TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Canh thức Vượt Qua

“Giêsu Nazarét chịu đóng đinh, đã sống lại”. (Mc 16,1-8)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Đại hội FABC 50 - Ngày thứ mười

Thứ hai - 24/10/2022 19:11 | Tác giả bài viết: FABC Media |   456
Thánh lễ do Đức Hồng y Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo, Indonesia, chủ tế, thứ bảy 22. 10. 2022, mở đầu ngày làm việc thứ mười của Đại hội FABC 50, và cũng là ngày cuối cùng của phân đoạn “Những thực tế đang nổi lên tại Châu Á”.
Đại hội FABC 50 - Ngày thứ mười

ĐẠI HỘI FABC 50:  NGÀY X - NHỮNG THỰC TẾ ĐANG NỔI LÊN TẠI CHÂU Á
(Phần cuối)


WHĐ (24.10.2022) - Thánh lễ do Đức Hồng y Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo, Indonesia, chủ tế, thứ bảy 22. 10. 2022, mở đầu ngày làm việc thứ mười của Đại hội FABC 50, và cũng là ngày cuối cùng của phân đoạn “Những thực tế đang nổi lên tại Châu Á”.
 

Đức Hồng y Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo

Đức hồng y Oswald Gracias - chủ toạ các phiên họp trong ngày - hướng dẫn lời khẩn cầu xin Chúa Thánh Thần xuống trên Đại hội (the Adsumus). Giờ Kinh Sáng do quốc gia Indonesia phụ trách, được thực hiện dưới dạng trực tuyến, với sự chuẩn bị của Sơ Elisabeth Sukamdo OP, Chủ tịch liên hiệp các Nữ Tu.

Như thường lệ, Đức Hồng Y Gracias giải thích tiến trình và thảo luận nhóm trong ngày, tập trung vào sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và các ưu tiên mục vụ của Giáo hội Á Châu.

 

Tiến sĩ Naoko Murayama

- Tiến sĩ Naoko Murayama, Điều phối viên Khu vực Đông Á và Châu Đại Dương của Phân bộ Di cư và Tị nạn thuộc Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện, trình bày về cuộc khủng hoảng người tị nạn. Tiến sĩ Murayama đề xuất những cách thế mà các tham dự viên có thể ứng phó, qua việc kêu gọi họ học hỏi, lắng nghe, hỗ trợ và hợp tác.

- Dưới sự chủ toạ của Đức hồng y Gracias, Đại hội tiếp tục với các cuộc thảo luận chung dựa trên những dữ liệu thu thập được từ các cuộc thảo luận nhóm. Các chủ đề thảo luận xoay quanh: sự can đảm như là tôn giáo thiểu số; tích cực lắng nghe, cởi mở, hòa hợp, đối thoại và hòa giải; một Giáo hội hiệp nhất, Giáo hội của người Á châu; tiếp tục việc đào tạo tập trung vào giới trẻ; sinh thái; di cư; chứng tá ​​và rèn luyện tâm linh; và người nghèo.

 


- Giáo sư Hans Joachim Schellnhuber, người sáng lập và cựu Giám đốc Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam (the Potsdam Institute for Climate Impact Research- PIK), khai triển đề tài Tình trạng khẩn cấp về khí hậu: Rủi ro và ứng phó” (The Climate Emergency: Risks and Responses). Giáo sư Schellnhuber đã cung cấp thông tin bao quát qua dẫn chứng bằng tư liệu về biến đổi khí hậu, những quyết nghị toàn cầu được thực hiện, việc lượng định về biến đổi khí hậu, và những tác động của nó ra sao. Cuối cùng, giáo sư Schellnhuber cũng đề nghị một tiến độ dự kiến ​​trong đó vẫn có thể thay đổi, và các biện pháp cụ thể cần thực hiện để ứng phó.
 

Đức ông Indunil J Kodithuwakku K

- Đức ông Indunil J Kodithuwakku K, thư ký của Bộ Đối thoại Liên tôn, nêu lên tầm quan trọng của việc kiến tạo sự đối thoại cởi mở, đặc biệt là ở một lục địa đa dạng như châu Á.- Sau đó, các tham dự viên tiếp tục các cuộc thảo luận chung.
 


Phiên họp cuối của phân đoạn “Những thực tế đang nổi lên tại Châu Á” được kết thúc bằng Giờ Chầu Thánh Thể do Đức Giám mục Winston S. Fernando, SSS, giáo phận Badulla, Sri Lanka chủ sự.

FABC Media
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP

Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: fabc2020.org (22. 10. 2022)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây