TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Chỗ Ngồi

Thứ bảy - 08/05/2021 10:29 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   812
cn29bTN
cn29bTN

Chỗ Ngồi

 

Chỗ ngồi là một xác định một chủ thể của chỗ đứng trong xã hội. Đón tiếp ai vào một chỗ ngồi là bày tỏ lòng hiếu khách và tôn trọng vị trí của họ. Chỗ ngồi dành riêng cho ai đó là một hành vi thừa nhận một uy quyền hay một địa vị của người hoặc đại diện của người đó. Hai người con của ông Giêbêđê, xin hai chỗ bên phải và bên trái chỗ ngồi của Chúa Giêsu, đúng là Chúa trách: “Các anh không biết các anh xin gì!” (Mc 10, 38).

Chỗ ngồi đúng nghĩa
Quyền uy không thực sự là chỗ ngồi, quyền uy được thể hiện qua sức hút từ cá nhân. Đôi mắt người đời thường rất tinh tường, họ nhận diện ai mới là người có uy quyền thật sự. Vẻ uy nghiêm, diễu võ, dương oai chỉ làm người ta khiếp sợ bên ngoài nhưng không khuất phục lòng người. Trong cuộc đến thăm Hoa Kỳ, Đức Giáo Hoàng chỉ ngồi trên chiếc xe trị giá 20 ngàn, trong khi chiếc xe tổng thống và đoàn tuỳ tùng có giá rất cao. Người ta bình luận: “Trong chiếc xe nhỏ có một tâm hồn lớn”. Trong hai cuộc tiếp đón Đức Giáo Hoàng và Tập Cẩm Bình cùng thời gian tại Hoa Kỳ, người ta chỉ chú ý đến Đức Giáo Hoàng chứ không để ý tới Tập Cẩm Bình.

Chỗ ngồi để phục vụ
Điều Chúa dạy: “Con người đến để phục vụ chứ không để được phục vụ” (Mc 10, 45).
Tại Toà Lưỡng Viện Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ, Đức giáo Hoàng Phanxicô có bài phát biểu, nói về chỗ ngồi của mỗi vị đại diện dân cử: “Chúng ta được mời gọi để đòi hỏi sự can đảm và khôn ngoan để giải quyết nhiều khủng hoảng về kinh tế và chính trị địa phương. Ngay cả trong thế giới phát triển, những ảnh hưởng của những cơ cấu và những hành động bất công cũng thông thường xuất hiện nữa. Những nỗ lực của chúng ta phải nhắm tới hầu tái lập hy vọng, sửa sai những khuyết điểm, duy trì những khế ước, và nhờ đó phát triển tình trạng an sinh của những cá nhân và các dân tộc. Chúng ta phải cùng nhau tiến tới, cùng nhau như một, trong việc làm đổi mới tinh thần huynh đệ và hiệp nhất, hợp tác một cách rộng rãi cho thiện ích chung. (Trần Mỹ Duyệt chuyển dịch)

Chỗ ngồi chịu nhiều hy sinh
Là người có uy quyền một điều cần thiết là đón nhận hy sinh. Hy sinh những lợi ích cá nhân hay phe nhóm của mình để làm cho thiện ích chung được tiến triển. Tính hy sinh này, cũng làm cho mọi người cùng một chí hướng nhằm tiến tới mục đích chung. Chúa Giêsu hỏi lại hai môn đệ đã xin ngồi bên tả và bên hữu: “Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?” (Mc 10, 38).

Chỗ ngồi của đối thoại và gắn kết, ích lợi ngôi nhà chung.
Chỗ ngồi không phải để “con vua lại làm vua”, hoặc cả gia đình gia tộc làm quan. Chỗ ngồi là để tiếp đón, giải quyết những nỗi khốn khổ, nghèo đói, an sinh, cho anh chị em mình. Chúa Giêsu dạy: “ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người.” (Mc 10, 43 – 44).

Trong bài phát biểu ở Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Đức Giáo Hoàng đã nói đến “sự ích kỷ và ham muốn quyền lực và của cải vật chất vô hạn dẫn đến việc lạm dụng tài nguyên thiên nhiên và loại trừ người nghèo và người yếu thế”. Và mời gọi lưu tâm đến: “các nhà lãnh đạo chính phủ phải làm mọi điều có thể làm được để bảo đảm điều này: mọi người có thể có được những phương thế tinh thần và vật chất tối thiểu cần thiết cho việc sống xứng đáng và lập ra cũng như hỗ trợ một gia đình, vốn là tế bào hàng đầu của bất cứ cuộc phát triển xã hội nào. Nói cách thực tế, điều tối thiểu tuyệt đối này có ba cái tên: nhà ở, việc làm và đất đai; và một tên nữa thuộc tinh thần: tự do tinh thần, gồm tự do tôn giáo, tự do giáo dục và các dân quyền khác.” (Vũ Văn An chuyển dịch).

Một chỗ ngồi cần thiết chỉ khi được xem là điều kỳ diệu khi làm cho quê hương, đất nước, như Đức Giáo Hoàng mời gọi tại Toà Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ: “Một đất nước chỉ có thể được xem là vĩ đại, khi nó ủng hộ cho tự do như tổng thống Lincoln đã làm; khi nó cổ vũ cho nền văn hóa giúp người dân có thể ‘mơ’ về những quyền lợi chính đáng nhất cho tất cả đồng bào của mình, như mục sư Martin Luther King đã theo đuổi; khi nó dám tranh đấu cho công bình và chống lại sự áp bức, như Người-tôi-tớ-của-Chúa là bà Dorothy Day đã miệt mài thực hiện; như hoa trái Đức tin đã trở nên những cuộc đối thoại và gieo rắc hạt giống hòa bình trong lối chiêm niệm của nhà thần bí Thomas Merton”.

Chỗ ngồi cần thiết không phải để thị uy, nhưng theo cung cách của Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi “ngồi vào chỗ nhỏ với một nhân cách lớn”, đó là chỗ ngồi mà Chúa Giêsu đã dạy: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.” (Mc 10, 45)

Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây