TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật IV Mùa Vọng -Năm C

“Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm tôi”. (Lc 1, 39-45)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Đại hội FABC 50 – Talk Show lắng nghe

Chủ nhật - 23/10/2022 19:35 | Tác giả bài viết: Gioan Phêrô Tạ Đình Vui |   1180
Một phần căn bản của Đại Hội FABC là cuộc trao đổi trực tuyến giữa các Giám mục và những người đại diện các lãnh vực khác nhau tại Châu Á
Đại hội FABC 50 – Talk Show lắng nghe

ĐẠI HỘI FABC 50 – TALK SHOW LẮNG NGHE THỰC TẠI ĐỜI SỐNG CÁC DÂN TỘC TẠI CHÂU Á
(Bangkok, ngày 16 tháng 10 năm 2022)

 

vn241022c

 

Ngày 23.10.2022

1. MỤC TIÊU.

Một phần căn bản của Đại Hội FABC là cuộc trao đổi trực tuyến giữa các Giám mục và những người đại diện các lãnh vực khác nhau tại Châu Á, hầu giúp các giám mục nghe được những thách đố, hy vọng và ước mong cho Giáo hội Á châu.

“Để ý thức về các thực tại và thách đố hiện nay và mới nổi lên mà châu Á và Giáo hội đang đối diện hầu nhìn thấy rõ hơn “khuôn mặt của Chúa Giêsu tại châu Á”, và phác họa những nẻo đường phục vụ mới để cùng đồng hành với các dân tộc Á châu. (Mục tiêu Đại hội FABC 50)

2. DIẾN TIẾN

Chúa nhật 16/10, từ 11 giờ 00 đến 12 giờ 30, cuộc họp mặt được tổ chức trực tuyến tại Bangkok, Thái Lan.

Tham dự sinh hoạt này, ngoài ban tổ chức và khách mời, gồm có:

- Các Giám mục FABC

- 15 đại diện các lãnh vực sinh hoạt trong đời sống các dân tộc tại Châu Á.

3. TIẾN TRÌNH VÀ NỘI DUNG

Mở đầu là phần tự giới thiệu của các đại biểu. Tiếp theo mỗi người trình bày trong 3-5 phút lãnh vực mình đã được ban tổ chức yêu cầu trước.

 


Sau đây là thứ tự các lãnh vực và người trình bày đến từ các quốc gia:

1/ Tu sĩ Nữ: Nữ tu ở Nhật Bản

2/ Giới Trẻ: Bạn Trẻ ở Đài Loan

3/ Giáo Dân: Một giáo dân ở Việt Nam

4/ Nạn nhân công bằng xã hội: Một Chị ở Campuchia

5/ Hôn nhân khác đạo: Một đôi vợ chồng ở Ấn độ

6/ Cha Mẹ đơn thân: Một chị ở Singapore

7/ Gia Đình: Một chị ở Lào

8/ Doanh nghiệp: Một anh ở Đại Hàn

9/ Truyền thông: Một Linh mục ở Hồng Kông

10/ Chính trị: Một Nghị sĩ Quốc Hội ở Philippines

11/ Người thiểu năng: Một thiếu niên ở Pakistan

12/ Canh tân Giáo Hội: Một anh ở Myanmar

13/ Nạn nhân của thay đổi khí hậu: Một linh mục ở Indonesia

14/ Phụ Nữ: Một chị ở Malaysia

15/ Caritas lo cho người tỵ nạn và di dân: Một Anh ở Thái Lan.

Vì thời gian có hạn, nên chỉ có 4 giám mục phát biểu ý kiến nhận xét sau đó.

Các giám mục cám ơn vì đã được nghe nói lên thực tại và thách đố đang diễn ra nơi các dân tộc tại Châu Á.

Các lãnh vực được phản hồi là: việc chăm sóc trẻ em là tương lai nhân loại; tình trạng tu sĩ lớn tuổi và suy giảm; vấn đề giới trẻ; tình trạng các cha mẹ đơn thân trong giáo xứ; sự đóng góp của doanh nghiệp; và những người tham gia chính trị.

Người đại diện thành phần giáo dân đã nêu lên 3 lãnh vực có thể được soi sáng hơn từ kinh nghiệm 50 năm xây dựng khuôn mặt của Giáo Hội tại châu Á.

1/ Làm sao nâng cao tỷ lệ những người tin vào Chúa Kitô, sau hơn 400 năm loan báo Tin Mừng?

2/ Cần làm gì để rút ngắn khoảng cách giữa giáo sĩ và giáo dân nhằm xây dựng Thân Mình của Chúa Kitô với nhau?

3/ Giáo dân có thể làm gì hơn trong công cuộc đối thoại với Người Nghèo, với các Nền Văn hóa và các Tôn giáo khác?

Cuộc trao đổi tuy ngắn ngủi, nhưng đã đem lại sự gần gũi và mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thành phần tham dự. Hy vọng một dịp khác mọi người sẽ có cơ hội đào sâu và phát huy các tiềm năng phục vụ các dân tộc Á Châu, cũng là quê hương của Chúa Giêsu.

Gioan Phêrô Tạ Đình Vui
WHĐ (23.10.2022)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây