TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật V Thường Niên -Năm C

“Các ông đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Người”. (Lc 5, 1-11)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Làm sao để đọc Lời Chúa như đọc thư tình?

Thứ năm - 06/02/2025 02:20 | Tác giả bài viết: Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền, OSB |   74
Làm sao để có thể đọc Lời Chúa như đọc một bức thư tình? Thưa, phải bám sám Phụng Vụ.

LÀM SAO ĐỂ ĐỌC LỜI CHÚA NHƯ ĐỌC THƯ TÌNH?

tbd 060225a

 

Thánh Kinh là bức thư tình, mà Thiên Chúa ngỏ với toàn thể nhân loại. Đã là thư tình, thì tất yếu, phải riêng tư, cá vị, chỉ người tình mới hiểu, mới dâng trào những cung bậc cảm xúc theo từng dòng câu, con chữ. Văn tự, chữ viết không hề thay đổi, nhưng, mỗi lần, ta đọc lại bức thư tình, là mỗi lần mới, không bao giờ có sự trùng lắp, nhàm chán, tẻ nhạt. Ấy thế mà, mỗi khi suy niệm Lời Chúa, chúng ta thường “nhốt” Lời Chúa vào trong những “ngăn tủ” có sẵn, khiến Lời Chúa bị bóp nghẹt, mất sức sống, để rồi, Lời Chúa không thể trở thành lương thực nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của chúng ta.

Làm sao để có thể đọc Lời Chúa như đọc một bức thư tình? Thưa, phải bám sám Phụng Vụ. Nếu không bám sát Phụng Vụ, chúng ta rất dễ rơi vào sự lười lĩnh, bởi vì, ta đã có sẵn những “bài tủ”, cứ lấy ra xài, suy niệm chi cho mệt. Chẳng hạn, với Bài Tin Mừng Mc 6,7-13: Đức Giêsu sai các Tông Đồ đi rao giảng. Khi gặp những Bài Tin Mừng về việc sai đi truyền giáo, chúng ta thường suy niệm: Người được sai đi, trước hết, phải là người đến “ở với Chúa”, rồi, “được Chúa sai đi”, khi đi, thì đi trong khó nghèo, không cậy dựa vào bất cứ thứ gì khác, ngoài một mình Chúa… Những suy niệm này “đúng”, nhưng, không “trúng”, bởi vì, Lời Chúa không chỉ có một mùi vị như thế, mà còn, có đủ mọi mùi vị thơm ngon khác, khi chúng ta đặt đoạn Tin Mừng đó, vào trong từng bối cảnh phụng vụ của những ngày lễ cụ thể.

Chẳng hạn, Bài Tin Mừng Mc 6,7-13 được đặt trong bối cảnh Phụng Vụ của Thứ Năm Tuần IV Thường Niên, Năm lẻ: Bài đọc một, câu in nghiêng được trích từ thư Hípri nói: Anh em đã tới núi Xion, tới thành đô Thiên Chúa hằng sống. Tác giả thư Hípri đã so sánh núi Sinai với núi Xion: các trung gian của giao ước và Đấng Trung Gian của giao ước mới, máu của Abel và máu của Đức Kitô. Điều này cho thấy hai chế độ: lề luậtân sủng; đến gần núi Sinai, núi lề luật với những cảnh tượng hãi hùng, kinh sợ, với những gánh nặng của lề luật; đến gần núi Xion, núi thánh, đến gần Vị Trung Gian của giao ước mới, Đấng mời gọi hãy mang lấy ách êm ái và gánh nhẹ nhàng của Người, để được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Do đó, các nhà Phụng Vụ đã chọn Bài Đáp Ca: Thánh Vịnh 47: Lạy Thiên Chúa, giữa nơi đền thánh, chúng con đón nhận tình Chúa yêu thương: Giữa nơi đền thánh, đón nhận tình yêu, đón nhận ân sủng, chứ không phải đón nhận Lề Luật của núi Sinai. Câu Tung Hô Tin Mừng: Triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng. Triều đại Thiên Chúa là triều đại của tình yêu, của ân sủng; Tin vào Tin Mừng, là tin vào Đức Kitô, Đấng chính là Ngôi Lời, là Tin Mừng cứu độ cho toàn thể nhân loại. Bài Tin Mừng, câu in nghiêng được trích từ Tin Mừng Máccô: Đức Giêsu bắt đầu sai các Tông Đồ đi rao giảng. Thuở xưa nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã dùng các ngôn sứ mà phán dạy, nhưng, đến thời sau hết, Người phán dạy qua Thánh Tử. Đức Giêsu nhận sứ mạng từ Chúa Cha, và Người trao sứ mạng đó cho các Tông Đồ: Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em.

Qua các bản văn Phụng Vụ, và Lời Tổng Nguyện của Thứ Năm Tuần IV Thường Niên: Xin cho tất cả chúng con biết hết lòng thờ phượng Chúa, và thành tâm yêu mến mọi người. Như lời Đức Giêsu nói với người phụ nữ bên bờ giếng Giacóp, đã đến lúc không còn thờ phượng Thiên Chúa trên núi này hay núi kia, nhưng, thờ phượng Người trong Thần Khí và Sự Thật, không còn thờ phượng Thiên Chúa bằng thứ lề luật của núi Sinai, nhưng, bằng một luật mới trên núi thánh, núi Xion, thành đô Giêrusalem mới; không còn khiếp sợ Chúa như đầy tớ khiếp sợ ông chủ, nhưng, như con thơ kính sợ Cha hiền. Khi nhìn nhận Chúa là Cha, thì đồng nghĩa, ta cũng nhìn nhận tất cả mọi người là anh chị em con cùng một Cha trên trời. Chúng ta phải lo cho mìnhlo cho anh chị em mình được hưởng ơn cứu độ. Vì thế, ta phải nhanh chân, ra đi loan báo Tin Mừng cho tất cả mọi người. Có hạnh phúc nào, mà người nhận được, lại không muốn chia sẻ và làm lan tỏa, để cho tất cả mọi người cùng được vui hưởng?

Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền, OSB

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây