giúp chúng ta cảm nhận được sự vui thích trong các thực tại khác nhau, ngay cả trong những giai đoạn của cuộc sống khi mà khoái lạc đã suy giảm. Bởi thế, Thánh Tôma Aquinô dùng từ “niềm vui” để nói đến sự mở rộng biên độ của tâm hồn.[127] Niềm vui của hôn nhân, vốn có thể được kinh nghiệm ngay cả giữa những đau đớn buồn phiền, bao hàm việc chấp nhận rằng hôn nhân là một tổng hợp tất nhiên của những hoan lạc và khổ nhọc, những căng thẳng và nghỉ ngơi, những đau khổ và giải thoát, những thỏa mãn và kiếm tìm, những phiền muộn và khoan khoái, luôn ở trên nẻo đường của tình bạn, niềm vui ấy thúc đẩy đôi bạn chăm sóc cho nhau: “Họ giúp đỡ và phục vụ nhau”.[128]

  2. Yêu thương trong tình bạn được gọi là “bác ái” khi người ta nhận biết và trân trọng “giá trị cao cả” của người kia.[129] Vẻ đẹp – tức “giá trị cao quí” ấy, khác với dáng vẻ thể lí hay tâm lí – giúp chúng ta cảm nếm tính thánh thiêng của một nhân vị, mà không cảm thấy nhu cầu bức bách muốn chiếm hữu người ấy. Trong một xã hội tiêu thụ, cảm thức về cái đẹp bị làm cho nghèo nàn đi, và do đó niềm vui cũng bị dập tắt. Mọi thứ có đó, để cho người ta mua bán, chiếm hữu hay tiêu dùng; kể cả con người. Ngược lại, sự dịu dàng, là dấu hiệu của một tình yêu giải thoát khỏi ham muốn chiếm hữu ích kỉ. Nó dẫn ta đến gần một con người với lòng kính trọng sâu xa và sự ý tứ tinh tế để không gây hại gì cho người ấy hoặc làm người ấy mất tự do. Yêu thương một người sẽ gắn liền với niềm vui chiêm ngắm và trân trọng vẻ đẹp và sự thánh thiêng tự nhiên của người ấy, những điều này thì lớn lao hơn các nhu cầu của tôi. Điều này giúp tôi tìm kiếm thiện ích cho người ấy ngay cả khi tôi biết người ấy không thể thuộc về tôi, hay khi người đó không còn nét duyên dáng ở ngoại hình nữa, mà trở thành đối tượng hung hăng và gây phiền hà. Cho nên “xuất phát từ một tình yêu mà bởi đó người này vui lòng vì người kia người ta mới trao ban một cái gì đó hoàn toàn vô cầu”.[130]

  3. Kinh nghiệm thẩm mĩ của tình yêu được diễn tả trong cái nhìn chiêm ngưỡng người khác như một cứu cánh nội tại, cả khi họ bệnh tật, già nua hay ngoại hình không còn hấp dẫn. Một cái nhìn trân trọng có tầm quan trọng rất lớn lao, còn khước từ cái nhìn đó thường gây tai hại. Biết bao điều mà các người vợ, chồng hay con cái làm đôi khi để tạo sự quan tâm chú ý của chúng ta! Nhiều tổn thương và khủng hoảng xảy ra do có những lúc chúng ta không còn nhìn ngắm đến nhau nữa. Điều đó được biểu lộ trong những lời than phiền và trách cứ mà chúng ta thường nghe trong các gia đình: “Chồng tôi không quan tâm tới tôi; anh ta làm như thể tôi không có mặt trên đời”. “Làm ơn nhìn tôi khi tôi nói chuyện với anh!” “Vợ tôi chẳng còn nhìn đến tôi, cô ấy chỉ quan tâm đến con cái thôi”. “Nhà này chẳng ai đoái hoài đến tôi và mọi người thậm chí không nhìn tôi, như thể tôi không tồn tại”. Tình yêu mở rộng đôi mắt và cho chúng ta vượt lên tất cả, để nhìn thấy bao giá trị cao quí của một con người.

  4. Niềm vui của tình yêu biết chiêm ngắm này cần phải được vun xới. Vì chúng ta được dựng nên cho tình yêu, chúng ta cũng biết rằng không có niềm vui nào lớn hơn niềm vui của việc san sẻ những điều tốt lành: “Hãy cho và nhận, hãy làm cho tâm hồn mình khuây khỏa” (Hc 14,16). Niềm vui thâm sâu nhất trong đời sống trào dâng khi người ta có thể mang lại hạnh phúc cho người khác, như một cảm nếm thiên đàng trước vậy. Nên nhắc đến một cảnh hạnh phúc trong phim Bữa Tiệc của Babette, khi cô đầu bếp từ tâm nhận được cái ôm nồng nhiệt biết ơn với lời khen ngợi: “Ôi, cô đã thắp lên niềm vui cho cả các thiên thần!” Thật là ngọt ngào và an ủi lớn lao khi ta đem lại niềm vui cho người khác, và thấy họ hoan hỉ. Niềm vui này, là hoa trái của tình huynh đệ, không phải là niềm vui vô nghĩa của kẻ vị kỉ, nhưng là niềm vui của người yêu thương và vui mừng trước điều tốt lành của người mình yêu, được ban tặng cho người kia và từ đó sinh hoa kết trái.

  5. Mặt khác, niềm vui cũng trở nên mới mẻ trong khổ đau. Như Thánh Augustinô diễn tả, “hiểm nguy của chiến trận càng lớn thì niềm vui chiến thắng càng cao”.[131] Sau khi cùng sát cánh chịu đau khổ và cùng chiến đấu sát cánh nhau, vợ chồng có thể cảm nghiệm rằng đó là điều đáng giá, bởi vì họ đã nhận được điều tốt lành nào đó, họ cùng nhau học được một điều gì đó, hoặc bởi vì họ có thể trân quí chính những gì mình có. Ít có niềm vui nhân loại nào sâu xa và cảm kích cho bằng niềm vui mà hai người yêu nhau cùng trải nghiệm và cùng đạt được điều gì đó như kết quả của một nỗ lực lớn lao chung của cả hai người.

Kết hôn vì tình yêu

  1. Tôi muốn nói với những người trẻ rằng không có gì phải e sợ khi tình yêu đảm nhận cách thức diễn tả qua hôn nhân định chế. Trong định chế này sự kết hợp của đôi bạn sẽ tìm thấy được phương thức để đạt đến sự bền vững và phát triển thực sự cụ thể. Thật ra, tình yêu thì còn lớn hơn một sự biểu lộ ưng thuận bên ngoài hay một hình thức khế ước rất nhiều; nhưng cũng chắc chắn là việc quyết định cho hôn nhân một định dạng rõ ràng trong xã hội với những cam kết nhất định, có tầm quan trọng của nó: nó thể hiện tính nghiêm túc của việc nên một với người kia, và vượt qua lối sống cá nhân chủ nghĩa của tuổi thanh thiếu niên, và biểu lộ quyết định dứt khoát thuộc trọn về nhau. Kết hôn là một cách để diễn tả người ta đã thực sự rời bỏ tổ ấm của nhà mẹ cha, để tạo những dây ràng buộc chặt chẽ khác và đảm nhận một trách nhiệm mới đối với một người khác. Điều này có ý nghĩa hơn nhiều so với một sự liên kết đơn thuần tự phát nhắm đến sự thỏa mãn cho nhau, đó chỉ biến hôn nhân thành một việc thuần túy riêng tư. Hôn nhân như một định chế xã hội là sự bảo vệ và là điều kiện bảo đảm cho việc hai người dấn thân cho nhau, nhằm đến sự trưởng thành của tình yêu, để cho quyết định sống cho người kia được triển nở chắc chắn, cụ thể và đi vào chiều sâu, đồng thời để có thể hoàn tất sứ mạng xã hội của họ. Vì thế hôn nhân vượt trên mọi thứ thời trang chóng lụi tàn và tồn tại mãi. Yếu tính của hôn nhân đâm rễ từ trong chính bản tính của nhân vị và có xã hội tính. Nó bao hàm một chuỗi những bổn phận phát sinh từ chính tình yêu, một tình yêu rất xác quyết và quảng đại có khả năng soi sáng tương lai.

  2. Việc chọn kết hôn theo cách thức này diễn tả một quyết định thực sự và hữu hiệu muốn chuyển đổi hai con đường thành một con đường duy nhất, bất chấp điều gì sẽ xảy ra và dù có bất cứ thách thức nào. Do tính nghiêm túc của nó, cam kết công khai này của tình yêu không thể là một quyết định vội vã, nhưng cũng vì lí do này nó không thể bị trì hoãn vô hạn định. Việc dấn thân vào một quan hệ đơn nhất và trọn đời với một người khác luôn hàm ẩn một phần nguy cơ và một sự đánh cược táo bạo. Từ chối đảm nhận một dấn thân như vậy là ích kỉ, tính toán và nhỏ nhen, không nhận ra được quyền của người khác và giới thiệu người ấy cho xã hội như là một người đáng được yêu thương vô điều kiện. Đàng khác, những người thực sự yêu nhau, có khuynh hướng sẽ biểu lộ cho những người khác thấy tình yêu của họ. Tình yêu được diễn tả cụ thể trong một khế ước hôn nhân trước những người khác, với tất cả những bổn phận xuất phát từ việc thể chế hóa đó, biểu lộ rõ ràng và bảo vệ sự ưng thuận mà hai người nói lên với nhau một cách dứt khoát và tự do. Lời ưng thuận này ý nói với người kia rằng họ sẽ có thể luôn tin tưởng nhau, và sẽ không bao giờ bị bỏ rơi nếu như có mất đi dáng vẻ cuốn hút ban đầu, nếu như có khó khăn nào xảy đến, hoặc nếu như có thể sẽ có những vui thú mới hay những quan tâm ích kỉ nào xuất hiện.

Một tình yêu tự biểu lộ và tăng trưởng

  1. Thương yêu của tình bạn hợp nhất mọi khía cạnh của đời sống hôn nhân và giúp các thành viên gia đình không ngừng bước tới qua mọi giai đoạn cuộc sống . Bởi thế, những cử chỉ bày tỏ tình yêu đó phải được thường xuyên vun trồng, cách không dè xẻn và dồi dào những lời bao dung lời nói. Trong gia đình, “có ba từ cần được dùng. Tôi muốn lặp lại, ba từ đó là: ‘Làm ơn’, ‘Cám ơn’, và ‘Xin lỗi’. Ba tiếng thật thiết yếu!”[132] “Khi trong một gia đình, người ta không cường quyền và biết nói: ‘làm ơn…’, khi trong một gia đình, người ta không ích kỉ và học nói ‘Cám ơn!’, và khi trong một gia đình có người nhận ra mình đã làm điều gì đó sai trái và biết nói ‘Xin lỗi!’, thì trong gia đình ấy sẽ có sự bình an và niềm vui”.[133] Chúng ta đừng ngần ngại nói những tiếng ấy, nhưng hãy quảng đại lặp đi lặp lại chúng, ngày này qua ngày khác, vì lẽ “im lặng sẽ gây nên sự ngột ngạt, đôi khi ngay trong gia đình, giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các anh chị em với nhau”.[134] Ngược lại, những lời phù hợp, được nói lên đúng lúc, sẽ bảo vệ và nuôi dưỡng tình yêu hằng ngày.

  2. Tất cả những điều này được thực hiện trong một hành trình không ngừng lớn lên. Hình thức đặc biệt này của tình yêu, tức hôn nhân, được mời gọi để phát triển không ngừng tới sự trưởng thành, vì nó cần áp dụng điều mà Thánh Tôma Aquinô nói về đức ái: “Đức ái, do tự bản chất, không có giới hạn trong sự tăng trưởng, vì đó là một sự tham dự vào đức ái vô hạn là chính Chúa Thánh Thần.[…] Về phần chủ thể, cũng không thể đặt giới hạn cho đức ái, vì khi đức ái tăng trưởng, thì khả năng tăng trưởng của chủ thể càng nhiều hơn”.[135] Thánh Phaolô mạnh mẽ khuyên nhủ: “Xin Chúa cho tình thương của anh em đối với nhau ngày càng thêm đậm đà thắm thiết” (1 Tx 3,12), và nói thêm: “Còn về tình huynh đệ […] chúng tôi khuyên nhủ anh em hãy tiến tới ngày càng nhiều hơn nữa” (1 Tx 4,9-10). Ngày càng nhiều hơn nữa! Tình yêu hôn nhân không được bảo vệ trước hết bằng việc trình bày tính bất khả phân li của nó như một bổn phận, hay bằng việc lặp đi lặp lại giáo thuyết, nhưng bằng cách củng cố nó cho mạnh mẽ hơn dưới sự thúc đẩy của ân sủng. Tình yêu mà không tăng trưởng là một tình yêu đang lâm nguy. Và chúng ta chỉ có thể lớn lên khi chúng ta đáp lại ân sủng của Thiên Chúa xuyên qua các hành động yêu thương không ngừng, những hành động từ ái trở nên ngày càng thường xuyên hơn, nồng nhiệt, quảng đại, dịu dàng và vui tươi hơn. Người chồng và người vợ “kinh nghiệm ý nghĩa về sự hợp nhất của mình và theo đuổi nó ngày một trọn vẹn hơn”.[136] Ơn ban của tình yêu Thiên Chúa tuôn tràn trên đôi bạn cũng là một lời mời gọi không ngừng phát triển quà tặng của ân sủng này.

  3. Thật ngây ngô việc mơ tưởng một tình yêu lí tưởng và hoàn hảo theo nghĩa nó không cần được kích thích để tăng trưởng. Một ý niệm hão huyền về tình yêu trên thế gian quên rằng điều tốt nhất còn chưa xảy đến, quên rằng rượu càng để lâu năm càng ngon. Như các Giám mục Chilê đã nhắc lại rằng, “không hề tồn tại mẫu gia đình hoàn hảo mà lối quảng cáo lừa bịp của chủ nghĩa tiêu thụ đề ra. Trong những kiểu gia đình ấy, không có ai già đi, không có bệnh hoạn, đau khổ hay chết chóc […]. Quảng cáo của chủ nghĩa tiêu thụ phơi bày một ảo tưởng không liên quan gì đến thực tế mà mỗi ngày những người cha người mẹ phải đối diện”.[137] Sẽ lành mạnh hơn nếu ta chấp nhận thực tế những giới hạn, những thách đố và những bất toàn, và chú tâm lắng nghe tiếng gọi lớn lên cùng với nhau, đưa tình yêu đến mức trưởng thành và củng cố mối kết hợp, cho dẫu bất cứ điều gì xảy ra.

Đối thoại

  1. Đối thoại là một cách thức ưu việt và thiết yếu để sống, bày tỏ và làm triển nở tình yêu trong đời sống hôn nhân và gia đình. Nhưng điều đó đòi một quá trình thực tập lâu dài và cam go. Đàn ông và phụ nữ, người lớn và người trẻ, đều có những cách giao tiếp khác nhau, sử dụng những ngôn ngữ khác nhau, mỗi giới lưu dụng đặc ngữ khác nhau. Cách chúng ta đặt câu hỏi và trả lời, cung giọng được sử dụng, lựa chọn thời điểm, và nhiều yếu tố khác nữa có thể là những điều kiện định đoạt phẩm chất giao tiếp của chúng ta. Hơn nữa, cần luôn luôn phát triển một số thái độ diễn tả tình yêu và thúc đẩy sự đối thoại đích thực.

  2. Hãy dành thời gian, khoảng thời gian chất lượng để lắng nghe một cách kiên nhẫn và chú ý, cho tới khi người kia diễn tả hết mọi điều mà người ấy cần nói. Điều này đòi hỏi ta phải khổ chế bản thân để không lên tiếng khi chưa phải lúc. Thay vì đưa ra một ý kiến hay một lời khuyên, chúng ta cần bảo đảm rằng mình đã nghe mọi điều người kia muốn trình bày. Điều này bao hàm việc giữ thinh lặng nội tâm để lắng nghe người khác mà không bị tác động do tâm tưởng: đừng hấp tấp, hãy đặt qua một bên tất cả các nhu cầu và lo toan cấp thời riêng của bạn, và hãy dành chỗ để lắng nghe. Rất nhiều khi người bạn đời không cần một giải pháp cho vấn đề của người ấy, mà chỉ cần được lắng nghe. Người ấy cần cảm nhận rằng có người hiểu nỗi đau của mình, hiểu sự chán nản, nỗi sợ, cơn giận, những hi vọng và những ước mơ của mình. Tuy nhiên chúng ta lại thường nghe những lời phàn nàn như: “Anh ấy không lắng nghe tôi.” “Ngay cả khi xem ra anh đang lắng nghe, nhưng thực ra là anh đang nghĩ đến một việc gì khác”. “Tôi nói và tôi cảm thấy như cô ấy không thể đợi tôi nói hết ý của mình.” “Khi tôi nói với cô ấy, cô ấy cố đánh trống lảng, hoặc cô ấy chỉ trả lời cộc lốc để chấm dứt cuộc trò chuyện”.

  3. Hãy phát triển thói quen trao tầm quan trọng thực sự cho người kia. Điều này có nghĩa là biết trân trọng họ, nhìn nhận quyền tồn tại của họ, quyền suy nghĩ theo cách riêng và quyền được hạnh phúc của họ. Đừng bao giờ chế giễu những gì họ nói hay nghĩ, ngay cả khi bạn cần diễn tả quan điểm riêng của mình. Chính ở đây hàm ẩn một xác tín đó là tất cả mọi người đều có cái gì đó để đóng góp, bởi vì mỗi người đều có một kinh nghiệm sống khác, mỗi người nhìn sự vật từ một quan điểm khác, mỗi người có những mối quan tâm ấp ủ khác, những khả năng và những trực giác khác. Chúng ta phải nhận ra được sự thật của người kia, tầm quan trọng của những mối bận tâm sâu xa nhất của người ấy, và những gì mà người ấy đang ngầm muốn nói, ngay cả thông điệp nằm đàng sau những ngôn từ gay gắt. Vì lí do đó ta phải cố đặt mình vào chỗ của người ấy, cố gắng nhìn vào trái tim của người ấy, hiểu ra những bận tâm sâu xa nhất của người ấy và lấy đó làm khởi điểm cho một cuộc đối thoại sâu xa hơn.

  4. Hãy cởi mở trong suy nghĩ, đừng tự khép lại để mình mắc kẹt trong một vài ý kiến và quan điểm giới hạn của mình, nhưng hãy sẵn sàng để thay đổi hay bổ túc ý kiến của mình. Sự kết hợp cách nghĩ của tôi và cách nghĩ của người kia, khác nhau nhưng có thể dẫn đến một tổng hợp làm phong phú cho cả hai. Sự hợp nhất mà chúng ta cần tìm không phải là sự đồng dạng, nhưng là một sự “hợp nhất trong khác biệt”, hay “sự khác biệt được hòa giải”. Theo đường hướng này, sự hiệp thông huynh đệ được làm cho phong phú bằng sự kính trọng và trân trọng những khác biệt trong một nhãn giới bao quát giúp thăng tiến thiện ích chung. Chúng ta cần giải phóng chính mình khỏi cái cảm nghĩ rằng tất cả chúng ta đều phải giống như nhau. Cũng cần khéo léo để nhận ra đúng lúc sự xuất hiện của “nỗi bực tức” có thể ngáng trở tiến trình đối thoại. Chẳng hạn, nếu những cảm nghĩ gay gắt bắt đầu nổi lên, chúng phải được tương đối hóa để không làm gián đoạn mạch đối thoại. Điều quan trọng là khả năng nói lên những gì mình nghĩ mà không gây tổn thương cho người khác; cần phải lựa lời mà nói và lựa cách nói làm sao để được người kia chấp nhận cach dễ dàng hơn, nhất là khi thảo luận những vấn đề gay cấn; việc nêu những ý kiến phê bình của mình đừng bao giờ gắn với việc xả cơn giận như một hình thức trả thù, và tránh giọng điệu dạy đời chỉ cốt tấn công, châm chọc, tố cáo và gây tổn thương. Nhiều sự bất đồng giữa vợ chồng thực sự không phải là những chuyện quan trọng. Phần lớn chúng là những chuyện vặt vãnh, nhưng điều làm thay đổi bầu khí chính là cách nói hay thái độ của người nói.

  5. Hãy bày tỏ tình cảm và sự quan tâm đối với người kia. Tình yêu vượt qua cả những rào chắn tệ hại nhất. Khi chúng ta yêu thương một người, hay khi chúng ta cảm thấy mình được họ yêu thương, thì chúng ta có thể hiểu tốt hơn những gì mà họ muốn truyền đạt hay muốn làm cho ta hiểu. Hãy vượt qua sự yếu nhược vốn làm cho ta sợ người kia như thể một “đối thủ cạnh tranh”. Thật quan trọng việc đặt nền quan điểm của mình trên những lựa chọn, những niềm tin hay những giá trị vững chắc, chứ không đặt trên nhu cầu thắng một cuộc tranh cãi hay nhu cầu chứng minh rằng mình đúng.

  6. Cuối cùng, chúng ta phải nhìn nhận rằng trong một cuộc đối thoại có ý nghĩa quan trọng nào đó, thì chúng ta phải có gì đó để nói, điều này đòi hỏi một sự phong phú nội tâm nhờ được nuôi dưỡng bằng việc đọc sách, suy tư cá nhân, cầu nguyện, và cởi mở ra với xã hội. Nếu không, các cuộc trò chuyện sẽ trở nên chán ngán và tầm thường. Khi cả vợ lẫn chồng đều không đầu tư cho việc này và không có nhiều tương quan khác nhau với những người khác, thì đời sống gia đình sẽ trở nên ngột ngạt và đối thoại sẽ rất nghèo nàn.

Tình yêu đam mê

  1. Công đồng Vatican II dạy rằng tình yêu vợ chồng “bao trùm thiện ích của toàn thể nhân vị; do đó nó có thể làm cho những biểu đạt của thân xác, của đời sống tâm lí nên phong phú với một phẩm giá đặc biệt, và làm cho chúng nên cao quí xét như là những yếu tố và dấu chỉ đặc biệt của tình bạn trong hôn nhân”.[138] Phải có lí do nào đó để chứng thực rằng một tình yêu thiếu khoái cảm và đam mê thì không đủ để làm biểu tượng cho sự kết hợp của trái tim con người với Thiên Chúa: “Tất cả các nhà thần bí đều khẳng định rằng tình yêu siêu nhiên và tình yêu thiên giới gặp thấy những biểu tượng của chúng trong tình yêu vợ chồng, hơn là trong tình bạn, trong lòng hiếu thảo hay trong nhiệt tâm dấn thân cho một chính nghĩa nào đó. Lí do nằm ngay trong toàn thể tính của nó”.[139] Vậy tại sao ta không dừng lại để bàn về những cảm xúc và dục tính trong hôn nhân?

Thế giới cảm xúc

  1. Những ham muốn, những tình cảm, những cảm xúc, điều mà người xưa gọi là “những đam mê”, tất cả có một chỗ quan trọng trong đời sống hôn nhân. Chúng được khởi sinh khi “một người khác” hiện diện và biểu lộ trong đời sống của mình. Đặc trưng của mọi hữu thể sống động, đó là vươn ra tới một thực tại khác, và xu hướng này luôn luôn có những dấu hiệu tình cảm căn bản: hoan lạc hay đau đớn, vui hay buồn, dịu dàng hay sợ hãi. Chúng đặt nền móng cho sinh hoạt tâm lí căn bản nhất. Con người là sinh vật sống trên trần gian này, và tất cả những gì họ làm và tìm kiếm đều mang đầy dấu vết đam mê.

  2. Đức Giêsu, như là một con người thực sự, đã sống với mọi cảm xúc của một con người. Bởi thế, Người bị tổn thương vì Giêrusalem tẩy chay Người (cf. Mt 23,27) và điều đó khiến Người rơi lệ (cf. Lc 19,41). Người cũng cảm động sâu xa trước những nỗi thống khổ của người khác (cf. Mc 6,34). Nhìn thấy người ta khóc Người cũng thổn thức và bị xúc động (cf. Ga 11,33), và Người khóc trước cái chết của một người bạn (cf. Ga 11,35). Những ví dụ này về sự nhạy cảm của Đức Giêsu cho thấy trái tim nhân loại của Người rộng mở biết bao đối với những người khác.

  3. Trải nghiệm một cảm xúc tự nó không phải là một việc tốt hay xấu về mặt luân lí.[140] Bắt đầu cảm thấy dâng trào dục vọng hay sự ghê tởm không hề là tội lỗi và cũng chẳng đáng trách. Điều tốt hay xấu là hành vi một người làm được thúc đẩy bởi hoặc kèm theo một đam mê nào đó. Nhưng nếu các đam mê được nuôi dưỡng, tìm kiếm, hay vì chúng mà chúng ta phạm những hành động xấu xa, thì sự dữ hệ tại ở quyết định nuôi dưỡng chúng và ở những hành động xấu kèm theo. Cũng vậy, việc tôi cảm thấy lạc thú lôi cuốn hướng tới một người nào đó thì không tự nó là tốt. Nếu với lạc thú ấy tôi biến người đó thành nô lệ cho tôi, thì cảm xúc của tôi chỉ phục vụ cho sự ích kỉ của mình. Tưởng rằng mình tốt chỉ vì “chúng ta có những cảm xúc”, đó là một ảo tưởng ghê gớm. Có những người cảm thấy mình có tình yêu vĩ đại chỉ vì họ có một nhu cầu to lớn về tình cảm, nhưng họ không có khả năng thực hiện những nỗ lực cần thiết để đem lại hạnh phúc cho người khác và chỉ loay hoay với những khao khát của họ. Trong trường hợp như thế, các cảm xúc làm người ta xao lãng các giá trị cao cả và che đậy một thái độ vị kỉ vốn không thể xây dựng một đời sống gia đình lành mạnh và hạnh phúc.

  4. Đàng khác, nếu đam mê kèm theo một hành động tự do, thì nó có thể biểu lộ chiều sâu của chọn lựa ấy. Tình yêu hôn nhân chứng tỏ rằng toàn thể đời sống tình cảm của người ta sinh ích lợi cho gia đình và phục vụ cho đời sống chung của gia đình. Một gia đình trưởng thành khi đời sống tình cảm của các thành viên trở nên nhạy cảm không đè nén cũng không lu mờ mờ những chọn lựa và những giá trị lớn lao, nhưng tôn trọng sự tự do của mỗi người,[141] xuất phát từ đó, cuộc sống gia đình thêm phong phú, hoàn thiện và hòa điệu vì sự thiện ích của mọi người.

Thiên Chúa yêu thích niềm vui của con cái Ngài

  1. Điều này đòi hỏi một tiến trình có tính sư phạm, một tiến trình bao hàm những từ bỏ. Xác tín này của Hội thánh thường bị tẩy chay viện lẽ nó đi ngược lại hạnh phúc của con người. Đức Bênêđictô XVI đã đúc kết vấn đề này thật rõ ràng: “Với tất cả những điều răn và những cấm đoán của mình, chẳng lẽ Hội thánh biến điều đẹp nhất trong đời sống thành sự cay đắng hay sao? Chẳng lẽ Hội thánh thổi phạt chính nơi mà niềm vui – vốn là quà tặng của Tạo Hóa – đem lại cho chúng ta niềm hạnh phúc, làm cho chúng ta cảm nếm trước chút gì đó của Nước Thiên Chúa đó sao?”[142] Nhưng ngài đã trả lời rằng mặc dù đã có những cường điệu và những hình thức khổ hạnh lệch lạc trong Kitô giáo, nhưng giáo huấn chính thức của Hội thánh, trong sự trung thành với Thánh Kinh, không hề bác bỏ “nhục cảm theo đúng nghĩa của nó, nhưng Hội thánh đã tuyên chiến với một thứ nhục cảm biến dạng và hủy diệt, bởi vì sự thần thánh hóa giả hiệu này của nhục cảm […] thực ra đã tước mất của nó phẩm giá thần linh và làm mất cả nhân tính của nó nữa”.[143]

  2. Cần phải có chương trình giáo dục cảm xúc và bản năng, và có khi điều này đòi hỏi phải lập ra những giới hạn. Vui thú thái quá thiếu kiểm soát hoặc bị ám ảnh bởi một kiểu lạc thú duy nhất rốt cuộc sẽ làm suy yếu và bại hoại cho chính lạc thú ấy[144] và đe dọa đời sống gia đình. Thật ra người ta có thể hoàn tất một hành trình tốt đẹp với những đam mê của mình, bằng cách qui hướng chúng mỗi ngày một hơn vào một kế hoạch tự hiến và thực hiện sự viên mãn của chính mình, điều này luôn làm phong phú các mối tương quan liên vị trong đời sống gia đình. Điều này không có nghĩa là khước từ những khoảnh khắc vui thú cao độ,[145] nhưng là hội nhập chúng với những khoảnh khắc khác của sự quảng đại hiến thân, của niềm hi vọng bền bỉ, của sự mệt mỏi không tránh được và của sự nỗ lực để đạt lí tưởng. Đời sống gia đình là tất cả những điều đó, và nó đáng được sống đến mức trọn vẹn nhất.

  3. Một số trào lưu linh đạo nhấn mạnh đến sự từ bỏ những ham muốn để được giải thoát khỏi đau khổ. Nhưng chúng ta tin rằng Thiên Chúa yêu thích niềm vui thú của con người, Ngài đã dựng nên mọi sự “cho chúng ta hưởng dùng” (1 Tm 6,17). Chúng ta hãy để niềm vui trào dâng trước tình yêu dịu dàng của Ngài khi Ngài bảo chúng ta: “Hỡi con, hãy làm cho đời con được tốt đẹp […] Đừng từ chối không hưởng một ngày vui” (Hc 14,11.14). Các đôi vợ chồng cũng hãy đáp lại thánh ý Thiên Chúa khi họ tuân theo lời mời này của Thánh Kinh: “Ngày gặp may mắn, hãy cứ vui hưởng” (Gv 7,14). Điều quan trọng là phải có tự do để nhận ra rằng niềm vui thú có thể có những cách diễn tả khác nhau vào những giai đoạn khác nhau của đời sống, phù hợp với các nhu cầu của tình yêu hỗ tương. Theo nghĩa này, chúng ta có thể đón nhận những đề nghị của một số bậc thầy Đông phương thúc đẩy chúng ta mở rộng ý thức, để chúng ta không bị giam hãm bởi một kinh nghiệm rất giới hạn khiến tầm nhìn của chúng ta lại khép lại. Sự mở rộng ý thức này không phủ nhận hay tiêu diệt lòng ham muốn cho bằng là mở rộng và hoàn thiện nó.

Chiều kích dục tình của tình yêu

  1. Tất cả những điều này đưa chúng ta đến với đời sống tính dục của đôi bạn. Chính Thiên Chúa tạo dựng nên tính dục, đó là món quà kì diệu cho các thụ tạo của Ngài. Khi tính dục được vun xới và tránh việc thiếu kiểm soát, đó là để phòng tránh “làm nghèo nàn đi một giá trị đích thực”.[146] Thánh Gioan Phaolô II bác bỏ quan điểm cho rằng giáo huấn của Hội thánh “phủ nhận giá trị của tính dục con người”, hay cho rằng Hội thánh chấp nhận tính dục đơn giản “chỉ vì nó cần cho việc truyền sinh”.[147] Nhu cầu tình dục của vợ chồng không phải là một cái gì đáng khinh dể, và “đó không phải là vấn đề cần đặt ra”.[148]

  2. Với những ai lo sợ việc huấn luyện các đam mê và tính dục sẽ làm ảnh hưởng đến tính bộc phát tự nhiên của tình yêu nam nữ, Thánh Gioan Phaolô II trả lời rằng nhân vị con người được “mời gọi hướng đến tính cách tự nhiên đầy đủ và trưởng thành trong các mối tương quan của mình”, điều đó “là hoa trái trổ sinh dần dần từ một sự phân định các xung năng trong lòng mình”.[149] Đó là một cái gì chúng ta đắc thủ, bởi vì mọi người đều “phải học – một cách kiên trì và nhất quán – để biết ý nghĩa của thân xác mình”.[150] Tính dục không phải là một phương tiện để thỏa mãn hay để giải trí, vì nó là một ngôn ngữ liên vị trong đó tha nhân được nghiêm túc trân trọng, trong phẩm giá thánh thiêng và bất khả xâm phạm của người ấy. Như thế, “tâm hồn con người dần tham dự vào, có thể nói, một tính cách tự phát khác”.[151] Trong bối cảnh này, ái tình xuất hiện như một sự thể hiện tính dục chuyên biệt của con người. Trong đó, người ta có thể tìm thấy lại “ý nghĩa hợp hôn của thân xác và phẩm giá đích thực của tặng phẩm trao hiến”.[152] Trong các bài giáo lí về thần học thân xác, Thánh Gioan Phaolô II đã dạy rằng thân xác với tính dục dị biệt không những là “nguồn của sự phong nhiêu và sinh sản”, mà nó còn sở hữu “khả năng diễn tả tình yêu: tình yêu mà chính ở đó con người – nhân vị trở thành một quà tặng”.[153] Một khao khát tình dục lành mạnh, cho dù gắn với một mưu cầu lạc thú, đều giả thiết có một cảm thức cảm thán, và chính bởi đó mà nó có thể làm cho các xung năng có tính nhân văn.

  3. Vì thế, dù sao đi nữa chúng ta cũng không thể xem chiều kích nhục dục của tình yêu như một sự dữ được phép, hay như một gánh nặng phải chịu đựng vì thiện ích của gia đình, đúng hơn, nó phải được xem như tặng phẩm của Thiên Chúa, nhằm làm đẹp cho mối hạnh ngộ vợ chồng. Xét như một đam mê được thăng hoa bởi một tình yêu đầy kính trọng phẩm giá của người kia, đam mê trở thành một “khẳng định tinh tuyền và trọn vẹn” của tình yêu thể hiện những điều kì diệu có thể ẩn chứa trong trái tim con người, và như thế, ngay bây giờ đây, ta có thể nhận thấy rằng “cuộc sống con người đã là một thành công”.[154]

Bạo lực và thao túng

  1. Trong bối cảnh của cái nhìn tích cực này về tính dục, thật là thích hợp để tiếp cận chủ đề trong tính toàn thể với một tinh thần thực tế lành mạnh. Thật ra, chúng ta không thể không biết tình dục rất thường bị phi nhân vị hóa và trở thành bệnh hoạn, đến nỗi, “nó luôn trở thành cơ hội và phương tiện cho người ta tự khẳng định mình và thỏa mãn cách ích kỉ các ham muốn và bản năng của mình”.[155] Trong thời đại của chúng ta, tình dục có nguy cơ bị nhiễm độc bởi não trạng “sử dụng và vứt bỏ”. Thân xác của tha nhân thường bị thao túng và xem như một đồ vật để sử dụng bao lâu nó còn đem lại thỏa mãn, và bị khinh dễ khi nó không còn hấp dẫn nữa. Liệu người ta có thể không biết hay bỏ qua những hình thức cố hữu của sự thống trị, ngạo mạn, lạm dụng, lệch lạc và bạo lực tình dục, vốn là kết quả của một cách hiểu méo mó về ý nghĩa của tình dục, nhằm chôn vùi phẩm giá của người khác và tiếng gọi vươn đến yêu thương ẩn bên dưới một kiếm tìm u mê chính bản thân mình?

  2. Cũng không thừa khi chúng ta nhắc nhớ rằng ngay trong hôn nhân, tình dục cũng có thể trở thành một nguồn của đau khổ và của sự thao túng. Bởi thế cần phải xác nhận lại rõ ràng rằng “một hành vi vợ chồng áp đặt trên người phối ngẫu mà không xem xét đến điều kiện của người đó, hay không cần biết người đó có muốn hay không, thì không phải là hành vi đích thực của tình yêu, và do đó nó xúc phạm trật tự luân lí đúng đắn trong tương quan vợ chồng”.[156] Những hành vi dành riêng cho sự kết hợp tính dục giữa vợ chồng phù hợp với bản chất của tính dục theo ý muốn của Thiên Chúa khi chúng được thực hiện một cách “hợp nhân tính thực sự”.[157] Bởi thế Thánh Phaolô đã khuyên rằng: “Về điểm này, đừng ai làm tổn thương hay lừa dối người anh em mình” (1 Tx 4,6). Cho dù Thánh Phaolô viết trong bối cảnh một nền văn hóa mà tính gia trưởng thống lĩnh, trong đó người phụ nữ bị coi như là hoàn toàn phụ thuộc vào đàn ông, song ngài vẫn dạy rằng tính dục phải liên quan đến việc tương giao vợ chồng: Thánh Phaolô nêu ra khả năng của việc đình hoãn quan hệ tình dục trong một giai đoạn nào đó, nhưng dĩ nhiên là “với sự đồng thuận” (1 Cr 7,5).

  3. Thánh Gioan Phaolô II cảnh giác một cách rất tinh tế rằng đôi vợ chồng có thể bị “đe dọa bởi sự ham hố vô độ”.[158] Nói cách khác, họ được mời gọi đạt tới một mối kết hợp không ngừng thâm sâu hơn, nhưng có thể đưa đến nguy cơ xóa bỏ những sự khác biệt và khoảng cách không thể tránh được giữa hai người. Vì mỗi người có một phẩm giá riêng và độc đáo. Khi sự quí trọng thuộc về nhau chuyển thành sự thống trị, thì “nó thay đổi […] về bản chất cấu trúc hiệp thông trong mối quan hệ liên vị”.[159] Trong tâm thức thống trị, ngay cả người thống trị rốt cuộc cũng phủ nhận phẩm giá của chính mình,[160] và sau cùng, họ không còn “đồng nhất một cách chủ quan với thân xác của chính mình nữa”,[161] vì đã mất hết mọi ý nghĩa. Kết cuộc, họ dùng tính dục như cách để thoát li bản thân và chối bỏ vẻ đẹp của sự kết hợp vợ chồng.

  4. Điều quan trọng cần nói rõ là phải từ chối bất kì một hình thức nô lệ tình dục nào. Vì thế phải tránh tất cả những diễn dịch sai lạc bản văn của Thư gửi tín hữu Êphêsô, trong đó đề nghị rằng các phụ nữ hãy “tùng phục chồng mình” (Ep 5,22). Ở đây Thánh Phaolô diễn tả những phạm trù văn hóa của thời đó, nhưng chúng ta không buộc phải mang lấy hình thái văn hóa đó, mà chỉ nhận sứ điệp mạc khải mà nó chuyển tải. Chúng ta nghe lại cách giải thích khôn ngoan của Thánh Gioan Phaolô II: “Tình yêu loại trừ mọi loại qui phục theo nghĩa người vợ có thể trở thành một tôi tớ hay nô lệ của người chồng […] Cộng đồng hay sự hợp nhất mà họ phải kiến tạo nhờ hôn nhân được thực hiện bởi một sự tự hiến cho nhau, mà sự tự hiến này vốn cũng là một sự qui phục nhau”.[162] Bởi thế Phaolô còn nói rằng “những người chồng phải yêu vợ mình như yêu chính thân xác mình” (Ep 5,28). Bản văn Thánh Kinh này thực ra mời gọi chúng ta vượt qua chủ nghĩa cá nhân tự mãn để sống lưu tâm tới người khác: “Anh em hãy tùng phục nhau” (Ep 5,21). Trong hôn nhân, sự “tùng phục” hỗ tương này mang một ý nghĩa đặc biệt và được hiểu như một sự thuộc về nhau theo cách tự do chọn lựa, với sự tập hợp các đặc tính là sự trung tín, kính trọng và quan tâm. Tính dục và phục vụ không tách rời nhau trong tình bạn này giữa vợ chồng, vì nó được đặt định để giúp người kia sống viên mãn.

  5. Thế nhưng, việc từ khước tính dục và nhục cảm lệch lạc không bao giờ được dẫn chúng ta đến chỗ xem thường hay dửng dưng với chúng. Lí tưởng của hôn nhân không thể chỉ được xem như sự quảng đại trao hiến và quên mình, trong đó mỗi người phối ngẫu từ bỏ tất cả những nhu cầu riêng và chỉ tìm cách làm vui lòng người kia mà không quan tâm gì đến sự thỏa mãn riêng của mình. Chúng ta cần nhớ rằng một tình yêu đích thực còn phải biết đón nhận từ người kia, đó là khả năng chấp nhận sự mỏng manh và thiếu thốn của mình, và không từ khước đón nhận chân thành và với lòng tri ân những biểu lộ tình yêu nơi thân xác như một cử chỉ vuốt ve, một vòng tay ôm ấp, một nụ hôn, và cả sự giao hợp. Đức Bênêđictô XVI tuyên bố điều này rất rõ ràng: “Nếu người ta mong muốn trở thành tinh thần thuần túy và loại bỏ xác thịt như một di sản thuộc về bản tính động vật mà thôi, thì cả tinh thần và thân xác đều mất đi phẩm giá của nó”.[163] Vì vậy, “người ta không thể chỉ sống với tình yêu trao hiến mà thôi. Người ta không thể chỉ luôn luôn cho đi, mà còn phải đón nhận nữa. Bất cứ ai muốn trao hiến tình yêu thì cũng phải đón nhận tình yêu như một quà tặng”.[164] Điều này đòi hỏi chúng ta không bao giờ được quên rằng sự cân bằng của con người chúng ta rất là mong manh; trong ta luôn có cái gì đó đề kháng lại sự trưởng thành nhân bản, và bất cứ lúc nào nó cũng có thể bộc lộ những xu hướng ích kỉ và hoang sơ nhất.

Hôn nhân và trinh khiết

  1. “Nhiều người sống mà không kết hôn, họ không chỉ lo cho gia đình mình mà thường còn phục vụ nhiều trong nhóm bạn hữu của họ, trong cộng đoàn Hội thánh và trong đời sống nghề nghiệp. […] Rồi, có rất nhiều người đem tài năng của mình phục vụ cho cộng đoàn Kitô hữu trong các việc bác ái và thiện nguyện. Cũng có những người khác không kết hôn vì họ thánh hiến cuộc đời của họ cho tình yêu Đức Kitô và tha nhân. Sự hiến dâng của họ góp phần lớn lao làm phong phú cho gia đình, trong Hội thánh và trong xã hội”.[165]

  2. Trinh khiết là một hình thức của tình yêu. Xét như một dấu chỉ, nó nhắc chúng ta về Nước Thiên Chúa đang đến và về nhu cầu cấp bách dấn thân hoàn toàn phục vụ cho công cuộc loan báo Tin mừng (cf. 1 Cr 7,32). Trinh khiết cũng là một phản ánh của sự viên mãn trên thiên quốc, ở đó “người ta không còn dựng vợ gả chồng” (Mt 22,30). Thánh Phaolô cổ võ sự trinh khiết vì ngài mong đợi sự trở lại nhanh chóng của Đức Giêsu và ngài muốn mọi người chỉ tập trung vào việc loan báo Tin mừng: “Thời gian chẳng còn bao lâu” (1 Cr 7,29). Tuy nhiên, ngài cũng nói rõ đây là quan điểm và ý muốn cá nhân của ngài (cf. 1 Cr 7,6-9), chứ không phải là một đòi hỏi của Đức Kitô: “Tôi không có chỉ thị nào của Chúa” (1 Cr 7,25). Đồng thời ngài cũng nhìn nhận giá trị của những ơn gọi khác nhau: “Mỗi người nhận được ơn riêng của Thiên Chúa ban, người ơn này kẻ ơn khác” (1 Cr 7,7). Theo hướng đó Thánh Gioan Phaolô II khẳng định rằng các bản văn Thánh Kinh “không cho ta lí do để khẳng định tính ‘thấp kém’ của hôn nhân, cũng không khẳng định tính ‘ưu việt’ của trinh khiết hay độc thân”[166] dựa trên sự tiết dục. Thay vì nói về tính ưu việt của bậc sống trinh khiết trong mọi khía cạnh, có lẽ ta nên cho thấy các bậc sống khác nhau bổ sung cho nhau, theo đó người này có thể hoàn hảo hơn về khía cạnh này và người khác sẽ hoàn hảo hơn theo một quan điểm khác. Alexandro di Hales, chẳng hạn, tuyên bố rằng theo một nghĩa nào đó thì hôn phối có thể được xem như ưu việt hơn các bí tích khác: vì nó là biểu tượng của thực tại lớn lao, đó là “sự kết hợp của Đức Kitô với Hội thánh, hay sự kết hợp giữa thiên tính và nhân tính của Người”.[167]

  3. Do đó, “vấn đề ở đây không phải là giảm thiểu giá trị của hôn nhân để thiên vị sự trinh khiết”[168] và “không có cơ sở nào để ta giả thiết sự đối lập giá trị của bên này và bên kia […] Nếu người ta nói về “bậc trọn lành” (status perfectionis) theo một truyền thống thần học nào đó, thì điều đó không dựa trên lí do của chính sự tiết dục, nhưng liên hệ tới toàn thể đời sống đặt nền trên các lời khuyên của Phúc Âm”.[169] Tuy nhiên, một người đã kết hôn có thể sống mức độ cao nhất của đức ái. Vì thế, người ấy có thể “đạt tới sự hoàn thiện phát xuất từ đức ái, nhờ trung thành sống tinh thần các lời khuyên Phúc Âm. Sự hoàn thiện như thế là điều có thể và mọi người nam nữ đều có thể đạt được”.[170]

  4. Trinh khiết có giá trị biểu tượng của một tình yêu vốn không có nhu cầu chiếm hữu người khác, và bằng cách đó nó phản ánh sự tự do của Nước Trời. Đây là một lời mời gọi dành cho những người kết hôn sống tình yêu phu phụ của họ trong viễn ảnh tình yêu dứt khoát dành cho Đức Kitô, cùng đồng hành với nhau tiến tới sự viên mãn của Nước Trời. Về phần mình, tình yêu của đôi bạn giới thiệu những giá trị biểu tượng khác: một đàng, nó là một phản ánh đặc biệt của Thiên Chúa Ba Ngôi. Thật ra, Ba Ngôi là một sự hiệp nhất trọn vẹn, nhưng trong đó vẫn có phân biệt các Ngôi vị. Hơn nữa, Gia đình cũng là một dấu chỉ Kitô học, vì gia đình biểu thị sự gần gũi của Thiên Chúa, Đấng chia sẻ sự sống của con người qua việc Người trở nên một với chúng ta trong mầu nhiệm Nhập thể, Thập giá và sự Phục sinh: mỗi người phối ngẫu trở thành “một xương một thịt” với người kia và dâng hiến chính mình để chia sẻ mọi sự với người ấy cho tới chết. Trong khi trinh khiết là một dấu chỉ “cánh chung” của Đức Kitô Phục sinh, thì hôn nhân là một dấu chỉ “lịch sử” cho những người đang trên đường lữ hành trần thế, một dấu chỉ của Đức Kitô tại thế, là Đấng đã chấp nhận nên một với chúng ta và tự hiến cho chúng ta đến mức đổ máu mình ra. Trinh khiết và hôn nhân là – và phải là – những cách thế khác nhau để yêu thương, vì “con người không thể sống mà không có tình yêu. Con người vẫn là một hữu thể không thể hiểu nổi đối với chính mình, đời sống của con người sẽ vô nghĩa, nếu tình yêu không được mạc khải cho con người”.[171]

  5. Độc thân có thể có nguy cơ trở thành một đời sống thoải mái một mình, trong đó người ta có tự do để sống độc lập, để di chuyển từ chỗ ở này đến chỗ ở khác, từ công việc này đến công việc khác, hay từ chọn lựa này đến chọn lựa khác, tự do sử dụng tiền bạc của mình và thường xuyên đi lại với người này người khác tùy theo ý muốn nhất thời. Trong trường hợp đó, chứng tá của những người kết hôn trở nên sáng ngời. Những người được gọi để sống trinh khiết có thể gặp thấy trong một số cặp hôn phối một dấu chỉ rõ ràng của lòng trung tín quảng đại và bền vững của Thiên Chúa đối với Giao ước của Ngài, và điều này có thể thúc đẩy họ sẵn sàng phục vụ người khác cách cụ thể và hiến dâng hơn. Quả thật, có những người kết hôn vẫn giữ được lòng trung thành của họ khi người kia với vẻ bề ngoài trở nên không còn hấp dẫn, hay không còn thỏa mãn các nhu cầu của mình được nữa, hoặc có nhiều cơ hội xúi giục họ bất trung hoặc rời bỏ người bạn đời của mình. Một người vợ có thể chăm sóc người chồng bệnh tật của mình, khi đó, kề bên Thập giá, chị lặp lại lời cam kết ưng thuận của tình yêu cho đến suốt đời. Trong tình yêu đó, phẩm giá của người yêu thương tỏa sáng, một phẩm giá như phản chiếu đức ái, vì lẽ nó thuộc về đức ái hệ tại ở yêu người nhiều hơn ở được người yêu.[172] Chúng ta cũng có thể gặp thấy nhiều gia đình có khả năng phục vụ cách ân cần và quên mình đối với những đứa con gây phiền nhiễu và thậm chí phụ bạc. Các cha mẹ như thế trở thành một dấu chỉ của tình yêu tự do và vô vị lợi của Đức Giêsu. Tất cả những điều ấy mời gọi những người độc thân sống sự dấn thân vì Nước Trời một cách cởi mở và quảng đại hơn. Ngày nay, hiện tượng tục hóa đã che mờ giá trị của một sự kết hợp suốt đời và làm giảm thiểu vẻ đẹp phong phú của ơn gọi dâng hiến trong hôn nhân, bởi thế ta “cần phải đào sâu những khía cạnh tích cực của tình yêu vợ chồng”.[173]

Sự biến đổi của tình yêu

  1. Ngày nay, tuổi thọ dài hơn dẫn đến một điều gì đó vốn ở những thời đại khác không thường gặp: tương quan mật thiết và thuộc về nhau phải kéo dài bốn mươi, năm mươi hay thậm chí sáu mươi năm; và điều đó bao hàm chọn lựa ban đầu phải thường xuyên được làm mới lại. Có thể một người phối ngẫu không còn được hấp dẫn bởi một khao khát tình dục mạnh mẽ đối với người kia nữa, nhưng người ấy vẫn cảm thấy niềm hoan lạc thuộc về người kia, cũng như người kia thuộc về mình, vì biết rằng mình không cô đơn, vì có một “bạn đường” biết tất cả cuộc đời và lịch sử của mình và chia sẻ với mình mọi sự. Đây là người bạn đồng hành trong hành trình cuộc sống mà với họ ta có thể đương đầu với những khó khăn và cùng họ vui hưởng những điều tốt đẹp. Cả điều đó cũng tạo niềm thỏa mãn đi kèm theo khát khao riêng của tình yêu vợ chồng. Chúng ta không thể hứa chắc chắn rằng chúng ta sẽ có cùng những tình cảm ấy trong suốt cuộc đời. Nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng chúng ta có một dự án chung ổn định, cùng cam kết yêu nhau và cùng sống gắn bó với nhau cho đến khi cái chết tách lìa hai người, và luôn vui sống tình ái ân phong phú. Tình yêu mà chúng ta cam kết với nhau thì vượt trên mọi cảm xúc, tình cảm, hay mọi tâm trạng bất thường, dù nó có thể bao gồm tất cả những yếu tố ấy. Đó là một tình yêu thương sâu xa nhất, với một quyết định của con tim gắn với toàn thể cuộc sống. Như vậy, ngay cả giữa những xung đột còn ngổn ngang, và dù cho có nhiều tình cảm lẫn lộn quay cuồng con tim, chúng ta vẫn sống mỗi ngày quyết định yêu thương của mình, thuộc về nhau, chia sẻ toàn bộ cuộc sống với nhau, và tiếp tục yêu thương nhau và tha thứ cho nhau. Mỗi người thực hiện cuộc hành trình tăng trưởng và biến đổi cá nhân. Trên hành trình này, tình yêu mở hội ở mỗi bước đi và ở mỗi chặng đường mới.

  2. Trong lịch sử của một cuộc hôn nhân, khía cạnh ngoại hình sẽ thay đổi, nhưng đây không phải là lí do để sự hấp dẫn của tình yêu phai nhạt. Chúng ta yêu một người vì chính con người của người ấy, không chỉ vì thân xác, cho dù thân xác ấy, héo tàn theo năm tháng, vẫn diễn tả căn tính con người ấy vốn đã chinh phục trái tim chúng ta thuở ban đầu. Trong khi những người khác không còn thấy được vẻ đẹp của căn tính ấy, thì người phối ngẫu thương yêu vẫn có thể tiếp tục nhìn thấy nó qua bản năng của tình yêu, và vì thế lòng thương mến không biến mất. Người phối ngẫu tái xác nhận quyết định thuộc về người kia và diễn tả sự chọn lựa người kia một cách mới mẻ qua sự gần gũi trung thành và đầy yêu thương. Quyết định cao quí của chọn lựa vì người kia, mãnh liệt và sâu xa, sẽ khơi dậy một loại cảm xúc mới khi người ta chu toàn sứ mạng đời sống hôn nhân của mình. Vì “cảm xúc được khơi lên bởi một người khác như một nhân vị […] tự nó không hướng đến hành vi vợ chồng”.[174] Nó tìm thấy những diễn tả khả giác khác, vì tình yêu “là một thực tại đuy nhất, nhưng với những chiều kích khác nhau; lúc này hay lúc khác, chiều kích này hay chiều kích kia có thể hiện lộ rõ ràng hơn”.[175] Mối dây hôn nhân tìm thấy những hình thức diễn tả mới và không ngừng tìm kiếm những cách thức mới để thực hiện. Nhưng nó không chỉ được gìn giữ mà còn được làm tăng trưởng. Đó là một hành trình xây dựng ngày này qua ngày khác. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không thể làm được điều nào cả, nếu không khẩn cầu cùng Chúa Thánh Thần, nếu không kêu van mỗi ngày để xin Ngài đổ tràn ân sủng của Ngài, nếu không tìm kiếm sức mạnh siêu nhiên, nếu không than van xin Ngài đổ tràn ngọn lửa thiêng liêng của Ngài trên tình yêu của chúng ta để củng cố, hướng dẫn và biến đổi tình yêu của chúng ta trong mỗi hòan cảnh mới.

CHƯƠNG V

TÌNH YÊU TRỞ NÊN PHONG NHIÊU

  1. Tình yêu luôn mang đến sự sống. Bởi vậy, tình yêu vợ chồng “không hoàn tất chỉ nơi hai người […]. Khi hai vợ chồng trao hiến cho nhau thì cũng trao ban một thực hữu vượt khỏi chính họ, tức là đứa con, phản ánh sống động tình yêu của họ, dấu chỉ thường xuyên của sự hiệp nhất vợ chồng và là tổng hợp sống động không thể phân chia của tư cách làm cha làm mẹ của họ”[176].

Tiếp đón một sự sống mới

  1. Gia đình không chỉ là nơi sinh ra, nhưng còn là nơi tiếp đón sự sống mới đến như một quà tặng của Thiên Chúa gửi đến. Mỗi sự sống mới “cho phép chúng ta khám phá chiều kích vô vị lợi nhất của tình yêu, một tình yêu khiến chúng ta không bao giờ hết thán phục. Trước hết, đó chính là vẻ đẹp được yêu mến: con cái được yêu thương trước khi được sinh ra”[177]. Điều này phản ánh tính ưu việt của tình yêu Thiên Chúa là Đấng luôn có sáng kiến, bởi vì con cái “được yêu thương trước khi chúng làm gì để đáng được yêu”[178]. Tuy nhiên, “ngay từ lúc đầu nhiều trẻ em đã bị từ chối, bị bỏ rơi, bị cướp mất tuổi thơ và tương lai của chúng. Có người dám nói, như thể tự biện minh cho mình, rằng cho chúng chào đời là một sai lầm. Thật đáng xấu hổ! […] Làm sao chúng ta lại có thể long trọng đưa ra những tuyên ngôn về nhân quyền và các quyền của trẻ em, để rồi chúng ta lại trừng phạt trẻ em vì những sai lầm của người lớn?”[179]. Nếu một đứa trẻ chào đời trong những hoàn cảnh ngoài ý muốn, thì cha mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình phải làm tất cả những gì có thể để đón nhận em như một quà tặng của Thiên Chúa và tiếp nhận em với hết trách nhiệm của mình trong sự cởi mở và niềm mến thương. Bởi vì “khi nói đến trẻ em chào đời, thì không một hi sinh nào của người lớn lại có thể được coi là quá đắt hoặc quá to tát, làm sao để tránh việc trẻ có cảm nghĩ bản thân nó là một sai lầm, không có giá trị gì hoặc bị bỏ mặc cho sự hoành hành của giông tố cuộc đời và sự bạo ngược của con người”[180]. Đứa con mới sinh, tặng phẩm Chúa trao phó cho người cha và người mẹ, được đón tiếp ngay từ lúc khởi đầu, được tiếp tục bảo vệ trong suốt hành trình cuộc sống trần thế và hướng tới định mệnh cuối cùng là niềm vui sự sống đời đời. Bằng cái nhìn thanh thản hướng đến sự hoàn tất chung cuộc của một nhân vị, cha mẹ sẽ ý thức hơn về tặng phẩm sự sống quí giá được giao phó cho họ: quả thật, Thiên Chúa nhượng ban cho họ việc đặt tên con, tên mà Ngài sẽ gọi từng đứa con của Ngài mãi mãi[181].

  2. Gia đình đông con là một niềm vui cho Hội thánh. Trong đó tình yêu thể hiện sự quảng đại phong nhiêu của mình. Nói thế không có nghĩa là ta quên đi cảnh báo tốt lành của Thánh Gioan Phaolô II, khi Ngài giải thích việc làm cha làm mẹ có trách nhiệm không phải là “sinh sản không giới hạn hay thiếu ý thức về ý nghĩa của việc nuôi dạy con cái, mà là khả năng được trao cho các cặp vợ chồng sử dụng quyền tự do bất khả xâm phạm của họ một cách khôn ngoan và có trách nhiệm, có cân nhắc thực tế xã hội và nhân khẩu, cũng như tùy theo hoàn cảnh riêng và ước muốn chính đáng của mình”[182].

Yêu thương chờ đợi trong lúc mang thai

  1. Mang thai là một thời kì khó khăn, nhưng cũng là một thời gian tuyệt vời. Người mẹ hợp tác với Thiên Chúa để sinh ra một phép mầu của sự sống mới. Khả năng làm mẹ là một “tiềm năng đặc biệt của cơ thể người phụ nữ, phục vụ cho việc thụ thai và sinh con nhờ đặc thù tạo dựng của nó”[183]. Mỗi người nữ đều tham dự vào “mầu nhiệm tạo dựng, một mầu nhiệm trở nên hiện thực qua mỗi lần hạ sinh một con người”[184]. Như Thánh Vịnh nói: “Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con” (139,13). Mỗi đứa trẻ tượng hình trong dạ mẹ là thuộc kế hoạch muôn đời của Thiên Chúa Cha và tình yêu vĩnh cửu của Ngài: “Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hiến ngươi” (Gr 1,5). Mỗi đứa trẻ tự muôn đời đã có một chỗ ở trong trái tim Thiên Chúa, và vào chính lúc nó được thụ thai là lúc giấc mơ vĩnh cửu của Đấng Tạo Hóa trở thành hiện thực. Chúng ta hãy nghĩ đến mỗi sinh linh phôi thai đáng giá biết bao từ giây phút bắt đầu được cưu mang! Cần phải nhìn nó bằng chính ánh nhìn yêu thương của Chúa Cha, vượt trên mọi dáng vẻ bên ngoài.

  2. Người phụ nữ mang thai có thể tham gia vào kế hoạch này của Thiên Chúa qua ước mơ về con cái mình: “Tất cả các bà mẹ và ông bố đều mơ ước về đứa con của mình suốt chín tháng. […] Một gia đình không thể không có ước mơ. Khi trong một gia đình mà mất khả năng ước mơ thì những đứa trẻ sẽ không phát triển và tình yêu không tăng trưởng, sự sống sẽ tàn héo dần và lịm tắt”[185]. Trong giấc mơ này, đôi vợ chồng Kitô hữu nhất thiết sẽ nghĩ đến Bí tích Rửa tội. Cha mẹ chuẩn bị cho biến cố này bằng việc cầu nguyện, phó dâng con mình cho Chúa Giêsu ngay cả trước khi bé được sinh ra.

  3. Với sự tiến bộ của khoa học ngày nay người ta có thể biết trước màu tóc của em bé và những bệnh tật có thể có của nó trong tương lai, bởi vì tất cả các đặc tính thể lí của con người đã được ghi trong mã di truyền của họ trong giai đoạn phôi thai. Nhưng chỉ Chúa Cha, Đấng tạo thành con người ấy mới biết họ một cách đầy đủ. Chỉ một mình Ngài mới biết điều gì là quí giá nhất, điều gì là quan trọng nhất, bởi vì Ngài biết đứa trẻ đó là ai, đâu là căn tính sâu xa nhất của nó. Người mẹ đang cưu mang em bé cần cầu xin Chúa ban cho ánh sáng để có thể nhận biết tự thâm sâu chính người con của mình và chờ đợi nó như con người đích thực của nó. Một số cha mẹ cảm thấy đứa con của mình đã không chào đời đúng thời thuận lợi nhất. Họ cần cầu xin Chúa chữa lành và ban thêm sức mạnh để họ chấp nhận người con đó cách trọn vẹn, để có thể mong đợi đứa con ấy với cả tấm lòng. Điều quan trọng là đứa con ấy cảm thấy mình đang được mong đợi. Nó không phải là một phụ tùng bổ sung hoặc giải đáp cho khát vọng cá nhân ai đó. Nó là một con người, với một giá trị vô song và không thể bị đem sử dụng vì một lợi ích riêng tư. Bởi thế, điều quan trọng không phải là sinh linh mới đó sẽ giúp ích gì cho bạn, liệu trẻ đó có những đặc điểm mà bạn thích hay không, liệu nó có đáp ứng những dự phóng của bạn và những giấc mơ của bạn hay không. Bởi vì “con cái là hồng ân. Mỗi người là duy nhất và độc đáo […]. Một đứa con được bạn yêu thương chỉ vì nó là con, không bởi vì nó đẹp, hay nó như thế này thế kia; không, đơn giản chỉ vì nó là con mình! Không phải vì nó có suy nghĩ giống như tôi, hoặc nó là hiện thân của những khát vọng của tôi. Một đứa con luôn là một đứa con”[186]. Tình yêu của cha mẹ là phương thế Thiên Chúa Cha dùng để bày tỏ tình yêu của Ngài, Đấng dịu dàng chờ đợi mỗi đứa trẻ chào đời, đón nhận nó vô điều kiện và tiếp nhận nó cách vô cầu.

  4. Với mỗi chị em phụ nữ đang mang thai, bằng tất cả tình thương cha, muốn kêu mời: Hãy giữ gìn niềm vui của con, đừng để bất cứ thứ gì tước mất niềm vui nội tâm của thiên chức làm mẹ. Đứa con ấy xứng đáng là niềm hoan lạc cho con. Con đừng để những sợ hãi, âu lo, những đàm tiếu hay rắc rối của người khác dập tắt niềm phúc lạc được làm khí cụ của Chúa để một sự sống mới được chào đời. Con hãy chú tâm đến những gì cần làm hoặc chuẩn bị sinh nở, nhưng đừng để bị ám ảnh, và cùng Mẹ Maria con hãy cất lời ca ngợi: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Ðấng Cứu Ðộ tôi. Phận nữ tì hèn mọn Người đoái thương nhìn tới” (Lc 1,46-48). Hãy gắng sống nhiệt thành trong thanh bình giữa không ít những khó khăn còn đó của con, và xin Chúa gìn giữ niềm vui của con, để con có thể thông truyền niềm vui ấy cho con của con.

Tình yêu của người mẹ và của người cha

  1. “Trẻ em vừa mới chào đời, cùng với việc được nuôi dưỡng và chăm sóc, bắt đầu nhận được một ơn huệ là biết chắc chắn chúng được yêu thương bằng một tình yêu thiêng liêng. Những hành động yêu thương tỏ lộ qua việc đặt tên riêng cho em, tập cho em nói bằng một ngôn ngữ chung, những ánh nhìn đầy trìu mến, những nụ cười rạng rỡ. Như thế, bài học đầu tiên chúng học được đó là vẻ đẹp của các mối tương quan giữa người với người hệ tại ở tâm hồn, mưu cầu tự do cho ta, chấp nhận sự khác biệt của tha nhân, nhìn nhận và tôn trọng họ như là một đối tác. […] Và đó chính là tình yêu, phản chiếu một tia sáng của tình yêu Thiên Chúa”[187]. Mỗi đứa trẻ có quyền được hưởng tình yêu của một người mẹ và một người cha, cả hai tình yêu này đều cần thiết cho trẻ để được trưởng thành toàn diện và hài hòa. Như các Giám mục Úc châu đã khẳng định, cả hai “đóng góp, mỗi người một cách khác nhau, cho sự tăng trưởng của trẻ. Tôn trọng phẩm giá của một đứa trẻ có nghĩa là khẳng định nhu cầu và quyền tự nhiên của nó là có một người mẹ và một người cha”[188]. Vấn đề không chỉ là tình yêu của người cha và của người mẹ xét cách riêng rẽ, mà còn là tình yêu của họ dành cho nhau, vốn được coi như nguồn mạch của chính sự hiện hữu, như tổ ấm tiếp nhận và như nền tảng của gia đình. Nếu không, đứa trẻ xem ra chỉ còn như là một vật sở hữu được dùng tùy tiện. Cả người nam và người nữ, người cha và người mẹ đều là “những người cộng tác với tình yêu Thiên Chúa Tạo Hóa và như thể họ là những thông dịch viên của Ngài”[189]. Họ tỏ lộ cho con cái họ dung mạo người mẹ và dung mạo người cha của Chúa. Hơn nữa, họ cùng dạy dỗ con cái về giá trị của sự hỗ tương, sự gặp gỡ giữa những khác biệt, trong đó mỗi người đóng góp bản sắc riêng của mình và cũng biết đón nhận từ người khác. Nếu vì một lý do bất khả kháng nào đó mà thiếu vắng một trong hai người, thì điều quan trọng là tìm cách nào đó để bù đắp sự mất mát, để đứa con được phát triển cách thích đáng cho tới trưởng thành.

  2. Cảm giác bị mồ côi mà ngày nay nhiều trẻ em và thanh thiếu niên cảm nghiệm sâu sa hơn những gì chúng ta nghĩ. Ngày nay chúng ta nhìn nhận việc người phụ nữ muốn học hành, làm việc, phát triển các khả năng của mình và đeo đuổi những mục tiêu cá nhân, là điều hoàn toàn chính đáng và đáng ca ngợi. Nhưng đồng thời chúng ta cũng không thể bỏ qua những nhu cầu của trẻ em cần có sự hiện diện của người mẹ, đặc biệt trong những tháng đầu tiên của cuộc sống. Thực tế là “người phụ nữ đứng trước con người như một người mẹ, là chủ thể của sự sống con người mới được tượng hình và lớn lên trong dạ bà và từ đó sinh ra”[190].Việc giảm sút sự hiện diện của người mẹ cùng với phẩm chất nữ tính của họ là một nguy cơ nghiêm trọng cho trái đất chúng ta. Tôi đánh giá cao phong trào nữ quyền khi nó không đòi sự đồng dạng giữa người nam và người nữ, cũng không chối bỏ thiên chức làm mẹ. Bởi lẽ sự cao cả của người nữ bao hàm mọi quyền lợi phát xuất từ nhân phẩm bất khả nhượng cả từ nữ tính thiên bẩm của họ nữa, vốn là điều rất thiết yếu cho xã hội. Những khả năng đặc thù của nữ tính – cách riêng thiên chức làm mẹ – còn trao cho họ các bổn phận, bởi vì là phụ nữ cũng là người mang một sứ mệnh đặc biệt trong thế giới, sứ mệnh mà xã hội phải bảo vệ và giữ gìn vì lợi ích của mọi người[191].

  3. Trong thực tế, “các bà mẹ là thuốc giải độc mạnh nhất chống lại sự lan rộng của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ […]. Chính họ là những người làm chứng cho vẻ đẹp của sự sống”[192]. Chắc chắn rằng, “một xã hội mà không có các bà mẹ sẽ là một xã hội phi nhân, bởi vì các bà mẹ luôn biết làm chứng về sự dịu dàng, dâng hiến, sức mạnh tinh thần ngay cả trong những thời khắc tồi tệ nhất. Các bà mẹ cũng thường thông truyền những ý nghĩa sâu xa nhất của việc đạo đức: trong những lời kinh nguyện, trong các cử chỉ đạo đức đầu tiên để con trẻ học làm theo […]. Không có các bà mẹ, không những sẽ không có tín hữu mới, mà đức tin có thể sẽ mất đi một phần lớn sự nhiệt thành đơn sơ và sâu sắc của nó […]. Các bà mẹ rất thân mến, cám ơn, xin cám ơn vì những gì mà các bà làm trong các gia đình và vì những gì mà các bà làm cho Giáo Hội và thế giới”[193].

  4. Người mẹ bảo bọc đứa con của mình bằng sự dịu dàng và cảm thương sẽ giúp khơi dậy sự tin tưởng nơi con trẻ, đồng thời giúp nó cảm nhận thế giới này là một nơi tốt lành tiếp nhận nó, điều này cho phép nó phát triển lòng tự trọng hầu giúp nó có khả năng gần gũi và biết cảm thông. Đàng khác, người cha giúp đứa trẻ nhận thức được các giới hạn của thực tế và chủ yếu mang tính định hướng, để hướng ra thế giới rộng lớn hơn với đầy những thách đố, nhằm mời gọi con biết nỗ lực và chiến đấu. Là người cha với một căn tính rõ ràng và hạnh phúc của nam nhân, dung hợp được lòng thương mến và sự tiếp nhận của người vợ, ông cần biết chăm sóc con cái như một người mẹ. Có những vai trò và nhiệm vụ uyển chuyển, được thích nghi tùy theo hoàn cảnh cụ thể của mỗi gia đình, nhưng sự hiện diện rõ ràng và xác thực của hai bộ mặt, người nữ và người nam, sẽ tạo nên môi trường thích hợp nhất cho sự trưởng thành của trẻ.

  5. Người ta nói rằng xã hội chúng ta là một “xã hội không có những người cha”. Trong nền văn hóa tây phương, có lẽ khuôn mặt của người cha bị thiếu vắng, hoặc bị méo mó, ẩn khuất. Ngay cả nam tính xem ra cũng đang có vấn đề. Thực tế đang có một sự lẫn lộn ta có thể hiểu được. Bởi lẽ “lúc đầu, điều này được xem như là một sự giải phóng: giải phóng khỏi một người cha như chủ nhân ông, như kẻ đại diện của luật pháp áp đặt từ bên ngoài, như kẻ kiểm duyệt hạnh phúc của con cái và là trở ngại cho sự giải phóng và tự lập của những người trẻ. Đôi khi trong quá khứ nơi một số gia đình đã từng có tình trạng cai trị độc đoán, một số trường hợp thậm chí còn có sự áp bức”[194]. Thế nhưng, “như thường vẫn xảy ra, là người ta đi từ cực đoan này đến cực đoan khác. Vấn đề của thời đại ngày nay xem ra không còn chủ yếu là sự hiện diện độc đoán của những người cha, mà là sự khiếm diện của họ, sự vắng mặt của họ. Những người cha có khi như quá tập trung vào bản thân và công việc của mình đôi khi vào những thành tựu cá nhân của họ, mà quên cả gia đình. Và họ bỏ mặc những đứa trẻ và con cái bơ vơ một mình”[195]. Sự hiện diện và quyền bính của người cha cũng bị ảnh hưởng bởi việc người ta dành thời gian ngày càng nhiều cho việc sử dụng các phương tiện truyền thông và kĩ nghệ giải trí. Hơn nữa, ngày nay quyền bính còn bị nhìn với ánh mắt ngờ vực và những người lớn thì bị đối xử thiếu tôn trọng. Chính họ cũng thiếu xác tín kiên định và như vậy không cung ứng được cho con cái những định hướng bảo đảm và có nền tảng chắc chắn. Việc hoán đổi vai trò giữa cha mẹ và con cái là điều không lành mạnh: điều đó làm tổn hại đến tiến trình trưởng thành thích đáng cần thiết của trẻ nhỏ và khước từ một tình thương khả dĩ hướng dẫn chúng và giúp chúng trưởng thành[196].

  6. Thiên Chúa đặt người cha trong gia đình để, với những tính cách quí giá nam tính của mình, ông “gần gũi với người vợ, để chia sẻ mọi sự, niềm vui cũng như đau khổ, vất vả cũng như hi vọng. Và để ông gần gũi với con cái trong tiến trình chúng tăng trưởng: khi chúng chơi đùa và học hành, khi chúng vô tư và lo lắng, khi chúng nói năng và im lặng, khi chúng dạn dĩ và sợ hãi, khi chúng lầm đường lạc lối và tìm lại được hướng đi; luôn có sự hiện diện của người cha. Nói ông hiện diện không có nghĩa nói ông kiểm soát. Bởi vì người cha kiểm soát con cái chặt chẽ quá sẽ hủy hoại chúng”[197]. Một số người cha cảm thấy mình vô dụng hoặc không cần thiết, nhưng thật ra “con cái cần thấy một người cha đang chờ đợi chúng khi chúng trở về sau những thất bại. Có lẽ chúng sẽ làm mọi cách để không thừa nhận điều đó, không để cho ông thấy, nhưng chúng cần ông”[198]. Trẻ em không có cha, cũng có nghĩa là chúng bị tước mất tuổi thơ trước thời gian, và do đó là điều không tốt.

Mở rộng sự phong nhiêu

  1. Nhiều đôi vợ chồng không thể có con. Chúng ta biết điều đó khiến họ rất đau khổ. Đàng khác, chúng ta cũng biết rằng “hôn nhân không phải chỉ được thiết lập nhằm mục đích truyền sinh […]. Cho nên, ngay trong trường hợp không có con như hằng tha thiết mong mỏi, hôn nhân vẫn tồn tại như một cuộc sống chung và vẫn giữ được giá trị cùng đặc tính bất khả phân li của mình”[199]. Hơn nữa, “việc làm mẹ không chỉ là một thực tại thuần túy sinh học, mà nó còn được thể hiện theo nhiều cách thế khác nhau”[200].

  2. Nhận con nuôi là một cách thức rất quảng đại để thực hiện việc làm mẹ và làm cha, và tôi muốn khuyến khích những ai không thể có con hãy giang rộng cánh tay và mở rộng tình yêu vợ chồng của mình để đón nhận những trẻ em đang thiếu một gia đình xứng hợp. Họ sẽ không bao giờ hối tiếc vì đã quảng đại. Nhận con nuôi là hành động của tình yêu trao ban một gia đình cho người không có. Điều quan trọng là phải thúc đẩy việc làm luật sao cho những thủ tục nhận con nuôi được dễ dàng, nhất là trong trường hợp những trẻ không được ước mong, để ngăn chặn việc phá thai hoặc trẻ bị bỏ rơi. Những người đối mặt với thách đố nhận con nuôi và đón nhận một con người cách vô điều kiện và vô vị lợi, họ trở thành phương thế biểu lộ tình yêu Thiên Chúa, Đấng đã nói: “Cho dù người mẹ có quên ngươi đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ (cf. Is 49,15).

  3. “Việc chọn nhận con nuôi và nhận ủy thác chăm sóc trẻ thể hiện một sự phong nhiêu đặc thù của kinh nghiệm vợ chồng, vượt trên hoàn cảnh đau buồn vì vô sinh […]. Trước những hoàn cảnh trong đó người ta muốn có con bằng mọi giá, như thể đó là một quyền để hoàn thiện bản thân mình, việc nhận con nuôi và nhận ủy thác được hiểu cho đúng sẽ cho thấy một khía cạnh quan trọng của thiên chức làm cha mẹ và làm con, việc đó giúp ta nhận ra rằng con cái, cả con mình sinh ra cũng như con nuôi hoặc nhận uỷ thác, là một tha nhân khác bản thân cha mẹ và chúng cần được đón nhận, được thương yêu, chăm sóc chứ không chỉ cho chúng chào đời. Lợi ích của trẻ phải luôn là lí do ưu việt khởi động những quyết định nhận con nuôi và nhận ủy thác nuôi dạy trẻ”[201]. Đàng khác, “nạn buôn bán trẻ em giữa các quốc gia và châu lục phải được ngăn chặn bằng những can thiệp luật pháp đúng lúc và kiểm soát của Nhà nước”[202].

  4. Cũng nên nhớ rằng sinh con và nhận con nuôi không phải là những cách thế duy nhất để sống tình yêu phong nhiêu. Ngay cả những gia đình nhiều con cũng được mời gọi ghi dấu của mình trong lòng xã hội nơi mình nhập cuộc, để phát huy các dạng thức phong nhiêu khác như một sự nối dài của tình yêu đang nâng đỡ gia đình. Các gia đình Kitô hữu không nên quên rằng “đức tin không tách biệt chúng ta khỏi thế giới, nhưng hội nhập ta vào đó cách sâu xa hơn […]. Thật vậy, mỗi người chúng ta có một vai trò đặc biệt trong việc chuẩn bị cho Nước Chúa trị đến[203]. Gia đình không nên tự coi mình như một nơi trú ẩn để giữ mình lánh xa xã hội. Đừng ở lì trong chờ đợi, nhưng hãy đi ra khỏi chính mình và tìm cách sống tương trợ. Như thế, gia đình sẽ trở thành một nơi hội nhập con người với xã hội và một điểm nối kết giữa đời sống công cộng và riêng tư. Các đôi vợ chồng cần ý thức rõ ràng và xác tín về những nghĩa vụ xã hội của họ. Ý thức như thế, tình yêu kết hợp họ chẳng những không suy giảm, mà còn tràn ngập ánh sáng mới, như những vần thơ sau đây diễn tả:

“Tay anh âu yếm hồn em ấm nồng,

Hòa điệu ngày dài đời em an vui.

Em yêu anh lắm vì đôi tay ấy

Kiến tạo công chính đem đến hòa bình.

Em yêu anh lắm tình yêu của em,

Anh là người tình, là bạn đường và là tất cả,

Đi bên nhau, trên hành trình dài

ta phong nhiêu không chỉ là hai”[204].

  1. Không gia đình nào phong nhiêu mà lại quá khác biệt hoặc “tách biệt” với các các gia đình khác. Để tránh nguy cơ này, ta nên nhớ rằng gia đình của Đức Giêsu, vốn đầy ân sủng và khôn ngoan, không được xem như một gia đình “lạ lùng”, như một gia đình dân ngoại và sống xa cách dân chúng. Chính vì thế mà người ta mới thấy khó khăn trong việc nhìn nhận sự khôn ngoan của Đức Giêsu và nói: “Bởi đâu ông ấy được như thế? […] Ông ấy không phải là bác thợ mộc, con bà Maria đó sao” (Mc 6,2-3). “Ông không phải là con bác thợ mộc sao?” (Mt 13,55). Điều đó xác nhận rằng đây là một gia đình đơn sơ, gần gũi với tất cả mọi người, sống một cuộc đời bình thường giữa dân chúng. Đức Giêsu cũng không lớn lên trong mối tương quan khép kín và đơn độc chỉ với Mẹ Maria và Thánh Giuse, nhưng Người sống vui vẻ trong gia đình lớn, nơi có bà con và bạn hữu. Chính vì thế mà, trên đường trở về từ Giêrusalem, cha mẹ Người những tưởng rằng cậu bé mười hai tuổi mất hút trong đoàn lữ hành suốt cả một ngày, vừa đi vừa nghe những câu chuyện và chia sẻ những mối quan tâm của mọi người: “Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường mới đi tìm kiếm” (Lc 2,44). Trái lại, đôi khi xảy ra sự việc là có một số gia đình Kitô giáo, vì ngôn ngữ mà họ sử dụng, vì cách nói chuyện, phong cách xử sự của họ, vì sự lặp đi lặp lại liên tục về hai ba vấn đề nào đó, họ được coi là sống xa vời, như tách biệt khỏi xã hội, thậm chí chính bà con của họ cảm thấy bị khinh miệt hoặc bị xét đoán.

  2. Một đôi vợ chồng có kinh nghiệm về sức mạnh của tình yêu biết rằng tình yêu ấy được mời gọi để chữa lành thương tích của những số phận bị bỏ rơi, để xây dựng một nền văn hóa gặp gỡ, để đấu tranh cho công lí. Thiên Chúa đã ủy thác cho các gia đình kế hoạch làm cho thế giới này trở nên “gia đình” hơn[205], để mọi người đều cảm thấy mỗi người là anh em: “Nhìn sâu vào cuộc sống hằng ngày của con người, nam cũng như nữ, ngày nay, ta thấy ngay một nhu cầu ở khắp mọi nơi về tinh thần gia đình. […] Không chỉ những tổ chức đời sống cộng đồng ngày càng sa vào thái độ quan liêu hoàn toàn xa lạ với tương quan cơ bản giữa người với người, mà ngay cả những tập tục xã hội và chính trị cũng thường cho thấy có những dấu hiệu xuống cấp[206]. Trái lại, có những gia đình rộng mở cửa lòng và liên đới dành chỗ cho người nghèo, họ có khả năng xây đắp tình bằng hữu với những người hèn kém hơn họ. Nếu thực sự quan tâm đến Tin mừng, thì họ không thể quên những gì Đức Giêsu nói: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40). Xét cho cùng, họ sống điều mà Người yêu cầu chúng ta một cách rất quyết liệt trong bản văn này: “Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù; và ông sẽ có phúc!” (Lc 14,12-14). Bạn sẽ được phúc! Đó chính là bí quyết của một gia đình hạnh phúc.

  3. Với việc làm chứng tá, và ngay cả bằng lời nói, các gia đình nói về Chúa Giêsu cho những người khác, họ thông truyền đức tin, đánh thức lòng khát khao về Thiên Chúa, và cho thấy vẻ đẹp của Tin mừng và lối sống mà Tin mừng đề nghị. Như thế, các đôi vợ chồng Kitô hữu sơn lên màu xám của không gian công cộng bằng màu sắc của tình huynh đệ, của mối quan tâm xã hội, của việc bảo vệ những người yếu thế, của đức tin sáng ngời, và niềm hi vọng tích cực. Sự phong nhiêu của họ lan tỏa và được tỏ lộ trong muôn ngàn cách để làm cho tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện trong xã hội.

Phân định nhiệm thể

  1. Theo hướng đó cũng nên xem xét thật nghiêm túc một bản văn Thánh Kinh mà người ta thường giải thích bên ngoài bối cảnh của nó, hoặc giải thích nó một cách chung chung, bởi thế người ta có thể bỏ qua ý nghĩa tức thời và trực tiếp nhất của nó, một ý nghĩa rõ ràng mang tính xã hội. Đó là đoạn 1 Cr 11,17-34, trong đó thánh Phaolô đề cập đến một tình huống đáng hổ thẹn của cộng đoàn. Trong bối cảnh ấy, một số người giàu có xu hướng kì thị người nghèo, điều này xảy ra ngay cả trong khi người ta gặp gỡ đồng bàn trong một bữa ăn huynh đệ kèm theo việc cử hành Thánh Thể. Trong khi những người giàu thưởng thức các món ăn ngon của họ, thì những người nghèo chỉ đứng nhìn với cái bụng đói: “và như thế, kẻ thì đói, người lại say. Anh em không có nhà để ăn uống sao? Hay anh em khinh dể Hội thánh của Thiên Chúa và làm nhục những người không có của?” (cc. 21-22).

  2. Thánh Thể đòi hỏi chúng ta phải là chi thể hội nhập vào một thân thể Hội thánh duy nhất. Người thông dự vào Mình và Máu Chúa Kitô không thể đồng thời lại xúc phạm đến cũng Thân Thể ấy qua sự chia rẽ bè phái và phân biệt đối xử giữa các chi thể của Thân mình. Thật vậy, ta cần biết “phân định” Thân Mình của Chúa, nhận ra Thân Mình ấy bằng đức tin và đức ái trong các dấu chỉ bí tích cũng như trong cộng đoàn, nếu không thì ta ăn và uống án phạt mình (cf. c. 29). Bản văn Thánh Kinh này là một lời cảnh báo nghiêm túc cho các gia đình sống khép kín trong tiện nghi riêng biệt và tự cô lập mình, đặc biệt hơn cho các gia đình vẫn còn vô cảm trước những đau khổ của các gia đình nghèo và túng quẫn nhất. Như thế việc cử hành Thánh Thể trở thành một lời kêu gọi mỗi người không ngừng “tự xét mình” (c. 28), để mở những cánh cửa của gia đình mình ra hướng đến hiệp thông rộng lớn hơn với những người bị xã hội loại trừ và như vậy mới thực sự lãnh nhận Bí tích Thánh Thể, là Bí tích của tình yêu làm cho chúng ta nên một thân mình duy nhất. Đừng quên rằng «“cái thần bí” của Bí tích có đặc tính xã hội»[207]. Ai hiệp lễ (rước lễ) mà không để cho mình được thôi thúc như một nghĩa vụ đến với người nghèo và người đau khổ, hoặc thông đồng với các hình thức khác nhau của chia rẽ, khinh miệt và bất công, thì người ấy đã nhận lãnh Thánh Thể một cách bất xứng. Ngược lại, các gia đình được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể với một ước muốn chính đáng, thì việc khát khao tình huynh đệ, ý thức xã hội và sự dấn thân đi với người nghèo của họ càng được gia tăng.

Đời sống gia đình theo nghĩa rộng

  1. Gia đình nhỏ không nên cô lập mình khỏi gia đình mở rộng, nơi có cha mẹ, chú bác, cô dì, anh chị em họ và cả người láng giềng. Trong gia đình rộng lớn ấy, có thể có những ai đó cần được giúp đỡ hoặc ít là cần đồng hành và cần nhận được những cử chỉ yêu thương, hoặc có thể có những người đang chịu nhiều đau khổ cần được ủi an[208]. Ngày nay chủ nghĩa cá nhân đôi khi dẫn ta đến lối sống khép kín trong sự an toàn của một tổ ấm bé nhỏ và cảm thấy tha nhân như một phiền toái nguy hiểm. Thế nhưng, sự cô lập này không đem lại niềm an bình và hạnh phúc, mà khép kín con tim của gia đình và làm cho gia đình mất đi tầm nhìn rộng lớn của cuộc sống.

Con cái

  1. Trước hết, chúng ta nói về cha mẹ ruột của chúng ta. Đức Giêsu nhắc lại cho những người Pharisiêu rằng việc bỏ rơi cha mẹ là trái với Luật của Thiên Chúa (Mc 7,8-13). Mọi người chúng ta đều phải ý thức mình là con. Trong mỗi con người, “cho dẫu đã trở thành người lớn, hay cao niên, cho dẫu đã làm cha làm mẹ, nếu như có mang một chức trách nào đó, thì bên dưới tất cả các vai trò ấy vẫn còn căn tính của người con. Tất cả chúng ta đều là con. Và điều này luôn dẫn ta trở lại với sự thực, đó là sự sống không phải là cái chúng ta đã trao ban nhưng là cái chúng ta đã được lãnh nhận. Tặng phẩm sự sống vĩ đại là món quà đầu tiên chúng ta đã nhận được”[209].

  2. Vì vậy, “điều răn thứ tư đòi buộc con cái […] phải thảo kính cha mẹ (cf. Xh 20,12). Điều răn này đứng liền ngay sau những điều răn liên quan đến chính Thiên Chúa. Thật vậy, nó hàm ẩn một điều gì đó thánh thiêng, một cái gì đó thần linh, một cái gì đó thuộc cội rễ của mọi hình thức tôn kính khác giữa loài người với nhau. Và biểu thức Kinh thánh về điều răn thứ tư còn nói thêm: “để ngươi được sống lâu trên đất mà Chúa là Thiên Chúa của ngươi sẽ ban cho ngươi”. Mối liên kết đạo đức giữa các thế hệ là một bảo đảm cho tương lai, và là bảo đảm cho một lịch sử thật sự nhân bản. Một xã hội mà trong đó con cái không tôn kính cha mẹ là một xã hội không đáng kính […]. Đó là một xã hội sẽ gồm toàn những người trẻ cằn cỗi và tham lam”[210].

  3. Nhưng còn có mặt kia của vấn đề: “người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ mình” (St 2,24), Lời Chúa khẳng định như vậy. Điều đó đôi khi người ta không làm được trong thực tế, và hôn nhân không được đảm nhận cho đến cùng vì nó không chu toàn việc lìa bỏ và tận hiến ấy. Không được bỏ rơi hay quên lãng cha mẹ, thế nhưng, để kết hợp trong hôn nhân thì phải rời khỏi họ, để làm sao cho tổ ấm mới thực sự là một nơi cư ngụ, một nơi an trú, là nền tảng và là dự phóng, và để có thể thực sự trở nên “một xương một thịt” (ibid.). Trong một số cuộc hôn nhân người ta giấu vợ hoặc chồng của mình nhiều chuyện, nhưng lại tâm sự với mẹ cha, như thế là coi trọng ý kiến của cha mẹ hơn là tình cảm và ý kiến của người phối ngẫu. Người ta chỉ có thể tạm thời và không dễ kéo dài tình trạng này lâu được, trong khi phải xây dựng sự tin tưởng nhau và đối thoại với nhau nhiều hơn nữa. Hôn nhân thách thức ta tìm một cách thế mới để sống phận làm con cái.

Người cao niên

  1. “Xin đừng sa thải con lúc tuổi đà xế bóng, chớ bỏ rơi khi sức lực suy tàn” (Tv 71,9). Đó là tiếng kêu van của người cao tuổi lo sợ bị lãng quên và coi khinh. Như thể Thiên Chúa kêu gọi chúng ta trở nên khí cụ của Ngài để lắng nghe những lời kêu xin của người nghèo, Ngài cũng chờ đợi chúng ta lắng nghe tiếng kêu cứu của những người tuổi cao sức tàn[211]. Điều này chất vấn các gia đình và các cộng đoàn, vì “Hội thánh không thể và không muốn đi theo một tâm thức vô cảm, hay dửng dưng và khinh miệt, đối với tuổi già. Chúng ta phải đánh động cảm thức tập thể về lòng biết ơn, quí trọng, hiếu khách, làm cho những người cao niên cảm thấy mình là một thành phần sống động trong cộng đoàn. Người cao niên là những người nam và người nữ, là những người cha và người mẹ, đã từng đi trước chúng ta trên cùng một con đường, sống trong cùng một ngôi nhà của chúng ta, chiến đấu trong cùng một cuộc chiến hằng ngày của chúng ta hầu mưu tìm một cuộc sống xứng đáng[212]. Bởi thế, “như tôi muốn một Hội thánh thách thức nền văn hóa đào thải bởi một niềm vui tràn trề qua vòng tay mới mẻ ôm chặt giữa người trẻ và người già!”[213].

  2. Thánh Gioan Phaolô II mời gọi chúng ta chú ý đến chỗ đứng của người già trong gia đình, bởi lẽ có những nền văn hóa, “do hậu quả của sự phát triển kĩ nghệ và đô thị một cách vô trật tự, đã và vẫn còn tiếp tục đẩy người cao niên vào những hoàn cảnh sống bên lề không thể chấp nhận được”[214]. Những người cao niên giúp ta nhận thức “tính liên tục giữa các thế hệ” với “đặc sủng xóa bỏ hố phân cách”[215]. Nhiều lần chính các ông bà đảm bảo việc truyền đạt các giá trị lớn lao cho các con cháu mình và “nhiều người có thể nhận thấy chính ông bà đã khai tâm đời sống đức tin cho mình”[216]. Lời lẽ của các ngài, những sự âu yếm của các ngài hay chỉ với sự hiện diện của các ngài cũng đã giúp các em nhận ra rằng lịch sử không bắt đầu từ nơi chúng, và chúng là những người thừa kế của một cuộc hành trình dài và cần phải tôn trọng hậu cảnh là những gì đến trước chúng ta. Những ai phá vỡ mối liên kết với lịch sử sẽ gặp khó khăn khi muốn dệt nên các tương quan ổn định và cũng khó nhìn nhận rằng họ không phải là những ông chủ của thực tại. Do đó, “sự quan tâm đến người cao niên làm nên nét khác biệt của một nền văn minh. Liệu trong một nền văn minh người ta có quan tâm đến người già không? Có chỗ cho người già không? Nền văn minh này sẽ tiến bộ nếu biết tôn trọng sự khôn ngoan, sự khôn ngoan của những người cao niên”[217].

  3. Thiếu kí ức lịch sử là một khiếm khuyết nghiêm trọng của xã hội chúng ta. Nghĩ rằng “mọi sự đã qua rồi” là một tâm thức thiếu trưởng thành. Biết và có thể nhận định trước những biến cố đã qua là khả năng duy nhất để xây dựng một tương lai có ý nghĩa. Không thể giáo dục mà không có kí ức: “Xin anh em nhớ lại những ngày đầu” (Dt 10,32). Những câu chuyện của các cụ rất tốt cho trẻ em và người trẻ, vì họ đặt chúng trong mối liên hệ với lịch sử đã sống của gia đình hay của thôn làng và đất nước. Một gia đình mà thiếu kính trọng và chăm sóc ông bà, vốn là kí ức sống động của mình, sẽ là một gia đình rời rã; ngược lại, một gia đình mà còn nhắc nhớ (đến quá khứ) là gia đình có tương lai. Bởi thế, “trong một nền văn minh mà không có chỗ cho người cao niên hoặc người cao niên bị loại bỏ vì tạo ra vấn đề, thì xã hội đó đã nhiễm vi khuẩn sự chết”[218], ngay từ lúc “bị nhổ khỏi cội rễ của mình”[219]. Hiện tượng của ngày nay, đó là, người ta cảm thấy mồ côi vì không còn sự kế tục giữa các thế hệ, bị mất gốc và thiếu niềm tin vốn cho ta sức sống, thách thức chúng ta phải làm cho gia đìnhmình trở thành một nơi, trong đó trẻ con có thể bén rễ sâu vào thửa đất của lịch sử cộng thể.

Anh chị em

  1. Theo dòng thời gian, tương quan giữa anh chị em sẽ ngày càng sâu đậm hơn, và “mối liên kết huynh đệ hình thành giữa con cái trong gia đình, nếu được triển nở trong một bầu khí giáo dục mở ra với những người khác, sẽ là trường học lớn dạy sống tự do và hòa bình. Trong gia đình, anh chị em học sống chung với nhau cuộc sống làm người […]. Có lẽ chúng ta không luôn ý thức, nhưng chính gia đình là nơi dẫn dắt tình huynh đệ vào trong thế giới! Từ kinh nghiệm đầu tiên này về tình huynh đệ, được nuôi dưỡng bởi tình thương và giáo dục gia đình, lối sống nghĩa huynh đệ chiếu tỏa như một lời hứa hẹn trên toàn xã hội”[220].

  2. Quãng đời lớn lên giữa anh chị em cho ta một kinh nghiệm tuyệt vời về việc chăm sóc lẫn nhau, qua sự giúp đỡ và được giúp đỡ. Bởi thế, “tình huynh đệ trong gia đình tỏa sáng cách đặc biệt khi chúng ta thấy những sự quan tâm, những ứng xử kiên nhẫn, những tình cảm thương yêu của anh chị vây bọc các em nhỏ yếu đuối nhất, lúc ốm đau hoặc mang khuyết tật”[221]. Phải nhìn nhận rằng “có một anh em trai, một chị em gái thương yêu mình, là một kinh nghiệm mạnh mẽ, vô giá, không gì thay thế được”[222], tuy nhiên, cần phải kiên nhẫn dạy cho con cái đối xử với nhau như anh chị em. Công cuộc đào tạo thực hành như vậy, đôi khi mệt nhọc đấy nhưng thực sự là một trường dạy về tính xã hội. Tại một số nước tồn tại một xu hướng mạnh mẽ đó là mỗi gia đình chỉ có một con, thì kinh nghiệm tình anh em một nhà bắt đầu ít phổ biến. Trong trường hợp không thể có nhiều hơn một đứa con, ta sẽ phải tìm cách bảo đảm đứa trẻ không lớn lên đơn độc hoặc bị cô lập.

Một trái tim lớn

  1. Ngoài tổ ấm nhỏ của đôi vợ chồng và con cái, còn có gia đình mở rộng mà ta không thể bỏ qua. Thật vậy, “tình yêu giữa người nam và người nữ trong hôn nhân, từ đó mở rộng ra hơn, tình yêu thương giữa các thành viên trong cùng một gia đình – giữa cha mẹ và con cái, giữa các anh chị em, giữa bà con họ hàng thân thuộc – nhận được hồn sống và sự nâng đỡ bởi một sức năng động nội tại đưa dẫn gia đình đến một tình hiệp thông mỗi lúc một sâu xa và đậm đà hơn, làm nền tảng và nguyên lí cho cộng đoàn hôn nhân và gia đình”[223]. Trong khung cảnh ấy còn có các bạn hữu và các gia đình thân hữu, và cả những cộng đoàn gia đình hỗ trợ lẫn nhau trong những lúc khó khăn, trong những dấn thân xã hội và trong đức tin.

  2. Gia đình lớn này nên tiếp đón các thiếu nữ lầm lỡ, các trẻ không cha không mẹ, những bà mẹ đơn thân một mình nuôi dạy con cái, những người khuyết tật thiếu thốn tình thương và sự gần gũi đặc biệt, những người trẻ đang chiến đấu để thoát khỏi nghiện ngập, những người độc thân, li dị hoặc góa bụa đang chịu cảnh sống cô độc, những người già yếu và bệnh tật không con cái đỡ nâng, và cũng đón tiếp “thậm chí cả những người bất hạnh nhất bởi lối sống thiếu đạo đức của họ”[224]. Gia đình lớn cũng có thể giúp đỡ bù đắp cho sự yếu kém của các cha mẹ, hoặc khám phá và tố cáo kịp thời những hoàn cảnh khả dĩ xảy ra bạo lực hoặc việc trẻ em bị lạm dụng, qua sự tỏ bày một tình thương lành mạnh và đỡ đần thân ái khi cha mẹ chúng không thể bảo đảm điều đó.

  3. Sau hết, chúng ta không thể quên rằng trong gia đình lớn này còn có cả cha mẹ và tất cả bà con họ hàng của người bạn đời. Một sự tế nhị riêng của tình yêu là tránh nhìn họ như những đối thủ cạnh tranh, như những con người nguy hiểm, như những kẻ xâm lấn. Sự hợp nhất vợ chồng đòi phải tôn trọng những phong tục và tập quán của họ, cố tìm hiểu ngôn ngữ của họ, hạn chế những lời chỉ trích, quan tâm đến họ và một cách nào đó mang họ vào trong trái tim của mình, ngay cả khi ta phải giữ gìn sự độc lập chính đáng và sự riêng tư của hai vợ chồng. Những thái độ ấy cũng là cung cách tinh tế ta bày tỏ sự quảng đại dấn thân đầy yêu thương đối với người bạn đời của mình.

CHƯƠNG VI

MỘT SỐ VIỄN ẢNH MỤC VỤ

 

  1. Các cuộc đối thoại trong suốt thời gian Thượng Hội đồng đã khơi lên nhu cầu cần phát triển những đường hướng mục vụ mới, mà giờ đây tôi sẽ cố gắng tóm lược một cách tổng quát. Chính các cộng đoàn khác nhau sẽ phải khai triển những đề nghị thiết thực và hiệu quả hơn, lưu ý đến cả giáo huấn của Hội thánh cũng như các nhu cầu và thách đố tại địa phương. Ở đây tôi không nhằm giới thiệu một mục vụ gia đình, mà chỉ có ý định giới hạn vào việc thâu thập một vài thách đố mục vụ chính yếu.

Loan báo Tin mừng gia đình ngày nay

  1. Các Nghị phụ Thượng Hội đồng nhấn mạnh rằng các gia đình Kitô hữu, nhờ ân sủng của Bí tích Hôn nhân, là chủ thể chính của mục vụ gia đình, nhất là khi họ cống hiến “chứng tá đầy hoan lạc của đôi vợ chồng và của gia đình, Hội thánh tại gia”[225]. Bởi thế, các ngài nhấn mạnh rằng “điều quan trọng là làm cho người ta cảm nghiệm được Tin mừng gia đình là một niềm vui “đầy ắp tâm hồn và cả cuộc sống của họ”, vì trong Đức Kitô, chúng ta được “giải thoát khỏi tội lỗi, buồn phiền, trống rỗng nội tâm và cô độc” (Evangelii Gaudium, 1). Dưới ánh sáng của dụ ngôn người gieo giống (cf. Mt 13,3-9), nhiệm vụ của chúng ta là hợp tác trong việc gieo trồng: phần còn lại là công trình của Thiên Chúa. Chúng ta cũng không được quên việc Hội thánh rao giảng về gia đình là một dấu hiệu cho sự mâu thuẫn”[226], nhưng các đôi vợ chồng cảm kích các Mục tử vì đã cho họ những lí do để can đảm đặt cược vào một tình yêu mãnh liệt, chắc chắn, vững bền, có khả năng đối phó với tất cả những gì gặp trên đường đời. Hội thánh muốn đến với các gia đình trong sự cảm thông khiêm tốn, và ước muốn của Hội thánh là “đồng hành với mỗi gia đình và mọi gia đình để họ có thể khám phá ra cách tốt nhất để vượt qua những khó khăn mà họ gặp phải trên hành trình của họ”[227]. Không phải chỉ đưa vào các kế hoạch mục vụ lớn lao với mối bận tâm chung chung đối với gia đình là đủ. Để các gia đình có thể mỗi lúc một trở nên là chủ thể tích cực của mục vụ gia đình hơn nữa, đòi hỏi ta phải có “một nỗ lực loan báo Tin mừng và huấn giáo hướng vào trong chính gia đình”[228], theo định hướng này.

  2. “Vì thế, toàn thể Hội thánh cần có một sự hoán cải truyền giáo: không được chỉ dừng lại ở việc loan báo hoàn toàn có tính lí thuyết và xa rời thực tế với những vấn đề của con người”[229]. Mục vụ gia đình “phải làm cho người ta cảm thấy được rằng Tin mừng về gia đình đáp ứng những mong đợi sâu xa nhất của con người: phẩm giá của con người và sự thực hiện viên mãn trong tinh thần tương trợ, hiệp thông và phong nhiêu. Vấn đề không chỉ là giới thiệu các luật lệ, nhưng là đề xuất các giá trị đáp ứng nhu cầu thiết thực của con người ngày nay, ngay cả trong các nước bị tục hóa nhiều nhất[230]. Ngoài ra, các Nghị phụ “cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc loan báo Tin mừng thẳng thắn vạch trần những nhân tố văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế nào (chẳng hạn như vai trò quá lớn người ta gán cho logic thị trường, chẳng hạn) ngăn cản cuộc sống gia đình thật sự, dẫn đến sự phân biệt đối xử, nghèo đói, loại trừ và bạo lực. Vì thế, cần phát triển đối thoại và hợp tác với các tổ chức xã hội, và khuyến khích và hỗ trợ các giáo dân đang nỗ lực dấn thân, với tư cách là Kitô hữu, trong lãnh vực văn hóa và xã hội-chính trị”[231].

  3. “Sự góp phần chính yếu cho mục vụ gia đình là từ nơi giáo xứ, như một gia đình của các gia đình, giáo xứ kết hợp hài hòa các đóng góp của các cộng đoàn nhỏ, các phong trào và các hiệp hội của Hội thánh”[232]. Cùng với một mục vụ chuyên biệt hướng đến các gia đình, chúng ta thấy cũng cần có một “công cuộc đào tạo phù hợp hơn cho các linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ, các giáo lý viên và các tác viên mục vụ khác”[233] . Các phúc đáp cho việc tham khảo ý kiến được gửi đến toàn thế giới nêu lên nhận định rằng các thừa tác viên có chức thánh thường được đào tạo thiếu phù hợp để đối phó với các vấn đề phức tạp hiện nay của gia đình. Theo hướng đó, kinh nghiệm của truyền thống Đông phương lâu đời về việc linh mục kết hôn cũng có thể hữu ích.

  4. Các chủng sinh cần được đào tạo rộng hơn theo liên ngành về mục vụ chuẩn bị hôn nhân và hôn nhân, chứ không chỉ đơn thuần về lí thuyết. Hơn nữa, việc đào tạo không luôn cho phép họ bày tỏ thế giới tâm lí tình cảm của họ. Một số chủng sinh mang trong mình kinh nghiệm của một gia đình bị thương tích, không có cha hoặc mẹ, với tình trạng cảm xúc thiếu ổn định. Cần bảo đảm một chương trình đào tạo giúp các thừa tác viên tương lai trưởng thành có được sự quân bình tâm lí do nhiệm vụ đòi hỏi. Các mối liên hệ trong gia đình là nền tảng để củng cố lòng tự trọng lành mạnh của các chủng sinh. Bởi thế, để giúp họ kiên vững trong thực tế thì việc đồng hành của các gia đình trong suốt quá trình chủng viện và đời linh mục là rất quan trọng. Theo nghĩa đó, nên có sự kết hợp giữa thời gian trong chủng viện với những thời gian khác trong giáo xứ, điều đó giúp họ tiếp xúc nhiều hơn với thực tế cụ thể của các gia đình. Quả thật, suốt cuộc đời mục vụ linh mục gặp gỡ các gia đình nhiều nhất. “Sự hiện diện của giáo dân và gia đình, đặc biệt là sự hiện diện của người nữ trong việc đào tạo linh mục, giúp họ biết quí trọng sự đa dạng và bổ túc của nhiều ơn gọi khác nhau trong Hội thánh”[234].

  5. Các phúc đáp cho việc tham khảo ý kiến cũng bày tỏ cách tha thiết về sự cần thiết phải đào tạo tác viên giáo dân của mục vụ gia đình với sự giúp đỡ của các nhà tâm lí giáo dục, bác sĩ gia đình, bác sĩ cộng đồng, nhân viên xã hội, luật sư cho trẻ em và gia đình, với tinh thần cởi mở đón nhận sự đóng góp của các khoa tâm lí học, xã hội học, tính dục học và cả khoa tham vấn (counseling). Các nhà chuyên môn, đặc biệt là những người có kinh nghiệm đồng hành, giúp thể hiện các hướng dẫn mục vụ trong những hoàn cảnh thực tế và những bận tâm cụ thể của gia đình. “Các chương trình và các khóa đào tạo dành riêng cho các tác tiên mục vụ có thể đào tạo cho họ có khả năng đưa chương trình chuẩn bị hôn nhân hòa nhập vào đời sống năng động rộng lớn hơn của Hội thánh”[235]. Một sự chuẩn bị mục vụ tốt là điều rất quan trọng “ngay cả đối với các tình huống khẩn cấp đặc biệt do bạo hành trong gia đình và lạm dụng tình dục”[236]. Tất cả những điều đó không hề làm suy giảm, mà còn bổ túc thêm giá trị nền tảng của việc linh hướng, của các nguồn mạch thiêng liêng vô giá của Hội thánh và của bí tích Hòa Giải.

Hướng dẫn những người đính hôn

trong hành trình chuẩn bị hôn nhân

  1. Các Nghị phụ Thượng Hội đồng đã khẳng định bằng nhiều cách khác nhau rằng cần giúp các bạn trẻ khám phá giá trị và sự phong phú của hôn nhân[237]. Họ phải nhận ra được sự hấp dẫn của một kết hợp trọn vẹn, một kết hợp nâng cao và kiện toàn chiều kích xã hội của cuộc sống, mang lại cho tính dục ý nghĩa cao trọng nhất của nó, và đồng thời cổ võ thiện ích của con cái và tạo cho chúng hoàn cảnh tốt nhất để được trưởng thành và giáo dục.

  2. “Thực tại xã hội phức tạp và những thách đố mà ngày nay các gia đình đang phải đối diện đòi hỏi toàn thể cộng đoàn Kitô hữu dấn thân hơn nữa trong việc chuẩn bị cho các đôi bạn sắp kết hôn. Cần nhớ tầm quan trọng của các nhân đức. Trong số đó đức khiết tịnh là điều kiện quí báu cho sự tăng trưởng đích thật của tình yêu liên vị. Về sự cần thiết này, các Nghị phụ Thượng Hội đồng đã đồng ý nhấn mạnh đến đòi hỏi phải có sự tham gia nhiều hơn của cả cộng đoàn, đặc biệt là đời sống chứng tá của chính các gia đình, cũng như có một nền tảng chuẩn bị hôn nhân trong hành trình khai tâm Kitô giáo, bằng việc nhấn mạnh đến mối quan hệ hôn nhân với Bí tích Rửa tội và các bí tích khác. Đồng thời cũng rõ ràng là cần phải có các chương trình đặc biệt để chuẩn bị gần cho việc kết hôn, đây thật là một kinh nghiệm thật sự tham dự vào đời sống của Hội thánh và để đôi bạn có cơ hội đào sâu hơn những khía cạnh khác nhau của đời sống gia đình”[238].

  3. Tôi mời gọi các cộng đoàn Kitô hữu hãy nhận biết rằng việc đồng hành với những người đính hôn trong hành trình tình yêu của họ là một việc thiện ích cho chính họ. Như các Giám mục Ý đã nói rất đúng rằng những người kết hôn, đối với cộng đoàn Kitô hữu, là “một nguồn tài nguyên quí giá vì, trong khi chân thành dấn thân lớn lên trong tình yêu và tự hiến cho nhau, họ có thể góp phần đổi mới chính tấm áo dệt nên toàn bộ thân thể Hội thánh: một hình thức đặc biệt của tình bạn mà họ đang sống có thể trở thành mẫu dễ làm lan tỏa, và làm tăng trưởng tình thân hữu và huynh đệ trong cộng đoàn Kitô hữu mà họ thuộc về”[239]. Có nhiều cách thức hợp pháp để tổ chức việc chuẩn bị gần cho hôn nhân, và mỗi Hội thánh địa phương sẽ phân định thế nào là cách tốt nhất, nhờ bảo đảm một sự huấn luyện phù hợp đồng thời không làm cho các bạn trẻ xa rời bí tích. Không cần phải truyền đạt cho họ toàn bộ Giáo lí, cũng không đưa ra cho họ quá nhiều chủ đề. Thật vậy, cả trong trường hợp này, quả đúng là “không phải biết nhiều mà làm no thỏa linh hồn, nhưng là cảm và nếm thực tại trong tâm hồn”[240]. Cần quan tâm đến chất lượng hơn là số lượng, và phải dành ưu tiên – cùng với việc loan báo Tin mừng kerygma cách mới mẻ – cho nội dung, nếu được truyền đạt cách hấp dẫn và sâu sắc, sẽ giúp họ dấn thân vào hành trình trọn cuộc đời “với cả trái tim và lòng quảng đại”[241]. Điều quan trọng là “con đường khai tâm” vào Bí tích Hôn nhân khả dĩ cung cấp cho họ những yếu tố cần thiết để có thể lãnh nhận bí tích ấy với những điều kiện tốt nhất và khởi đầu cuộc sống gia đình một cách vững chắc.

  4. Hơn nữa, cũng nên tìm ra những phương thế, thông qua các gia đình truyền giáo, các gia đình của chính những người đính hôn và các nguồn lực mục vụ khác, để thực hiện một sự chuẩn bị từ xa, khả dĩ giúp cho tình yêu của họ trưởng thành bằng một sự đồng hành gần gũi và chứng từ phong phú. Thường thì rất hữu ích nếu qui tụ được các nhóm bạn đang thời kì đính hôn và đề nghị các buổi nói chuyện chuyên đề dựa trên một vài chủ đề khác nhau mà người trẻ thực sự quan tâm. Tuy nhiên, không thể thiếu một vài thời điểm riêng tư, với mục đích chính yếu là để giúp mỗi người học cách yêu thương con người cụ thể này, con người mà người đó muốn chia sẻ cả cuộc đời. Học yêu thương một ai đó không phải là một cái gì bất ngờ, cũng không thể là mục tiêu của một khóa học ngắn hạn trước khi cử hành hôn phối. Thực ra, mỗi người đều chuẩn bị cho cuộc hôn nhân ngay từ lúc sinh ra. Tất cả những gì nhận được từ gia đình cho phép người ta học được cái gì đó từ chính lịch sử của mình và làm cho họ có khả năng cam kết trọn vẹn và dứt khoát. Có lẽ những người được chuẩn bị kết hôn tốt nhất là những người đã học được từ chính cha mẹ mình thế nào là một hôn nhân Kitô giáo, trong đó cả hai người chọn nhau vô điều kiện và tiếp tục làm mới lại quyết định đó mỗi ngày. Theo hướng đó, tất cả các hoạt động mục vụ nhằm giúp các đôi vợ chồng lớn lên trong tình yêu thương và sống Tin mừng trong gia đình, đều là sự giúp đỡ vô giá để con cái họ tự chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân tương lai của mình. Cũng đừng quên những đóng góp quý giá của mục vụ đại chúng. Để lấy một ví dụ đơn giản, tôi nhớ đến ngày lễ thánh Valentinô, mà trong một số nước ngày lễ này được giới kinh doanh khai thác tốt hơn là sự sáng tạo của các mục tử.

  5. Việc chuẩn bị cho những người đã chính thức đính hôn, khi cộng đoàn giáo xứ có thể đồng hành với họ từ trước, cũng cần giúp họ nhận biết những vấn đề và những rủi ro có thể có. Bằng cách đó, người ta có thể nhận ra là sẽ không khôn ngoan nếu cứ tiếp tục đầu tư vào mối quan hệ đó, tránh không để mình rơi vào một thất bại có thể thấy trước với những hậu quả rất đau lòng. Vấn đề là trong cái rực rỡ của tình yêu thuở ban đầu người ta hay tìm cách che giấu hoặc tương đối hóa rất nhiều chuyện, tránh né không để xảy ra những bất đồng, và như thế chỉ là cố xua đẩy ra phía trước những khó khăn thôi. Các đôi bạn đính hôn cần được khuyến khích và giúp đỡ để có thể bày tỏ những gì mỗi người mong đợi nơi cuộc hôn nhân sắp tới, hiểu thế nào về tình yêu và sự cam kết, mong muốn gì ở nhau, muốn cùng nhau xây dựng một lối sống chung như thế nào. Những cuộc thảo luận như thế có thể giúp họ thấy trong thực tế họ có rất ít các điểm chung, và thấy rằng sự hấp dẫn nhau thôi sẽ không đủ để kết hợp với nhau. Không có gì bấp bênh, mong manh và bất ngờ cho bằng sự ham muốn, và chúng ta không bao giờ nên khuyến khích một quyết định kết hôn nếu họ không tìm thấy những lí do sâu xa khác khả dĩ bảo đảm giao ước ấy là thật sự và bền vững.

  6. Trong bất kì trường hợp nào, nếu người này nhận ra rõ ràng các điểm yếu của người kia, thì người ấy cần tin tưởng cách thực tế vào khả năng có thể giúp người kia phát triển điểm tốt nhất của bản thân họ để cân bằng với đối trọng là những khuyết điểm của họ, với mục đích kiên quyết là thăng tiến con người. Điều đó hàm ý chấp nhận với cả quyết tâm khả năng phải đương đầu trước một vài hi sinh từ bỏ, những lúc gian nan và tình huống xung đột, và quyết tâm vững vàng sẵn sàng cho việc này. Phải nhận ra được các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ có thể có về mối quan hệ, để trước khi kết hôn họ tìm thấy phương thế giúp đối mặt với chúng cách thành công. Thật đáng tiếc, nhiều người đến ngày thành hôn mà vẫn chưa biết nhau. Họ chỉ vui chơi với nhau, đã có những kinh nghiệm với nhau, nhưng chưa đối đầu trước thách đố thể hiện chính mình và học biết người kia thực sự là ai.

  7. Việc chuẩn bị gần cũng như việc đồng hành lâu dài phải làm sao cho đôi bạn không xem việc cưới nhau xong là chấm dứt cuộc hành trình, nhưng xem hôn nhân như một ơn gọi đưa họ tiến về phía trước, với một quyết tâm chắc chắn và thực tế cùng nhau vượt qua mọi thử thách và khó khăn. Mục vụ tiền hôn nhân và mục vụ hôn nhân trước hết phải là một mục vụ của hôn ước, mang lại các yếu tố giúp cho tình yêu đôi bạn trưởng thành và vượt qua những lúc gian nan. Việc đó không chỉ là truyền cho họ những xác tín về đạo lí, cũng không thể giản lược vào các nguồn linh đạo quí giá mà Hội thánh luôn cống hiến, nhưng còn phải có những chương trình thực tế, những lời khuyên được đem ra áp dụng, các chiến lược rút ra từ kinh nghiệm, hướng dẫn tâm lí. Tất cả những điều này làm nên một đường lối sư phạm của tình yêu không thể bỏ qua sự nhạy cảm hiện nay của người trẻ, để có thể động viên họ từ bên trong. Đồng thời, trong khi chuẩn bị cho những người đính hôn, chúng ta cần chỉ cho họ những nơi chốn và con người, những nhà tham vấn hoặc những gia đình sẵn sàng giúp đỡ, để họ có thể chạy đến tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp khó khăn. Nhưng cũng không bao giờ được quên đề nghị họ đến với bí tích Hòa Giải, giúp họ đem những tội lỗi và những sai lầm trong quá khứ và trong chính mối quan hệ của họ, đặt dưới tác động của lòng thương xót tha thứ của Thiên Chúa và của quyền năng chữa lành của bí tích.

Việc chuẩn bị cử hành hôn lễ

  1. Về việc chuẩn bị gần cho hôn nhân người ta có xu hướng tập trung vào những thiệp mời, trang phục, lễ lạc và vô số những chi tiết vốn hao tốn biết bao về ngân sách cũng như sức lực và niềm vui. Các đôi bạn hầu như đều bị rã rời và kiệt sức trong ngày hôn lễ, thay vì dành nguồn sinh lực tốt nhất để chuẩn bị cho mình như là cặp uyên ương cùng sánh bước vào một cuộc hành trình lớn. Não trạng này cũng được gặp nơi một số đôi bạn sống chung mà không bao giờ đi đến hôn nhân, vì nghĩ rằng tổ chức một lễ cưới tốn kém quá nhiều, thay vì họ dành ưu tiên tình yêu cho nhau và hợp thức hóa tình yêu ấy trước những người khác. Các bạn đính hôn thân mến, các con hãy can đảm (làm) khác với người ta, đừng để mình bị xã hội tiêu thụ vốn thích sự hào nhoáng bên ngoài nuốt chửng các con. Điều quan trọng là tình yêu gắn kết các con nên một, được củng cố và thánh hóa nhờ ân sủng. Các con có thể chọn việc tổ chức hôn lễ một cách đơn sơ và giản dị, đặt tình yêu lên trên tất cả. Các tác viên mục vụ và cả cộng đoàn có thể trợ giúp để sự ưu tiên này trở thành qui chuẩn chứ không phải là biệt lệ.

  2. Trong việc chuẩn bị ngay trước lễ cưới, điều quan trọng là khai sáng giúp cho đôi bạn hiểu rõ ý nghĩa của từng cử chỉ để họ có thể sống việc cử hành phụng vụ cách sâu xa nhất. Chúng ta nên nhớ rằng, trong trường hợp của hai người đã được rửa tội, sự cam kết trọng đại như việc bày tỏ lời ưng thuận kết hôn, và sự kết hợp thân xác của hai người làm hôn nhân nên hoàn hợp chỉ có thể được giải thích như là những dấu chỉ tình yêu của Con Thiên Chúa làm người kết hợp với Hội thánh trong giao ước tình yêu. Nơi những người đã được rửa tội, lời nói và cử chỉ được chuyển thành một ngôn ngữ diễn tả đức tin. Thân xác, với những ý nghĩa mà Thiên Chúa muốn đưa vào đó trong khi tạo dựng, “được biến đổi thành ngôn ngữ của các thừa tác viên bí tích, họ ý thức rằng trong giao ước hôn nhân mầu nhiệm được biểu lộ và thực hiện”[242].

  3. Đôi khi những người đính hôn không nhận thức được tầm quan trọng về mặt thần học và linh đạo của những lời ưng thuận, những lời vốn làm sáng tỏ ý nghĩa của mọi hành động tiếp theo sau. Cần phải nói rõ rằng những lời ấy không thể chỉ giản lược trong hiện tại; chúng hàm chứa toàn thể gồm cả tương lai: “cho đến khi cái chết chia lìa các con”. Ý nghĩa của sự ưng thuận cho thấy rằng “tự do và trung thành chẳng những không đối nghịch, mà còn hỗ trợ lẫn nhau, ngay cả trong tương quan liên vị cũng như trong những tương quan xã hội. Thật vậy, trong nền văn minh của truyền thông toàn cầu, chúng ta hãy nghĩ đến những thiệt hại gây ra bởi sự lạm phát của lời hứa hưa hoàn thành […]. Tôn trọng lời nói, trung thành với lời hứa, là điều người ta không thể mua hay bán. Chúng không thể bị áp đặt bằng vũ lực, nhưng cũng không thể giữ được lời mà không có hi sinh”[243].

  4. Các Giám mục Kenya đã nhận xét rằng “nhiều đôi vợ chồng tương lai vì quá tập trung vào ngày cưới mà quên đi họ đang phải chuẩn bị cho một sự dấn thân kéo dài suốt cả cuộc đời”[244]. Cần giúp cho họ hiểu rằng bí tích không chỉ là một khoảnh khắc để rồi sau đó lùi vào quá khứ và thành những kỉ niệm, bởi vì bí tích còn ảnh hưởng thường xuyên trên toàn bộ cuộc sống hôn nhân[245]. Ý nghĩa truyền sinh của tính dục, ngôn ngữ của thân xác và những cử chỉ của tình yêu bày tỏ trong lịch sử của một đôi vợ chồng, trở thành một “tiếp nối không gián đoạn của ngôn ngữ phụng vụ” và “theo một nghĩa nào đó, đời sống vợ chồng trở thành phụng vụ”[246].

  5. 216. Đôi bạn cũng có thể suy niệm các bài đọc Thánh Kinh, và làm phong phú thêm hiểu biết về ý nghĩa của những chiếc nhẫn cưới mà hai người trao cho nhau, cũng như những dấu chỉ khác trong nghi thức. Nhưng thật không tốt nếu đôi bạn đến với lễ cưới mà chưa cùng cầu nguyện với nhau, và cho nhau, cầu xin Chúa giúp để mình được sống trung thành và quảng đại, cùng nhau xin Chúa cho biết Ngài chờ đợi gì nơi mình, và dâng hiến tình yêu của mình cho Đức Trinh Nữ Maria. Những ai đồng hành với đôi bạn trong khi chuẩn bị hôn nhân nên hướng dẫn để họ biết sống những giờ phút cầu nguyện này vì là điều rất tốt cho họ. “Phụng vụ lễ cưới là một sự kiện độc đáo, là nghi lễ được sống vừa trong bối cảnh gia đình vừa xã hội. Một trong những dấu lạ đầu tiên mà Chúa Giêsu đã làm tại tiệc cưới Cana: rượu ngon của phép lạ của Chúa, làm cho một gia đình mới khai sinh thêm niềm vui, là rượu mới của Giao ước của Đức Kitô với con người, nam và nữ, của mọi thời đại. […] Trong dịp này vị chủ tế thường có cơ hội ngỏ lời với một cộng đoàn gồm cả những người vốn ít tham dự vào đời sống Hội thánh, hoặc những người thuộc một giáo hội Kitô hoặc một cộng đoàn tôn giáo khác. Đây là một cơ hội quí giá để loan báo Tin mừng của Đức Kitô”[247].

Đồng hành trong những năm đầu đời hôn nhân

  1. Chúng ta phải nhìn nhận có một giá trị lớn lao mà người ta vẫn hiểu hôn nhân vốn là một vấn đề của tình yêu, và người ta chỉ có thể kết hôn với người mình tự do lựa chọn và yêu thương. Thế nhưng, khi tình yêu chỉ hệ tại ở nét hấp dẫn thể lí hay một tình cảm mơ hồ, thì cũng có nghĩa là vợ chồng sẽ phải chịu một cảnh ngộ hết sức mong manh khi tình cảm ấy rơi vào khủng hoảng hoặc khi nét hấp dẫn thể lí tàn tạ đi. Vì những nhầm lẫn này thường xảy ra, nên việc đồng hành với các đôi vợ chồng trong những năm đầu tiên của cuộc sống hôn nhân lại càng cần thiết, để làm cho quyết định có ý thức và tự do thuộc về nhau và yêu nhau cho đến cùng được phong phú và sâu sắc hơn. Nhiều khi thời gian đính hôn không đủ dài, quyết định cưới nhau vội vàng vì nhiều lí do, trong khi có điều đáng ngại hơn nữa, là tình trạng những người trẻ chậm trưởng thành. Vì thế, các đôi bạn mới cưới có bổn phận phải bổ túc tiến trình đáng lẽ đã phải thực hiện trong thời kì đính hôn.

  2. Đàng khác, tôi muốn nhấn mạnh rằng một trong những thách đố của mục vụ gia đình là giúp các đôi bạn khám phá ra rằng hôn nhân không thể được hiểu như là một điều gì đó đã xong rồi. Sự kết hợp đã là hiện thực và không thể rút lại, được Bí tích Hôn nhân xác nhận và thánh hiến. Nhưng trong khi sống kết hợp với nhau, đôi bạn trở thành những chủ thể, những chủ nhân của chính lịch sử đời mình và là người sáng tạo một dự án đòi hỏi phải cùng nhau tiến hành. Cùng nhìn về tương lai, một tương lai mà đôi bạn cần phải xây dựng từng ngày nhờ ân sủng của Thiên Chúa, và chính vì thế đừng ai có tham vọng người phối ngẫu phải hoàn hảo. Cần gạt sang một bên những ảo tưởng và chấp nhận người kia như con người thực của người ấy: còn chưa kiện toàn, đang trong hành trình được mời gọi để lớn lên. Khi nhìn về người bạn đời với ánh mắt thường xuyên chỉ trích, điều đó có nghĩa là bạn còn chưa đảm nhận cuộc hôn nhân của mình như một dự án phải cùng nhau xây dựng, với lòng kiên nhẫn, cảm thông, khoan dung và quảng đại. Điều này có nghĩa là tình yêu đang dần bị thay thế bởi một cái nhìn tra vấn và gay gắt, bởi sự kiểm soát công lao và quyền hạn của mỗi người, bởi những phản kháng, những tranh chấp và tự vệ. Như thế, họ không còn khả năng nâng đỡ nhau để cả hai cùng trưởng thành và lớn lên trong sự hiệp nhất. Cần phải trình bày điều này cho các đôi vợ chồng mới cưới cách rõ ràng thực tế ngay từ đầu, để họ có thể ý thức được thực tại mà họ đang khởi đầu. Lời ưng thuận mà họ trao cho nhau là khởi đầu một cuộc hành trình, với mục đích là để họ có thể vượt qua được những rủi ro có thể có do hoàn cảnh hoặc những trở ngại mà họ gặp phải. Lời chúc lành họ lãnh nhận là một ân sủng và một lực đẩy cho hành trình này luôn được mở ra. Thường thì hành trình này giúp họ ngồi lại thảo luận với nhau để phác họa kế hoạch cụ thể về các mục tiêu, các phương tiện của mình trong cả các chi tiết.

  3. Tôi nhớ một điệp khúc nói rằng nước ao tù thì hư thối. Đó là những gì xảy ra khi cuộc sống tình yêu trong những năm đầu hôn nhân bị trì trệ, không còn phấn khích, không còn những ưu tư lành mạnh thúc đẩy tiến về phía trước. Các đôi bạn không được dừng lại vũ điệu mình đang bước hướng về phía trước bằng tình yêu trẻ trung ấy, vũ điệu với đôi mắt bỡ ngỡ ngập tràn hi vọng. Trong thời kì đính hôn và trong những năm đầu của hôn nhân, niềm hi vọng vốn là chất men xúc tác giúp cho đôi bạn nhìn xa hơn những mâu thuẫn, những xung đột, những bất tất, niềm hi vọng luôn làm cho người ta thấy xa hơn. Và đây là điều làm chuyển động mọi kì vọng của đôi bạn để duy trì trong cuộc hành trình tăng trưởng. Chính niềm hi vọng mời gọi chúng ta sống trọn vẹn giây phút hiện tại, đặt trái tim mình vào cuộc sống gia đình, bởi vì cách tốt nhất để chuẩn bị và củng cố tương lai là sống tốt giây phút hiện tại.

  4. Hành trình này đi qua nhiều giai đoạn mời gọi đôi bạn quảng đại hiến thân: từ cuộc gặp gỡ ban đầu đầy cảm xúc với những nét hấp dẫn, đến nhu cầu cảm thấy người kia như một phần của đời mình. Từ đó, đôi bạn đi đến cảm nghiệm hoan hỉ mình thuộc về nhau, để rồi nhận ra toàn thể cuộc sống là một dự phóng chung của cả hai người, đạt đến khả năng đặt hạnh phúc của người kia lên trên nhu cầu của mình, và vui mừng nhận thấy cuộc hôn nhân của mình là một thiện ích đối với xã hội. Tình yêu trưởng thành cũng bao hàm cả việc học biết “thương lượng”. Đây không phải là một thái độ tìm tư lợi hay trò chơi có tính thương mại, nhưng xét cho cùng đó là một thực hành tình yêu thương dành cho nhau, bởi lẽ việc thương lượng này là một sự đan kết giữa cống hiến và từ bỏ vì ích lợi của gia đình. Trong mỗi giai đoạn mới của cuộc sống hôn nhân, đôi bạn cần phải ngồi xuống và thương thảo lại các điều đã thỏa thuận, làm sao để đừng có người thắng kẻ thua, nhưng là cả hai cùng thắng. Trong gia đình các quyết định không được thực hiện cách đơn phương, vì cả hai cùng chia sẻ trách nhiệm đối với gia đình, tuy nhiên mỗi nhà là một nét độc đáo riêng và mỗi cuộc hôn nhân đều có cách sắp xếp tốt nhất khác nhau.

  5. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của hôn nhân là vì có những kì vọng quá cao về đời sống vợ chồng. Khi khám phá ra thì thấy thực tế quả là giới hạn và rắc rối hơn những gì mình mơ ước, vậy thì giải pháp là đừng nghĩ cách vội vàng và vô trách nhiệm về sự chia tay, nhưng hãy đảm nhận hôn nhân như một tiến trình trưởng thành dần, trong đó mỗi người phối ngẫu là phương tiện Thiên Chúa dùng để giúp người kia lớn lên. Mỗi người có thể thay đổi, lớn lên, phát triển các tố chất tiềm tàng mà mỗi người mang trong mình. Mỗi cuộc hôn nhân là một “lịch sử cứu độ”, và điều đó giả thiết rằng chúng ta khởi đầu từ một tình trạng mong manh, nhờ ơn Chúa và nhờ sự đáp trả sáng tạo và quảng đại từ phía chúng ta, hôn nhân sẽ dần dần trở nên một thực tại ngày càng bền vững và quí giá hơn. Phải chăng sứ mạng lớn nhất của hai người, một nam một nữ, trong tình yêu là: giúp nhau trở thành người đàn ông hay người phụ nữ đích thực hơn. Làm cho lớn lên là giúp người kia định hình trong bản sắc riêng của họ. Bởi thế, tình yêu là sản phẩm của một tay nghề tinh xảo. Khi đọc đoạn Thánh Kinh nói về việc tạo dựng người nam và người nữ, người ta nhận thấy trước hết Thiên Chúa dựng nên người đàn ông (cf. St 2,7), rồi thấy thiếu một cái gì đó rất thiết yếu và Ngài đã tạo nên người đàn bà, bấy giờ Ngài thấy người đàn ông thảng thốt: “Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi!”. Và sau đó dường như người ta nghe thấy cuộc đối thoại kì diệu giữa hai người trong đó người đàn ông và người phụ nữ bắt đầu khám phá lẫn nhau. Thực ra, ngay cả trong những thời điểm khó khăn người kia có thể lại làm ta ngạc nhiên và các cánh cửa mới được mở ra để họ lại tìm thấy nhau, như lần đầu tiên gặp gỡ; và trong mỗi giai đoạn mới họ quay về để “định hình” lại cho nhau. Tình yêu có nghĩa gì khác đâu nếu không phải là người này chờ đợi người kia với chính sự nhẫn nại của người thợ thủ công thừa hưởng từ Thiên Chúa.

  6. Việc đồng hành với các đôi vợ chồng phải khuyến khích họ quảng đại thông truyền sự sống. «Phù hợp với tính cách cá vị và hoàn toàn nhân bản của tình yêu vợ chồng, con đường đúng đắn của việc kế hoạch hóa gia đình là đối thoại thuận tình giữa vợ chồng, tôn trọng các nhịp thời gian và coi trọng nhân phẩm của người bạn đời. Theo nghĩa đó, Thông điệp Humanae Vitae (cf. 10-14) và Tông huấn Familiaris Consortio (cf. 14; 28-35) cần phải được khám phá lại để đánh thức người ta sẵn sàng sinh sản chống lại não trạng ngày nay vốn thường thù địch với sự sống […]. Sự chọn lựa làm cha làm mẹ có trách nhiệm giả thiết người ta phải được huấn luyện lương tâm, vốn là “tâm điểm sâu kín nhất và là cung thánh của con người, nơi đây con người chỉ hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Ngài vang dội trong thâm tâm họ” (GS, 16). Vợ chồng càng cố gắng lắng nghe Thiên Chúa và các lệnh truyền của Ngài trong lương tâm (cf. Rm 2,15), và để mình được hướng dẫn thiêng liêng, thì quyết định của họ càng tự do thâm sâu hơn, không bị chi phối bởi tính tùy tiện chủ quan và không bị lôi kéo bởi lối sống của môi trường xung quanh”[248]. Những gì Công Đồng Vatican II xác định vẫn còn giá trị: «vợ chồng […], đồng tâm hiệp lực với nhau, họ sẽ tạo được cho mình một phán đoán ngay thẳng: biết xét đến lợi ích riêng của họ cũng như của con cái đã sinh hay tiên liệu sẽ có, nhận định về các hoàn cảnh vật chất hay tinh thần của thời đại và bậc sống, sau hết biết nghĩ đến lợi ích của gia đình, của xã hội trần gian và của chính Giáo Hội. Sự phán đoán ấy, sau cùng chính đôi vợ chồng phải chọn lựa lấy trước mặt Thiên Chúa»[249]. Đàng khác, «việc sử dụng các phương pháp dựa trên “chu kì tự nhiên của sự thụ thai” (HV 11) cần phải được khuyến khích. Người ta nhấn mạnh rằng “những phương pháp này tôn trọng thân xác của người phối ngẫu, khích lệ sự dịu dàng âu yếm giữa họ, và cổ võ việc giáo dục sự tự do đích thực” (Sách Giáo Lí của Hội thánh Công Giáo, 2370). Cần phải luôn nhấn mạnh rằng con cái là một quà tặng tuyệt vời của Thiên Chúa, một niềm vui cho cha mẹ và cho Hội thánh. Qua chúng Chúa đổi mới thế giới này»[250].

Một số nguồn lực

  1. Các Nghị phụ Thượng Hội đồng đã cho thấy “những năm đầu tiên của hôn nhân là một thời kì rất quan trọng và tế nhị, trong đó các đôi vợ chồng ngày càng ý thức hơn về những thách đố và ý nghĩa của hôn nhân. Bởi thế cần phải có một sự đồng hành mục vụ tiếp theo sau khi cử hành bí tích (cf. Familiaris Consortio, Phần III). Trong việc mục vụ này sự có mặt của các đôi vợ chồng có kinh nghiệm rất quan trọng. Giáo xứ được xem là nơi mà các cặp vợ chồng có kinh nghiệm như thế sẵn sàng phục vụ để có thể giúp cho những đôi vợ chồng trẻ, có thể cùng với sự hợp tác của các hiệp hội, các phong trào thuộc Hội thánh và các cộng đoàn mới. Cần khích lệ các đôi vợ chồng trẻ có một thái độ cơ bản sẵn sàng tiếp nhận quà tặng tuyệt vời là con cái. Cần lưu ý đến tầm quan trọng của linh đạo gia đình, việc cầu nguyện và tham dự Thánh lễ Chúa nhật, khuyến khích các đôi vợ chồng nên gặp gỡ đều đặn để thúc đẩy phát triển đời sống thiêng liêng và liên đới với nhau trong những đòi hỏi cụ thể của đời sống. Phụng vụ, thực hành việc đạo đức và thánh lễ được cử hành cho các gia đình, đặc biệt là vào dịp kỉ niệm hôn nhân, đã được đề cập như là những điều rất quan trọng để thúc đẩy việc loan báo Tin mừng qua gia đình”[251].

  1. Hành trình này là vấn đề của thời gian. Tình yêu cần thời gian sẵn sàng dành cho nhau cách vô cầu, mọi cái khác chỉ là phụ thuộc. Cần thời gian để trò chuyện, để ôm hôn nhau không vội vã, để chia sẻ các kế hoạch, để lắng nghe nhau, để nhìn vào mắt nhau, để trân trọng nhau, để thắt chặt hơn nữa mối tương quan. Đôi khi nhịp sống cuồng nhiệt của xã hội, hoặc những lúc bận rộn gây áp lực sẽ tạo ra các vấn đề. Đôi khi, thời gian đôi bạn sống bên nhau không có chất lượng cũng là vấn đề. Đôi bạn chỉ chia sẻ một không gian vật lí, mà chẳng chú ý gì đến nhau. Các tác viên mục vụ và các nhóm gia đình cần giúp các đôi vợ chồng trẻ hoặc non yếu học biết tận dụng những giây phút ấy để gặp gỡ nhau, để dừng lại đối diện với nhau, và chia sẻ cả những khoảnh khắc thinh lặng buộc họ trải nghiệm sự hiện diện của người phối ngẫu.

  2. Các cặp vợ chồng đã có một kinh nghiệm “học nghề” tốt theo nghĩa này có thể chia sẻ các phương thế thiết thực mà họ thấy là hữu ích đối với họ như: lên kế hoạch về thời gian dành để ở bên nhau cách vô cầu, thời gian giải trí với con cái, những cách thức khác nhau để mừng các sự kiện quan trọng, những không gian tâm linh chung. Nhưng họ cũng có thể dạy những nghệ thuật giúp đưa vào các khoảnh khắc ấy nội dung và ý nghĩa, để học cách thông giao tốt hơn. Việc làm này hết sức quan trọng khi những gì mới lạ của thời đính hôn đã lịm tắt. Bởi vì khi người ta không biết làm gì với thời gian dành cho nhau đó, thì rốt cuộc người này hoặc người kia sẽ tự lánh mình vào trong các thứ thiết bị kĩ thuật, hoặc sẽ bày ra những công việc khác để làm, sẽ tìm kiếm những vòng tay khác hoặc trốn tránh một sự thân mật không còn mấy thoải mái.

  3. Các đôi vợ chồng trẻ cũng được khích lệ tạo ra những tập quán riêng, để có được một cảm giác ổn định và an toàn, được xây dựng qua một loạt các nghi tiết chung hằng ngày. Điều tốt đẹp ấy có thể luôn là một nụ hôn trao cho nhau mỗi buổi sáng, chúc lành cho nhau mỗi buổi tối, trông chờ và đón đợi khi người kia đi về, thỉnh thoảng cùng nhau đi ra ngoài, chia sẻ với nhau những công việc gia đình. Nhưng đồng thời, cũng hữu ích khi phá đi sự đơn điệu của thói quen bằng tổ chức một cuộc lễ, cũng đừng làm mất đi khả năng tổ chức những dịp đặc biệt của gia đình, để vui vẻ và ăn mừng những kinh nghiệm tuyệt vời. Họ cần những khoảnh khắc ấy để cùng biết ngỡ ngàng trước những ơn huệ kì diệu của Thiên Chúa và cùng nhau nuôi dưỡng lòng nhiệt thành vì sự sống. Khi người ta biết ăn mừng, là người ta có khả năng này làm mới lại năng lượng của tình yêu, giải phóng người ta khỏi sự đơn điệu nhàm chán và làm cho những những thói quen thường nhật đượm đầy màu sắc và hi vọng.

  4. Chúng ta, những mục tử phải khuyến khích các gia đình lớn lên trong đức tin. Vì thế, tốt nhất là khuyên họ thường xuyên xưng tội, thực hành linh hướng, thỉnh thoảng tham dự các kì tĩnh tâm. Nhưng đừng quên mời gọi gia đình dành thời gian hàng tuần cùng cầu nguyện, bởi vì “gia đình hiệp nhau cầu nguyện thì hiệp nhất bên nhau”. Cũng vậy, khi ta đi thăm các gia đình, nên mời mọi thành viên trong gia đình qui tụ lại và cầu nguyện cho nhau trong chốc lát và phó dâng gia đình trong tay Chúa. Đồng thời, cũng nên khích lệ người chồng người vợ tìm thời giờ cầu nguyện một mình với Thiên Chúa, vì mỗi người có những thập giá riêng phải vác. Tại sao ta không nói với Chúa về những lo lắng của mình, hoặc kêu xin Ngài ban sức mạnh để chữa lành các vết thương và xin Ngài soi sáng đỡ nâng cho công việc làm của mình? Các Nghị phụ Thượng Hội đồng cũng nhấn mạnh rằng “Lời Chúa là nguồn mạch sự sống và linh đạo cho gia đình. Mọi mục vụ gia đình phải được định hình từ bên trong và huấn luyện các thành viên của Hội thánh tại gia bằng việc đọc Thánh Kinh và cầu nguyện theo hướng dẫn của Hội thánh. Lời Chúa không chỉ là Tin mừng cho đời sống riêng tư của một cá nhân, mà còn là tiêu chuẩn đánh giá và là ánh sáng giúp phân định những thách đố khác nhau mà các đôi vợ chồng và gia đình gặp phải”[252].

  5. Có thể là một trong hai người phối ngẫu chưa rửa tội, hoặc không muốn sống những cam kết của đức tin. Trong trường hợp đó, ước nguyện của người kia muốn sống và triển nở trong đời sống Kitô hữu gặp phải sự thờ ơ của vợ hoặc chồng, có khi cũng đau đớn. Tuy nhiên, có thể tìm ra một vài giá trị chung để chia sẻ và nhiệt thành vun đắp. Dù sao, yêu người phối ngẫu không phải là tín hữu, làm cho người ấy được hạnh phúc, xoa dịu những nỗi đau và chia sẻ cuộc sống với người ấy, đó quả thực là một con đường nên thánh. Đàng khác, tình yêu là một quà tặng của Thiên Chúa, và ở đâu tình yêu lan tỏa ở đó người ta sẽ cảm thấy có sức mạnh biến đổi, bằng những cách đôi khi hết sức nhiệm mầu, thậm chí đến mức “một người chồng ngoại đạo được thánh hóa nhờ vợ, và một người vợ ngoại đạo được thánh hóa nhờ chồng” (1 Cr 7,14).

  6. Các giáo xứ, các phong trào, trường học và các tổ chức khác của Hội thánh có thể có nhiều cách trợ giúp khác nhau để chăm sóc và phục hồi các gia đình. Chẳng hạn như: các cuộc họp mặt của các đôi vợ chồng sống gần nhau hay là bạn bè chung với nhau, những cuộc tĩnh tâm ngắn cho các vợ chồng, thuyết trình chuyên đề về những vấn đề rất cụ thể của đời sống gia đình, trung tâm tham vấn hôn nhân, các tác viên truyền giáo được chuẩn bị để nói chuyện với các đôi bạn về những khó khăn và nguyện vọng của họ, tham vấn cho những hoàn cảnh gia đình khác nhau (như nghiện ngập, ngoại tình, bạo hành trong gia đình), các chương trình phát triển đời sống thiêng liêng, lớp tập huấn cho cha mẹ có con cái có vấn đề, các cuộc hội ngộ gia đình. Các văn phòng giáo xứ là nơi cần có khả năng đón tiếp trong thân tình và quan tâm đến những trường hợp cứu giúp gia đình khẩn cấp, hoặc chỉ dẫn cách dễ dàng đến những địa chỉ có thể trợ giúp chuyên môn. Cũng có một sự hỗ trợ mục vụ trong các nhóm các đôi vợ chồng, xét như họ dấn thân phục vụ cho sứ vụ, cầu nguyện, đào tạo hoặc nâng đỡ lẫn nhau. Các nhóm này là cơ hội để trao ban, để sống sự cởi mở hướng đến các gia đình khác, để chia sẻ đức tin, nhưng đồng thời những nhóm này cũng là một phương tiện để củng cố các đôi các vợ chồng và giúp họ tăng trưởng.

  7. Thực tế có nhiều đôi vợ chồng biến mất khỏi cộng đoàn Kitô hữu sau khi cưới, nhưng thường chúng ta lại không tận dụng những dịp họ quay trở lại để giới thiệu cho họ cách hấp dẫn về lí tưởng cao đẹp của hôn nhân Kitô giáo và đồng hành gần gũi với họ hơn: tôi muốn nói, chẳng hạn vào dịp lễ Rửa tội của một đứa con của họ, dịp Rước Lễ lần đầu, hoặc khi họ tham dự một lễ an táng hay lễ cưới của một người bà con hoặc bạn hữu. Hầu như tất cả các đôi vợ chồng đều xuất hiện lại vào những dịp này, đây có thể là những dịp thuận lợi nhất. Một phương cách khác để tiếp cận họ là dịp làm phép nhà, hay viếng thăm nhà trong một cuộc rước ảnh tượng Đức Mẹ, đó là những dịp để có được một cuộc đối thoại mục vụ về hoàn cảnh của các gia đình. Cũng có thể hữu ích là giao phó cho những đôi vợ chồng lớn tuổi nhiệm vụ theo dõi giúp đỡ các đôi bạn mới cưới sống gần họ, để gặp gỡ, đồng hành với họ trong giai đoạn khởi đầu và đề nghị cho họ một lộ trình tăng trưởng. Với nhịp sống như hiện nay, hầu hết các cặp vợ chồng không thể tham dự những cuộc gặp gỡ thường xuyên, và chúng ta không thể thu hẹp việc mục vụ của mình chỉ vào một số ít đôi đặc tuyển (élites). Ngày nay mục vụ gia đình cốt yếu phải là truyền giáo, đi ra, tiếp cận với người ngoài, chứ không thu mình trong một nhà máy sản xuất các khóa học mà có ít người tham gia.

Soi sáng những khủng hoảng, những âu lo và khó khăn

  1. Cũng cần nói một chút với những người họ đã làm cho thứ rượu mới của thời đính hôn hóa thành cũ kĩ đi trong tình yêu. Khi rượu đã cũ dần theo giòng thời gian cùng với kinh nghiệm của hành trình này, thì ở đó cũng xuất hiện, triển nở tròn đầy sự trung tín đi qua những khoảnh khắc nho nhỏ của cuộc sống. Đó là sự trung tín của mong đợi và kiên nhẫn. Sự trung tín đong đầy những hi sinh và niềm vui này sinh hoa kết trái theo tuổi tác khi mọi thứ đã trở nên “dày dạn” và lúc này đôi mắt của họ trở nên rạng ngời khi ngắm nhìn lũ cháu đàn con. Tình yêu thuở ban đầu đã như thế đó, nhưng bây giờ người ta ý thức, lắng đọng, trưởng thành hơn cùng với những tái khám phá hằng ngày làm ngỡ ngàng, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm kia. Như Thánh Gioan Thánh Giá đã dạy, “những người yêu nhau lâu năm là những người đã qua thử luyện và kiểm nghiệm”. Họ không còn “nhiều cảm xúc bừng cháy, sôi bỏng và lửa nhiệt tình bên ngoài. Bây giờ họ hưởng nếm hương vị ngọt ngào của rượu tình yêu đậm chất, đã dậy men và nằm sâu trong tâm hồn”[253]. Điều này giả định là họ đã cùng nhau vượt qua được các cuộc khủng hoảng và những thời kì lo âu, không tránh né các thử thách hay che đậy những khó khăn.

Thách đố của những cuộc khủng hoảng

  1. Lịch sử của một gia đình được đánh dấu bởi mọi loại khủng hoảng, nhưng đó cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp kịch tính của nó. Cần giúp các đôi vợ chồng hiểu ra rằng việc thắng vượt một khủng hoảng không làm cho mối tương quan của họ kém mãnh liệt hơn, nhưng cải thiện, làm ổn định và làm cho rượu hiệp nhất được chín muồi hơn. Sống với nhau không để hạnh phúc suy yếu dần đi, nhưng để học sống hạnh phúc theo cách thức mới, khởi đi từ các khả năng mở ra từ một giai đoạn mới. Mỗi khủng hoảng là một thực tập giúp cho cuộc sống chung thêm mạnh mẽ, hay ít nhất tìm thấy được một ý nghĩa mới của kinh nghiệm hôn nhân. Dù sao chăng nữa đôi bạn cũng không được nản lòng trước một khúc quanh dốc xuống, một sự suy thoái không tránh được, hay một tình trạng tầm thường phải chịu đựng. Ngược lại, khi hôn nhân được coi là một nhiệm vụ gồm cả việc phải vượt qua các trở ngại, thì mỗi cuộc khủng hoảng được xem như một cơ hội để có thể uống với nhau thứ rượu ngon hơn. Thật là tốt việc đồng hành với các đôi vợ chồng để họ có thể chấp nhận các cuộc khủng hoảng có thể xảy đến, đối diện với chúng và dành cho chúng một chỗ trong đời sống gia đình. Các cặp vợ chồng từng trải và được huấn luyện phải sẵn sàng đồng hành với các cặp khác trong việc khám phá này, làm sao để các cuộc khủng hoảng không làm họ kinh hãi cũng không đẩy họ đến chỗ có quyết định nông nổi. Mỗi khủng hoảng đều ẩn chứa một tin vui mà ta cần biết lắng nghe bằng lỗ tai của tâm hồn.

  2. Trước những thách đố của một cuộc khủng hoảng, phản ứng tức thời của ta thường là chống lại, phòng thủ, cảm thấy mình đang mất kiểm soát bản thân, bởi vì nó cho thấy sự bất cập của chính cách sống của mình, và điều đó làm ta khó chịu. Bấy giờ ta sử dụng phương cách chối bỏ, che đậy, tương đối hóa tầm quan trọng của các vấn đề, chỉ mong đợi nó sẽ qua đi theo thời gian. Nhưng làm như thế việc giải quyết sẽ bị trì hoãn và khiến ta mất rất nhiều sức lực trong việc che giấu vô ích không những thế còn làm tình hình phức tạp hơn. Mối liên kết vợ chồng bị suy yếu dần và sự cách li gây tổn hại tình vợ chồng thân mật ngày càng gia tăng. Trong một cuộc khủng hoảng không được giải quyết, điều chịu tổn hại nhất là sự thông giao giữa hai người. Như thế, người mà trước đây là “người tôi yêu” sẽ trở thành “người bạn đời của tôi”, rồi chỉ còn là “người bố hoặc người mẹ của các con tôi”, và cuối cùng trở thành là một người xa lạ.

  3. Để đối phó với một khủng hoảng ta cần phải hiện diện với nó. Điều đó thật khó, vì đôi khi người ta tự cô lập để tránh nói ra điều mình cảm nhận, họ thu mình vào trong một sự im lặng đớn hèn và lừa dối. Trong những lúc như vậy cần tạo ra những cơ hội để trải lòng với nhau. Vấn đề là đối thoại trong lúc này sẽ trở nên khó khăn hơn nếu đôi bạn chưa bao giờ học cách để làm điều đó. Đối thoại là một nghệ thuật đích thực mà đôi bạn cần học biết trong lúc êm ấm thuận hòa, để đem ra thực hành trong những thời kì khó khăn. Cần giúp họ khám phá những nguyên nhân ẩn kín nhất trong tâm hồn của hai vợ chồng, và đối diện với chúng, giống như một việc sinh nở, đây là một tiến trình đau đớn nhưng sẽ vượt qua và để lại một kho tàng mới. Nhưng những phúc đáp của cuộc tham vấn đã thực hiện cho thấy rằng trong các hoàn cảnh khó khăn hoặc nguy kịch phần đông người ta không nhờ đến các trợ giúp của mục vụ đồng hành, vì họ không cảm thấy được sự thông cảm, gần gũi, hay không thực tế, cụ thể. Bởi vậy, giờ đây chúng ta nên tìm cách tiếp cận với các cuộc khủng hoảng hôn nhân bằng một cái nhìn nhạy cảm hơn với những gánh nặng của đau đớn và thống khổ họ phải chịu.

  4. Có những cuộc khủng hoảng phổ biến thường xảy ra trong các cuộc hôn nhân, như khủng hoảng của buổi ban đầu, khi các vợ chồng trẻ cần tập thích nghi với những khác biệt của nhau và khi họ mới tách ra khỏi cha mẹ; hoặc khủng hoảng khi họ mới có con kéo theo những thách đố mới về mặt cảm xúc; khủng hoảng khi nuôi dạy con còn nhỏ đòi hỏi phải thay đổi tập quán sống của cha mẹ; khủng hoảng khi con bước vào tuổi dậy thì, đòi hỏi mất rất nhiều sức lực, mất sự ổn định của các bậc cha mẹ và đôi khi căng thẳng nhau; khủng hoảng của “tổ trống trơn” buộc các đôi vợ chồng phải nhìn lại chính mình; khủng hoảng gây ra bởi hoàn cảnh khi phải chăm sóc cha mẹ già của các đôi vợ chồng đòi hỏi họ phải hiện diện, quan tâm nhiều hơn và đòi phải có những quyết định khó khăn. Đó là những hoàn cảnh gay go có thể gây ra lo sợ, cảm giác tội lỗi, bị trầm cảm hay mệt mỏi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự kết hiệp vợ chồng.

  5. Ngoài ra còn có những khủng hoảng cá nhân ảnh hưởng đến đời sống các cặp vợ chồng, thường liên quan đến những khó khăn về kinh tế, việc làm, tình cảm, xã hội, tinh thần. Và còn thêm những tình huống bất ngờ có thể ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình đòi hỏi một hành trình của tha thứ và hòa giải. Chính trong lúc tìm cách tha thứ, mỗi người phải tự hỏi trong khiêm tốn và yên lặng xem liệu mình có tạo cớ cho người kia phạm lỗi không. Một số gia đình tan vỡ khi vợ chồng kết án lẫn nhau, nhưng “kinh nghiệm cho thấy rằng, với một sự trợ giúp thích đáng và với những hành động hòa giải nhờ ơn sủng, một tỉ lệ lớn các khủng hoảng hôn nhân được khắc phục cách thỏa đáng. Biết tha thứ và cảm nhận mình được thứ tha là một kinh nghiệm cơ bản trong cuộc sống gia đình”[254]. “Nghệ thuật vất vả của việc hòa giải, đòi hỏi sự hỗ trợ của ân sủng, cần sự hợp tác quảng đại của bà con và bạn hữu, và đôi khi cũng cần một sự giúp đỡ bên ngoài và chuyên nghiệp”. “Nghệ thuật kiên trì của hòa giải, vốn cần sự nâng đỡ của ân sủng, sự cộng tác quảng đại của bà con và bạn bè, và đôi khi cũng cần đến sự giúp đỡ từ bên ngoài và những hỗ trợ chuyên môn”[255].

  6. Một sự kiện đã trở thành phổ biến là khi một người cảm thấy mình không nhận được những gì mình mong muốn, hoặc không thực hiện được những gì mình mơ ước, như thế có vẻ là đủ lí do để kết thúc một cuộc hôn nhân. Như vậy sẽ không có cuộc hôn nhân nào bền vững cả. Đôi khi, để quyết định tất cả đã chấm dứt thì chỉ cần có một sự bất mãn nào đó, hoặc vì người kia vắng mặt trong lúc người này cần đến họ, hoặc lòng kiêu hãnh bị tổn thương, hay một nỗi sợ mơ hồ nào đó. Có những hoàn cảnh yếu đuối của con người vốn không thể tránh khỏi, mà người ta gán cho nó một sức nặng tình cảm quá lớn. Chẳng hạn, họ cảm thấy mình không được trân trọng đầy đủ, những ghen tương, những khác biệt có thể lộ hiện ra giữa hai người, sự lôi cuốn bởi những người nào đó khác, những quan tâm mới có xu hướng chiếm trọn tâm hồn, những thay đổi về thể lí của người phối ngẫu, và nhiều sự việc khác, là những cơ hội để mời gọi bạn tái tạo lại tình yêu một lần nữa hơn là tấn công chống lại tình yêu.

  7. Trong những hoàn cảnh như thế, một số người có sự trưởng thành cần thiết để xác nhận lại sự chọn lựa của mình, chọn người kia như là người bạn đường của mình, vượt trên những giới hạn của tương quan, và chấp nhận cách thực tế rằng người kia không thể đáp ứng mọi ước mơ mình ấp ủ. Họ tránh coi mình như là những người tử đạo duy nhất, quí trọng những khả năng nhỏ bé và hạn chế mà cuộc sống gia đình cống hiến cho họ và nhằm củng cố mối liên kết hôn phối mà việc xây dựng sẽ đòi hỏi thời gian và công sức. Bởi vì, xét cho cùng, họ nhận ra rằng mọi khủng hoảng đều có thể như là một lời “ưng thuận” mới, có thể làm cho tình yêu tái sinh nên mạnh mẽ hơn, được biến đổi, trưởng thành và được khai sáng. Khởi đi từ một cuộc khủng hoảng, người ta có can đảm truy tìm những gốc rễ sâu xa của những gì đang xảy ra, để đàm phán lại với nhau những thỏa ước căn bản, để đạt được một sự cân bằng mới và cùng nhau đi tiếp một giai đoạn mới. Với thái độ cởi mở thường xuyên này, họ có thể đối diện với nhiều hoàn cảnh khó khăn! Dù bất kì trường hợp nào, trong khi nhìn nhận hòa giải là việc có thể được, ngày nay chúng ta khám phá ra rằng “một sứ vụ dành riêng cho những người có quan hệ hôn nhân bị đổ vỡ, là đặc biệt khẩn cấp”[256].

Những vết thương cũ

  1. Thật dễ hiểu gia đình thường gặp nhiều khó khăn khi có một thành viên nào đó không trưởng thành trong cách sống tương quan, bởi vì người ấy chưa được chữa lành những vết thương thuộc một giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Trải qua thời thơ ấu hoặc thời niên thiếu trong bất hạnh rất có thể là nguyên nhân cho các cuộc khủng hoảng cá nhân, và cuối cùng làm tổn thương đến hôn nhân của đương sự. Nếu tất cả mọi người trưởng thành một cách bình thường, thì khủng hoảng có lẽ sẽ ít xảy ra hơn và ít gây đau đớn hơn. Nhưng thực tế cho thấy, đôi khi, một số người phải cần tới tuổi ngoài bốn mươi mới có được mức trưởng thành mà lẽ ra họ đã phải đạt được ở cuối giai đoạn vị thành niên. Đôi khi người ta yêu bằng một thứ tình yêu ích kỉ đúng của trẻ con, vốn gắn với một giai đoạn mà thực tại bị nhìn méo mó, và cư xử thất thường cho rằng tất cả mọi thứ phải xoay quanh bản thân mình. Đó là một tình yêu vô độ, rên la và khóc lóc khi không đạt được điều mình muốn. Có khi người ta yêu bằng một tình yêu của giai đoạn vị thành niên, đặc biệt biểu lộ qua sự đối đầu, những phê phán gay gắt, những thói quen kết tội người khác, lí luận theo cảm tính và trí tưởng tượng, những người như thế chờ đợi người khác phải lấp vào chỗ trống rỗng của mình hoặc phải chịu đựng tính hay thay đổi bất chợt của mình.

  2. Nhiều người bước qua thời thơ ấu mà không bao giờ cảm nhận mình được yêu thương vô điều kiện, và điều này làm tổn thương tới khả năng tin tưởng và tự hiến của họ. Một tương quan thảm hại với cha mẹ và anh chị em, nếu như không bao giờ được chữa trị, sẽ lại xuất hiện và gây tổn hại cho đời sống lứa đôi. Bởi thế, cần tiến hành một cuộc giải phóng mà ta chưa bao giờ đối mặt. Khi quan hệ giữa vợ chồng không được êm đẹp, trước khi đưa ra quyết định quan trọng, phải đảm bảo rằng mỗi người đã thực hiện tiến trình chữa trị vấn đề của đời mình. Điều đó đòi hỏi phải nhìn nhận sự cần thiết của việc chữa trị, ta thiết nài xin ơn tha thứ và được thứ tha, chấp nhận sự giúp đỡ, tìm kiếm những động lực tích cực và luôn bắt đầu thử nghiệm lại. Mỗi người phải rất chân thành với chính mình để thừa nhận rằng cách sống tình yêu của mình như thế là còn chưa trưởng thành. Dẫu có vẻ rõ ràng tất cả là lỗi của người kia, nhưng khủng hoảng không bao giờ có thể vượt qua nếu chỉ trông chờ người kia thay đổi. Cũng phải tự hỏi xem những gì trong cuộc sống cá nhân cần được phát triển cho chín chắn hay được chữa trị để tiến tới việc giải quyết sự xung đột.

Đồng hành sau khi đổ vỡ và li dị

  1. Trong một vài trường hợp, xét thấy nhân phẩm của mình và thiện ích của con cái cần được bảo vệ yêu cầu ta phải đưa ra một giới hạn chắc chắn trước những đòi hỏi quá đáng của người kia, trước một bất công nghiêm trọng, trước sự bạo hành hoặc thường xuyên thiếu tôn trọng từ phía người kia. Cần phải nhìn nhận rằng “có những trường hợp việc li thân là không thể tránh khỏi. Đôi khi điều đó trở nên thậm chí là cần thiết xét về mặt luân lí, khi đó là cách để giải thoát người phối ngẫu yếu thế hơn, hoặc tránh cho những đứa con nhỏ khỏi bị thương tổn nghiêm trọng nhất do sự chuyên chế và bạo hành, và do sự khinh khi và bóc lột, do sự thiếu quan tâm và thờ ơ”[257]. Thế nhưng, “việc li thân chỉ có thể được xem như phương dược cuối cùng, sau khi mọi cố gắng hợp lí khác đều tỏ ra vô hiệu”[258].

  2. Các Nghị phụ đã chỉ cho thấy “cần phải có một sự phân định đặc biệt để đồng hành mục vụ với những người li thân, li dị, bị bỏ rơi. Cần đón tiếp và trân trọng nỗi đau khổ của những người phải gánh chịu li hôn, li dị hoặc bị ruồng bỏ một cách bất công, hoặc buộc phá vỡ cuộc chung sống do sự ngược đãi của người phối ngẫu kia. Tha thứ cho điều bất công mình phải chịu thì không dễ chút nào, nhưng ân sủng sẽ giúp người ta có thể tha thứ với tiến trình thời gian. Do đó, cần có một mục vụ hòa giải và trung gian thông qua các trung tâm tham vấn chuyên biệt được thiết lập trong các giáo phận”[259]. Đồng thời, “những người li dị mà không tái hôn, thường là những chứng nhân của lòng trung thành trong hôn nhân, cần được khích lệ tìm thấy trong Thánh Thể lương thực nâng đỡ tình trạng hiện tại của họ. Cộng đoàn địa phương và các mục tử phải đồng hành với những người này một cách ân cần, nhất là khi họ có con cái hoặc lâm cảnh nghèo túng cùng cực”[260]. Một thất bại hôn nhân trở nên chấn động và đau lòng hơn trong trường hợp của người nghèo, vì họ không có bao nhiêu nguồn lực để định hướng lại cuộc sống. Một người nghèo khi không còn môi trường gia đình an ổn thì gặp nguy cơ bị bỏ rơi và mọi thứ rủi ro tổn hại sự toàn vẹn của nó gấp đôi.

  3. Đối với những người li dị đang sống một kết hợp mới, điều quan trọng là làm cho họ cảm thấy rằng họ vẫn là thành phần của Hội thánh, “không bị rút phép thông công” và không bị đối xử như vậy, bởi lẽ họ luôn là thành phần làm nên sự hiệp thông Hội thánh [261]. Những hoàn cảnh này “đòi hỏi phải có sự phân định cẩn thận và đồng hành hết sức tôn trọng, tránh mọi kiểu nói và thái độ làm cho họ cảm thấy bị kỳ thị và khuyến khích họ tham gia vào đời sống của cộng đoàn. Chăm sóc cho những người như thế không làm cho đức tin của cộng đoàn và việc làm chứng cho sự bất khả phân li của hôn nhân bị suy yếu đi, mà ngược lại chính trong sự chăm sóc này mà cộng đoàn thể hiện đức ái của mình”[262].

  4. Đàng khác, một số lớn các Nghị phụ “đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải làm cho các thủ tục công nhận các trường hợp hôn nhân vô hiệu trở nên dễ dàng tiếp cận và nhanh chóng hơn, và có thể hoàn toàn miễn phí”[263]. Sự chậm chạp của tiến trình gây khó chịu và nản lòng cho những người liên hệ. Hai Văn kiện gần đây của tôi về vấn đề này [264] đã giúp đơn giản hóa các thủ tục để tuyên bố, nếu có thể, về hôn nhân vô hiệu. Qua đó tôi cũng muốn “nói rõ ràng rằng trong giáo phận của mình chính Giám mục được đặt làm mục tử và là người đứng đầu, nên chính ngài cũng là thẩm phán của các tín hữu đã được ủy thác cho mình”[265]. Vì thế, “việc thi hành các văn kiện này là một trách nhiệm lớn đối với Đấng Bản Quyền của giáo phận, các vị được mời gọi đích thân phán quyết một số trường hợp, và trong mọi trường hợp, các vị bảo đảm sao cho người tín hữu đạt đến công lí một cách dễ dàng hơn. Điều này bao hàm việc chuẩn bị đầy đủ số lượng nhân sự, gồm các giáo sĩ và giáo dân, những người được đặc cử cho việc phục vụ này trong Giáo hội. Do đó, cần phải sẵn sàng cung cấp cho những người li thân hoặc các đôi vợ chồng đang gặp khủng hoảng, một dịch vụ thông tin, tham vấn và hòa giải, liên kết với mục vụ gia đình, cũng có thể tiếp nhận những người này trong việc điều tra sơ bộ cho tiến trình liên quan đến hôn nhân (cf. Mitis iudex, khoản 2-3)”[266].

  5. Các Nghị phụ Thượng Hội đồng cũng nêu rõ “những hậu quả của việc li thân hoặc li dị trên con cái, trong mọi trường hợp chúng đều là nạn nhân vô tội của hoàn cảnh”[267]. Trên tất cả mọi xem xét mà mình muốn làm, thiện ích của con cái phải là mối quan tâm hàng đầu, không được để cho bất cứ quyền lợi hay mục tiêu nào khác che lấp. Tôi khẩn xin các cha mẹ li thân: “Đừng, đừng, đừng bao giờ lấy con cái mình ra mà làm con tin! Anh chị li thân vì nhiều khó khăn và nhiều lí do, cuộc sống đã trao cho anh chị thử thách này, nhưng chớ để con cái là kẻ phải gánh chịu hậu quả nặng nề của sự phân li ấy, không được sử dụng chúng làm con tin chống lại người phối ngẫu kia, chúng cần lớn lên trong khi nghe người mẹ nói tốt về người cha, cho dù hai người không còn sống với nhau, và nghe người cha nói tốt về người mẹ”[268]. Thật là vô trách nhiệm việc làm hư đi hình ảnh của người cha hoặc người mẹ với mục đích để tranh thủ tình cảm của đứa con, để trả thù hoặc để tự vệ, bởi vì việc làm đó sẽ gây thiệt hại cho đời sống nội tâm của con cái và sẽ tạo nên những vết thương khó chữa lành.

  6. Cho dù hiểu những hoàn cảnh xung đột mà vợ chồng phải trải qua, Hội thánh không thể ngừng lên tiếng nhân danh những con người dễ bị tổn thương nhất, đó là những đứa con thường phải âm thầm đau khổ. Ngày nay, “cho dẫu dường như ta có sự nhạy cảm tiến bộ hơn, và làm mọi phân tích tâm lí rất tinh tế, tôi tự hỏi liệu có phải chúng ta đã bị chai lì trước cả những vết thương trong tâm hồn của trẻ em. […] Chúng ta có cảm thấy sức nặng của tảng núi nghiền nát tâm hồn của một đứa trẻ trong các gia đình nơi mà người ta đối xử tệ bạc với nhau và làm tổn thương nhau, đến mức phá vỡ mối dây trung tín trong hôn nhân hay không?”[269]. Những kinh nghiệm tệ hại này không giúp ích gì cho trẻ em cho đến khi chúng trưởng thành để có khả năng dấn thân dứt khoát. Vì thế, các cộng đoàn Kitô hữu không nên bỏ rơi các cha mẹ đã li dị những người đang sống một mối quan hệ mới. Ngược lại, cần đưa họ vào cộng đoàn và đồng hành với họ trong vai trò giáo dục con cái. Thật vậy, “làm sao chúng ta có thể khuyên các người cha người mẹ này làm tất cả để giáo dục con cái trong đời sống đức tin Kitô giáo, và cho họ mẫu gương về một đức tin xác quyết và thực hành, trong khi chúng ta lại để cho họ xa cách đời sống của cộng đoàn, như thể họ đã bị tuyệt thông? Ta phải làm cách nào để tránh không bồi thêm những gánh nặng khác ngoài gánh nặnng con cái mà họ phải mang vác, trong những hoàn cảnh này”[270]. Giúp chữa lành các vết thương của cha mẹ và tiếp nhận họ về mặt thiêng liêng, cũng là điều tốt ngay cả cho những đứa con, tất cả họ cần nhìn thấy dung mạo gia đình của Hội thánh tiếp đón họ qua kinh nghiệm thương đau này. Li dị là một điều xấu, và số lượng các vụ li dị ngày càng gia tăng là điều rất đáng lo ngại. Vì thế, không nghi ngờ gì nữa, nhiệm vụ mục vụ quan trọng nhất của chúng ta đối với các gia đình, đó là củng cố tình yêu và giúp chữa lành các vết thương, để chúng ta có thể ngăn chặn sự lây lan của thảm kịch này trong thời đại chúng ta.

Một số hoàn cảnh phức tạp

  1. “Cần có quan tâm đặc biệt đến những vấn đề liên quan đến hôn nhân hỗn hợp. Hôn phối giữa những người Công giáo và những người đã được rửa tội khác “mặc dù mang một sắc thái đặc biệt, vẫn có nhiều yếu tố cần được tôn trọng và phát huy, hoặc vì giá trị nội tại của chúng hoặc vì chúng có thể góp phần cho trào lưu đại kết”. Nhằm mục đích ấy, “nên tìm cách […] để có sự cộng tác chân tình giữa thừa tác viên công giáo và thừa tác viên không công giáo, từ thời gian chuẩn bị hôn nhân cho tới lễ cưới” (Familiaris Consortio, 78). Về việc chia sẻ Thánh Thể, cần lưu ý rằng “việc quyết định chấp nhận bên phối ngẫu không Công giáo có được rước lễ hay không phải được thực hiện phù hợp với các quy định chung hiện hành, cả đối với các Kitô hữu Đông phương cũng như đối với các Kitô hữu khác, trong khi xét đến hoàn cảnh đặc biệt này, nghĩa là hai người Kitô hữu đã được rửa tội lãnh nhận bí tích hôn nhân Kitô giáo. Cho dẫu các đôi vợ chồng trong hôn nhân hỗn hợp có chung bí tích Rửa tội và Hôn phối, việc chia sẻ Thánh Thể chỉ có thể là trường hợp biệt lệ, và trong mọi trường hợp, cần tuân giữ các quy định đã được đặt ra” (Hội Đồng Giáo Hoàng về Thăng Tiến sự Hiệp Nhất Kitô giáo, Hướng dẫn việc Áp dụng các Nguyên tắc và Quy luật Đại kết, ngày 25 tháng 3 năm 1993, 159-160)”[271].

  2. “Những hôn phối khác đạo là nơi ưu việt cho cuộc đối thoại liên tôn […] có một số khó khăn đặc biệt cả về căn tính Kitô giáo của gia đình, lẫn về việc giáo dục đức tin cho con cái. […] Số các gia đình mà đôi vợ chồng kết hợp theo hôn phối khác đạo ngày càng tăng trong các vùng truyền giáo và ngay cả tại các nước có truyền thống Kitô giáo lâu đời, đòi hỏi khẩn thiết phải có chương trình chăm sóc mục vụ đặc biệt tùy theo bối cảnh xã hội và văn hóa khác nhau. Tại một số quốc gia, không có tự do tôn giáo, người phối ngẫu Kitô giáo bị buộc phải cải đạo khác mới có thể kết hôn, và không thể cử hành hôn phối khác đạo theo giáo luật, cũng không thể rửa tội cho con cái. Bởi thế, chúng tôi tái khẳng định sự tự do tôn giáo thiết yếu phải được tôn trọng đối với tất cả mọi người”[272]. Cần đặc biệt chú ý đến những người kết hợp trong các cuộc hôn nhân như vậy, không những chỉ trong thời kì trước lễ cưới. Các đôi vợ chồng và gia đình trong đó một người là Công giáo và người kia là không phải là tín hữu gặp phải những thách đố rất đặc biệt. Trong những trường hợp như thế, cần phải chứng tỏ khả năng đem Tin mừng cắm sâu vào những hoàn cảnh như thế mới mong có thể giáo dục con cái của họ theo đức tin Kitô giáo”[273].

  3. “Khó khăn đặc biệt xuất hiện trong hoàn cảnh liên quan đến việc rửa tội cho những người đang ở trong một điều kiện hôn nhân phức tạp. Đó là trường hợp những người đã kết ước một hôn phối bền vững trong thời gian ít nhất một trong hai người chưa biết đức tin Kitô giáo. Trong những trường hợp này, các Giám mục được mời gọi thực hiện việc phân định mục vụ thích đáng với lợi ích thiêng liêng của họ”[274].

  4. Hội thánh chọn thái độ sống phù hợp với Chúa Giêsu, bằng một tình yêu không biên giới mà Người đã tự hiến cho mọi người không trừ một ai [275]. Cùng với các Nghị phụ Thượng Hội đồng, tôi đã xem xét hoàn cảnh của các gia đình sống kinh nghiệm trong nhà mình có người mang xu hướng đồng tính, một kinh nghiệm không dễ dàng đối với cha mẹ cũng như con cái. Vì vậy, trước hết chúng tôi muốn khẳng định lại rằng mọi người, không phân biệt khuynh hướng tính dục, phải được tôn trọng theo phẩm giá của họ và phải được đón nhận với lòng kính trọng, hết sức tránh “mọi dấu hiệu kì thị bất công”[276] và nhất là mọi hình thức gây hấn và bạo lực. Còn đối với gia đình thì cần bảo đảm một sự đồng hành trân trọng, để người có xu hướng đồng tính có thể nhận được sự trợ giúp cần thiết, để họ hiểu và thi hành trọn vẹn thánh ý Thiên Chúa trên cuộc đời của mình [277].

  5. Trong khi thảo luận về phẩm giá và sứ mạng của gia đình, các Nghị phụ Thượng Hội đồng đã nhận định rằng “về các dự tính xem những kết hợp giữa những người đồng tính đồng nhất với hôn nhân, thì không có một nền tảng nào để đồng hóa những kết hợp đồng tính và kế hoạch của Thiên Chúa về hôn nhân và gia đình hoặc xem là tương tự, hoặc thậm chí giống xa xa”; và không thể chấp nhận “rằng các Giáo hội địa phương phải chịu sức ép về vấn đề này và các cơ quan quốc tế đặt điều kiện cho những viện trợ tài chính cho các nước nghèo để đưa vào các đạo luật cho phép lập “hôn nhân” giữa những người cùng giới [278].

  6. Những gia đình chỉ có cha hoặc mẹ đơn thân thường xuất phát từ trường hợp “những người mẹ hoặc người cha ruột, chưa hề bao giờ muốn hội nhập vào cuộc sống gia đình, những hoàn cảnh bạo hành trong đó một người đã buộc phải bỏ trốn cùng con cái, cái chết của một trong hai người cha hoặc mẹ, một trong hai người từ bỏ gia đình, và nhiều hoàn cảnh khác nữa. Dù nguyên nhân nào đi nữa, người cha hoặc người mẹ đơn thân đang sống với con nhỏ phải được nâng đỡ và an ủi từ những gia đình khác trong cộng đoàn Kitô hữu, cũng như từ các tổ chức mục vụ giáo xứ. Những gia đình này thường chịu ảnh hưởng bởi sức nặng của các vấn đề kinh tế, sự bấp bênh của công ăn việc làm, khó khăn trong việc nuôi dưỡng con cái, thiếu nhà ở”[279].

Khi cái chết gây đau thương

  1. Có những lúc cuộc sống gia đình bị thách thức do cái chết của một người thân yêu. Chúng ta không nên bỏ lỡ dịp mang ánh sáng đức tin đến để đồng hành với gia đình đang đau khổ trong những lúc này [280]. Bỏ quên một gia đình đang đau đớn vì có người thân qua đời là một sự thiếu sót lòng thương xót, là đã bỏ mất cơ hội cho mục vụ, và với thái độ này các cánh cửa có thể sẽ khép lại với chúng ta khiến cho không thể làm bất cứ điều gì khác để loan báo Tin mừng.

  2. Tôi hiểu nỗi thống khổ của người đã mất đi một người rất thân yêu, một người phối ngẫu đã từng chia sẻ với mình biết bao nhiêu điều. Chính Chúa Giêsu đã xúc động và đã khóc tại đám tang của một người bạn (cf. Ga 11,33.35). Và làm sao chúng ta lại không hiểu được tiếng khóc than của người đã mất một đứa con? Quả thật, “khi ấy thời gian như ngừng lại: vực thẳm như mở ra nuốt lấy cả quá khứ và tương lai. […] Và có khi đau đớn đến nỗi ta còn lên án Thiên Chúa. Biết bao người – tôi hiểu họ – nổi giận với Thiên Chúa”[281]. “Góa bụa là một kinh nghiệm đặc biệt khó khăn […] một số người cho thấy họ biết dồn sức lực của mình nhiều hơn cho con cho cháu, nhờ đó tìm ra được một sứ mạng giáo dục mới qua lối biểu lộ tình yêu này. […] Những người không có người thân để có thể cậy dựa và để nhận được tình cảm an ủi, họ cần được cộng đoàn Kitô hữu hỗ trợ với sự quan tâm đặc biệt và sẵn sàng giúp đỡ, nhất là khi họ lâm vào hoàn cảnh cùng cực”[282].

  3. Thông thường sự thương tiếc người thân qua đời có thể kéo dài một thời gian, và khi một mục tử muốn đồng hành với gia đình theo lộ trình này, cần thích ứng với nhu cầu của từng giai đoạn. Toàn bộ lộ trình này được khơi gợi qua các vấn đề sau: về nguyên nhân của cái chết, về những gì lẽ ra đã có thể làm được, về việc người ấy đã sống như thế nào trước khi chết … Qua một hành trình chân thành và kiên nhẫn của cầu nguyện và của giải thoát nội tâm, bình an sẽ trở lại. Đến một lúc nào đó trong quãng thời gian tang tóc, ta cũng cần giúp họ khám phá ra rằng có bao nhiêu người giữa chúng ta cũng đã mất một người thân yêu, nhưng chúng ta vẫn còn có một sứ mạng để hoàn thành, và rằng không ích gì việc kéo dài nỗi đau khổ như thể muốn tỏ lòng tôn kính người quá cố. Người thân yêu đã qua đời không cần chúng ta phải đau khổ, họ cũng không vui gì khi chúng ta tàn phá cuộc đời mình. Cũng không phải là biểu hiện tốt nhất của tình yêu khi gợi nhớ và gọi tên người ấy liên tục, bởi vì làm như thế có nghĩa là bám víu vào một quá khứ không còn nữa, thay vì yêu thương một người thực sự hiện đang ở bên kia thế giới. Sự hiện diện thể lí của họ không còn nữa, nhưng, nếu sự chết là một cái gì đó mạnh mẽ, thì “tình yêu cũng mạnh như sự chết” (Dc 8,6). Tình yêu có một trực giác, giúp ta nghe được cái vô thanh và nhìn thấy được cái vô hình. Điều này không phải là một việc tưởng tượng người thân yêu đó như họ vốn là, nhưng là khả năng có thể chấp nhận họ đã được biến đổi như họ hiện giờ. Đức Giêsu Phục sinh, khi Maria bạn Người muốn ôm chặt lấy Người, Người đã bảo chị ấy đừng cầm giữ Người lại (cf. Ga 20,17), để mở ra cho chị một cuộc gặp gỡ khác.

  4. Biết rằng người chết không bị hủy diệt hoàn toàn là một điều an ủi cho chúng ta, và đức tin bảo đảm cho chúng ta rằng Chúa Phục Sinh sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Như vậy, chúng ta có thể ngăn cái chết không cho nó “làm nhiễm độc cuộc sống, làm tình cảm của ta thành trống rỗng, xô ta rơi vào khoảng không tăm tối nhất”[283]. Thánh Kinh nói về một Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta vì tình yêu, và đã tạo nên chúng ta cách nào đó để cuộc sống của chúng ta không kết thúc bằng cái chết (cf. Kn 3,2-3). Thánh Phaolô nói với chúng ta về một cuộc gặp gỡ với Đức Kitô ngay sau cái chết: “Mong ước của tôi là được ra đi để ở với Ðức Kitô” (Pl 1,23). Với Người, sau cái chết, điều đang chờ đợi chúng ta là những gì Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Ngài (1 Cr 2,9). Kinh Tiền Tụng của Phụng Vụ lễ cầu hồn diễn tả điều đó cách tuyệt vời: “Để những ai buồn sầu vì số phận chắc chắn phải chết cũng được an ủi vì Chúa đã hứa ban phúc trường sinh bất diệt sau này. Vì, lạy Chúa, đối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi chứ không mất đi”. Thật vậy, “những người thân yêu của chúng ta không biến mất trong bóng tối hư không: niềm hi vọng bảo đảm với chúng ta rằng họ đang ở trong vòng tay tốt lành và mạnh mẽ của Thiên Chúa”[284].

  5. Một cách để thông giao với những người thân yêu của chúng ta đã qua đời là cầu nguyện cho họ [285]. Thánh Kinh nói “cầu nguyện cho người chết” là một việc “thánh thiện và đạo đức” (2 Mcb 12,44-45). Lời cầu nguyện cho họ “không những có thể giúp họ, mà còn làm cho lời chuyển cầu của họ cho chúng ta mang lại hiệu quả”[286]. Sách Khải Huyền trình bày các vị tử đạo, trong khi khẩn cầu cho những người đau khổ vì bất công trên thế gian (cf. 6,9-11), liên kết vững vàng với thế giới này trên hành trình đi về. Một số vị thánh, trước khi chết, an ủi những người thân yêu hứa rằng các ngài sẽ ở gần họ để giúp họ. Thánh Têrêxa thành Lisieux cảm thấy mình muốn tiếp tục làm việc lành từ trên Trời[287]. Thánh Đa minh quả quyết rằng “ngài sẽ giúp ích nhiều hơn sau khi qua đời […] mạnh mẽ hơn trong việc đoạt lấy ân sủng”[288]. Đó là những mối dây liên kết yêu thương,[289] vì “sự kết hợp giữa những người còn sống trên dương thế với các anh em đã yên nghỉ trong bình an của Chúa Kitô không hề bị gián đoạn […], nhưng được củng cố nhờ việc truyền thông cho nhau những của cải thiêng liêng”[290].

  6. Nếu chúng ta chấp nhận cái chết, chúng ta có thể chuẩn bị cho nó. Cách chuẩn bị là chúng ta lớn lên trong tình yêu hướng đến những người đang bước đi cùng với mình, cho đến ngày “sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa” (Kh 21,4). Bằng cách đó, chúng ta cũng chuẩn bị gặp lại những người thân yêu của ta đã qua đời. Như Đức Giêsu trao đứa con đã chết được hồi sinh lại cho người mẹ (cf. Lc 7,15), đối với chúng ta Người cũng sẽ làm như thế. Chúng ta đừng phí sức bám níu năm này qua năm khác những gì thuộc quá khứ. Chúng ta càng sống tốt trên trái đất này bao nhiêu, thì chúng ta càng có thể chia sẻ hạnh phúc lớn lao hơn với những người thân yêu của chúng ta trên trời bấy nhiêu. Chúng ta càng trưởng thành và triển nở bao nhiêu, thì chúng ta càng có thể mang được nhiều điều tốt đẹp hơn vào bàn tiệc thiên quốc bấy nhiêu.

CHƯƠNG VII

CỦNG CỐ VIỆC GIÁO DỤC CON CÁI

 

  1. Cha mẹ luôn có ảnh hưởng trên sự phát triển về mặt tinh thần của con cái, về điều tốt cũng như điều xấu. Vì thế, việc tốt nhất là họ hãy đảm nhận trách nhiệm không thể né tránh này và thực hiện việc giáo dục cách ý thức, nhiệt thành, hữu lí và phù hợp. Vì chức trách giáo dục này của gia đình là rất quan trọng và trở nên rất phức tạp, nên tôi muốn dừng lại ở điểm này để xem xét cách đặc biệt.

Con cái của chúng ta đang ở đâu?

  1. Gia đình không thể khước từ mình chính là nơi nâng đỡ, đồng hành, hướng dẫn con cái, cho dù cần phải tái tạo lại các phương pháp và tìm cho ra các nguồn lực mới. Cha mẹ cần phải dự tính xem mình muốn trao cho con cái những gì. Bởi thế cha mẹ không được tránh né tự hỏi xem ai là người đang quan tâm cung ứng cho chúng những trò giải trí và niềm vui, ai là kẻ đi vào phòng của bọn trẻ qua các màn hình TV hay máy điện tử, ai là người mà mình trao phó con cái để họ hướng dẫn chúng trong những thời gian rảnh rỗi. Chỉ cần chúng ta dành thời gian cho con cái, nói với chúng về những chuyện quan trọng một cách đơn giản với tâm tình trìu mến, và tạo ra những cơ hội lành mạnh để chiếm hết thời gian của chúng, như vậy sẽ giúp chúng tránh được khỏi bị xâm hại. Cảnh giác thì luôn luôn cần thiết. Bỏ bê con cái không bao giờ là điều hay. Cha mẹ phải hướng dẫn và chuẩn bị cho con cái, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, để chúng biết đối phó với những hoàn cảnh mà chúng có thể gặp phải, chẳng hạn như các nguy cơ bị tấn công, lạm dụng hoặc nghiện ngập.

  2. Tuy nhiên, lo lắng quá đến mức bị ám ảnh thì không phải là giáo dục, và chúng ta không thể kiểm soát hết mọi tình huống mà con mình có thể trải qua. Ở đây có thể ứng dụng nguyên tắc “thời gian thì quan trọng hơn không gian”[291]. Nói cách khác, điều quan trọng là tạo ra các qui trình hơn là kiểm soát các nơi chốn. Nếu một phụ huynh bị ám ảnh muốn biết con mình đang ở đâu và kiểm soát mọi việc làm của nó, thì đó chỉ là tìm cách kiểm soát về nơi chốn. Đó không phải là giáo dục con, không giúp con tăng trưởng, không chuẩn bị cho con đối đầu với những thách đố. Điều đáng quan tâm chủ yếu là tạo ra nơi con cái, với cả tình thương yêu, những tiến trình giúp trưởng thành sự tự do của con, chuẩn bị, triển nở toàn diện, vun trồng sự tự lập đích thật. Chỉ như thế đứa con mới có được những yếu tố cần thiết để biết tự bảo vệ và hành động cách thông minh và khôn ngoan trong các hoàn cảnh khó khăn. Bởi vậy, câu hỏi quan trọng đặt ra không phải là biết con mình hiện đang ở đâu, lúc này nó đang ở với ai, theo nghĩa thể lí, nhưng là hiện giờ nó đang ở đâu theo nghĩa hiện sinh, nghĩa là nó đang đặt những xác tín, mục tiêu, ước muốn, dự tính cuộc đời mình ở đâu. Thế nên, những câu hỏi mà tôi muốn đặt ra với các bậc cha mẹ là: “Chúng ta có tìm hiểu con mình đang thực sự “ở đâu” trong hành trình đời sống của chúng không? Tâm hồn của chúng đang thực sự ở đâu, chúng ta có biết không? Và nhất là, chúng ta có muốn biết điều đó không?”[292].

  3. Nếu trưởng thành chỉ là sự phát triển một cái gì đó vốn đã có sẵn trong mã di truyền, thì sẽ không có gì để làm. Sự khôn ngoan, khả năng phán đoán và lương tri không phụ thuộc vào các yếu tố tăng trưởng thuần túy về lượng, nhưng phụ thuộc cả một chuỗi các yếu tố tổng hợp trong thâm sâu tâm hồn con người; chính xác hơn, nằm ngay trong trung tâm của tự do con người. Hẳn nhiên, mỗi đứa con sẽ làm ta ngạc nhiên với các dự tính của chúng xuất phát từ tự do ấy, chúng phá vỡ cả những khuôn suy nghĩ của cha mẹ, và nếu điều đó có xảy đến thì cũng tốt. Giáo dục gồm cả nhiệm vụ giúp phát triển sự tự do có trách nhiệm, để tại các giao điểm của cuộc đời chúng biết lựa chọn với ý ngay lành và thông minh; đào tạo những người hiểu rõ rằng cuộc sống của mình và của cộng đoàn mình là do mình định đoạt và sự tự do này là một quà tặng lớn lao.

Huấn luyện đạo đức cho con cái

  1. Dẫu cha mẹ cần đến trường học để bảo đảm cho con cái mình có được một nền giáo dục cơ bản, nhưng họ không bao giờ có thể khoán trắng việc huấn luyện đạo đức cho con cái nơi một ai khác. Sự phát triển tình cảm và đạo đức của một con người đòi hỏi một kinh nghiệm cơ bản: tin rằng cha mẹ của mình là đáng tin cậy. Đó là một trách nhiệm trong giáo dục: với tình thương và gương sáng cha mẹ tạo sự tin tưởng nơi con cái, truyền cho chúng một lòng kính trọng trong yêu thương. Khi một đứa con nào đó không còn cảm thấy mình được quý yêu trước mặt cha mẹ, dù đó là do khuyết điểm của mình, hoặc nó không nhận thấy cha mẹ đang quan tâm thật sự đến nó, điều đó gây tổn thương sâu sắc và tạo nhiều nhiều khó khăn trên bước đường trưởng thành của nó. Sự vắng mặt này, tức là sự bỏ rơi do thiếu tình thương, sẽ gây ra một nỗi đau sâu sắc hơn là một sự sửa dạy nào đó có thể có do trẻ làm một hành động sai trái.

  2. 264. Nhiệm vụ của cha mẹ bao gồm cả việc giáo dục ý chí và phát triển những thói quen cũng như khuynh hướng tình cảm hướng thiện cho con cái. Điều đó hàm ý nói đến những cách cư xử tốt đẹp đáng để học tập và những khuynh hướng cần phát triển dẫn đến sự trưởng thành. Nhưng người ta luôn bàn đến một tiến trình khởi đi từ sự bất toàn đến sự viên mãn hơn. Ước muốn thích nghi với xã hội, hoặc thói quen từ bỏ được thỏa mãn ngay lập tức để thích ứng với một luật lệ và bảo đảm cho mình một cuộc chung sống tốt đẹp, tự nó đã là một giá trị khởi đầu cho tâm hồn hướng đến những giá trị cao hơn. Việc giáo dục đạo đức phải luôn được thực hiện bằng những phương pháp tích cực và đối thoại giáo dục liên quan đến sự nhạy cảm và ngôn ngữ riêng của con cái. Ngoài ra, việc giáo dục này phải được thực hiện theo cách quy nạp, sao cho đứa trẻ có thể tự mình khám phá được tầm quan trọng của các giá trị nhất định, các nguyên tắc và luật lệ, thay vì áp đặt cho nó những điều được xem như là những chân lí dứt khoát.

  3. Để hành động tốt thì “phán đoán đúng” hoặc chỉ biết rõ những gì phải làm thôi cũng chưa đủ, cho dù đó là điều ưu tiên. Nhiều lúc chúng ta không nhất quán với những xác tín riêng của mình, ngay cả khi chúng chắc chắn. Ngay cả khi lương tâm nói cho ta về một phán đoán luân lí nhất định, thì những thứ khác hấp dẫn hơn có khi sẽ lôi cuốn mạnh hơn, nếu ta chưa đạt được tới mức sự thiện vốn được tâm trí nắm bắt đã bén rễ trong ta như một thiên hướng tình cảm thâm sâu, như ước muốn hướng thiện vượt trổi hơn những điều hấp dẫn kia và cho ta cảm thấy rằng sự thiện mà ta đã nhận biết cũng là sự thiện “cho chúng ta” tại đây và lúc này. Một sự giáo dục đạo đức hữu hiệu bao hàm việc cho người ta biết nên hành động tới mức nào thì tốt. Ngày nay, thường sẽ không đạt được hiệu quả khi ta yêu cầu một điều gì đó đòi hỏi cố gắng và hi sinh từ bỏ mà lại không cho thấy rõ ràng sự thiện mà người ta có thể đạt được.

  4. Cần phải phát triển những thói quen. Ngay cả những thói quen mà trẻ đã đắc thủ có một vai trò tích cực, chúng giúp chuyển các giá trị quan trọng đã được nội tâm hóa thành những hành vi bên ngoài lành mạnh và bền vững. Một đứa bé có thể có tâm tính dễ hòa đồng và sẵn lòng đối xử tốt với người khác, nhưng nếu trong một thời gian lâu mà không được người lớn nhắc nhở, không quen nói những tiếng “làm ơn”, “xin lỗi”, “cám ơn”, thì tâm hướng tốt lành đó của nó không dễ dàng được bày tỏ ra theo cung cách này. Củng cố ý chí và lặp lại những hành động nhất định nào đó tạo nên hạnh kiểm đạo đức, và không có sự lặp đi lặp lại có ý thức, tự do và trân trọng những hành vi tốt thì việc giáo dục hạnh kiểm đó sẽ không hoàn tất. Những lí do, hoặc sự hấp dẫn mà ta cảm thấy về một giá trị nhất định nào đó, sẽ không trở thành nhân đức nếu không có những hành động vốn có động lực thúc đẩy thích hợp.

  5. Tự do là một cái gì đó rất kì vĩ, nhưng ta cũng có thể đánh mất nó. Giáo dục đạo đức là vun trồng tự do qua các gợi ý, các động lực, những áp dụng thực hành, những khích lệ, phần thưởng, gương lành, mẫu mực, biểu tượng, những suy tư, những lời khuyên dạy, xem xét lại cách hành động và các đối thoại giúp con người phát triển những nguyên tắc bền vững trong nội tâm, có thể đi đến mức làm điều tốt một cách bộc phát. Nhân đức là một xác tín đã được chuyển hóa thành nguyên tắc hành động thuộc nội tâm và bền vững. Bởi thế, đời sống đạo đức xây dựng tự do, củng cố và giáo dục tự do, qua việc ngăn chặn con người trở thành nô lệ cho những xu hướng cưỡng bách biến con người thành bất nhân và chống xã hội. Thật vậy, chính phẩm giá con người đòi hỏi mỗi người phải “hành động theo sự lựa chọn có ý thức và tự do, nghĩa là được thúc đẩy và xác quyết bởi những xác tín cá nhân”[293].

Việc sửa phạt có giá trị kích hoạt

  1. Tương tự, điều thiết yếu cần giúp trẻ em và thanh thiếu niên nhận ra rằng mọi hành động xấu đều có hậu quả của nó. Cần khơi dậy nơi chúng khả năng tự đặt mình vào hoàn cảnh của người khác và hối hận vì đã gây ra sự dữ làm cho người ta đau khổ. Một số hình phạt – đối với những hành động hung hăng chống lại xã hội – có thể phần nào đạt được mục tiêu này. Điều quan trọng là kiên quyết dạy cho trẻ biết xin lỗi và sửa chữa những thiệt hại gây ra cho người khác. Khi tiến trình giáo dục cho thấy những hoa quả nơi sự trưởng thành tự do cá nhân, thì chính đứa trẻ đến một lúc nào đó sẽ bắt đầu chân nhận với lòng tri ân rằng thật là quí hóa khi được lớn lên trong một gia đình và nó cũng chịu đựng được ngay cả những đòi hỏi mà tiến trình huấn luyện đặt ra.

  2. Việc sửa lỗi sẽ là một kích hoạt khi cùng một lúc cha mẹ đáng giá cao và nhìn nhận những nỗ lực của con trẻ, còn con trẻ thì nhận ra cha mẹ vẫn tin tưởng kiên nhẫn với nó. Một đứa trẻ được ân cần sửa sai sẽ cảm thấy mình được quan tâm, nó nhận thấy mình là một ai đó, cảm thấy cha mẹ nhìn nhận những tiềm năng của mình. Điều này không đòi hỏi cha mẹ phải hoàn hảo, nhưng cần khiêm tốn nhận biết những hạn chế của mình và chứng tỏ rằng mình cũng rất nỗ lực để trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, một dấu chứng mà con cái cần thấy nơi cha mẹ đó là không để cho những cơn giận cuốn mình đi. Khi con làm điều xấu, thì phải được sửa lỗi, nhưng không bao giờ xem con như một kẻ thù hoặc như một đối tượng để mình trút cơn nóng giận. Ngoài ra, người lớn phải biết rằng một số hành vi xấu gắn liền với sự mỏng manh và giới hạn tuổi tác của trẻ nhỏ. Bởi thế, việc thường xuyên sửa phạt có thể sẽ gây tác hại chứ không giúp trẻ cảm nhận được mức độ nghiêm trọng của các hành vi và gây ra sự chán nản bực bội: “Hỡ những người làm cha, đừng làm con cái bực tức” (Ep 6,4; cf. Cl 3,21).

  3. Điều cơ bản là đừng biến kỉ luật thành một lực kháng hủy hoại ước muốn, nhưng trở thành một lực đẩy để đi xa hơn. Làm thế nào để hòa nhập kỉ luật với sức năng động nội tâm? Làm thế nào để đảm bảo kỉ luật là một giới hạn có tính xây dựng của cuộc hành trình mà đứa trẻ phải đảm nhận, chứ không phải là một bức tường ngăn chặn hoặc là một lối giáo dục gây ức chế? Cần tìm ra sự cân bằng giữa hai thái cự có hại như nhau. Một đàng đòi phải xây dựng một thế giới phù hợp với những ước muốn của con cái, chúng sẽ lớn lên với ý thức mình là chủ thể của quyền lợi chứ không phải của trách nhiệm. Đàng khác đi đến chỗ con cái sống mà không ý thức về phẩm giá của mình, về căn tính riêng và các quyền của mình, chúng bị đè nặng bởi các nghĩa vụ và phục tùng để thực thi những ước muốn của người khác.

Thực tiễn trong kiên nhẫn

  1. Giáo dục đạo đức bao hàm việc chỉ đòi hỏi một đứa bé hay một người trẻ chỉ những điều đối với chúng không là một hi sinh quá mức chịu đựng, và chỉ đòi hỏi trong mức độ chúng phải nỗ lực mà không gây phẫn uất hoặc cảm thấy bị cưỡng bức. Hành trình thông thường là đề ra những bước nhỏ có thể được hiểu, được chấp nhận và được trân trọng, và bao gồm một sự từ bỏ hợp lí. Ngược lại, nếu đòi hỏi quá nhiều, thì sẽ không được điều gì cả. Con người ta ngay khi có thể được giải thoát khỏi quyền bính, có thể sẽ thôi không còn làm điều tốt nữa.

  2. Việc giáo dục đạo đức đôi khi gặp phải phản ứng khinh thường do con trẻ trải nghiệm mình đã bị bỏ rơi, vì thất vọng, thiếu tình thương, hoặc một ấn tượng xấu về cha mẹ. Các giá trị đạo đức được phóng chiếu lên những hình ảnh méo mó của người cha và người mẹ, hoặc những yếu đuối của người lớn. Bởi thế, ta cần giúp thanh thiếu niên biết áp dụng trong thực tế những điều tương tự như: những giá trị đạt được cách đặc biệt nơi một số người rất gương mẫu, nhưng cũng được thể hiện một cách không hoàn hảo và ở các mức độ khác nhau. Đồng thời, vì những phản kháng của người trẻ thường gắn liền với những kinh nghiệm tiêu cực, cho nên ta cần giúp họ theo con đường chữa trị vết thương của thế giới nội tâm này, từ đó họ mới có thể đi đến sự thông cảm và hòa giải với con người và với xã hội.

  3. Trong khi đề ra các giá trị, ta cần tiến hành từ từ, khai triển bằng nhiều cách khác nhau tùy theo độ tuổi và khả năng cụ thể của con trẻ, không đòi hỏi phải áp dụng các phương pháp nghiêm ngặt và thiếu uyển chuyển. Những đóng góp có giá trị của tâm lí học và khoa học giáo dục cho thấy rằng để làm thay đổi hành vi của một đứa trẻ cần có một quá trình tiệm tiến, nhưng cũng như tự do nó cần được khai thông và kích thích, vì tự nó tự do không thể đảm bảo sự trưởng thành của mình. Tự do được đặt trong hoàn cảnh, thực tế, đó là tự do bị giới hạn và có điều kiện. Tự do đó không đơn thuần là một khả năng lựa chọn điều tốt hoàn toàn có tính bộc phát. Ta thường không phân biệt được cách thỏa đáng giữa hành động “tự nguyện” và hành động “tự do”. Một người nào đó có thể ước muốn rất mạnh mẽ một điều gì đó xấu xa, do một niềm đam mê không thể cưỡng lại hoặc bởi một nền giáo dục tệ hại. Trong trường hợp như vậy, quyết định của người ấy đúng thực là tự nguyện, không mâu thuẫn với xu hướng của ý chí, nhưng đó không phải là tự do, bởi vì hầu như người đó không thể không chọn điều xấu ấy. Đó là điều xảy ra với người nghiện ngập ma túy không cưỡng lại được. Khi người đó muốn có ma túy thì anh làm hết sức để có nó, nhưng anh ta đã bị áp lực cưỡng bức mạnh mẽ đến nỗi lúc đó anh không thể có một quyết định khác hơn. Vì vậy, quyết định của anh là tự nguyện, nhưng không tự do. Không có nghĩa gì cả khi nói “hãy để anh tự do lựa chọn”, bởi lẽ thật ra anh không thể chọn lựa, và càng lao vào ma túy anh càng gia tăng nghiện ngập. Người nghiện cần đến sự giúp đỡ của người khác và một tiến trình giáo dục.

Đời sống gia đình như một khung cảnh giáo dục

  1. Gia đình là trường học đầu tiên dạy các giá trị nhân bản, nơi đây người ta học biết sử dụng tự do một cách tốt đẹp. Có những xu hướng đã được hình thành chín chắn trong thời thơ ấu bám rễ sâu trong con người và chúng vẫn còn tồn tại suốt cuộc đời, như một cảm xúc thuận lợi đối với một giá trị, hoặc như một sự chối bỏ tự phát những lối cư xử nhất định. Nhiều người hành động trong cả cuộc sống theo một cung cách nhất định nào đó vì họ xem như vậy là đáng giá, cái cung cách hành động như đã thấm sâu và trở thành con người của họ từ thời thơ ấu: “Tôi đã được dạy như thế”; “Đó là những gì tôi đã học”. Trong bối cảnh gia đình, người ta cũng có thể học biết phân định với tinh thần phê bình các thông điệp do các phương tiện truyền thông đem lại. Thật đáng buồn, một số chương trình truyền hình hoặc một số hình thức quảng cáo có ảnh hưởng tiêu cực và hạ thấp những giá trị hấp thụ được từ trong cuộc sống gia đình.

  2. Trong thời đại hiện nay, nơi mà những lo lắng và tốc độ kĩ thuật ngự trị, nhiệm vụ rất quan trọng của gia đình là giáo dục khả năng biết chờ đợi. Vấn đề không phải là cấm bọn trẻ chơi với các thiết bị điện tử, nhưng phải tìm cách để giúp chúng có khả năng phân biệt các lí lẽ khác nhau và không áp dụng tốc độ kĩ thuật số trong mọi lãnh vực của cuộc sống. Trì hoãn không phải là khước từ ước muốn, nhưng là làm chậm lại sự thỏa mãn của mình. Khi trẻ em hoặc thanh thiếu niên không được giáo dục để chấp nhận rằng có những điều phải chờ đợi, chúng sẽ trở thành những kẻ kiêu căng độc tài, bắt mọi sự phục tùng để thỏa mãn nhu cầu trước mắt của chúng và chúng lớn lên cùng với thói hư muốn có “tất cả ngay lập tức”. Đó là một sự lừa dối kinh khủng vốn không giúp cho tự do triển nở, mà còn làm hại tự do. Trái lại, khi người ta giáo dục để học biết trì hoãn một số điều và học biết chờ đợi cho tới thời điểm phù hợp, tức là người ta dạy cho biết làm chủ bản thân, độc lập trước các xung năng của mình nghĩa là gì. Như thế, khi trẻ em kinh nghiệm được mình có thể chịu trách nhiệm về chính mình, lòng tự trọng của chúng càng được phát triển. Đồng thời, điều đó dạy cho chúng biết tôn trọng quyền tự do của người khác. Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là kì vọng trẻ sẽ hành động như người lớn, nhưng cũng không được xem thường khả năng phát triển sự tự do trong trách nhiệm đến mức trưởng thành của chúng. Trong một gia đình lành mạnh, tiến trình học tập này được thực hiện cách thôg thường qua những đòi hỏi của cuộc sống chung.

  3. Gia đình là môi trường đầu tiên của việc hòa nhập xã hội, bởi vì đó là nơi đầu tiên con người học biết đặt mình đối diện với người khác, để lắng nghe, để chia sẻ, để chịu đựng, để tôn trọng, để giúp đỡ, để chung sống. Nhiệm vụ của giáo dục là phải khơi dậy cảm nhận về thế giới và xã hội như “bầu khí gia đình”, dạy ta biết “sống” vượt ra ngoài giới hạn ngôi nhà riêng của mình. Trong khung cảnh gia đình ta học để làm sống lại sự gần gũi, quan tâm lẫn nhau, chào hỏi nhau. Nơi đó người ta phá vỡ vòng vây ích kỉ nguy khốn để nhận ra rằng chúng ta đang sống cùng những người khác, với những người khác, những người xứng đáng với sự quan tâm, tử tế, và tình cảm của chúng ta. Sẽ không có mối tương quan xã hội nào nếu không có chiều kích đầu tiên của cuộc sống thường nhật này, xem ra rất nhỏ nhặt: sống gần gũi bên nhau, hằng ngày chúng ta gặp nhau lúc này lúc khác, cùng lo đến những điều tất cả chúng ta bận tâm, giúp nhau trong những điều nhỏ nhặt hằng ngày. Mỗi ngày gia đình phải sáng tạo những cách thức mới để gia tăng sự nhận biết lẫn nhau.

  4. Trong khung cảnh gia đình người ta cũng có thể thiết lập lại các thói quen tiêu dùng để cùng nhau tiên liệu cho ngôi nhà chung: “Gia đình là chủ thể chính của một hệ sinh thái toàn diện, bởi lẽ nó là chủ thể xã hội đầu tiên, chứa đựng trong chính mình hai nguyên lí-nền tảng của nền văn minh nhân loại trên trái đất: các nguyên lí của hiệp thông và nguyên lí của sự phong nhiêu”[294]. Cũng vậy, những lúc khó khăn và gian khổ trong đời sống gia đình có thể dạy ta rất nhiều điều. Chẳng hạn như khi trong gia đình có một người bệnh, vì “trước hoàn cảnh bệnh hoạn, trong gia đình cũng phát sinh những khó khăn, nguyên nhân do sự yếu đuối của con người. Nhưng, nhìn chung, thời gian gia đình có người bệnh lại là thời gian làm tăng sức mạnh gắn kết gia đình. […] Một nền giáo dục mà đánh mất sự nhạy cảm với bệnh tật của con người, sẽ làm cho con tim người ta trở nên cằn cỗi. Điều đó làm cho trẻ “bị tê liệt” trước nỗi đau khổ của người khác, không có khả năng đối đầu với đau khổ và sống kinh nghiệm các giới hạn”[295].

  5. Các công nghệ truyền thông và giải trí ngày càng phong phú có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn hoặc cản trở sự gặp gỡ giữa cha mẹ và con cái xét về mặt giáo dục. Khi được sử dụng tốt thì chúng có thể hữu ích để nối kết các thành viên trong gia đình cho dẫu ở xa nhau. Sự liên lạc thường xuyên có thể giúp giải quyết các khó khăn[296]. Tuy nhiên, cần phải biết rõ rằng chúng không thay thế cho nhu cầu đối thoại cá nhân và sâu xa hơn vốn cần có một sự tiếp xúc thể lí, hoặc ít nhất, nghe được tiếng nói của người kia. Chúng ta biết đôi khi những phương tiện này làm cho người ta cách xa nhau thay vì xích lại gần nhau, như khi đến giờ ăn mà mỗi người đều chú tâm vào chiếc điện thoại di động của mình, hoặc khi một người đi ngủ trong khi phải chờ người kia, đang mải mê hàng giờ với một thiết bị điện tử. Trong gia đình, đây cũng phải là lí do để đối thoại và thỏa thuận với nhau để làm sao gia đình dành ưu tiên cho sự gặp gỡ của các thành viên mà không rơi vào những điều cấm đoán phi lí. Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ qua những nguy cơ của các hình thức truyền thông mới đối với trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, chúng đôi khi làm cho trẻ trở nên thờ ơ, tách rời khỏi thế giới thực. Bệnh “tự kỉ về kĩ thuật” này dễ dàng đưa trẻ vào tầm thao túng của những người tìm cách xâm nhập vào thế giới sâu kín của chúng với những bận tâm ích kỉ.

  6. Cũng không tốt nếu cha mẹ trở nên độc tài toàn trị đối với con cái mình, chúng vốn chỉ có thể tin tưởng vào họ, bởi vì như thế là cản trở một tiến trình thích đáng giúp chúng hòa nhập vào xã hội và trưởng thành tình cảm. Để hiệu quả của việc làm cha và làm mẹ được nối dài đến với một thực tại rộng lớn hơn, “các cộng đoàn Kitô hữu được kêu gọi để hỗ trợ cho sứ mạng giáo dục của gia đình”[297], cách đặc biệt qua huấn giáo khai tâm. Để hỗ trợ một nền giáo dục toàn diện, chúng ta cần “làm sống lại giao ước giữa gia đình và cộng đoàn Kitô hữu”[298]. Thượng Hội đồng đã muốn nêu rõ tầm quan trọng của các trường Công giáo, vốn “đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cha mẹ hoàn tất bổn phận giáo dục con cái[299] […]. Các trường Công giáo cần được khuyến khích trong sứ mạng giúp các em học sinh lớn lên thành người trưởng thành, những người có thể nhìn thấy thế giới bằng cái nhìn yêu thương của Chúa Giêsu và hiểu được cuộc sống như một lời mời gọi phục vụ Thiên Chúa”. Theo nghĩa đó, “cần được khẳng định cách dứt khoát về quyền tự do của Hội thánh về việc dạy đạo lí và quyền phản đối theo lương tâm của các nhà giáo dục”[300].

Cần có giáo dục giới tính

  1. 280. Công Đồng Vatican II đề cập đến sự cần thiết phải có về “một nền giáo dục giới tính tích cực và khôn ngoan”, dành cho trẻ em và thanh thiếu niên “dần theo năm tháng khi chúng lớn lên” và “phải lưu tâm đến những tiến bộ của tâm lí học, sư phạm và giáo dục”[301]. Chúng ta nên tự hỏi liệu các tổ chức giáo dục của chúng ta đã đảm nhận thách đố này chưa. Thật khó để nghĩ về vấn đề giáo dục giới tính trong một thời đại khi người ta có xu hướng tầm thường hóa và làm nghèo nàn tính dục. Người ta chỉ có thể hiểu được nó trong cái nhìn toàn cảnh của một nền giáo dục về tình yêu, sống dâng hiến cho nhau. Bằng cách đó, ngôn ngữ của tính dục sẽ không bị làm nghèo nàn đi một cách đáng buồn, nhưng được khai sáng. Xung năng tính dục có thể được vun trồng trong một tiến trình nhận biết chính mình và trong sự phát triển năng lực tự chủ, có thể giúp khơi lên khả năng quí giá của niềm vui và sự gặp gỡ thân tình.

  2. Giáo dục giới tính cung cấp thông tin, nhưng không được quên rằng trẻ em và thanh thiếu niên chưa đạt tới sự trưởng thành đầy đủ. Thông tin phải đến đúng thời điểm theo cách thức phù hợp với lứa tuổi. Sẽ không ích lợi nếu cứ chất đầy cho chúng các dữ liệu mà không phát triển một ý thức phê bình trước sự xâm lấn của các ý tưởng đề xướng, các văn hóa phẩm khiêu dâm thiếu kiểm soát và sự tràn ngập của các kích thích có thể gây phương hại đến tính dục. Những người trẻ phải có khả năng nhận ra rằng chúng đang bị tấn công dồn dập bởi các thông điệp không mang lại ích lợi gì cho chúng và cho sự trưởng thành của chúng. Cần giúp chúng nhận biết và tìm kiếm những ảnh hưởng tích cực, đồng thời giúp chúng tránh xa tất cả những gì làm biến dạng khả năng yêu thương của chúng. Cũng vậy, chúng ta phải chấp nhận “trước hết cần có một ngôn ngữ mới mẻ và phù hợp hơn để giới thiệu cho trẻ em và thanh thiếu niên về đề tài tính dục”[302].

  3. Nền giáo dục giới tính gìn giữ một cảm thức e thẹn lành mạnh có một giá trị lớn lao, cho dẫu ngày nay một số người cho rằng đó là một điều đã lỗi thời. Đó là sự phòng vệ tự nhiên của một nhân vị bảo vệ cõi riêng tư nội tâm của mình và tránh không để mình biến thành một sự vật đơn thuần bị người khác sử dụng. Nếu không có cảm thức e thẹn, ta có thể giản lược tình cảm và tính dục thành những nỗi ám ảnh chỉ chú ý vào hoạt động sinh dục, thành những bệnh lí làm méo mó khả năng yêu thương của ta và những hình thức khác nhau của bạo lực tình dục dẫn đến việc đối xử phi nhân tính hoặc làm tổn hại những người khác.

  4. Thông thường giáo dục giới tính tập trung vào việc kêu gọi người ta “bảo vệ mình” bằng cách tìm thực hành một thứ “tình dục an toàn”. Những lối nói đó truyền đạt một thái độ tiêu cực đối với mục đích sinh sản tự nhiên của tính dục, như thể đứa con có thể có là một kẻ thù phải đề phòng. Như thế là cổ võ thái độ duy kỉ gây hấn thay vì cởi mở đón nhận. Mời gọi thanh thiếu niên đùa bỡn với thân xác và các thèm muốn của mình, như thể chúng đã có sự trưởng thành, các giá trị, sự dấn thân cho nhau và các mục đích riêng của hôn nhân, quả là một điều vô trách nhiệm. Như thế tức là khuyến khích họ vui vẻ sử dụng người khác như một đối tượng trải nghiệm để bù đắp các khiếm khuyết và những giới hạn lớn của mình. Trái lại, điều quan trọng là dạy một khóa học về các biểu hiện khác nhau của tình yêu, về việc chăm sóc lẫn nhau, về sự dịu dàng tôn trọng nhau, về việc thông giao giàu ý nghĩa. Quả thật, tất cả điều này chuẩn bị cho một sự tự hiến hoàn toàn và quảng đại mà họ sẽ bày tỏ, sau một cam kết công khai, qua việc hiến dâng thân xác. Như thế sự kết hợp tính dục trong hôn nhân sẽ thể hiện như dấu chỉ của một sự cam kết toàn vẹn, được làm cho phong phú nhờ cả quá trình đi trước.

  5. Không được lừa dối người trẻ khiến họ nhầm lẫn giữa các bình diện: sự hấp dẫn tình dục “nhất thời tạo ra một ảo tưởng của sự nên một, nhưng nếu không có tình yêu thì sự “nên một” này rốt cuộc vẫn để lại tình trạng hai người xa lạ và phân li như trước”[303]. Ngôn ngữ của thân xác đòi hỏi học tập kiên trì để biết diễn giải và phải giáo dục những ham muốn của mình để thật sự tự hiến. Khi người ta tưởng mình trao hiến tất cả ngay lập tức thì rất có thể là người ta không trao hiến gì hết. Một đàng ta hiểu đó là sự mong manh và nhầm lẫn của tuổi trẻ, đàng khác là khuyến khích thanh thiếu niên kéo dài sự ấu trĩ của họ trong cách diễn tả tình yêu. Nhưng, ngày nay ai là người sẽ nói về những điều này? Ai có thể quan tâm đến các bạn trẻ? Ai sẽ giúp họ chuẩn bị một cách nghiêm túc để sống cho một tình yêu cao thượng và quảng đại? Ngày nay người ta quá coi nhẹ việc giáo dục giới tính.

  6. Giáo dục giới tính cũng nên bao hàm cả sự tôn trọng và lòng quí trọng sự khác biệt, điều đó thể hiện nơi mỗi người khả năng vượt qua sự khép kín trong những giới hạn của chính mình để mở ra đón nhận người khác. Ngoài những khó khăn có thể hiểu được mà mỗi người có thể gặp phải, người trẻ cần được giúp đỡ để biết chấp nhận thân xác của mình như nó đã được tạo ra, bởi vì “nghĩ rằng mình là chủ nhân tuyệt đối của thân xác mình, sẽ dẫn tới có khi cách tinh vi nghĩ rằng mình cũng là chủ tuyệt đối trên cả tạo thành […]. Quí trọng thân xác mình, là người nam hay là người nữ, cũng cần thiết để có thể nhận ra chính mình trong cuộc gặp gỡ với tha nhân, một người khác với mình. Bằng cách đó, chúng ta có thể vui mừng đón nhận tặng phẩm đặc biệt là tha nhân nam hay nữ kia, vốn là công trình của Thiên Chúa Tạo Hóa, và giúp làm phong phú cho nhau”[304]. Chỉ bằng cách bỏ đi nỗi sợ sự khác biệt người ta mới có thể đạt đến sự giải thoát chính mình để khỏi qui hướng về mình và tìm kiếm chính bản thân. Giáo dục giới tính phải giúp người ta chấp nhận chính thân xác mình, chứ không tìm cách “xóa bỏ sự khác biệt tính dục để rồi không còn biết phải đối diện với nó ra sao”[305].

  7. Người ta cũng không thể không biết rằng cấu trúc hình thành nên hiện hữu của mỗi người, nữ cũng như nam, không chỉ là tập hợp những yếu tố sinh học hay di truyền, mà còn nhiều yếu tố khác liên quan đến tính khí, lịch sử gia đình, văn hóa, kinh nghiệm sống, nền giáo dục ta đã nhận được, những ảnh hưởng của bạn bè, người thân trong gia đình và những người ta ngưỡng mộ, cũng như những hoàn cảnh cụ thể khác đòi hỏi một nỗ lực thích ứng. Quả thực là chúng ta không thể tách rời nam tính và nữ tính ra khỏi công trình tạo dựng của Thiên Chúa, vốn là điều có trước tất cả các quyết định và kinh nghiệm của chúng ta và trong đó có những yếu tố sinh học không thể bỏ qua. Nhưng nam tính và nữ tính đúng là cái gì đó không phải cứng nhắc. Cho nên, cách thể hiện nam tính của người chồng, chẳng hạn, có thể linh động thích ứng với hoàn cảnh công việc của người vợ. Đảm đương việc nhà hoặc một vài công việc chăm sóc con cái không hề làm cho người chồng giảm đi nam tính của mình, cũng không hàm nghĩa đó là một sự thất bại, một sự nhượng bộ hay một điều gì đáng xấu hổ. Chúng ta phải giúp trẻ chấp nhận là bình thường những “hoán đổi” lành mạnh này mà không hề làm giảm sút phẩm giá hình ảnh của người cha. Quan niệm cứng nhắc về nam tính hay nữ tính sẽ trở thành quá đáng, và không giáo dục trẻ em cũng như người trẻ về tính hỗ tương được thâm nhập vào các điều kiện thực tế của hôn nhân. Sự cứng nhắc này, đến lượt nó, có thể cản trở sự phát triển các năng lực của mỗi người, đến mức có thể coi những người nam cống hiến cho nghệ thuật hay khiêu vũ là ít nam tính và những người nữ thi thành nhiệm vụ điều hành thì ít nữ tính. Điều này, cảm ơn Chúa, nay đã thay đổi, nhưng tại một số nơi những quan niệm không phù hợp vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng đến sự tự do chính đáng và làm hư sự phát triển đích thực về căn tính cụ thể của con cái và tiềm năng của chúng.

Thông truyền đức tin

  1. Giáo dục con cái phải đi qua một hành trình thông truyền đức tin, một việc trở nên khó khăn do lối sống hiện tại, giờ giấc làm việc, tính phức tạp của thế giới ngày nay, trong đó nhiều người, để tồn tại, phải chịu một nhịp độ điên cuồng[306]. Dù sao, gia đình vẫn phải tiếp tục là nơi học biết những lí lẽ và vẻ đẹp của đức tin, để cầu nguyện và phục vụ tha nhân. Điều này bắt đầu với bí tích Rửa tội, trong đó, như Thánh Augustinô nói, các bà mẹ nuôi dạy con mình là để “cộng tác vào sự sinh hạ thánh thiêng”[307]. Sau đó, khởi sự hành trình tăng trưởng sự sống mới này. Đức tin là một ơn huệ của Thiên Chúa mà ta lãnh nhận trong bí tích Rửa tội, chứ không phải là kết quả của một hành động phàm nhân, tuy nhiên cha mẹ là phương thế Thiên Chúa dùng để giúp cho đức tin của con cái được trưởng thành và phát triển. Bởi thế, “thật tuyệt vời khi các bà mẹ dạy cho con nhỏ của mình làm cử chỉ hôn Chúa Giêsu hay Đức Mẹ. Một cử chỉ dịu dàng tình cảm biết bao! Khi ấy trái tim của con trẻ sẽ trở thành nơi cầu nguyện”[308]. Thông truyền đức tin giả định rằng cha mẹ thực sự sống kinh nghiệm đức tin, tin tưởng vào Chúa, tìm kiếm Ngài, cần đến Ngài, bởi lẽ chỉ bằng cách này “đời nọ tới đời kia, thiên hạ đề cao sự nghiệp Chúa, và truyền tụng những chiến công của Ngài” (Tv 144,4) và “ người cha sẽ dạy cho con cái rõ Ngài là Đấng tín trung” (Is 38,19). Điều này đòi hỏi chúng ta kêu xin Chúa hành động trong tâm hồn của con cái, nơi mà chúng ta không thể chạm đến được. Hạt cải rất bé nhỏ sẽ trở thành một cây lớn (cf. Mt 13,31-32), và như thế chúng ta nhận ra sự không cân đối giữa việc làm và hiệu quả. Bởi thế, chúng ta biết rằng mình không phải là chủ nhân của tặng phẩm nhưng là những người quản lí cần mẫn. Tuy nhiên, nỗ lực sáng tạo của chúng ta là một đóng góp giúp chúng ta cộng tác với kế hoạch của Thiên Chúa. Vì thế, “phải chăm lo quí trọng các đôi vợ chồng, những người mẹ và những người cha, như những chủ thể tích cực của việc huấn giáo […]. Việc huấn giáo trong gia đình là một trợ lực lớn lao, như một phương pháp hiệu quả nhằm huấn luyện các cha mẹ trẻ và làm cho họ ý thức sứ mạng của mình như là những người loan báo Tin mừng cho chính gia đình mình”[309].

  2. Việc giáo dục đức tin biết thích ứng với mỗi đứa trẻ, bởi vì các phương thế đã học hoặc các công thức đôi khi không còn tác dụng. Trẻ nhỏ cần các biểu tượng, những hành động, và những chuyện kể. Thanh thiếu niên thường dị ứng với uy quyền và các qui tắc, vì thế tốt hơn nên khích lệ kinh nghiệm đức tin cá nhân của các em và cung cấp cho các em những chứng tá sáng ngời nhằm thuyết phục bởi chính vẻ đẹp của những chứng tá ấy. Cha mẹ muốn đồng hành đức tin với con cái mình cần chú ý đến những thay đổi của chúng, vì họ biết rằng kinh nghiệm tâm linh không áp đặt nhưng đề nghị trong sự tự do. Điều quan trọng là con cái nhìn thấy một cách cụ thể đối với cha mẹ chúng việc cầu nguyện thật sự là quan trọng. Bởi thế, những khoảnh khắc cầu nguyện trong gia đình và những diễn tả lòng đạo đức bình dân có thể có sức loan báo Tin mừng mạnh hơn bất kì việc dạy giáo lý và bài giảng đạo nào. Tôi muốn bày tỏ cách đặc biệt lòng biết ơn đến tất cả các bà mẹ không ngừng cầu nguyện, như Thánh nữ Monica, cho những người con của mình đang lạc xa Chúa Kitô.

  3. Thực hành việc thông truyền đức tin cho con cái, theo nghĩa tạo thuận lợi cho việc biểu lộ và phát triển đức tin, cho phép gia đình trở thành nhà rao giảng Tin mừng, và một cách tự nhiên gia đình bắt đầu thông truyền đức tin cho mọi người xung quanh, ngay cả những người bên ngoài phạm vi gia đình. Những đứa con lớn lên trong các gia đình truyền giáo thường trở thành những nhà truyền giáo, nếu như cha mẹ biết cách sống sứ vụ này, bằng cách đó người khác cảm thấy họ gần gũi và thân thiện, và như thế con cái lớn lên theo cách tương quan này với thế giới mà không từ bỏ đức tin và những xác tín của mình. Chúng ta nên nhớ rằng chính Đức Giêsu đã ăn uống với những người tội lỗi (cf. Mc 2,16; Mt 11,19), Người đã dừng lại để trò chuyện với người phụ nữ Samaria (cf. Ga 4,7-26), và tiếp chuyện với ông Nicôđêmô vào ban đêm (cf. Ga 3,1-21), Người còn để cho một cô gái điếm xức dầu bàn chân mình (cf. Lc 7,36-50), và đã không ngần ngại đụng chạm các người bệnh (cf. Mc 1,40-45; 7,33). Các Tông đồ của Người cũng làm như vậy, họ không phải là những người xem thường người khác, không khép kín trong những nhóm nhỏ của những người đặc tuyển, tách khỏi cuộc sống của dân chúng. Trong khi chính quyền bách hại họ, họ lại được hưởng lòng yêu mến của toàn dân (cf. Cv 2,47; 4,21.33; 5,13).

  4. “Gia đình như thế là chủ thể của hoạt động mục vụ thông qua việc loan báo Tin mừng cách minh nhiên và sự kế thừa đa dạng các hình thức chứng tá như: sự liên đới với những người nghèo, sự đón nhận những con người khác biệt, việc bảo vệ thiên nhiên, sự liên đới tinh thần và vật chất với các gia đình khác, nhất là với những gia đình túng quẫn nhất, việc dấn thân cho sự thăng tiến công ích ngay cả qua việc làm thay đổi những cơ cấu xã hội bất công, bắt đầu từ địa hạt nơi gia đình đang sống, bằng cách thực hành các việc thương xót về phần xác lẫn phần linh hồn”[310]. Điều này phải được đặt trong bối cảnh của niềm xác tín quí giá nhất nơi các Kitô hữu, đó là: tình yêu của Chúa Cha nâng đỡ chúng ta và làm cho chúng ta lớn lên, tình yêu ấy được thể hiện trong sự hiến thân trọn vẹn của Đức Giêsu, Đấng đang sống giữa chúng ta, tình yêu ấy làm cho chúng ta có khả năng một lòng một ý đương đầu với mọi bão tố và mọi giai đoạn của cuộc đời. Ngay giữa lòng mỗi gia đình lời loan báo Tin mừng tiên khởi (kerygma) cũng cần phải được vang lên, cả khi thuận lợi cũng như không thuận lợi, để khai sáng cho cuộc hành trình. Khởi đi từ kinh nghiệm sống trong gia đình, mọi người đều có thể thốt lên rằng: “Chúng tôi đã tin vào tình yêu mà Thiên Chúa đã dành cho chúng tôi” (1 Ga 4,16). Chỉ từ kinh nghiệm này, mục vụ gia đình mới có thể giúp các gia đình, vừa là những Hội thánh tại gia vừa là men Phúc âm hóa trong xã hội.

CHƯƠNG VIII

VIỆC ĐỒNG HÀNH, PHÂN ĐỊNH VÀ HỘI NHẬP

NHỮNG HOÀN CẢNH CHÔNG CHÊNH

 

  1. Các Nghị phụ Thượng Hội đồng đã khẳng định cho dẫu Hội thánh nói rằng mọi cắt đứt ràng buộc hôn phối đều “chống lại ý muốn của Thiên Chúa, nhưng cũng ý thức nhiều con cái mình đang sống trong hoàn cảnh chông chênh”[311]. Được soi sáng bởi cái nhìn của Đức Kitô, “Hội thánh thương yêu ghé mắt đến những anh chị em đang tham dự vào đời sống của Hội thánh một cách không trọn vẹn, trong khi nhìn nhận rằng ân sủng của Chúa cũng hoạt động trong cuộc đời của họ bằng cách ban cho họ sức mạnh để làm điều thiện, để chăm sóc cho nhau bằng tình yêu thương và phục vụ cộng đoàn nơi họ sinh sống và làm việc”[312]. Đàng khác, thái độ này được thúc đẩy thêm trong bối cảnh của Năm Thánh dành riêng cho lòng thương xót. Mặc dù Hội thánh luôn đề xướng sự hoàn thiện và mời gọi đáp lại Thiên Chúa cách trọn vẹn hơn, “Hội thánh cũng phải đồng hành bằng sự ân cần chăm sóc những đứa con yếu đuối nhất của mình, vốn ghi dấu bởi tình yêu bị tổn thương và lạc lối, bằng cách khôi phục lại cho họ niềm tin và hi vọng, như ánh sáng của một ngọn hải đăng hoặc một ngọn đuốc được đặt giữa mọi người hầu soi sáng cho những người đã lầm đường lạc lối hoặc đang ở giữa bão tố cuộc đời”[313]. Chúng ta đừng quên rằng thường công việc của Hội thánh giống như công việc của một bệnh viện dã chiến.

  2. Hôn nhân Kitô giáo, phản ánh sự kết hợp giữa Đức Kitô và Hội thánh của Người, được thực hiện một cách trọn vẹn trong sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ, họ hiến thân cho nhau trong một tình yêu độc hữu và sự trung thành trong tự do, họ thuộc về nhau cho đến chết và mở ra cho việc truyền sinh, họ được thánh hiến bởi bí tích trao ban ân sủng để xây dựng một Hội thánh tại gia và men của sự sống mới cho xã hội. Các hình thức kết hợp khác đều hoàn toàn nghịch lại với lí tưởng này, trong khi một số người lại thực hiện lí tưởng này ít là một cách phiếm diện hay loại suy. Các Nghị phụ Thượng Hội đồng đã khẳng định rằng Hội thánh không xem nhẹ các yếu tố mang tính xây dựng trong những hoàn cảnh chưa phù hợp hoặc không còn phù hợp với giáo huấn của mình về hôn nhân[314].

Tiệm tiến trong mục vụ

  1. Các Nghị phụ cũng xem xét hoàn cảnh đặc biệt của một cuộc hôn nhân thuần túy dân sự hoặc thậm chí, ở đây cần có sự phân biệt, chỉ là một sự sống chung, trong đó “khi sự kết hợp đạt đến một sự ổn định đáng kể qua một mối liên kết công khai nào đó, chứng tỏ có một tình cảm sâu nặng và trách nhiệm đối với con cái, có khả năng vượt qua các thử thách, thì có thể được xem như một cơ hội đồng hành nhằm phát triển đến bí tích hôn phối”[315]. Đàng khác, điều đáng lo ngại là ngày nay nhiều người trẻ không tin tưởng vào hôn nhân và họ sống chung nhưng trì hoãn vô thời hạn việc cam kết hôn nhân, trong khi những người khác chấm dứt sự cam kết mình đã đảm nhận để rồi lập tức làm một sự cam kết mới. Những ai “là thành phần thuộc Hội thánh thì cần được quan tâm chăm sóc mục vụ với đầy lòng thương xót và khích lệ”[316]. Thật vậy, các Mục tử không những chỉ quan tâm thăng tiến hôn nhân Kitô giáo, mà còn phải lo “phân định mục vụ về hoàn cảnh của nhiều người không còn sống thực tại ấy”, để “đi vào đối thoại mục vụ với những người này nhằm xác định rõ ràng các yếu tố của đời sống họ có thể dẫn đến một sự cởi mở hơn với Tin mừng về hôn nhân ở mức trọn vẹn của nó”[317]. Trong việc phân định mục vụ này cần “nhận diện các yếu tố có thể thúc đẩy việc Phúc Âm hóa và phát triển nhân bản cũng như thiêng liêng”[318].

  2. “Người ta lựa chọn hôn nhân dân sự hoặc, trong một số trường hợp khác nhau, đơn giản chỉ là sống chung, thường không bị thúc đẩy bởi thành kiến hay phản kháng đối với kết hợp bí tích, nhưng do hoàn cảnh văn hóa hay ngẫu nhiên”[319]. Trong những hoàn cảnh này ta có thể trân trọng những dấu chỉ của tình yêu, một cách nào đó chúng phản ánh tình yêu của Thiên Chúa[320]. Chúng ta biết “liên tục ngày càng có nhiều người, sau một thời gian dài sống chung với nhau, xin cử hành hôn phối trong nhà thờ. Việc đơn thuần sống chung thường là sự chọn lựa bởi tâm thức phổ biến đó là chống lại các định chế và những dấn thân dứt khoát, nhưng cũng vì muốn chờ đợi cho tới khi một cuộc sống Ổn định hơn (có việc làm và mức lương cố định). Sau hết, tại một số quốc gia, những sự kết hợp trên thực tế có rất nhiều, không chỉ vì họ bác bỏ các giá trị của gia đình và hôn nhân, nhưng nhất là vì việc kết hôn được xem là một việc rất tốn kém, do những hoàn cảnh xã hội, như thế sự khó nghèo vật chất đã đưa đẩy họ đến chỗ sống kết hợp trên thực tế”[321]. Dù sao đi nữa, “tất cả những hoàn cảnh này cần phải được đối diện giải quyết một cách xây dựng, bằng cách biến chúng thành những cơ hội để tiến dần tới hôn nhân và gia đình trọn vẹn trong ánh sáng của Tin mừng. Điều quan trọng là đón nhận và đồng hành với họ bằng sự kiên nhẫn và tế nhị”[322]. Đó là điều mà Đức Giêsu đã làm với người phụ nữ Samaria (Ga 4,1-26): Người đề cập đến khát vọng tình yêu đích thực của chị, để giải thoát chị khỏi những gì làm u tối cuộc đời chị và đưa chị đến niềm vui trọn vẹn của Tin mừng.

  3. Theo hướng đó, Thánh Gioan Phaolô II đề nghị điều gọi là “luật tiệm tiến”, với nhận thức rằng con người “hiểu biết, yêu mến và thực thi sự thiện luân lí theo những giai đoạn phát triển khác nhau”[323]. Đó không phải là một “sự tiệm tiến của luật”, nhưng là một sự tiệm tiến trong việc thực hiện cách khôn ngoan những hành động tự do nơi những chủ thể không ở trong điều kiện hiểu biết, đánh giá hoặc thực hành cách đầy đủ các đòi hỏi khách quan của luật. Bởi vì ngay cả luật cũng là quà tặng của Thiên Chúa nhằm để chỉ đường, một quà tặng cho tất cả mọi người không trừ một ai để người ta có thể sống với sự trợ giúp của ân sủng, dẫu rằng mỗi người “từ từ thẳng tiến, bằng việc hội nhập dần dần giữa các ơn huệ của Thiên Chúa với những đòi hỏi của tình yêu dứt khoát và tuyệt đối của Ngài vào trong toàn thể đời sống cá nhân và xã hội của con người”[324].

Phân định những hoàn cảnh “bất qui tắc”[325]

  1. Thượng Hội đồng đã đề cập đến những hoàn cảnh khác nhau của con người mỏng manh hay bất toàn. Về vấn đề này, ở đây tôi muốn nhắc lại điều mà tôi đã muốn làm sáng tỏ cho toàn thể Hội thánh, để tránh đi lạc đường: “có hai dòng suy nghĩ vẫn lưu chuyển trong toàn bộ lịch sử của Hội thánh: loại trừ và tái hòa nhập […]. Con đường của Hội thánh, kể từ Công Đồng Giêrusalem trở đi, luôn là con đường của Đức Giêsu: con đường của lòng thương xót và của sự hòa nhập […]. Con đường của Hội thánh là không lên án vĩnh viễn bất cứ ai; là con đường tuôn đổ lòng thương xót của Thiên Chúa cho tất cả những ai thành tâm kêu xin […]. Vì bác ái đích thực luôn vô cùng đại lượng, vô điều kiện và vô cầu”[326]. Vì thế, “cần phải tránh những phán quyết mà không xét đến tính phức tạp của các hoàn cảnh khác nhau, và cần phải lưu tâm tới cách thế mà người ta đang sống và khốn khổ vì điều kiện sống của họ”[327].

  2. Điều quan trọng là làm sao hội nhập hết mọi người, phải giúp mỗi người tìm ra cách thế riêng để tham dự vào cộng đoàn Hội thánh, để họ cảm thấy mình được chạm đến bởi một lòng thương xót “vô cùng đại lượng, vô điều kiện và vô cầu”. Không ai có thể bị kết án mãi mãi, bởi vì đó không phải là lối suy nghĩ của Tin mừng! Tôi không chỉ muốn nói đến những người đã li dị và đang sống một sự kết hợp mới, nhưng nói với mọi người, đang sống trong bất cứ hoàn cảnh nào. Tất nhiên, nếu ai đó phơi bày một tội khách quan như thể đó là một phần của lí tưởng Kitô giáo, hoặc muốn áp đặt một điều gì đó khác với những gì Hội thánh dạy, thì người ấy không thể tự cho là mình đang dạy giáo lí hay rao giảng, và theo nghĩa đó thì người ấy một cách nào đó đã tách mình ra khỏi cộng đoàn (cf. Mt 18,17). Người ấy cần phải nghe loan báo lại sứ điệp Tin mừng và được mời gọi hoán cải. Thế nhưng, ngay cả đối với một người như thế, vẫn có thể có một cách nào đó để họ tham gia vào đời sống của cộng đoàn, ví dụ như: dấn thân trong các công tác xã hội, trong các buổi hội họp cầu nguyện, hoặc theo cách nào đó do sáng kiến cá nhân người ấy có thể đề nghị, cùng với sự phân định của vị Mục tử. Về cách xử lý những hoàn cảnh được gọi là “bất qui tắc”, các Nghị phụ Thượng Hội đồng đã đạt đến một sự đồng thuận chung mà tôi ủng hộ: “Khi xét đến đường lối mục vụ dành cho những người đã kí kết hôn phối dân sự, những người đã li dị và tái hôn, hoặc chỉ đơn thuần là sống chung, Hội thánh phải giúp cho họ hiểu khoa sư phạm ân sủng Thiên Chúa trong đời sống của họ và giúp họ đạt đến sự viên mãn của kế hoạch Thiên Chúa nơi họ”[328], điều này luôn khả thi nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần.

  3. Những người li dị và đang sống một sự kết hợp mới, chẳng hạn, có thể thuộc về nhiều hoàn cảnh rất khác nhau, dù vậy ta cũng không nên phân loại xếp hạng mục hoặc khép họ vào những phạm trù quá cứng nhắc đến nỗi không còn chỗ cho một phân định cá nhân và mục vụ phù hợp. Một sự kiện có thể xảy ra là sự kết hợp lần thứ hai đã ổn định theo thời gian, với những đứa con mới, chứng tỏ có sự trung thành, có sự cống hiến quảng đại, dấn thân sống đức tin Kitô giáo, ý thức tình trạng bất qui tắc của mình và rất khó quay trở lại mà lương tâm không cảm thấy rằng mình không thể tránh khỏi lại rơi vào những sai lỗi mới. Hội thánh nhận biết những hoàn cảnh trong đó “người nam và người nữ, vì những lí do hệ trọng – như nuôi dạy con cái – không thể thỏa mãn sự đòi buộc phải chia tay”[329]. Cũng một trường hợp của những người đã nỗ lực nhiều để cứu cuộc hôn nhân đầu tiên của họ và đã bị bỏ rơi một cách bất công, hoặc trường hợp của “những người đã kí kết một kết ước thứ hai nhằm mục đích nuôi dạy con cái, và đôi khi trong lương tâm họ chủ quan tin rằng cuộc hôn nhân trước đây của họ đã đổ vỡ vô phương cứu vãn, chưa bao giờ thành sự”[330]. Có một trường hợp khác nữa, đó là một sự kết hợp mới xảy ra từ một cuộc li dị chưa lâu, với tất cả những hậu quả của khổ đau và hoang mang gây ra cho con cái và toàn thể gia đình, hoặc trường hợp của một người liên tục bỏ bê bổn phận gia đình. Cần phải thấy rõ rằng đó không phải là lí tưởng mà Tin mừng đề ra cho hôn nhân và gia đình. Các Nghị phụ Thượng Hội đồng đã khẳng định rằng các Mục tử phải luôn luôn làm sao để “phân định thật thích đáng”[331], với một cái nhìn phân định rõ ràng các hoàn cảnh[332]. Chúng ta biết rằng không có “những toa thuốc đơn giản”[333].

  4. Tôi đồng ý với những nhận định của nhiều Nghị phụ Thượng Hội đồng, các ngài muốn khẳng định rằng “những người đã được rửa tội mà li dị và tái hôn về mặt dân sự cần phải được hội nhập nhiều hơn vào cộng đoàn Kitô hữu theo nhiều cách khác nhau, trong khi tránh mọi dịp gây gương xấu. Lí do của việc hội nhập là chìa khóa cho việc đồng hành mục vụ với họ, để không những họ biết mình thuộc về Thân Thể Chúa Kitô, là Hội thánh, mà còn có thể có một kinh nghiệm thuộc về Hội thánh tràn đầy niềm vui và sinh nhiều hoa trái. Họ là những người đã được rửa tội, là anh chị em, những người Chúa Thánh Thần đổ xuống muôn vàn ơn huệ và đặc sủng vì thiện ích của mọi người. Họ có thể tham gia vào nhiều việc phục vụ khác nhau trong Hội thánh: do đó, cần phân định xem có thể vượt qua những hình thức loại trừ nào đang được thi hành trong lãnh vực phụng vụ, mục vụ, giáo dục và cơ chế. Không những không được làm cho họ cảm thấy bị dứt phép thông công, mà còn phải làm cho họ cảm thấy có thể sống và trưởng thành như những thành viên sống động của Hội thánh, cảm thấy Hội thánh như một người Mẹ luôn đón nhận họ, ân cần trìu mến chăm sóc họ và khích lệ họ trên hành trình cuộc sống và Tin mừng. Việc hội nhập này cũng cần thiết cho việc chăm sóc và giáo dục đức tin Kitô giáo cho con cái họ, là những đối tượng phải được xem là quan trọng nhất”[334].

  5. Nếu chúng ta xét đến rất nhiều hoàn cảnh cụ thể khác nhau, như những hoàn cảnh mà chúng tôi đã đề cập ở trên, thì có thể hiểu được rằng không nên mong đợi từ Thượng Hội đồng hoặc từ Tông Huấn này một khoản luật chung mới về Giáo luật, có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp. Ở đây chỉ có thể là một sự khích lệ mới, cổ võ một sự phân định cá nhân và mục vụ, với tinh thần trách nhiệm, các trường hợp đặc biệt, trong đó ta phải nhìn nhận rằng, vì “mức độ trách nhiệm không như nhau trong mọi trường hợp”[335], nên các hệ quả hoặc các hiệu quả của một luật lệ không nhất thiết phải luôn giống nhau[336]. Các linh mục có nhiệm vụ “đồng hành với những người có liên hệ trên con đường phân định dựa theo giáo huấn của Hội thánh và những hướng dẫn của Giám mục. Trong tiến trình này sẽ rất hữu ích nếu ta thực hiện một cuộc xét mình, qua những lúc hồi tâm và thống hối. Những người li dị tái hôn nên tự hỏi xem mình đã sống thế nào đối với con cái khi mối liên kết vợ chồng đi vào khủng hoảng; tự hỏi xem mình đã có những nỗ lực hòa giải hay không; xem người phối ngẫu bị bỏ rơi đang sống thế nào; mối quan hệ mới có những hậu quả gì trên những người khác trong gia đình và cộng đoàn tín hữu; xét xem mẫu gương nào mình đang cống hiến cho các bạn trẻ đang chuẩn bị hôn nhân. Một sự hồi tâm chân thành có thể củng cố niềm tin vào lòng thương xót của Thiên Chúa vốn không từ chối bất cứ ai”[337]. Vấn đề là một lộ trình đồng hành và phân định nhằm hướng dẫn các tín hữu này đi đến ý thức về tình trạng của họ trước mặt Thiên Chúa. Trao đổi với linh mục, ở tòa trong, sẽ góp phần đào luyện một phán đoán đúng đắn về những gì gây cản trở cho khả năng tham dự đầy đủ hơn vào đời sống của Hội thánh, và về các bước có thể xúc tiến và phát triển khả năng đó. Đành rằng trong chính lề luật không có sự tiệm tiến (cf. Familiaris Consortio, 34), nhưng việc phân định này sẽ không bao giờ được phép bỏ qua những yêu sách của sự thật và bác ái theo Tin mừng như Hội thánh đề nghị. Để có được sự phân định ấy, phải bảo đảm có các điều kiện cần thiết sau đây, đó là: sự khiêm tốn, cẩn trọng, lòng yêu mến Hội thánh và giáo huấn của Hội thánh, trong tâm thành tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa và khao khát đáp lại thánh ý Ngài cách hoàn hảo hơn”[338]. Đó là những thái độ cơ bản thiết yếu để tránh những nguy cơ nghiêm trọng của việc hiểu sai lệch, chẳng hạn như cho rằng một linh mục có thể dễ dàng chuẩn chước cho các trường hợp “ngoại lệ”, hoặc cho rằng một số người có thể nhận được đặc ân bí tích bằng cách mua chuộc. Khi một người có trách nhiệm và thận trọng, nghĩa là người đó không có ý đặt những ước muốn riêng của mình trên lợi ích chung của Hội thánh, gặp một Mục tử biết nhận ra tính nghiêm túc của vấn đề mà mình đang phải giải quyết, thì tránh được nguy hiểm khi làm một sự phân định nào đó mà người ta có thể nghĩ rằng Hội thánh ủng hộ một nền luân lí hai mặt.

Những hoàn cảnh giảm khinh trong việc phân định mục vụ

  1. Để hiểu cho đúng tại sao có thể và cần phải có một sự phân định đặc biệt trong một số hoàn cảnh gọi là “bất qui tắc”, có một vấn đề ta luôn phải lưu ý, đó là làm sao để đừng bao giờ làm cho người ta nghĩ rằng mình muốn giảm thiểu những đòi hỏi của Tin mừng. Hội thánh có một lối suy tư vững chắc về những điều kiện và những hoàn cảnh giảm khinh. Bởi thế, người ta không thể nói rằng tất cả những người đang ở trong một hoàn cảnh gọi là “trái qui tắc” là đang sống trong tình trạng tội trọng, mất đi ơn thánh hóa. Các giới hạn đó không chỉ tùy thuộc vào sự thiếu hiểu biết về luật. Một người, dù biết rõ luật, cũng có thể gặp khó khăn lớn trong việc hiểu biết “các giá trị hàm ẩn trong nguyên tắc luân lí”[339], hoặc có thể đương sự đang ở trong các điều kiện cụ thể không cho phép người ấy hành động khác đi và có những quyết định khác mà không mắc một tội mới. Như các Nghị phụ Thượng Hội đồng đã nói rõ “có thể có những nhân tố làm giới hạn khả năng quyết định”[340]. Thánh Tôma Aquinô đã nhìn nhận rằng một người có thể có ân sủng và đức ái, nhưng không thể thi hành tốt một vài nhân đức[341], nói cách khác, ngay cả khi người ấy sở hữu tất cả các nhân đức luân lí được ban cho, anh cũng không thể hiện rõ nét một nhân đức nào đó trong số đó, bởi vì việc thực hành bên ngoài nhân đức ấy gặp khó khăn: “Người ta nói rằng một vài vị thánh không có một số nhân đức nhất định, chính vì các ngài gặp khó khăn trong việc thể hiện bằng hành vi về các nhân đức ấy, […] cho dù các ngài có các nhân đức khác”[342].

  2. Về những yếu tố điều kiện hóa này, Sách Giáo Lí Hội thánh Công Giáo diễn tả rõ ràng: “Việc quy tội và trách nhiệm một hành động nào đó có thể được giảm thiểu và thậm chí có thể được loại bỏ vì lý do không biết, không chú ý, do áp lực, do cưỡng ép, do sợ hãi, do thói quen, do quá gắn bó và do các nguyên nhân khác về tâm thần hoặc xã hội”[343]. Trong một đoạn văn khác sách Giáo Lí cũng đề cập đến những hoàn cảnh làm giảm nhẹ trách nhiệm luân lí, và đề cập khá dài, về sự thiếu trưởng thành tình cảm, áp lực của các thói quen thủ đắc, tâm trạng lo âu hoặc các yếu tố khác về tâm lí hoặc xã hội[344]. Do đó, một phán quyết tiêu cực về một hoàn cảnh khách quan không bao hàm một phán quyết về việc quy trách nhiệm hoặc mức phạm lỗi của người liên hệ[345]. Trong bối cảnh của những xác tín này, tôi xét thấy rất thích hợp những điều mà nhiều Nghị phụ Thượng Hội đồng đã muốn ủng hộ: “Trong một số hoàn cảnh nhất định người ta thấy rất khó hành động cách khác. […] Việc phân định mục vụ, trong khi có lưu ý đến lương tâm được đào tạo đúng đắn của con người, còn phải xét đến những hoàn cảnh này nữa. Những hậu quả về những hành vi đã làm cũng không nhất thiết phải giống nhau trong tất cả các trường hợp”[346].

  3. Khởi đi từ việc nhìn nhận mức ảnh hưởng của những yếu tố cụ thể của hoàn cảnh, đối với một số hoàn cảnh mà người ta không thể hiện một cách khách quan về quan niệm hôn nhân của chúng ta được, thì trong thực hành, Hội thánh cần xét đến lương tâm của người ta nhiều hơn. Tất nhiên chúng ta cần khuyến khích sự trưởng thành của một lương tâm được khai sáng, được huấn luyện và được đồng hành nhờ sự phân định có trách nhiệm và nghiêm túc của người Mục tử, và khích lệ ngày càng tin tưởng hơn nữa vào ơn sủng Chúa. Thế nhưng lương tâm này có thể nhận ra không chỉ có một hoàn cảnh không phù hợp cách khách quan với các đòi hỏi chung của Tin mừng; lương tâm đó cũng có thể nhận ra trong sự chân thành và trung thực điều mà lúc này đây có thể dâng lên Thiên Chúa đó là một sự đáp trả quảng đại, và việc khám phá với một sự chắc chắn luân lí nào đó chính là sự dâng hiến mà Thiên Chúa đang mời gọi giữa bao giới hạn của hoàn cảnh cụ thể phức tạp, dẫu nó chưa hoàn toàn là lí tưởng khách quan. Dù sao đi nữa, chúng ta hãy nhớ rằng sự phân định này có tính chất năng động và phải luôn mở ra cho những giai đoạn phát triển mới và những quyết định mới giúp thực hiện lí tưởng được trọn vẹn hơn.

Luật lệ và sự phân định

  1. Quả là hạn hẹp khi chỉ dừng lại xét xem liệu hành động của một người có phù hợp với một khoản luật hoặc một qui tắc chung hay không, bởi lẽ điều đó không đủ để phân định và bảo đảm một sự trung tín trọn vẹn với Thiên Chúa trong cuộc sống cụ thể của một con người. Tôi tha thiết xin chúng ta luôn nhớ điều thánh Tôma Aquinô dạy và học biết vận dụng vào việc phân định mục vụ của mình: “Dẫu rằng có sự tất yếu nào đó trong những nguyên tắc chung, nhưng càng đi vào những trường hợp riêng biệt, càng gặp thấy điều bất tất. […] Trong lãnh vực thực hành, chân lí hoặc qui luật thực hành thì không như nhau đối với mọi người trong những áp dụng riêng, mà chỉ đúng cho các nguyên tắc chung thôi; và ngay cả nơi những người chấp nhận cùng một qui luật thực hành như nhau trong những trường hợp riêng, qui luật ấy cũng không phải được mọi người biết đến […]. Và càng gia tăng điều bất định nếu càng đi sâu vào cái đặc thù”[347]. Đúng là các qui luật chung nói lên một thiện ích mà chúng ta không bao giờ được xem thường hay bỏ qua, nhưng trong công thức, chúng không thể bao trọn tuyệt đối mọi hoàn cảnh đặc thù. Đồng thời, phải nói rằng, chính vì lí do này, những gì là thành phần làm nên sự phân định thực tế trước một hoàn cảnh riêng không thể nâng lên mức độ của một qui luật. Điều đó sẽ không những làm nảy sinh một kiểu giải nố không chấp nhận được, mà còn đe dọa các giá trị mà ta phải đặc biệt quan tâm gìn giữ[348].

  2. Bởi thế, một Mục tử không thể cảm thấy hài lòng chỉ bằng cách áp dụng cho những người sống trong những hoàn cảnh “bất qui tắc” các luật luân lí, như những viên đá ném vào cuộc sống của con người. Đó là trường hợp của những cõi lòng khép kín, thường ẩn nấp sau những giáo huấn của Hội thánh “để ngồi trên tòa ông Môsê và phán quyết đôi khi với thái độ tự tôn và hời hợt đối với các trường hợp khó khăn và những gia đình bị thương tích”[349]. Cũng trong đường hướng đó, Ủy ban thần học quốc tế đã nói lên rằng: “như vậy luật tự nhiên không thể được trình bày như là một tập hợp các qui tắc đã được thiết lập để áp đặt một cách tiên thiên vào chủ thể luân lý, nhưng là một nguồn cảm hứng khách quan cho tiến trình đưa ra quyết định hết sức riêng tư”[350]. Vì những yêu tố hoàn cảnh chi phối hay các yếu tố giảm khinh, trường hợp có thể xảy ra là, trong một hoàn cảnh tội lỗi về mặt khách quan – mà không phải là lỗi phạm chủ quan hoặc không phải lỗi phạm hoàn toàn – người ta có thể sống trong ân sủng của Chúa, có thể yêu thương, và cũng có thể tăng trưởng trong đời sống ân sủng và bác ái, trong khi đón nhận sự giúp đỡ của Hội thánh vì mục đích ấy[351]. Việc phân định phải giúp tìm ra những cách khả dĩ để đáp lại tiếng Chúa và để lớn lên qua các giới hạn. Trong khi nghĩ rằng tất cả chỉ có thể là trắng hoặc đen, đôi khi chúng ta đóng kín con đường của ân sủng và của sự triển nở và làm nản lòng người ta trên con đường nên thánh để vinh danh Thiên Chúa. Chúng ta hãy nhớ rằng “một bước nhỏ, giữa những giới hạn lớn của con người, có thể làm đẹp lòng Chúa hơn là một cuộc sống đúng đắn bên ngoài êm ả trôi qua từng ngày mà không phải đối mặt với những khó khăn đáng kể nào”[352]. Việc chăm sóc mục vụ cụ thể của các thừa tác viên và cộng đoàn không thể bỏ qua thực tại này.

  3. Trong mọi hoàn cảnh, đứng trước những người gặp khó khăn để sống trọn luật Chúa, ta cần phải nói lên lời mời gọi bước theo con đường của đức ái (via caritatis). Bác ái huynh đệ là luật đầu tiên của Kitô hữu (cf. Ga 15,12; Gl 5,14). Chúng ta đừng quên lời hứa của Thánh Kinh: “Trước hết anh em hãy hết tình yêu thương nhau, vì lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi” (1 Pr 4,8); “hãy đoái công chuộc, bằng cách làm việc nghĩa; là tỏ lòng từ bi đối với người nghèo” (Đn 4,24); “Nước dập tắt lửa hồng,bố thí đền bù tội lỗi” (Hc 3,30). Đó cũng là điều mà Thánh Augustinô dạy: “Bởi vậy, như khi chúng ta gặp nguy hiểm vì một vụ hỏa hoạn, trước hết chúng ta chạy đi tìm nước để có thể dập tắt ngọn lửa, […] cũng thế, nếu một ngọn lửa tội lỗi bùng cháy lên từ những đam mê của mình và làm ta lung lay, hãy vui mừng lên nếu ta có cơ hội để làm một công việc từ bi bác ái thật sự, như thể ta có một nguồn nước giúp dập tắt ngọn lửa kia bùng lên”[353].

Tâm tư của lòng thương xót trong mục vụ

  1. Để tránh mọi giải thích lệch lạc, tôi nhắc lại rằng dù sao đi nữa Hội thánh cũng không được từ bỏ đề nghị lí tưởng trọn vẹn của hôn nhân, kế hoạch của Thiên Chúa trong tất cả tầm vóc cao cả của nó: “Những người trẻ đã rửa tội cần được khuyến khích để không ngần ngại trước sự phong phú mà bí tích hôn nhân mang lại cho dự phóng tình yêu của họ, cũng như sự hỗ trợ mạnh mẽ mà họ nhận được từ ân sủng của Đức Kitô và từ khả năng tham dự cách trọn vẹn vào đời sống của Hội thánh”[354]. Thái độ lãnh đạm, chủ nghĩa duy tương đối dưới bất cứ hình thức nào, hoặc sự dè dặt thái quá khi đề xuất lí tưởng này, sẽ là một sự thiếu trung thành với Tin mừng, và cũng là thiếu tình yêu của Hội thánh đối với chính những người trẻ. Cảm thông với những hoàn cảnh ngoại lệ không bao giờ hàm nghĩa che giấu ánh sáng của lí tưởng trọn vẹn nhất và cũng không cắt bớt những gì Đức Giêsu đã trao ban cho con người. Ngày nay, điều quan trọng hơn cả của mục vụ dành cho những cuộc hôn nhân thất bại là nỗ lực mục vụ để củng cố hôn nhân và nhờ đó ngăn ngừa hôn nhân gãy đổ.

  2. Tuy nhiên, từ ý thức về tầm quan trọng của các hoàn cảnh giảm khinh – về tâm lí, lịch sử và cả sinh học – chúng ta thấy “vẫn không làm giảm đi giá trị của lí tưởng Phúc Âm, cần phải đồng hành với lòng thương xót và kiên nhẫn đối với các giai đoạn tiến triển có thể có của con người như chúng đang được vun đắp từng ngày”, nhờ để cho “lòng thương xót của Chúa thúc đẩy chúng ta làm điều tốt nhất có thể”[355]. Tôi hiểu những ai thích một mục vụ nghiêm nhặt hơn vốn không có chỗ nào cho sự hàm hồ. Nhưng tôi thành thực tin rằng Đức Giêsu muốn một Hội thánh hằng quan tâm đến điều tốt lành mà Chúa Thánh Thần gieo vào giữa sự yếu hèn của con người: một Hội thánh như người Mẹ, trong khi bày tỏ cách rõ ràng giáo huấn khách quan của mình, vẫn “không từ chối làm điều tốt lành trong khả năng mình, cho dù có gặp rủi ro bị vấy bẩn bùn lầy trên con đường ấy”[356]. Các Mục tử trong khi nêu cho các tín hữu lí tưởng trọn vẹn của Tin mừng và giáo huấn của Hội thánh, cũng phải giúp họ biết cảm thương những con người yếu đuối và tránh ngược đãi hoặc xét đoán quá khắc nghiệt và thiếu kiên nhẫn. Chính Tin mừng yêu cầu chúng ta đừng xét đoán hay lên án (cf. Mt 7,1; Lc 6,37). Đức Giêsu “mong chúng ta ngừng tìm kiếm những nơi ẩn náu cho cá nhân hay cộng đồng, giữ mình tránh xa khỏi vùng tâm điểm của bi kịch nhân loại, để chấp nhận thật sự đi vào tiếp xúc với cuộc sống cụ thể của những người khác và để biết sức mạnh của sự dịu hiền. Khi làm như thế, cuộc sống sẽ luôn là sự phức tạp diệu kì cho chúng ta”[357].

  3. Thật là một sự quan phòng khi những suy tư này được khai triển trong bối cảnh của Năm Thánh Lòng Thương Xót, bởi vì trước bao hoàn cảnh khác nhau ảnh hưởng đến gia đình, “Hội thánh có sứ mạng loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa, trái tim sống động của Tin mừng, nhờ đó Lòng Thương Xót ấy phải đến được với lòng trí của mỗi người. Hiền Thê của Đức Kitô bắt chước lối sống của Con Thiên Chúa mà đến gặp gỡ mọi người không loại trừ ai”[358]. Hội thánh biết rằng chính Đức Giêsu tự giới thiệu mình là Mục tử của một trăm con chiên, chứ không chỉ là chín mươi chín con. Người yêu thương tất cả. Từ ý thức đó, có lẽ “dầu thơm của Lòng Thương Xót có thể chạm tới tất cả mọi người, những tín hữu cũng như những người ở xa, như một dấu chỉ cho thấy Triều Đại Thiên Chúa đã hiện diện giữa chúng ta”[359].

  4. Chúng ta không được quên rằng “thương xót không chỉ là hành động của Chúa Cha, nhưng nó trở thành tiêu chuẩn để hiểu những ai là thật sự là con cái của Ngài. Tóm lại, chúng ta được mời gọi để sống lòng thương xót, bởi vì lòng thương xót trước hết được áp dụng cho chúng ta”[360]. Đó không phải là một đề nghị lãng mạn hay lời đáp trả yếu kém trước tình yêu của Thiên Chúa, Đấng luôn muốn thăng tiến con người, bởi vì “cột trụ đỡ nâng đời sống Hội thánh chính là Lòng Thương Xót. Toàn bộ hoạt động mục vụ của Hội thánh nên được bao phủ bởi sự dịu hiền của Hội thánh hướng về các tín hữu; việc loan báo Tin mừng và làm chứng của Hội thánh đối với thế giới không thể diễn ra mà không có Lòng Thương Xót”[361]. Đúng là đôi khi “chúng ta hành động như là chủ nhân của ân sủng thay vì là người hỗ trợ cho ân sủng. Nhưng Hội thánh không phải là một trạm thu thuế; mà là Nhà Cha, nơi có chỗ cho từng người với cuộc sống vất vả của họ”[362].

  5. Việc giảng dạy thần học luân lí không nên bỏ qua những nhận xét này, bởi vì mặc dù đúng là phải quan tâm đến tính toàn vẹn của giáo huấn luân lí Hội thánh, nhưng cũng phải luôn lưu tâm đặc biệt đến việc nhấn mạnh và thúc đẩy các giá trị cao cả nhất và trọng tâm nhất của Tin mừng[363], nhất là địa vị hàng đầu của đức ái xét như một sự đáp trả sáng kiến nhưng không của tình yêu Thiên Chúa. Nhiều khi chúng ta phải trả giá đắt để dành không gian trong việc mục vụ cho tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa[364]. Chúng ta đặt quá nhiều điều kiện cho lòng thương xót đến nỗi làm mất đi cảm thức cụ thể và ý nghĩa thật sự của nó, và đó là cách tồi tệ nhất để làm loãng Tin mừng. Đúng là lòng thương xót không loại trừ công lý và sự thật, nhưng trước hết chúng ta phải nói rằng lòng thương xót là sự viên mãn của công lí và là sự biểu tỏ rạng ngời nhất của chân lí về Thiên Chúa. Bởi vậy, nên luôn xem là “không thích hợp bất cứ quan niệm thần học nào mà xét cho cùng nghi ngờ chính sự toàn năng của Thiên Chúa, và nhất là lòng thương xót của Ngài”[365].

  6. Điều này cho chúng ta một khuôn khổ và một bầu khí ngăn cản chúng ta phát triển một nền luân lí quan liêu lạnh lùng khi xử lí các vấn đề hết sức tế nhị, thay vào đó đặt chúng ta vào trong bối cảnh của một phân định mục vụ chất đầy tình yêu thương xót, vốn luôn phải thông cảm, tha thứ, đồng hành, hi vọng, và trên hết là hội nhập. Đây là suy nghĩ cần phải tỏa lan khắp nơi trong Hội thánh, để “có kinh nghiệm mở lòng mình ra với những ai đang sống trong những vùng ngoại biên hiện sinh xa nhất”[366]. Tôi mời gọi các tín hữu đang sống trong những hoàn cảnh phức tạp hãy đến gặp gỡ trao đổi với các mục tử của mình trong tin tưởng hoặc đến với những người giáo dân sống tận hiến cho Chúa. Không phải luôn luôn các bạn tìm thấy nơi họ một sự xác nhận về các ý tưởng và ước muốn của mình, nhưng chắc chắn các bạn sẽ nhận được một ánh sáng giúp hiểu rõ hơn về những gì đang xảy ra và có thể khám phá ra một lộ trình cho sự trưởng thành cá nhân. Và tôi kêu mời các mục tử hãy lắng nghe với tình thương yêu và sự bình tâm, với ước muốn chân thành đi vào trọng tâm của bi kịch của con người và hiểu được quan điểm của họ, nhằm giúp họ sống tốt hơn và nhận ra vị trí của họ trong Hội thánh.

CHƯƠNG IX

LINH ĐẠO HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

 

  1. Đức ái mang nhiều sắc thái khác nhau, tùy vào bậc sống mà chúng ta được mời gọi. Cách đây mấy thập niên, khi nói về tông đồ giáo dân, Công Đồng Vatican II đã đề cao linh đạo phát sinh từ đời sống gia đình. Công đồng khẳng định rằng linh đạo giáo dân “phải mang những nét riêng biệt tùy theo từng bậc sống” kể cả bậc sống “hôn nhân và gia đình”[367], và những mối bận tâm của gia đình không được trở thành điều xa lạ với linh đạo ấy[368]. Bởi thế, thiết tưởng cần dừng lại ở đây một chút để mô tả vài đặc điểm căn bản của linh đạo chuyên biệt này, trong các mối tương quan năng động của đời sống gia đình.

Một linh đạo hiệp thông siêu nhiên

  1. Chúng ta vẫn thường nói Thiên Chúa cư ngụ trong tâm hồn những ai sống trong ơn sủng của Ngài. Ngày nay chúng ta cũng có thể nói Chúa Ba Ngôi hiện diện trong đền thờ của mối hiệp thông hôn nhân. Như Thiên Chúa ở trong những lời tán tụng của dân Ngài (cf. Tv 22,4) thế nào, thì Ngài cũng sống thâm sâu trong tình yêu vợ chồng đang tôn vinh Ngài thế ấy.

  2. Sự hiện diện của Chúa trong gia đình là sự hiện diện thực tế và cụ thể, cùng với mọi khổ đau, chiến đấu, niềm vui và những cố gắng hằng ngày của nó. Khi sống trong gia đình, chúng ta không thể mang một bộ mặt nạ vì khó mà giả vờ hay nói dối. Nếu như tình yêu linh hoạt sự chân thực ấy, thì đúng là Chúa đang ngự trị ở đó, bằng niềm vui và sự bình an của Người. Linh đạo tình yêu gia đình được cấu thành từ hàng ngàn cử chỉ thực tế và cụ thể. Trong tình hiệp thông được xây dựng từ bao nhiêu là dâng hiến và gặp gỡ, Thiên Chúa có chỗ ngự trị của Ngài. Sự dâng hiến cho nhau đó kết hợp “những giá trị nhân văn và thần linh”[369], vì nó là sự tròn đầy của tình yêu Thiên Chúa. Cuối cùng, linh đạo hôn nhân là một linh đạo của mối dây ràng buộc, trong đó tình yêu Thiên Chúa cư ngụ.

  3. Sống tốt đẹp tình hiệp thông gia đình là một hành trình đích thực để nên thánh trong đời sống hằng ngày và để được lớn lên trong kinh nghiệm thần bí, một phương thế để kết hợp thâm sâu với Thiên Chúa. Quả thật những đòi hỏi của đời sống huynh đệ và cộng đoàn trong gia đình là một cơ hội để người ta không ngừng mở lòng ra hơn nữa, và nhờ đó có thể gặp gỡ Chúa ngày càng trọn vẹn hơn. Lời Chúa nói với chúng ta rằng “ai ghét anh em mình thì ở trong bóng tối, và kẻ ấy bước đi trong bóng tối” (1 Ga 2,11); người ấy “ở lại trong sự chết” (1 Ga 3,14) và “không biết Thiên Chúa” (1 Ga 4,8). Vị tiền nhiệm của tôi, Đức Bênêđictô XVI, đã nói rằng “nhắm mắt trước tha nhân cũng sẽ làm ta đui mù trước Thiên Chúa”[370], và tình yêu xét cho cùng là ánh sáng duy nhất “luôn luôn soi chiếu một thế giới tối tăm”[371]. Chỉ cần chúng ta “yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở trong chúng ta và tình yêu của Ngài sẽ nên hoàn hảo nơi chúng ta” (1 Ga 4,12). Vì “nhân vị đã sẵn có một chiều kích xã hội trong cấu trúc tự nhiên của nó”[372], và “biểu hiệu đầu tiên và nguyên thủy của chiều kích xã hội ấy của nhân vị là đôi vợ chồng và gia đình”[373], nên linh đạo nhập thể trong mối hiệp thông gia đình. Vì thế, những ai có niềm khao khát tâm linh sâu xa không nên nghĩ rằng gia đình tách biệt sự khát khao tâm linh khỏi đời sống trưởng thành trong Thánh Thần, nhưng hãy xem đó như một lối đường mà Chúa đang dùng để dẫn mình tới những tầm cao của sự nhiệm hiệp.

 

Họp nhau cùng cầu nguyện trong ánh sáng Phục sinh

  1. Nếu gia đình luôn qui hướng về Đức Kitô, Người sẽ hiệp nhất và soi sáng toàn thể đời sống của gia đình. Những khổ đau và những vấn đề của gia đình trải nghiệm trong sự thông hiệp với Thập Giá của Chúa, và được Người ôm lấy sẽ giúp gia đình chịu đựng được những thời khắc tồi tệ. Trong những ngày giờ cay đắng của gia đình, việc kết hợp với Đức Giêsu bị bỏ rơi có thể giúp tránh được sự đổ vỡ. Các gia đình dần dần, “đạt đến sự thánh thiện của mình qua đời sống hôn nhân, bằng ân sủng của Thánh Thần và bằng việc tham dự vào mầu nhiệm thập giá Đức Kitô, nhờ đó những khó khăn và đau khổ chuyển hóa thành một hiến lễ tình yêu”[374]. Mặt khác, những khoảnh khắc của niềm vui, thư giãn hay những dịp lễ mừng, và ngay cả tình dục cũng được xem như một sự tham dự vào sự viên mãn của Đấng Phục Sinh. Bằng những cử chỉ khác nhau trong đời sống hằng ngày, các đôi vợ chồng tạo nên một “không gian đối thần, trong đó họ có thể cảm nghiệm sự hiện diện bí nhiệm của Chúa phục sinh”[375].

  2. Cầu nguyện trong gia đình là một phương thế ưu việt để diễn tả và củng cố đức tin phục sinh[376]. Gia đình có thể dành vài phút mỗi ngày để qui tụ với nhau trước Thiên Chúa hằng sống, nói với Ngài những về những lo lắng bận tâm, cầu xin với Ngài cho những nhu cầu của gia đình, cho một ai đó đang gặp khó khăn, xin Ngài trợ giúp ta biết sống yêu thương, tạ ơn Ngài về cuộc sống và về bao ơn lành khác, cầu xin Đức Trinh Nữ che chở chúng ta dưới tà áo Mẹ. Với những lời đơn sơ như thế, giờ cầu nguyện này có thể đem lại điều tốt lành lớn lao cho gia đình. Những diễn tả khác nhau của lòng đạo đức bình dân là một kho tàng linh đạo cho nhiều gia đình. Hành trình cầu nguyện chung của gia đình đạt tới đỉnh điểm trong việc tham dự Thánh lễ, nhất là trong khung cảnh ngày nghỉ lễ Chúa Nhật. Đức Giêsu gõ cửa các gia đình chia sẻ với họ bữa tiệc Thánh Thể (cf. Kh 3,20). Ở đó, vợ chồng luôn luôn có thể kí kết lại giao ước Vượt Qua vốn là giao ước đã kết hợp họ và phản ảnh Giao ước mà Thiên Chúa đã kí kết với nhân loại trên thập giá[377]. Thánh Thể là bí tích của Giao Ước Mới, trong đó công trình cứu chuộc của Đức Kitô được thực hiện (cf. Lc 22,20). Như thế mối liên kết sâu xa giữa đời sống hôn nhân và Thánh Thể càng trở nên càng rõ nét hơn[378]. Lương thực Thánh Thể là sức mạnh và động lực cần thiết cho đôi vợ chồng để sống hôn ước mỗi ngày như một “Hội thánh tại gia”[379].

Linh đạo của tình yêu tự do và độc hữu

  1. Trong hôn nhân người ta còn sống cảm thức hoàn toàn chỉ thuộc về một người duy nhất. Vợ chồng đảm nhận thách đố này và ước nguyện cùng nhau sống cho đến mãn đời, và như thế họ phản ánh lòng trung tín của Thiên Chúa. Xác quyết ấy, vốn định hình một lối sống, là một “đòi hỏi thâm sâu của giao ước tình yêu vợ chồng”[380], bởi lẽ “người nào không nhất quyết yêu thương mãi mãi thì khó có thể yêu thật lòng dù chỉ một ngày”[381]. Thế nhưng, điều đó có lẽ chẳng có ý nghĩa gì về mặt thiêng liêng, nếu nó chỉ đơn thuần là vấn đề tuân giữ luật với thái độ cam chịu. Đây là chuyện của con tim, nơi chỉ có Thiên Chúa nhìn thấu (cf. Mt 5,28). Mỗi sáng khi thức dậy, chúng ta hãy lặp lại trước mặt Chúa quyết định trung tín này của mình, cho dù có điều gì sẽ xảy ra trong ngày. Và mỗi người, khi đi ngủ, lại mong đợi đến lúc thức dậy để tiếp tục cuộc phiêu lưu này, nhờ tín thác vào sự giúp đỡ của Chúa. Như thế, giữa vợ chồng, người này đối với người kia sẽ là một dấu chỉ và khí cụ của sự gần gũi của Chúa, Đấng không bao giờ để chúng ta đơn độc: “Này đây, Thầy ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).

  2. Sẽ đến một lúc mà tình yêu vợ chồng đạt tới đỉnh cao của sự tự do và trở thành một không gian độc lập lành mạnh: khi đó người này khám phá ra người kia không thuộc về riêng mình, mà có một chủ nhân quan trọng hơn rất nhiều, đó là Chúa duy nhất của người ấy. Không ai có thể tham vọng chiếm được nơi thầm kín riêng tư và bí mật nhất của người mình yêu và chỉ có Chúa mới là trung tâm điểm của cuộc sống người ấy. Đồng thời, nguyên tắc duy thực luận thiêng liêng yêu cầu người này đừng đòi người kia phải hoàn toàn thỏa mãn các nhu cầu của mình. Hành trình tâm linh của mỗi người – như Dietrich Bonhoeffer đã diễn tả rất hay – cần giúp mình đạt được sự “vỡ mộng” nào đó liên quan tới người kia[382], để ngừng kì vọng từ người kia một điều gì đó vốn chỉ thuộc về tình yêu Thiên Chúa mà thôi. Điều này đòi hỏi một sự tự hủy nội tâm. Không gian riêng mà mỗi người dành cho tương quan cá vị với Thiên Chúa không chỉ giúp chữa lành các thương tích của đời sống chung, mà còn giúp người ấy tìm ra ý nghĩa cuộc đời mình trong tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta cần khẩn cầu sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần mỗi ngày để có thể đạt được sự tự do nội tâm này.

Một linh đạo chăm sóc, an ủi và khích lệ

  1. “Các đôi vợ chồng Kitô hữu là những cộng tác viên của ân sủng và là những chứng nhân đức tin cho nhau, cho con cái và cho các thành viên khác trong gia đình”[383]. Thiên Chúa mời gọi họ thông truyền và chăm sóc sự sống. Đó là lí do tại sao gia đình “bao giờ cũng là ‘bệnh viện’ gần nhất”[384]. Chúng ta hãy chăm sóc nhau, nâng đỡ nhau và khích lệ nhau, đồng thời hãy sống tất cả những điều này như thành phần linh đạo gia đình của chúng ta. Đời sống của vợ chồng là một sự thông dự vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa, và mỗi người – đối với người kia – là một sự gợi ý thường xuyên từ Chúa Thánh Thần. Tình yêu của Thiên Chúa được diễn tả “qua những ngôn từ sống động và cụ thể nhờ đó hai người nam và người nữ diễn tả tình yêu phu phụ của mình”[385]. Như thế hai người phản ánh cho nhau tình yêu thần linh, tình yêu có sức an ủi bằng lời nói, ánh nhìn, bằng sự giúp đỡ, vuốt ve, một vòng tay ôm ấp. Do đó, “ý muốn xây dựng một gia đình là can đảm tham gia vào giấc mơ của Thiên Chúa, dám ước mơ với Ngài, dám xây dựng với Ngài, dám nhập cuộc chơi với Ngài trong lịch sử này, để xây dựng một thế giới trong đó không ai cảm thấy cô đơn”[386].

  2. Toàn bộ đời sống gia đình là một “mục vụ” với lòng thương xót. Mỗi chúng ta, bằng sự chăm sóc, đều khắc họa vào cuộc đời của người khác: “Thư giới thiệu chúng tôi chính là anh em, thư ấy được viết trong tâm hồn chúng tôi […] không phải viết bằng mực đen, nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống” (2 Cr 3,2-3). Mỗi chúng ta là một “ngư phủ chài lưới người” (Lc 5,10), nhân danh Đức Giêsu thả lưới (cf. Lc 5,5) kéo những người khác, hay là một nông dân canh tác mảnh đất tươi tốt đó là những người thân, bằng việc khích lệ những gì tốt nhất trong họ. Sự phong nhiêu của đời sống hôn nhân bao hàm việc thăng tiến người khác, vì “yêu ai là mong đợi nơi người ấy một cái gì đó bất định mà cũng bất ngờ; đồng thời một cách nào đó, tạo điều kiện cho họ đáp lại sự mong đợi này”[387]. Đây là một cách thờ phượng Thiên Chúa, vì Ngài đã gieo rất nhiều điều tốt lành nơi người khác với hi vọng chúng ta sẽ làm cho nó triển nở.

  3. Chiêm ngắm từng người thân trong gia đình bằng đôi mắt của Thiên Chúa và nhận ra Đức Kitô nơi họ là một kinh nghiệm tâm linh sâu xa. Điều này đòi hỏi một sự sẵn sàng đáp ứng cách vô cầu giúp ta quí trọng phẩm giá của họ. Người ta chỉ có thể hiện diện trọn vẹn với một người nếu biết hiến thân không vì một lí do nào và quên đi mọi chuyện xảy ra xung quanh. Như thế người được yêu thương là người xứng đáng được quan tâm đầy đủ. Đức Giêsu là mẫu gương về điều này, bởi vì khi bất cứ người nào đến nói chuyện với Người, Người đều chăm chú nhìn và đem lòng yêu thương (cf. Mc 10,21). Không ai cảm thấy bị mất hút khi hiện diện cùng Người, vì những lời nói và cử chỉ của Người thể hiện trong câu hỏi này: “Bạn muốn tôi làm gì cho bạn?” (Mc 10,51). Đây là điều chúng ta kinh nghiệm trong đời sống hằng ngày của gia đình. Trong đó chúng ta được nhắc nhở rằng mỗi người sống bên ta đều xứng đáng được ta lưu tâm cách tận tình, vì họ có phẩm giá vô hạn vì là đối tượng của tình yêu vô biên của Chúa Cha. Từ đó sẽ nảy sinh sự dịu dàng vốn có thể “khơi lên trong lòng người khác niềm vui cảm thấy mình được yêu thương. Sự dịu dàng được diễn tả một cách đặc biệt trong việc quan tâm cách tinh tế trước những hạn chế của người khác, nhất là khi chúng hiển lộ rõ ràng”[388].

  4. Được Chúa Thánh Thần thúc đẩy, gia đình không chỉ đón nhận sự sống bằng cách sinh sản trong phạm vi gia đình, nhưng còn mở ra, đi ra khỏi chính mình để tuôn ban những thiện ích của mình cho người khác và để quan tâm chăm sóc họ và tìm kiếm hạnh phúc cho họ. Sự cởi mở này được thể hiện đặc biệt nơi lòng hiếu khách[389], như Lời Chúa khơi gợi và khích lệ: “Anh em đừng quên tỏ lòng hiếu khách, vì nhờ vậy, có những người đã được tiếp đón các thiên thần mà không biết” (Dt 13,2). Một khi gia đình rộng mở đón tiếp và đi đến gặp gỡ những người khác, nhất là người nghèo và người bị bỏ rơi, thì đó là “biểu hiệu, chứng từ và là sự tham dự vào thiên chức làm mẹ của Hội thánh”[390]. Bác ái xã hội, một phản ảnh về Thiên Chúa Ba Ngôi, trong thực tế là điều hiệp nhất ý nghĩa thiêng liêng của gia đình và sứ mạng ra khỏi chính mình, vì nó làm cho lời rao giảng tiên khởi (kerygma) hiện diện với tất cả những đòi hỏi mang tính cộng đồng. Gia đình sống linh đạo đặc thù của mình nhờ, cùng lúc, vừa là một Hội thánh tại gia, vừa là một tế bào sống động để biến đổi thế giới[391].

* * *

  1. Không phải tình cờ mà lời dạy của Tôn sư Giêsu (cf. Mt 22,30) và của Thánh Phaolô (cf. 1 Cr 7,29-31) về hôn nhân được đặt trong chiều kích tối hậu và dứt khoát của cuộc sống con người chúng ta, ta cần khám phá lại chiều kích ấy. Với cách ấy các đôi vợ chồng có thể nhận ra được ý nghĩa sâu xa của hành trình đời sống đang diễn ra của mình. Quả thật, như chúng tôi đã đã nhiều lần nhắc đến trong Tông Huấn này, trên thực tế không gia đình nào là hoàn hảo và được kiện toàn một lần dứt khoát; nhưng đòi hỏi một sự phát triển tiệm tiến khả năng yêu thương của mình. Có một tiếng gọi không dứt, phát xuất từ sự hiệp thông viên mãn của Thiên Chúa Ba Ngôi, từ sự kết hợp kì diệu giữa Đức Kitô và Hội thánh của Người, từ cộng đoàn kiều diễm là Gia đình Nadarét, và từ tình huynh đệ vô tì tích giữa các thánh trên thiên quốc. Tuy nhiên, việc chiêm ngắm sự viên mãn mà chúng ta chưa đạt tới cũng giúp chúng ta biết tương đối hóa trong khi nhìn lại cuộc hành trình lịch sử mà chúng ta đang thực hiện trong tư cách là gia đình, để rồi chúng ta không còn đòi hỏi các mối tương quan liên vị của chúng ta phải hoàn hảo, phải tinh tuyền trong ý hướng, và phải nhất quán – điều mà chúng ta chỉ có thể gặp thấy trong Nước Trời mai sau. Hơn nữa việc ấy cũng ngăn chúng ta không xét đoán khắc nghiệt những ai sống trong các hoàn cảnh chênh vênh. Tất cả chúng ta được mời gọi để tiếp tục phấn đấu hướng đến một cái gì đó lớn lao hơn chính chúng ta và những giới hạn của chúng ta, và mỗi gia đình phải sống thường xuyên sự thôi thúc này. Nào chúng ta cùng đi, hỡi các gia đình, chúng ta hãy tiếp tục tiến bước! Điều chúng ta được hứa hẹn thì luôn cao trọng hơn. Đừng đánh mất niềm hi vọng vì những giới hạn của mình, cũng đừng bao giờ ngừng tìm kiếm sự viên mãn của tình yêu và hiệp thông mà Thiên Chúa đã hứa ban cho chúng ta.

 

Lời cầu nguyện với Thánh Gia

Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Cha Thánh Giuse,

nơi các Ngài chúng con chiêm ngắm

vẻ rạng ngời của tình yêu đích thực;

chúng con tin tưởng phó thác nơi các Ngài.

Lạy Thánh Gia Nadarét,

xin cũng làm cho các gia đình chúng con

trở thành nhà của hiệp thông và cầu nguyện,

trở thành trường học đích thực của Tin mừng

và những Hội thánh tại gia nhỏ bé.

Lạy Thánh Gia Nadarét,

xin đừng bao giờ để các gia đình chúng con

xảy ra bạo lực,

khép lòng và chia rẽ;

xin cho tất cả những ai bị tổn thương hay bị xúc phạm

mau tìm được sự an ủi và chữa lành.

Lạy Thánh Gia Nadarét,

xin làm cho mọi người chúng con

ý thức về tính thánh thiêng

sự bất khả xâm phạm,

và vẻ kiều diễm của gia đình

trong chương trình của Thiên Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Cha Thánh Giuse,

xin đoái nghe và nhận lời chúng con cầu khẩn. Amen.

 

Tại Rôma, Đền thờ Thánh Phêrô, trong Năm Thánh Lòng Thương Xót,

ngày 19 tháng 3, lễ trọng Thánh Giuse, năm 2016,

năm thứ tư triều Giáo Hoàng của tôi.

PHANXICÔ

MỤC LỤC 

Nhập đề  (1-7)

Chương I: Dưới ánh sáng Lời Chúa (8)

Bạn và hiền thê của bạn (9-13)

Bầy con của bạn như những cây ô-liu mơn mởn (14-18)

Một con đường đau khổ và đẫm máu (19-22)

Công khó tay bạn làm ra (23-26)

Dịu dàng vòng tay ôm ấp (27-30)

Chương II: Thực trạng và những thách đố của gia đình (31)

Thực trạng của gia đình (32-49)

Một số thách đố (50-57)

Chương III: Nhìn ngắm Đức Giêsu: ơn gọi gia đình (58-60) 

Đức Giêsu phục hồi và hoàn thành kế hoạch của Thiên Chúa (61-66)

Gia đình trong các văn kiện của Giáo Hội (67- 70)

Bí tích hôn phối  (71- 75)

Hạt giống của Lời và những hoàn cảnh bất toàn (76- 79)

Thông truyền sự sống và nuôi dạy con cái (80-85)

Gia đình và Hội thánh (86-88)

Chương IV: Tình Yêu trong Hôn Nhân (89) 

Tình yêu hằng ngày của chúng ta (90)

Tình Yêu thì nhẫn nhục (91-92)

Nhân hậu (93-94)

Chữa lành ghen tương (95-96)

Không vênh vang, không tự đắc (97-98)

Không khiếm nhã (99-100)

Quảng đại (101-102)

Không nóng giận không nuôi hận thù (103-104)

Dung thứ (105-108)

Vui với người khác (109-110)

Tha thứ tất cả (111-113)

Tin tưởng (114-115)

Hi vọng (116-117)

Chịu đựng tất cả (118-119)

Lớn lên trong tình bác ái phu phụ (120-122)

Chia sẻ mọi sự suốt cuộc đời (123-125)

Niềm vui và vẻ đẹp (126-130)

Kết hôn vì tình yêu (131-132)

Một tình yêu tự biểu lộ và tăng trưởng (133-135)

Đối thoại  (136-141)

Tình yêu đam mê (142)

Thế giới cảm xúc (143-146)

Thiên Chúa yêu thích niềm vui của con cái Ngài (147-149)

Chiều kích dục tình của tình yêu (150-152)

Bạo lực và thao túng  (153-157)

Hôn nhân và trinh khiết  (158-162)

Sự biến đổi của tình yêu (164-164)

Chương V: Tình yêu trở nên phong nhiêu  (165) 

Tiếp đón một sự sống mới (166-167)

Yêu thương chờ đợi trong lúc mang thai (168-171)

Tình yêu của người mẹ và của người cha (172-177)

Mở rộng sự phong nhiêu (178-184)

Phân định nhiệm thể (185-186)

Đời sống gia đình theo nghĩa rộng (187)

Con cái (188-190)

Người cao niên (191-193)

Anh chị em  (194-195)

Một trái tim lớn  (196-198)

Chương VI: Một Số Viễn Ảnh Mục Vụ (199) 

Loan báo Tin mừng gia đình ngày nay (200-204)

Hướng dẫn những người đính hôn trong hành trình chuẩn bị hôn nhân (205-211)

Việc chuẩn bị cử hành hôn lễ (212-216)

Đồng hành trong những năm đầu của đời sống hôn nhân (217-222)

Một số nguồn lực (223-230)

Soi sáng những khủng hoảng, những âu lo và khó khăn (231)

Thách đố của những cuộc khủng hoảng (232-238)

Những vết thương cũ (239-240)

Đồng hành sau khi đổ vỡ và li dị  (241-246)

Một số hoàn cảnh phức tạp (247-252)

Khi cái chết gây đau thương (253-258)

Chương VII: Củng cố việc giáo dục con cái  (259) 

Con cái của chúng ta đang ở đâu? (260-262)  

Huấn luyện đạo đức cho con cái (263-267)  

Việc sửa phạt có giá trị kích hoạt (268-270) 

Thực tiễn trong kiên nhẫn (271-273)  

Đời sống gia đình như một khung cảnh giáo dục (274-279)  

Cần có giáo dục giới tính (280-286)

Thông truyền đức tin (287-290)

Chương VIII: Việc Đồng Hành, Phân Định và Hội Nhập Những Hoàn Cảnh Chông Chênh  (291-292) 

Tiệm tiến trong mục vụ (293-295)  

Phân định những hoàn cảnh “bất qui tắc” (296-300)  

Những hoàn cảnh giảm khinh trong việc phân định mục vụ (301-303)  

Luật lệ và sự phân định (304-306) 

Tâm tư của lòng thương xót trong mục vụ (307-312) 

Chương IX: Linh đạo Hôn nhân và gia đình  (313) 

Một linh đạo hiệp thông siêu nhiên (314-316)  

Họp nhau cùng cầu nguyện trong ánh sáng Phục sinh (317-318)  

Linh đạo của tình yêu tự do và độc hữu (319-320) 

Một  linh đạo chăm sóc, an ủi và khích lệ  (321-325)

Lời cầu nguyện với Thánh Gia 

 _______

[1] Relatio Synodi (RS) 2014, 2.

[2] Relatio finalis (RF) 2015, 3.

[3] Diễn từ kết thúc Đại hội thường lệ lần XIV của THĐGM (24.10.2015): L’Osservatore Romano, 26-27.10.2015, tr. 13; Cf. Ủy Ban TT Về Kinh Thánh, Fede e Cultura alla luce della Bibia. Atti della Sessione plenaria 1979 della Pontificia Commissione Biblica, Torino 1981; CĐ Vatican II, HCh. Gaudium et Spes (GS), 44; Gioan Phaolô II, Thđ. Redemptoris Missio (7.12.1990), 52: AAS 83 (1991), 300; Th. Evangelii Gaudium (EG) (24.11.2013), 69.117: AAS 105 (2013), 1049.1068-1069.

[4] Phanxicô, Diễn từ tại cuộc gặp gỡ các gia đình tại Santiago, Cuba (22.9.2015): L’Osservatore Romano, 24.9.2015, tr. 7.

[5] Jorge Luis Borges, “Calle desconocida”, in Fervor de Buenos Aires, Buenos Aires 2011, 23.

[6] Phanxicô, Bài giảng trong Thánh lễ tại Puebla de los Angeles (28.01.1979), 2: AAS 71 (1979), 184.

[7] Cf. ibid.

[8] Gioan Phaolô II, Familiaris Consortio (FC) (22.11.1981), 4: AAS 74 (1982), 84.

[9] RS 2014, 5.

[10] HĐGM TÂy Ban Nha, Matrimonio y familia (6.7.1979), 3.16.23.

[11] RF 2015, 5.

[12] RS 2014, 5.

[13] RF 2015, 8.

[14] Phanxicô, Diễn văn tại Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ  (24.9. 2015)L’Osservatore Romano, 26.9.2015, tr. 7.

[15] RF 2015, 29.

[16] RS 2014, 10.

[17] Phanxicô, Đại hội Ngoại thường lần III của THĐGM, Sứ điệp, 18.10.2014.

[18] RS 2014, 10.

[19] RF 2015, 7.

[20] Ibid., 63.

[21] HĐGM Hàn Quốc, Towards a culture of life! (15.3.2007).

[22] RS 2014, 6.

[23] HĐTT Về Gia Đình, Hiến chương về quyền của gia đình (22.10.1983), 11.

[24] Cf. RF 2015, 11-12.

[25] HĐTT Về Gia Đình, Hiến chương về quyền của gia đình (22.10.1983), Dẫn nhập.

[26] Ibid., 9.

[27] RF 2015, 14.

[28] RS 2014, 8.

[29] Cf. RF 2015, 78.

[30] RS 2014, 8.

[31] RF 2015, 23; Cf. Phanxicô, Sứ điệp Ngày Thế giới về Di dân và Tị nạn 2016 (12.9.2015): L’Osservatore Romano, 2.10.2015, tr. 8.

[32] Ibid., 24.

[33] Ibid., 21.

[34] Ibid., 17.

[35] Ibid., 20.

[36] Cf. ibid., 15.

[37] Phanxicô, Diễn từ kết thúc Đại hội thường lệ lần XIV của THĐGM (24.10.2015): L’Osservatore Romano, 26-27.10.2015, tr. 13.

[38] HĐGM Argentina, Navega mar adentro (31.5.2003), 42.

[39] HĐGM Mexico, Que en Cristo Nuestra Paz México tenga vida digna (15.2.2009), 67.

[40] RF 2015, 25.

[41] Ibid., 10.

[42] Phanxicô, Huấn giáo ngày thứ Tư (HG) (22.4.2015): L’Osservatore Romano, 23.4.2015, tr. 7.

[43] HG (29.4.2015): L’Osservatore Romano, 30.4.2015, tr. 8.

[44] RF 2015, 28.

[45] Ibid. 2015, 8.

[46] Ibid. 2015, 58.

[47] Ibid. 2015, 33.

[48] RS 2014, 11.

[49] HĐGM Colombia, A tiempos difíciles, colombianos nuevos (13.2.2003), 3.

[50] EG, 35: AAS 105 (2013), 1034.

[51] Ibid., 164: AAS 105 (2013), 1088.

[52] Ibid.

[53] Ibid., 165: AAS 105 (2013), 1089.

[54] RS 2014, 12.

[55] Ibid., 14

[56] Ibid., 16.

[57] RF 2015, 41.

[58] Ibid., 38.

[59] RS 2014, 17.

[60] RF 2015, 43.

[61] RS 2014, 18.

[62] Ibid., 19.

[63] RF 2015, 38.

[64] FC, 13: AAS 74 (1982), 94.

[65] RS 2014, 21.

[66] GLHTCG 1642.

[67] Ibid.

[68] HG (6.5.2015): L’Osservatore Romano (7.5.2015), tr. 8.

[69] Leô CẢ, Epistola Rustico narbonensi episcopo, inquis. IV: PL 54, 1205A; Cf. Incmaro di Reims, Epist. 22: PL 126, 142.

[70] Cf. Piô XII, Thđ. Mystici Corporis Christi ( 29.6.1943): AAS 35 (1943), 202: «Matrimonio enim quo coniuges sibi invicem sunt ministri gratiae».

[71] Cf. GL, cc. 1116; 1161-1165; GLĐP, 832; 848-852.

[72] Cf. GL, c. 1055 §2.

[73] RS 2014, 23.

[74] FC, 9: AAS 74 (1982), 90.

[75] RF 2015, 47.

[76] Ibid.

[77] Phanxicô, Bài giảng trong Thánh lễ bế mạc Đại hội Gia đình lần thứ VIII tại Philadelphia (27.9.2015): L’Osservatore Romano, 28-29.9.2015, tr. 7.

[78] RF 2015, 53-54.

[79] Ibid., 51.

[80] GS, 48.

[81] Cf. GL, c. 1055 §1: «Ad bonum coniugum atque ad prolis generationem et educationem ordinatum».

[82] GLHTCG, 2360.

[83] Ibid., 1654.

[84] GS, 48.

[85] GLHTCG, 2366.

[86] Cf. HV , 11-12: AAS 60 (1968), 488-489.

[87] GLHTCG, 2378.

[88] BỘ GLĐT, Chỉ thị Donum vitae (22.2.1987), II, 8: AAS 80 (1988), 97.

[89] RF 2015, 63.

[90] RS 2014, 57.

[91] RS 2014, 58.

[92] RS 2014, 57.

[93] RF 2015, 64.

[94] RS 2014, 60.

[95] Ibid., 61.

[96] GL, c. 1136; Cf. GLĐP, 627.

[97] HĐTT VỀ Gia Đình, Sessualità umana: verità e significato (8.12.1995), 23.

[98] HG  (20.5. 2015): L’Osservatore Romano, 21.5.2015, tr. 8.

[99] Cf. FC, 38: AAS 74 (1982), 129.

[100] Cf. Phanxicô, Diễn từ tại Đại hội Giáo phận Rôma (14.6.2015)L’Osservatore Romano, 15-16.6.2015, tr. 8.

[101] RS 2014, 23.

[102] RF 2015, 52.

[103] Ibid., 49-50.

[104] GLHTCG, 1641.

[105] Cf. DCE, 2: AAS 98 (2006), 218.

[106] Inhaxiô Loyola, Linh thao, Chiêm ngắm để được tình yêu (Esercizi spirituali, Contemplazione per raggiungere l’amore), 230.

[107] Octavio Paz, La llama doble, Barcelona 1993, 35.

[108] ST II-II, q. 114, a. 2, ad 1.

[109] HG (13.5.2015): L’Osservatore Romano, 14.5.2015, tr. 8.

[110] ST II-II, q. 27, a. 1, ad 2.

[111] ST II-II, q. 27, a. 1.

[112] HG (13.5.2015): L’Osservatore Romano, 14.5.2015, tr. 8.

[113] FC, 21: AAS 74 (1982), 106.

 

[114] Martin Luther King Jr., Bài giảng trong Nhà thờ Battista ở Dexter Avenue, Montgomery, Alabama, 17.11.1957.

[115] Thánh Tôma hiểu tình yêu như “sự sống hợp nhất” «vis unitiva» (ST I, q. 20, a. 1, ad 3), theo lối diễn tả của Dionigi Ps.-Areopagita (De divinis nominibus, IV, 12: PG 3, 709).

[116] ST II-II, q. 27, a. 2.

[117] Piô XI, Thđ. Casti connubii (31.12.1930): AAS 22 (1930), 547-548.

[118] FC, 13: AAS 74 (1982), 94.

[119] HG (2.4.2014): L’Osservatore Romano, 3.4.2014, tr. 8.

[120] Ibid.

[121] FC, 9: AAS 74 (1982), 90.

[122] Tôma Aquinô, Summa contra Gentiles, III, 123; Cf. Aristotele, Etica Nic., 8, 12 (ed. Bywater, Oxford 1984, 174).

[123] Phanxicô, Thđ. Lumen fidei (29.6.2013), 52: AAS 105 (2013), 590.

[124] Robertô Bellarminô, De sacramento matrimonii, I, 2: in Id. Disputationes, III, 5, 3 (ed. Giuliano, Napoli 1858, 778).

[125] GS, 50.

[126] Ibid., 49.

[127] Cf. ST I-II, q. 31, a. 3, ad 3.

[128] GS, 48.

[129] ST I-II, q. 26, a. 3.

[130] ST I-II, q. 110, a. 1.

[131] Augustinô, Confessioni, VIII, 3, 7: PL 32, 752.

[132] Phanxicô, Diễn từ ngỏ với các gia đình trên thế giới nhân dịp hành hương Rôma trong Năm Đức tin (26.10.2013): AAS 105 (2013), 980.

[133] Phanxicô, Buổi đọc Kinh Truyền Tin (29.12.2013): L’Osservatore Romano, 30-31.12.2013, tr. 7.

[134] Phanxicô, Diễn từ ngỏ với các gia đình trên thế giới nhân dịp hành hương Rôma trong Năm Đức tin (26.10.2013): AAS 105 (2013), 978.

[135] ST II-II, q. 24, a. 7.

[136] GS, 48.

[137] HĐGM Chilê, La vida y la familia: regalos de Dios para cada uno de nosotros (21.7.2014).

[138] GS, 49.

[139] A. Sertillanges, L’amour chrétien, Paris 1920, 174.

[140] Cf. ST I-II, q. 24, a. 1.

[141] Cf. ST I-II, q. 59, a. 5.

[142] DCE, 3: AAS 98 (2006), 219-220.

[143] DCE, 4 : AAS 98 (2006), 220.

[144] Cf. ST I-II, q. 32, a. 7.

[145] Cf. ST, II-II, q. 153, a. 2, ad 2: «Abundantia delectationis quae est in actu venereo secundum rationem ordinato, non contrariatur medio virtutis».

[146] Gioan Phaolô II, HG (22.10.1980), 5: Insegnamenti III, 2 (1980), 951.

[147] Ibid., 3: Insegnamenti III, 2 (1980), 951.

[148] Gioan Phaolô II, HG (24.12.1980), 4: Insegnamenti III, 2 (1980), 719.

[149] Gioan Phaolô II, HG (12.11.1980), 2: Insegnamenti III, 2 (1980), 1133.

[150] Ibid., 4.

[151] Ibid., 5.

[152] Ibid., 1: 1132.

[153] Gioan Phaolô II, HG (16.01.1980), 1: Insegnamenti III, 1 (1980), 151.

[154] Josef Pieper, Über die Liebe, München 2014, 174.

[155] Gioan Phaolô II, Thđ. Evangelium Vitae (25.3.1995), 23: AAS 87 (1995), 427.

[156] HV, 13: AAS 60 (1968), 489.

[157] GS, 49.

[158] Gioan Phaolô II, HG (18.6.1980), 5: Insegnamenti III, 1 (1980), 1778.

[159] Ibid., 6.

[160] Cf. ibid. (30.7.1980), 1: Insegnamenti III, 2 (1980), 311.

[161] Ibid. (8.4.1981), 3: Insegnamenti IV, 1 (1981), 904.

[162] Ibid. (11.8.1982), 4: Insegnamenti V, 3 (1982), 205-206.

[163] DCE, 5: AAS 98 (2006), 221.

[164] Ibid., 7.

[165] RF 2015, 22.

[166] Gioan Phaolô II, HG (14.4.1982), 1: Insegnamenti V, 1 (1982), 1176.

[167] Alessandro di Hales, Glossa in quatuor libros sententiarum Petri Lombardi, IV, XXVI, 2 (Quaracchi 1957, 446).

[168] Gioan Phaolô II, HG (7.4.1982), 2: Insegnamenti V, 1 (1982), 1127.

[169] Ibid. (14.4.1982), 3: Insegnamenti V, 1 (1982), 1177.

[170] Ibid., 3.

[171] Gioan Phaolô II, Thđ. Redemptor hominis (4.3.1979), 10: AAS 71 (1979), 274.

[172] Cf. ST II-II, q. 27, a. 1.

[173] HĐTT VỀ Gia Đình ,  Famiglia, matrimonio e “unioni di fatto” (26.7.2000), 40.

[174] Gioan Phaolô II, HG (31.10.1984), 6: Insegnamenti VII, 2 (1984), 1072.

[175] DCE, 8: AAS 98 (2006), 224.

[176] FC, 14: AAS 74 (1982), 96.

[177] HG (11.02.2015): L’Osservatore Romano, 12.02.2015, tr. 8.

[178] Ibid.

[179] HG (8.4.2015): L’Osservatore Romano, 9.4.2015, tr. 8.

[180] Ibid.

[181] Cf. GS, 51: “Tất cả chúng ta hãy xác tín rằng sự sống con người và sự thông truyền sự sống ấy là những thực tại mà ý nghĩa của chúng không chỉ bị giới hạn bởi những chân trời của cuộc sống này: giá trị đích thực và ý nghĩa đầy đủ của chúng chỉ có thể được hiểu trong qui chiếu đến vận mệnh vĩnh cửu của chúng ta mà thôi”.

[182] Phanxicô, Thư gửi Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc về Dân Số và Phát Triển (18.03.1994): Insegnamenti XVII/1 (1994), 750-751.

[183] Gioan Phaolô II, HG (12.3.1980), 3: Insegnamenti III/1 (1980), 543.

[184] Ibid.

[185] Phanxicô, Diễn từ tại Cuộc Gặp Gỡ các Gia Đình ở Manila (16.01.2015): AAS 107 (2015), 176.

[186] HG (11.02.2015): L’Osservatore Romano, 12.02.2015, tr. 8.

[187] HG (14.10.2015): L’Osservatore Romano, 15.10.2015, tr. 8.

[188] HĐGM Úc Châu Thư mv. Don’t Mess with Marriage (24.11.2015), 11.

[189] GS, 50.

[190] Gioan Phaolô II, HG (12.3.1980), 2: Insegnamenti III/1 (1980), 542.

[191]  Cf. Id.,Tông thư Mulieris Dignitatem (15.8.1988), 30-31: AAS 80 (1988), 1727-1729.

[192] HG (7.01.2015): L’Osservatore Romano, 7-8.01.2015, tr. 8.

[193] Ibid.

[194] HG (28.01.2015): L’Osservatore Romano, 29.01.2015, tr. 8.

[195] Ibid.

[196] Cf. RF 2015, 28.

[197] HG (4.02.2015), L’Osservatore Romano, 5.02.2015, tr. 8.

[198] Ibid.

[199] GS, 50.

[200] Hội Nghị Khoáng Đại lần thứ V HĐGM Châu Mỹ Latinh và vùng Caribê, Documento di Aparecida (29.6.2007), 457.

[201] RF 2015, 65.

[202] Ibid.

[203] Phanxicô, Diễn từ tại cuộc Hội Ngộ các Gia đình ở Manila (16.01.2015): AAS 107 (2015), 178.

[204] Mario Benedetti, “Te quiero”, in Poemas de otros, Buenos Aires 1993, 316.

[205]  Cf. HG (16.9.2015): L’Osservatore Romano, 17.9.2015, tr. 8.

[206] HG (7.10.2015): L’Osservatore Romano, 9.10.2015, tr. 8.

[207] DCE, 14: AAS 98 (2006), 228.

[208] Cf. RF 2015, 11.

[209] HG (18.3.2015): L’Osservatore Romano, 19.3.2015, tr. 8.

[210] HG (11.01.2015): L’Osservatore Romano, 12.02.2015, tr. 8.

[211] Cf. RF 2015, 17-18.

[212] HG (4.3.2015): L’Osservatore Romano, 5.3.2015, tr. 8.

[213] HG (11.3.2015): L’Osservatore Romano, 12 .3.2015, tr. 8.

[214] FC 27: AAS 74 (1982), 113.

[215] Gioan Phaolô II, Diễn từ nói với các tham dự viên tại “Diễn đàn quốc tế về sống tuổi già tích cực” (5.9.1980), 5: Insegnamenti III/2 (1980), 539.

[216] RF 2015, 18.

[217] HG (4.3.2015): L’Osservatore Romano, 5.3.2015, tr. 8.

[218] Ibid.

[219] Phanxicô, Diễn từ tại cuộc Hội ngộ với người Cao tuổi (28.9.2014): L’Osservatore Romano, 29-30.9.2014, tr. 7.

[220] HG (18.02.2015): L’Osservatore Romano, 19.01.2015, tr. 8.

[221] HG (18.02.2015): L’Osservatore Romano, 19.01.2015, tr. 8.

[222] Ibid.

[223] FC, 18: AAS 74 (1982), 101.

[224] HG (7.10.2015): L’Osservatore Romano, 8.10.2015, tr. 8.

[225] RS  2014, 30.

[226] RS  2014, 31.

[227] RF 2015, 56.

[228] RF 2015, 89.

[229] RS 2014, 32.

[230] RS 2014, 33.

[231] RS 2014, 38.

[232] RF 2015, 77.

[233] RF 2015, 61.

[234] RF 2015, 61.

[235] RF 2015, 61.

[236] RF 2015, 61..

[237] Cf. RS 2014, 26.

[238] Cf. RS 2014, 39.

[239] HĐGM Ý, Ủy Ban Giám mục về Gia Đình và SỰ SỐng, Orientamenti pastorali sulla preparazione al matrimonio e alla famiglia (Những định hướng mục vụ cho việc chuẩn bị hôn nhân và đời sống gia đình) (22.10.2012), 1.

[240] Inhaxiô Loyola, Linh Thao, Chú thích 2.

[241] Ibid., Chú thích 5.

[242] Gioan Phaolô II, HG (27.6.1984), 4: Insegnamenti VII/1 (1984), 1941.

[243] HG (21.10.2015): L’Osservatore Romano, 22.10.2015, tr. 12.

[244] HĐGM Kênya, Sứ Điệp Mùa Chay (18.02.2015).

[245] Cf. Piô XI, Thđ. Casti Connubii (31.12.1930): AAS 22 (1930), 583.

[246] Gioan Phaolô II, HG (4.7.1984), 3, 6: Insegnamenti VII/2 (1984), tr. 9, 10.

[247] RF 2015, 59.

[248] RF 2015, 63.

[249] GS, 50.

[250] RF 2015, 63.

[251] RS 2014, 40.

[252] RS 2014, 34.

[253] Gioan Thánh Giá, Cantico Spirituale (Khúc Linh Ca) B, XXV, 11.

[254] RS 2014, 44.

[255] RF 2015, 81.

[256] RF 2015, 78.

[257] HG (24.6.2015): L’Osservatore Romano, 25.6.2015, tr. 8.

[258] FC, 83: AAS 74 (1982), 184.

[259] RS 2014, 47.

[260] RS 2014, 50.

[261] Cf. HG (5.8.2015): L’Osservatore Romano, 6.8.2015, tr. 7.

[262] RS 2014, 51; cf. RF 2015, 84.

[263] RS 2014, 48.

[264] Phanxicô, Tự Sắc Mitis Iudex Dominus Iesus (15.8.2015): L’Osservatore Romano, 9.9.2015, tr. 3-4; cf. Phanxicô, Tự Sắc Mitis et Misericors Iesus (15.8.2015): L’Osservatore Romano, 9.9.2015, tr. 5-6.

[265] Phanxicô, Tự Sắc Mitis Iudex Dominus Iesus (15.8.2015), Lời nói đầu, III: L’Osservatore Romano, 9.9.2015, tr. 3.

[266] RF 2015, 82.

[267] RS 2014, 47.

[268] HG (20.5.2015): L‘Osservatore Romano, 21.5.2015, tr. 8.

[269] HG (24.6.2015): L’Osservatore Romano, 25.6.2015, tr. 8.

[270] HG (5.8.2015): L’Osservatore Romano, 6.8.2015, tr. 7.

[271] RF 2015, 72.

[272] RF 2015, 73.

[273] RF 2015, 74.

[274] RF 2015, 75.

[275] Cf. MV, 12: AAS 107 (2015), 407.

[276] GLHTCG, 2358; cf. RF 2015, 76.

[277] Cf. GLHTCG, 2358; cf. RF 2015, 76.

[278] RF 2015, 76; cf. BỘ GLĐT, Considerazioni circa i progetti di riconoscimento legale delle unioni tra persone omosessuali (3.6.2003), 4.

[279] RF 2015, 80.

[280] Cf. RF 2015, 20.

[281] HG (17.6.2015): L’Osservatore Romano, 18.6.2015, tr. 8.

[282] RF 2015, 19.

[283] HG (17.6.2015): L’Osservatore Romano, 18.6.2015, tr. 8.

[284] HG (17.6.2015): L’Osservatore Romano, 18.6.2015, tr. 8.

[285] Cf. GLHTCG, 958.

[286] Ibid.

[287] Cf. Têrêsa Lisieux, Những cuộc nói chuyện cuối cùng: Cuốn “sổ màu vàng” của Mẹ Agnès, 17.7.1897, trong Opere complete, Città del Vaticano – Roma 1997, 1028. Về việc này thật ý nghĩa đó là chứng từ của các chị em Cát minh của Thánh nữ nói về một lời hứa của Têrêsa rằng sự kiện từ trần của ngài sẽ “giống như cơn mưa hoa hồng” (ibid., 9.6.1897, 991).

[288] Cf. Giordano di Sassonia, Libellus de principiis Ordinis prædicatorum, 93: Monumenta Historica Sancti Patris Nostri Dominici, XVI, Roma 1935, 69.

[289] Cf. GLHTCG, 957.

[290] CĐ Vatican II, HCh. tín lý về Hội thánh Lumen Gentium, 49.

[291] EG, 222: AAS 105 (2013), 1111.

[292] HG (20.5.2015): L’Osservatore Romano, 21.5.2015, tr. 8.

[293] GS, 17.

[294] HG (30.9.2015): L’Osservatore Romano, 1.10.2015, tr. 8.

[295] HG (10.6.2015): L’Osservatore Romano, 11.6.2015, tr. 8.

[296] Cf. RF 2015, 67.

[297] HG (20.5.2015): L’Osservatore Romano, 21.5.2015, tr. 8.

[298] HG (9.9.2015): L’Osservatore Romano, 10.9.2015, tr. 8.

[299] RF 2015, 68.

[300] RF 2015, 58.

[301] CĐ Vatican II, Tuyên Ngôn Gravissimum Educationis về Giáo Dục Công Giáo, 1.

[302] RF 2015, 56.

[303] Erich Fromm, The Art of Loving, New York, 1956, tr. 54.

[304] Phanxicô, Thđ. Laudato Si’ về Chăm sóc Ngôi Nhà Chung (24.5.2015), 155.

[305] HG (15.4.2015): L’Osservatore Romano, 16.4.2015, tr. 8.

[306] Cf. RF 2015, 13-14.

[307] Augustino, De sancta virginitate 7,7: PL 40, 400.

[308] HG (26.8.2015): L’Osservatore Romano, 27.8.2015, tr. 8.

[309] RF 2015, 89.

[310] RF 2015, 93.

[311] RS 2014, 24.

[312] RS 2014, 25.

[313] RS 2014, 28.

[314] Cf. RS 2014, 41.43; RF 2015, 70.

[315] RS 2014, 27.

[316] RS 2014, 26.

[317] RS 2014, 41.

[318] RS 2014, 41.

[319] RF 2015, 71.

[320] Cf. RF 2015, 71.

[321] RS 2014, 42.

[322] RS 2014, 43.

[323] FC, 34: AAS 74 (1982), 123.

[324] FC, 9: AAS 74 (1982), 90.

[325] Cf. HG (24.6.2015): L’Osservatore Romano, 25.6.2015, tr. 8.

[326] Bài giảng trong Thánh Lễ cử hành với các Hồng y mới (15.2.2015): AAS 107 (2015), 257.

[327] RF 2015, 51.

[328] RS 2014, 25.

[329] FC, 84: AAS 74 (1982), 186. Trong những trường hợp như thế, nhiều người, biết và chấp nhận khả năng sống “như anh em” mà Hội thánh đề nghị, chỉ ra rằng nếu thiếu đi một số sự diễn tả mật thiết, “thì sự trung thành thường bị lâm nguy và thiện ích của con cái bị ảnh hưởng” (Gaudium et Spes, 51).

[330] Ibid.

[331] RS 2014, 26.

[332] CF. RS 2014, 45.

[333] BÊNÊĐICTÔ XVI, Diễn từ tại Đại hội Các Gia Đình Thế Giới Lần Thứ Bảy ở Milan (2.6.2012), Câu trả lời số 5: Insegnamenti VIII/1 (2012), 691.

[334] RF 2015, 84.

[335] RF 2015, 51.

[336] Đây cũng là trường hợp liên quan tới kỷ luật bí tích, vì sự phân định có thể nhận ra rằng trong một hoàn cảnh riêng, không có tồn tại lỗi phạm nặng nề nào. Trong những trường hợp như thế, sẽ áp dụng điều được nói trong một văn kiện khác: cf. Evangelii Gaudium (24.11.2013), 44 và 47: AAS 105 (2013), 1038-1040.

[337] RF 2015, 85.

[338] RF 2015, 86.

[339] FC, 33: AAS 74 (1982), 121.

[340] RF 2015, 51.

[341] Cf. ST I-II, q. 65, a. 3, ad 2; De malo, q. 2, a. 2.

[342] Ibid., ad 3.

[343] GLHTCG 1735.

[344] Cf. Ibid. 2352; BỘ GLĐT, Tuyên Ngôn Iura et bona về Cái Chết Êm Dịu (5.5.1980), II: AAS 72 (1980), 546; Gioan Phaolô II, khi phê bình về phạm trù “sự chọn lựa nền tảng”, đã nhìn nhận rằng “chắc chắn có thể xảy ra những hoàn cảnh rất phức tạp và mập mờ từ một quan điểm tâm lí học, và những hoàn cảnh ấy có một ảnh hưởng đến việc qui trách chủ quan của tội nhân” (Tông Huấn Reconciliatio et Paenitentia [2.12.1984], 17: AAS 77 [1985], 223).

[345] Cf. HĐTT VỀ CÁC BẢN VĂN LUẬT, Tuyên bố về việc Đón nhận các tín hữu li dị và tái hôn vào việc rước lễ (24.6.2000), 2.

[346] RF 2015, 85.

[347] ST I-II, q. 94, art. 4.

[348] Khi qui chiếu đến sự hiểu biết tổng quát về luật và sự hiểu biết đặc thù của sự phân định thực tế, Thánh Tôma đi đến khẳng định rằng “nếu chỉ có một trong hai sự hiểu biết ấy, thì tốt hơn nếu đó là sự hiểu biết về thực tế cụ thể, bởi lẽ nó gần với hành động hơn” (Sententia libri Ethicorum, VI, 6 [ed. Leonina, t. XLVII, 354]).

[349] Diễn từ Bế mạc Đại hội thường kì lần XIV của THĐGM (24.10.2015): L’Osservatore Romano, 26-27.10.2015, tr. 13.

[350] Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, Tìm kiếm một nền đạo đức phổ quát: một cái nhìn mới về Luật Tự Nhiên (2009), 59.

[351] Trong một số trường hợp, điều này có thể bao gồm sự trợ giúp của các bí tích. Vì thế, “tôi muốn nhắc các linh mục rằng tòa giải tội không phải là một buồng tra tấn, nhưng đúng hơn là một nơi gặp gỡ lòng thương xót của Chúa” (Tông Huấn EG, 44: AAS 105 [2013], 1038). Tôi cũng muốn lưu ý rằng Bí tích Thánh Thể không phải là một phần thuởng cho người hoàn hảo, nhưng là phương dược đầy hiệu năng và là lương thực dưỡng nuôi cho người yếu đuối” (ibid., 47: 1039).

[352] EG, 44: AAS 105 (2013), 1038-1039.

[353] De Catechizandis Rudibus, I, 14, 22: PL 40, 327; cf. EG, 194: AAS 105 (2013), 1101.

[354] RS 2014, 26.

[355] EG, 44: AAS 105 (2013), 1038.

[356] Ibid., 45: AAS 105 (2013), 1039.

[357] Ibid., 270: AAS 105 (2013).

[358] Phanxicô, Tông sắc Misericordiae Vultus (11.4.2015), 12: AAS 107 (2015): 407.

[359] Ibid., 5: AAS 107 (2015): 402.

[360] Ibid., 9: AAS 107 (2015): 405.

[361] Ibid., 10: AAS 107 (2015): 406.

[362] EG, 47: AAS 105 (2013), 1040.

[363] Cf. Ibid., 36-37: AAS 105 (2013), 1035.

[364] Có lẽ do quá thận trọng chi li, ẩn sau một ước muốn mạnh mẽ trung thành với sự thật, một số linh mục đòi hỏi các hối nhân một quyết tâm sửa chữa rất thiếu tế nhị, đến nỗi làm cho lòng thương xót bị che mờ bởi việc theo đuổi một công lí được coi là thuần túy. Vì thế, sẽ hữu ích việc nhắc lại giáo huấn của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, khi ngài tuyên bố rằng khả năng của một sự sa ngã mới “không nên làm người ta nghi ngờ sự chân thực của lòng quyết tâm” (Thư gửi Hồng y William W. Baum dịp tổ chức khóa về Tòa Trong [22.3.1996], 5: Insegnamenti XIX/1 [1996], 589).

[365] ỦY BAN THẦN HỌC QUỐC TẾ, La Speranza della salvezza per i bambini che muoiono senza battesimo (19.4.2007), 2.

[366] Phanxicô, Tông sắc Misericordiae Vultus (11.4.2015), 15: AAS 107 (2015), 409.

[367] CĐ Vatican II, Sl. Về Tông đồ Giáo dân Apostolicam Actuositatem, 4.

[368] Cf. Ibid.

[369] GS, 49.

[370] DCE, 16: AAS 98 (2006), 230.

[371] Ibid., 250.

[372] Gioan Phaolô II, Th. Christifideles Laici (30.12.1988), 40: AAS 81 (1989), 468.

[373] Ibid.

[374] RF 2015, 87.

[375] Gioan Phaolô II, Th. Vita Consecrata (25.3.1996), 42: AAS 88 (1996), 416.

[376] CF. RF 2015, 87.

[377] FC, 57: AAS 74 (1982), 150.

[378] Chúng ta cũng không được quên rằng giao ước của Thiên Chúa với dân Ngài được diễn tả như một sự đính hôn (Cf. Ed 16,8. 60; Is 62,5; Hs 2,21-22), và giao ước mới cũng được trình bày như một hôn ước (Cf. Kh 19,7; 21,2; Ep 5,25).

[379] CĐ Vatican II, HCh. Tín lí về Giáo hội Lumen Gentium, 11.

[380] FC, 11: AAS 74 (1982), 93.

[381] Gioan Phaolô II, Bài giảng trong Thánh Lễ với Các Gia Đình, Cordoba, Argentina (8.4.1987), 4: Insegnamenti X/1 (1987), 1161-1162.

[382] Cf. Dietrich Bonhoeffer, Gemeinsames Leben, Munich, 1973, tr. 18.

[383] CĐ Vatican II, Sl. Apostolicam Actuositatem về Tông đồ Giáo dân, 11.

[384] HG (10.6.2015): L’Osservatore Romano, 11.6.2015, tr. 8.

[385] FC, 12: AAS 74 (1982), 93.

[386] Diễn từ tại buổi Canh Thức Đại Hội Các Gia Đình, Philadelphia (26.9.2015): L’Osservatore Romano, 28-29.9.2015, tr. 6.

[387] Gabriel Marcel, Homo Viator: prolégomènes à une métaphysique de l’espérance, Paris, 1944, tr. 66. Anh ngữ: Homo Viator. Dẫn nhập vào một Siêu hình học về Hi Vọng, London, 1951, tr. 49.

[388] RF 2015, 88.

[389] Cf. FC, 44: AAS 74 (1982), 136.

[390] Cf. Ibid., 49: AAS 74 (1982), 141.

[391] Về những khía cạnh xã hội của gia đình, Cf. HĐTT VỀ CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH, Tóm lược Học Thuyết Xã hội của Giáo hội Công Giáo, 248-254.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây