TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Linh mục như chiếc thang

Thứ tư - 03/08/2022 11:07 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   964
Nhận lãnh sứ vụ của một chiếc thang nối kết, người linh mục trước tiên là người sống Mầu Nhiệm trong đời sống thường nhật của mình.
Linh mục như chiếc thang

Linh mục như chiếc thang



 
 
Sự trống vắng cõi thiêng ngày càng gia tăng trong đời sống tục hóa, là một đòi hỏi nỗ lực hơn đối với những linh mục như chiếc thang nối giữa mầu nhiệm và cuộc sống.
Trong ngày chịu chức, chúng ta đã được Đức Giám Mục khuyên bảo: “Anh em hãy sống điều mà anh em sẽ chu toàn và hãy uống mình cho phù hợp với mầu nhiệm Thập Giá của Chúa”.
Đó là lời gọi, huấn dụ của Giáo Hội gửi tới các linh mục trong nghi thức phong chức. Nhận lãnh sứ vụ của một chiếc thang nối kết, người linh mục trước tiên là người sống Mầu Nhiệm trong đời sống thường nhật của mình. Mầu nhiệm được thực hiện trong đời thường thông qua các bí tích người linh mục cử hành.
Không thể lên xuống trên một chiếc thang mục gẫy, như vậy đòi hỏi sự thánh thiện nơi người mục tử, Công Đồng Vat II quả quyết: “Chính sự thánh thiện của các linh mục là một đóng góp cốt yếu làm cho thừa tác vụ mà các ngài chu toàn được hữu hiệu; chắc hẳn ơn thánh của Thiên Chúa có thể hoàn thành công trình cứu độ ngay cả bởi những thừa tác viên bất xứng. Nhưng, thông thường, Thiên Chúa ưa thích biểu lộ những sự việc cao cả của Ngài qua những con người niềm nở và vâng theo sự thúc đẩy, dẫn dắt của Chúa Thánh Thần, qua những con người sống mật thiết với Chúa Kitô và sống đời sống thánh thiện nhờ đó có thể nói như Thánh Tông Đồ: “Nếu tôi sống thì không còn phải là tôi sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi: (Gl, 2, 20)”[1].
Chiếc thang đầu chạm trời. Thực nghĩa của chiếc thang này là một đòi hỏi vươn mãi không ngừng. Người Đông Phương khởi đi từ cụ thể đi đến siêu hình cũng đặt một điều kiện là biết “vô tri bất mộ”.
Người Linh mục là người biết Chúa nhiều hơn, con đường biết này đi từ con đường lý trí và từ con đường tình yêu. Lý trí không tình yêu là duy lý, tình yêu không lý trí là cuồng tín. Biết Chúa hơn là con đường học hỏi không ngừng, việc biết Chúa không chỉ dừng lại sau thời gian được học tại Chủng Viện nhưng con là việc tìm biết trong những khoá đào tạo thường kỳ theo chương trình thường huấn. Nền tảng của việc đào tạo thường kỳ này là Đức Ái Mục Vụ.
Đức Ái Mục vụ thúc đẩy người Linh mục khơi thắm lại những ân sủng của Thiên Chúa đã ban tặng, Thánh Phaolô gửi cho Timothe lời tâm huyết của mình: “Đừng thờ ơ với đặc sủng đang có nơi anh, đặc sủng Thiên Chúa đã ban cho anh nhờ lời ngôn sứ, khi hàng kỳ mục đặt tay trên anh.15 Anh hãy tha thiết với những điều đó, chuyên chú vào đó, để mọi người nhận thấy những tiến bộ của anh.16 Anh hãy thận trọng trong cách ăn nết ở và trong lời giảng dạy. Hãy kiên trì trong việc đó. Vì làm như vậy, anh sẽ cứu được chính mình, lại còn cứu được những người nghe anh giảng dạy.”[2]
Thông thường trong các chức nghiệp của đời sống, người ta vẫn đòi hỏi các thành viên không ngừng trau dồi thêm kiến thức của mình, mỗi ngày tiến thêm hơn về sự hiểu biết để tiến thêm hơn nữa cho ngành nghề mà họ dấn thân. Sách Lễ ký dạy: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo”, người học đạo để biết rõ về đạo, có biết mới có thể nói cho người khác, con đường học ấy giống như con đường sinh lại mỗi ngày trong sự hiểu biết.
Tông huấn Pastores Dabo vobis, số 51 dạy: “Trong thực tế, nhờ việc học, nhất là Thần học, người linh mục tương lai bám víu vào Lời Chúa, lớn lên trong đời sống thiêng liêng và có được tư thế sẵn sàng để chu toàn thừa tác vụ mục tử.”
Con đường học biết đạo theo Đông Phương còn là con đường biết bằng chữ tâm. Tâm là nguồn cội của Đạo, Tâm còn là định hướng, năng lực để tiến bước. Khổng Tử dạy học trò phải giữ cái tâm cho trung chính và việc làm cho thành thực: “Quân tử tiến đức tu nghiệp, trung tín, sở dĩ tiến đức giã: Tu từ, lập kỳ thành, sở dĩ cư nghiệp giã. Tri chí chí chi, khả dữ cơ giã; tri chung chung chi, khả giữ tồn nghĩa giã”, nghĩa là: “quân tử tiến đức tu nghiệp, trung tín để tiến đức; tu tỉnh ngôn từ, lập cái thành thực của mình, là để giữ cái nghiệp vậy. Biết chỗ đến mà đến chỗ ấy, là có thể gần cái đức; biết chỗ cuối cùng mà suốt đời giữ vững là có thể còn giữ cái nghĩa vậy”.
Con đường tu đức như vậy, vừa học biết đào luyện nhân, vừa học biết đào luyện nên thánh, Lời Chúa dạy: “Vì Ta muốn tình yêu chứ không cần hy lễ, thích được các ngươi nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu.” (Hs 6, 6).
Xin Cha Thánh Gioan Vianey cầu cùng Chúa cho chúng con nên những linh mục như lòng Chúa mong muốn.
 
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây