TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXXI Thường Niên -Năm B

“Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình” (Mc 12,28b-34)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Di tản vì núi lửa La Soufrière phun trào

Thứ bảy - 24/04/2021 21:22 | Tác giả bài viết: |   918
Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự gần gũi tinh thần với những người bị ảnh hưởng bởi sự phun trào của núi lửa La Soufrière, nằm ở quốc đảo St. Vincent và Grenadines vùng Caribê, và cầu nguyện cho họ.

ĐTC cầu nguyện cho những người di tản vì núi lửa La Soufrière phun trào

Trong sứ điệp được Đức Hồng y Quốc vụ khanh Tòa Thánh Pietro Parolin ký, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự gần gũi tinh thần với những người bị ảnh hưởng bởi sự phun trào của núi lửa La Soufrière, nằm ở quốc đảo St. Vincent và Grenadines vùng Caribê, và cầu nguyện cho họ.

Đức Hồng y Parolin cho biết Đức Thánh Cha đặc biệt nhớ đến và cầu nguyện cho “nhiều người di tản, buộc phải sơ tán khỏi nhà của họ và tìm nơi trú ẩn để tránh những ảnh hưởng của thảm họa này.” Ngài cũng cầu nguyện cho các nhân viên cứu hộ và tình nguyện viên. Đức Thánh Cha phó thác toàn thể mọi người “cho sự quan phòng yêu thương của Thiên Chúa Toàn Năng.”

Vào năm 1902 núi lửa La Soufrière phun trào đã khiến khoảng 1.680 người chết. Vụ phun trào cuối cùng là vào năm 1979, nhưng không gây thương vong nhờ được cảnh báo sớm.

Từ ngày 9/4 vừa qua, núi lửa đã phun trào nhiều lần sau hơn 40 năm ngừng hoạt động. Các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Địa chấn của Đại học Tây Ấn cho rằng rất có thể sẽ xảy ra một vụ phun trào khác trong những tuần tới. Các nhà chức trách của quốc đảo đã ra lệnh sơ tán một phần của Đảo St. Vincent trong phạm vi có thể xảy ra thảm họa.

Những hậu quả của núi lửa phun trào

Bộ trưởng Nông nghiệp Saboto Caesar cảnh báo lo ngại về tình trạng thiếu an ninh lương thực. Ông nói: “Chúng ta đang phải đối mặt với một thảm họa trong nông nghiệp và thủy sản, với các vấn đề ảnh hưởng đến an ninh lương thực và chủ quyền lương thực.” Toàn bộ các ngôi làng bị bao phủ trong tro bụi, với các tòa nhà bị hư hại, trường học và doanh nghiệp đóng cửa, cây trồng và vật nuôi bị phá hủy, và người dân thiếu nước sạch. Cột tro đã cao tới vài nghìn km.

Liên Hiệp quốc đã ngay lập tức đưa ra lời kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ hơn 100.000 cư dân của đảo quốc này, kêu gọi tài trợ 29,2 triệu đô la để giải quyết các hậu quả nhân đạo của thảm họa thiên nhiên.

Giáo phận Kingstown trợ giúp các nạn nhân

Giáo phận Kingstown, giáo phận duy nhất ở quốc đảo St. Vincent, đang kêu gọi quyên góp giúp đỡ cho những người mất nhà cửa: “Các anh chị em chúng ta đang ở trong những chỗ ẩn náu trên khắp đảo. Nhiều người cũng ở trong nhà riêng. Tất cả họ đều cần sự giúp đỡ của chúng ta.”

Tín hữu Công giáo chiếm khoảng 6% dân số tại quốc đảo có khoảng 100.000 dân, đa số là Tin Lành.

Sau vụ phun trào lần thứ hai hôm 12/4, Đức cha Gerard County của Kingstown đã gửi thư kêu gọi cầu nguyện cho người dân các đảo St. Vincent và Grenadines, những người lãnh đạo chính quyền, các nhân viên cứu hộ đang làm việc để vượt qua thảm kịch. 

La Soufrière là một núi lửa cao 1.220 mét, gồm các lớp đá, tro và các vật chất núi lửa khác xen kẽ. Các lớp này tích tụ theo thời gian dẫn đến hình dạng hình nón đặc biệt. Bản chất khó lường của những ngọn núi lửa này khiến chúng trở nên cực kỳ nguy hiểm.(CNA 23/04/2021).

Hồng Thủy - Vatican News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây