TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Đôi dòng tưởng niệm Lm Micae Trần Kim Chinh

Thứ sáu - 12/05/2023 03:56 | Tác giả bài viết: Thiện Ý -Nguyễn Văn Thắng |   632
Khoảng 6 giờ chiều Chủ nhật, giờ Houston, Texas, Hoa Kỳ, chúng tôi nhận được tin buồn: linh mục Micae Trần Kim Chinh qua đời tại nhà hưu dưỡng giáo phận Banmêthuột,

Đôi dòng tưởng niệm Hiền huynh linh mục Micae Trần Kim Chinh

tbd 120523a

 

Khoảng 6 giờ chiều Chủ nhật, giờ Houston, Texas, Hoa Kỳ, chúng tôi nhận được tin buồn: linh mục Micae Trần Kim Chinh qua đời tại nhà hưu dưỡng giáo phận Banmêthuột, vào ngày Chủ nhật mùng 7-5-2023, hưởng thượng thọ 82 tuổi.

Khi nhận được tin này, tôi chết lặng hồi lâu và bùi ngùi xúc động. Mặc dầu tôi đã biết hiền huynh Micae Trần Kim Chinh sức khỏe suy nhược trong mấy năm gần đây. Vì tuổi già sức yếu. Nhất là ít năm cuối đời, trí nhớ suy giảm. Từ đó chúng tôi không con liên lạc được với nhau qua điện thoại nữa, chỉ hỏi thăm qua người thân quen ở Banmêthuột để biết tin tức về Ngài.

Nay Hiền Huynh Micae Trần Kim Chinh của tôi qua đời, dưới ánh sáng đức tin, là niềm vui được Chúa gọi về nhà Cha Chung an hưởng hạnh phúc vĩnh cửu nơi Nước Trời là quê thật đời đời, sau 48 năm (1975-2023) sống đời Linh mục hiến tế phục vụ Thiên Chúa, Giáo hội và Tha nhân. Thế nhưng trong thân phận con người, về mặt tình cảm tôi vẫn có sự đau buồn thương tiếc. Với ước mong Hiền huynh Micae sống thêm thời gian để chúng tôi có cơ hội gặp lại nhau một lần nữa, sau lần gặp nhau cuối cùng cách nay đúng 20 năm. Khi đó mẹ tôi qua đời tại Saigon ở tuổi 90 (2013-2003). Khi đó, tôi thì đưa vợ con từ Mỹ về Việt Nam chịu tang Mẹ. Hiền huynh linh mục Micae Trần Kim Chinh thì từ xứ đạo đang coi sóc Kim Hòa cách thành phố Banmêthuột trên 30 cây số, về hướng Đông Bắc đã về Sàigòn chủ tế trong Thánh lễ đồng tế với bốn linh mục khác trong lễ cầu hồn và cùng tiễn đưa Mẹ tôi ra nghĩa trang và làm các nghi thức hạ huyệt sau cùng…

Thực tế, tình nghĩa Huynh-Đệ của chúng tôi thì sâu đậm như ruột thịt. Vì chúng tôi đã có những năm dài thời niên thiếu cùng sinh sống, sinh hoạt tôn giáo trong một xứ đạo (Chi Lăng), cách thành phố Banmêthuột khoảng 8 cây số về phía Nam. Đồng thời chúng tôi cùng học tập tại Trung học công lập duy nhất của thành phố mang tên Banmêthuột, thủ phủ của tỉnh Darlac, thuộc cao nguyên Trung phần Việt Nam. Hiền Huynh học trên tôi ba lớp và hơn tôi ba tuổi. Sau khi đậu Tú tài toàn phần (tốt nghiệp cấp ba), Hiền Huynh mới bắt đầu thực hiện ước mơ đi tu làm linh mục. Vì ước mơ này Hiền Huynh đã ôm ấp từ lâu, song gia đình không đồng ý, vì cụ giáo Tri thân sinh có ba người con trai và một con gái út. Khi đó người con trai thứ hai đã đi tu từ nhỏ, đang tu học tại Đại chủng viện Xuân Bích ở Huế. Người anh cả thì ít học đã có gia đình. Vì thế Hiền Huynh có ý định để dành tiền làm lộ phí trốn nhà đi tu. Hiền Huynh nói là mình có ơn gọi làm linh mục, qua du hiệu mỗi khi đi qua các nghĩa trang nghe như có tiếng réo gọi của các linh hồn, tự nhiên nước mắt ứa ra. Nhưng rồi ý định trốn  nhà đi tu đã không thành do số tiền để dành kẹp trong cuốn tự điển ở tủ sách biến mất. Huynh nói với tôi, đó là ý Chúa, đành phải chờ đợi và tiếp tục cầu nguyện. Huynh có rủ tôi cùng đi tu. Nhưng tôi nói là mình có khuynh hướng ngoài đời và vì có một mẹ một con, cha đã mất (1960) phải phụng dưỡng Mẹ già, sinh con nối dõi tông đường. Huynh bảo tôi là người hoạt động xã hội và tôn giáo ở thành phố Banmêthuột, quan hệ rộng với nhiều giới, để ý xem có lớp tu muộn nào thì giới thiệu cho Huynh… Tôi có kể ước muốn này của Huynh với linh mục Đinh Minh Hiền, lúc đó là  Phó xứ Thánh Tâm ở trung tâm thành phố Banmêthuột, Ngài hứa sẽ lưu tâm, khi nào có lớp tu muộn sẽ báo cho biết.

Thế rồi chuyện gì đến đã phải đến. Một hôm cha Hin báo cho tôi hay, Đức Giám mục giáo phận Kontum một người Pháp, lấy tên Việt Nam, là Đức cha Kim, sắp mở lớp  tu muộn đào tạo linh mục cho giáo phận. Lúc đó các xứ đạo vùng Banmêthuột vẫn trực thuộc Giáo phận Kontum, chưa tách ra thành giáo phận riêng. Khi tôi báo tin này, Huynh mừng lắm và nói với tôi “Đúng là ý Chúa”. Huynh nói “Đúng là ý Chúa rồi” Vì ông anh mình đã xuất tu sau khi bị động viên đi sĩ quan Th Đức. Sau khi ra trường, được bổ về Phòng Tuyên Úy Công Giáo ở Nha Trang, đã xuất tu…”.

Chẳng bao lâu sau đó, Huynh đã khăn gói lên đường tu muộn sau khi đậu Tú tài toàn phần… Điều kỳ diệu là sau khi học xong chương trình triết học, thần học theo giáo trình ở học viện Giao hoàng Pio XII Đà Lạt, Huynh đã được gửi tu học tại Đại chủng viện Xuân Bích ở Huế; nơi mà chính người anh của Huynh từng tu học trước khi xuất tu. Một sự thay thế thật hy hữu, k diệu.

Sau ba năm tu học tại Đại chủng viện Xuân Bích, Huynh có viết thư báo cho tôi biết sẽ có bài sai đi giúp xứ ở một xứ đạo thuộc vùng Banmêthuột. Cũng trong thư này, Huynh đã đề nghị kết nghĩa huynh đệ với tôi, với ước mong sau này, khi Huynh trở thành linh mục sống đời tu trì tận hiến cho Chúa. Trong khi tôi sẽ  lập gia đình sống đời thường, cả hai chúng tôi sẽ kết hợp khi có điều kiện để cùng phục vụ Thiên Chúa, Giáo hội và tha nhân. Huynh cho hay là ý định kết nghĩa Huynh-Đệ này đã có từ lâu, song e dè chưa giám nói, vì thời gian đó cô em gái út của Huynh chưa lập gia đình sợ tôi hiểu lầm. Nay thì cô em gái út đã yên bề gia thất nên mới bày t cho tôi biết. Tất nhiên là tôi đã có ý định nhận lời sau khi đọc thư Huynh viết. Nhưng không trả lời qua thư mà đợi khi Huynh đi giúp xứ (thực tập) ở một xứ đạo vùng Ban Mê Thuột. Chúng tôi có dịp gặp lại nhau và thường có những cuộc đi picnic vào rừng, ngồi bên bờ suối, cùng nhau trao đổi suy niệm v Thiên Chúa. Chính trong dịp này, chúng tôi đã chính thức kết tình Huynh-Đệ và hứa từ nay sẽ cầu nguyện hàng ngày cho nhau. Đồng thời, cũng trong những dịp đi chơi ngoài trời, chúng tôi đã tâm tình và bàn với nhau những dự tính tương lai khi Huynh trở thành linh mục và tôi lập gia đình trở thành tín hữu ngoài đời. Huynh nói đùa như thật:

- Nếu mai này mình làm linh mục, cậu có giám đem gia đình vào sống chung xứ đạo làm ông Trùm cho giáo xứ mình không?”

- Làm ông Trùm trong xứ đạo của Huynh e khó. Vì nghề nghiệp, hoàn cảnh sống lúc đó e  khó phù hợp. Điều có thể trong tương lai là chúng ta hợp tác trong chừng mực nào đó để cùng phục vụ Thiên Chúa, Giáo hội và tha nhân. 

Nhớ lại lúc đó tôi đã đề nghị với Huynh khi làm linh mục, hãy thực hiện mô hình “Xứ Đạo Tin Mừng” có tính cách mạng. Một xứ đạo mà linh mục chính xứ không chỉ là nhà lãnh đạo tôn giáo mà còn là nhà hoạt động xã hội tích cực. Nghĩa là Cha xứ sẽ không thụ động đóng khung cảnh “tháp ngà của giáo đường” để chỉ có các hoạt động tôn giáo; mà mở rộng ra các hoạt động xã hội. Cụ thể, cha xứ với vị thế và chức năng chủ chăn, không chỉ dành hết thời gian cho các hoạt động mục vụ tôn giáo, như làm lễ, rao giảng lời Chúa và thực hành các phép bí tích, tổ chức các đoàn thể Công giáo tiến hành… như bao lâu nay các cha xứ vẫn làm là tốt. Ngoài ra cha xứ còn phải là người lãnh đạo thực hiện các hoạt động xã hội, quan tâm đến từng gia đình và cá nhân các giáo dân, để biết rõ  trong xứ đạo có bao nhiêu người giầu có, đủ ăn đủ mặc, bao nhiêu người đói ăn thiếu mặc… để tìm cách giúp đỡ. Vì tục ngữ có câu “có thực mới vực được đạo”. Khi cha xứ làm mục vụ, rao giảng  giảng Lời Chúa, dù hay đến mấy, lôi cuốn cách mấy, chỉ được các giáo dân thấm nhuần, thực hành, giữ đạo đàng hoàng, xứ đạo an vui, không có trộm cắp… nếu đời sống vật chất của họ đủ ăn, đủ mặc… Nếu mai này nhận lãnh Thiên chức Linh mục, trông coi một xứ đạo, ngoài nhiệm vụ lo cho phần hồn các giáo dân, Huynh cần lo cho cả phần xác của họ sao cho đủ ăn đủ mặc, để có điều kiện giữ đạo đàng hoàng… 

…Tiếc rằng hoài bão, ước mơ trên của Huynh Đệ chúng tôi đã không đạt được. Vì Hiền Huynh tôi được lãnh nhận Thiên chc Linh mục chỉ khoảng ít ngày trước 30-4-1975, do Đức cha Huỳnh Văn Nghi truyền chức cùng với một thy Sáu khác, tại nhà thờ giáo xứ Nghĩa Hòa ở ngã ba Ông Tạ. Tôi nhớ là sau lễ truyền chức này, Đức cha Huỳnh Văn Nghi đã vội vã lên đưng ra Phan Thiết nhậm chức Giám mục tông tòa…
 
Thời cuộc thay đổi, Huynh-Đệ chúng tôi đã không có cơ hội để thực hiện hoài bão ước mơ cao đẹp của mình là xây dựng một “Xứ đạo Tin Mừng”. Sau này, trong lần Huynh-Đệ  gặp nhau lần cuối cùng vào tháng 8-2003 tại Saigon nhân dịp đám tang của Mẹ, tôi có nhắc và đề nghị Huynh thử thực hiện  mô hình “Xứ đạo Tin Mừng” ở giáo sứ Huynh đang coi sóc được không. Tôi hứa sẽ tìm cách huy động tài chính để Huynh có phương tiện thực hiện… Nhưng Huynh cho hay tình trạng sức khe hiện nay không cho phép. Tôi có đưa ra để nghị nhỏ là mua máy cầy, máy bừa lập đội nông cơ cho giáo xứ, mở các lớp dạy nghề thích hợp cho giáo dân có nhu cầu, lập “Quỹ Bác ái của Giáo xứ” để trợ giúp khẩn cấp cho giáo dân nghèo khi bệnh tật hay gặp khó khăn trong cuộc sống… Nhưng Huynh chỉ trả lời “Để mình tính xem sao”. Thế nhưng, cho đến ngày Huynh đến tuổi về hưu, không còn làm Cha xứ. Tôi đã không nhận được câu trả lời về ba đề nghị vừa nêu. Thực tế, thỉnh thoảng chúng tôi không biết làm gì hơn, là gửi chút tiền cho Huynh như quỹ cá nhân của Ngài để tùy nghi làm bác ái cho những người nghèo khó trong giáo xứ. 

Hiền Huynh Micae Trần Kim Chính thân kính,

Thế là t đây Huynh-Đệ chúng ta tạm thời chia ly theo quy luật của Chúa. Huynh về Nước Trời, hưởng hạnh phúc đời đời, xin tiếp tục cầu nguyn như từng cầu nguyn cho gia đình Đệ khi dâng Thánh lễ hàng ngày. Đệ còn ở lại nơi trần thế, từ nay thay vì cầu nguyện hàng ngày cho Huynh như giao ước, rằng: 

“Xin Thiên Chúa Toàn năng ban cho Micae Trần Kim Chinh và tất cả các Linh mục của Chúa: Sức khỏe, nghị lực để phục vụ Thiên Chúa, Giáo Hội và Tha nhân. Trong bt cứ cảnh đời nào luôn xứng đáng là Linh mục của Chúa. Chúc con cầu xin vì danh Đức Kitô, Chúa chúng con -AMEN”. 

Nay thay bằng lời cầu nguyn này cho Huynh: “Xin Thiên Chúa Toàn Năng đón nhn linh hồn Micae Trần Kim Chinh, Linh mục của Chúa vào nước Hằng Sống như lời Chúa hứa  ban cho những ai đã tin và sống đúng theo Lời Chúa - Amen”.
 
Thiện Ý (Phêrô Nguyễn Văn Thắng)
Kính mời Quý Niên Trưởng và Các Bạn vào link đính kèm.
Trân trọng
Thiện Ý -Nguyễn Văn Thắng


 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây