TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Đức Thánh Cha dâng lễ Chúa Chiên Lành

Chủ nhật - 30/04/2023 19:46 | Tác giả bài viết: |   621
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha khải triển hai ý trong Tin Mừng: trước hết người mục tử gọi tên từng con chiên và kế đến là dẫn chúng ra.
Đức Thánh Cha dâng lễ Chúa Chiên Lành

Đức Thánh Cha dâng lễ Chúa Chiên Lành

Lúc 8:40 sáng Chúa Nhật 30/4, ngày thứ ba và cũng là ngày cuối cùng trong chuyến thông du của Đức Thánh Cha đến Hungary, Đức Thánh Cha đã rời Toà Sứ Thần để đến Quảng trường Kossuth Lajos cách đó khoảng 6km để dâng Thánh Lễ với các tín hữu. Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh, Lễ Chúa Chiên Lành. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha khải triển hai ý trong Tin Mừng: trước hết người mục tử gọi tên từng con chiên và kế đến là dẫn chúng ra.

Đức Thánh Cha đã đi xe mui trần khoảng gần 30 phút để chào thăm các tín hữu trước khi dâng Thánh Lễ. Theo ước tính của ban tổ chức, khoảng 50 ngàn tín hữu tham dự Thánh Lễ, trong đó 30 ngàn người ở trong quảng trường và 20 ngàn người ở các khu vực lân cận và tham dự qua các màn hình lớn. 

Bài giảng Thánh Lễ

Những lời cuối cùng Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe tóm tắt ý nghĩa sứ vụ của Người: “Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Đây là điều người mục tử nhân lành làm: hy sinh tính mạng vì đoàn chiên của mình. Như thế, Chúa Giêsu, như một mục tử đi tìm đoàn chiên của mình, đã đến tìm chúng ta khi chúng ta lạc lối; với tư cách là mục tử, Người đến để cứu chúng ta khỏi cái chết; như một mục tử biết từng con chiên của mình và yêu thương chúng với sự dịu dàng vô hạn, Người đã đưa chúng ta vào ràn chiên của Chúa Cha, làm cho chúng ta trở nên con cái của Người.

Vì thế, chúng ta hãy chiêm ngắm hình ảnh của Vị Mục Tử Nhân Lành, và chúng ta hãy suy nghĩ về hai hành động mà theo Tin Mừng, Người thực hiện cho đoàn chiên của mình: trước hết Người gọi tên từng con, sau đó dẫn chúng ra.

Chúa gọi từng người bằng tên

Trước hết, “gọi tên từng con chiên của mình” (c. 3). Khi bắt đầu lịch sử cứu độ, chúng ta chẳng có công trạng gì, khả năng, hay cơ cấu của mình; nguyên thuỷ bắt nguồn là từ tiếng gọi của Thiên Chúa, ước muốn của Người đến với chúng ta, sự quan tâm của Người đối với mỗi người chúng ta, lòng thương xót dồi dào của Người muốn cứu chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết, để ban cho chúng ta sự sống dồi dào và niềm vui bất tận. Chúa Giêsu đến với tư cách là Mục Tử Nhân Lành để gọi chúng ta và đưa chúng ta về nhà. Khi đó, chúng ta, nhớ lại với lòng biết ơn, có thể nhớ lại tình yêu của Người dành cho chúng ta, vì chúng ta những kẻ đã xa Người, vâng, trong khi “tất cả chúng ta, với tư cách là đoàn chiên, bị lạc mất nhau” và “mỗi người mỗi ngả” (Is 53:6), Người gánh lấy sự gian ác và tội lỗi của chúng ta, đem chúng ta về với trái tim Chúa Cha. Như vậy, chúng ta đã nghe Tông đồ Phêrô trong bài đọc thứ hai: “Trước kia anh em chẳng khác nào những con chiên lạc, nhưng nay đã quay về với Vị Mục Tử, Đấng chăm sóc linh hồn anh em.” (1Pr 2:25). Và cho đến hôm nay, trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, trong những gì chúng ta mang trong lòng, trong sự hoang mang, trong nỗi sợ hãi, trong cảm giác thất bại đôi khi tấn công chúng ta, trong ngục tù buồn bã đe dọa giam cầm chúng ta, Người gọi chúng ta . Người đến như một Mục Tử nhân lành và gọi đích danh chúng ta, để cho chúng ta biết chúng ta quý giá biết bao trước mắt Người, để chữa lành những vết thương của chúng ta và mang lấy những yếu đuối của chúng ta, để quy tụ chúng ta hiệp nhất trong ràn chiên của Người và làm cho chúng ta trở nên thân thuộc với Chúa Cha và với nhau.

Anh chị em thân mến, khi chúng ta có mặt tại đây sáng nay, chúng ta cảm thấy niềm vui được làm dân thánh của Thiên Chúa: tất cả chúng ta đều được sinh ra từ lời kêu gọi của Người; chính Người đã hiệu triệu chúng ta và vì lý do này, chúng ta là dân của Người, là đoàn chiên của Người, Giáo hội của Người. Người đã tập hợp chúng ta lại đây để mặc dù chúng ta khác nhau và thuộc về các cộng đoàn khác nhau, nhưng tình yêu vĩ đại của Người đã mang tất cả chúng ta lại với nhau trong một vòng tay duy nhất. Thật là tốt đẹp khi chúng ta gặp gỡ nhau: các Giám mục và linh mục, tu sĩ và giáo dân; và thật đẹp khi được chia sẻ niềm vui này cùng với các phái đoàn đại kết, những vị đứng đầu cộng đồng Do Thái, đại diện các tổ chức dân sự và ngoại giao đoàn. Đây là tính công giáo: tất cả chúng ta, được Vị Mục Tử Nhân Lành gọi đích danh, được mời gọi chào đón và truyền bá tình yêu của Người, để làm cho đoàn chiên của Người bao trọn tất cả chứ không bao giờ loại trừ. Và, do đó, tất cả chúng ta được mời gọi vun trồng các mối quan hệ huynh đệ và cộng tác, không chia rẽ, không coi cộng đồng của mình như một môi trường dành riêng, không bị cuốn vào mối bận tâm bảo vệ không gian riêng của mỗi người, nhưng mở lòng ra để yêu thương nhau.

Đi ra thế giới

Sau khi đã gọi chiên, Mục Tử “dẫn chúng ra” (Ga 10:3). Đầu tiên, Người mời họ vào đàn bằng cách gọi họ, bây giờ Người thúc họ ra. Trước hết chúng ta được quy tụ vào gia đình Thiên Chúa để trở thành dân của Người, nhưng sau đó chúng ta được sai đi vào thế giới để, với lòng can đảm và không sợ hãi, chúng ta trở thành những người loan báo Tin Mừng, những chứng nhân của Tình Yêu đã tái sinh chúng ta. Chúng ta có thể nắm bắt chuyển động kép này – bước vào và đi ra - từ một hình ảnh khác mà Chúa Giêsu sử dụng: hình ảnh cánh cửa. Người nói: “Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ đi ra và gặp được đồng cỏ.” (c. 9). Chúng ta hãy lắng nghe kỹ điều này: sẽ vào và sẽ ra. Một đàng, Chúa Giêsu là cánh cửa đã mở rộng cho chúng ta được hiệp thông với Chúa Cha và cảm nghiệm được lòng thương xót của Người; nhưng, như mọi người đều biết, một cánh cửa không chỉ được sử dụng để vào mà còn để rời khỏi nơi người ấy đang ở. Và rồi, sau khi đã đưa chúng ta trở lại trong vòng tay của Thiên Chúa và trong đàn chiên của Giáo hội, Chúa Giêsu là cánh cửa để đưa chúng ta ra thế giới: Người thúc đẩy chúng ta ra đi để gặp gỡ anh chị em của mình. Và chúng ta hãy nhớ kỹ điều đó: tất cả mọi người, không trừ một ai, đều được mời gọi về điều này, bước ra khỏi sự thoải mái của chúng ta và có can đảm để đi đến mọi vùng ngoại vi cần đến ánh sáng của Tin Mừng (x. Tông huấn Evangelii gaudium, 20).

Anh chị em thân mến, “đi ra” có nghĩa là mỗi người chúng ta trở thành, giống như Chúa Giêsu, một cánh cửa rộng mở. Thật buồn và xấu khi nhìn thấy những cánh cửa đóng lại: cánh cửa khép kín của sự ích kỷ của chúng ta đối với những người đi bên cạnh chúng ta hàng ngày; những cánh cửa đóng kín của chủ nghĩa cá nhân của chúng ta trong một xã hội có nguy cơ teo tóp lại trong cô độc; những cánh cửa đóng kín của sự thờ ơ của chúng ta đối với những người đau khổ và nghèo đói; những cánh cửa đóng lại đối với những người xa lạ, khác biệt, di cư, nghèo khổ. Và ngay cả những cánh cửa đóng kín của các cộng đoàn giáo hội của chúng ta: đóng cửa giữa chúng ta, đóng cửa đối với thế giới, đóng cửa đối với những người “không theo khuôn phép”, đóng cửa đối với những người mong mỏi sự tha thứ của Thiên Chúa. Chúng ta cũng hãy cố gắng nên giống Chúa Giêsu – bằng lời nói, cử chỉ, hoạt động hàng ngày – trở nên một cánh cửa luôn mở rộng, một cánh cửa không bao giờ bị đóng sầm trước mắt bất kỳ ai, một cánh cửa cho phép mọi người bước vào và cảm nghiệm vẻ đẹp của tình yêu và sự tha thứ từ Chúa.

Tôi lặp lại điều này trước hết với chính mình, với các anh em Giám mục và linh mục của tôi: với các mục tử chúng tôi. Bởi vì Chúa Giêsu nói, mục tử không phải là kẻ trộm kẻ cướp (x. Ga 10:8); nghĩa là mục tử không lợi dụng vai trò của mình, không áp bức đoàn chiên được trao phó cho mình, không “ăn cắp” không gian của anh chị em giáo dân, không thi hành quyền bính một cách cứng nhắc. Chúng ta hãy tự khuyến khích mình trở nên những cánh cửa ngày càng rộng mở hơn: “những trợ tá” của ân sủng của Thiên Chúa, những chuyên gia về sự gần gũi, sẵn sàng hiến dâng mạng sống, giống như Chúa Giêsu Kitô, là Chúa và là tất cả của chúng ta, đang dạy chúng ta với vòng tay dang rộng từ ngai toà thánh giá và tỏ cho chúng ta thấy mỗi lần trên bàn thờ, Tấm Bánh bẻ ra cho chúng ta. Tôi cũng nói điều này với các anh chị em giáo dân, với các giáo lý viên, với những người làm mục vụ, với những người có trách nhiệm chính trị và xã hội, với những người chỉ đơn thuần tiếp tục cuộc sống hàng ngày của họ, đôi khi gặp khó khăn: hãy mở rộng cửa. Chúng ta hãy để cho Chúa của sự sống đi vào tâm hồn chúng ta, để Lời của Người an ủi và chữa lành, rồi đi ra, và chính chúng ta trở thành những cánh cửa mở trong xã hội. Hãy mở ra và hòa nhập với nhau, để giúp Hungary phát triển trong tình huynh đệ, con đường dẫn đến hòa bình.

Ngỏ lời với tín hữu Hungary

Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành gọi đích danh chúng ta và chăm sóc chúng ta với sự dịu dàng vô biên. Người là cửa và ai đi qua Người thì được sự sống đời đời: vì thế Người là tương lai của chúng ta, một tương lai của “sự sống sung mãn” (Ga 10,10). Vì thế, chúng ta đừng bao giờ nản lòng, đừng bao giờ để mình bị cướp mất niềm vui và sự bình an mà Người đã ban cho chúng ta, đừng rút lui vào những vấn đề hay sự thờ ơ. Chúng ta hãy để mình được đồng hành với Vị Mục Tử của chúng ta: cùng với Người, xin cho cuộc sống của chúng ta, gia đình của chúng ta, các cộng đoàn Kitô hữu của chúng ta và toàn thể đất nước Hungary bừng sáng một sức sống mới!

Văn Yên, SJ - Vatican News

 

 

Bài giảng Thánh lễ Chúa Nhật IV Phục Sinh - Hungary

Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh, Lễ Chúa Chiên Lành. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha khải triển hai ý trong Tin Mừng: trước hết người mục tử gọi tên từng con chiên và kế đến là dẫn chúng ra.

 

BÀI GIẢNG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH
Budapest, Quảng trường Kossuth Lajos,
ngày 30 tháng 4 năm 2023

Những lời cuối cùng Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe tóm tắt ý nghĩa sứ vụ của Người: “Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Đây là điều người mục tử nhân lành làm: hy sinh tính mạng vì đoàn chiên của mình. Như thế, Chúa Giêsu, như một mục tử đi tìm đoàn chiên của mình, đã đến tìm chúng ta khi chúng ta lạc lối; với tư cách là mục tử, Người đến để cứu chúng ta khỏi cái chết; như một mục tử biết từng con chiên của mình và yêu thương chúng với sự dịu dàng vô hạn, Người đã đưa chúng ta vào ràn chiên của Chúa Cha, làm cho chúng ta trở nên con cái của Người.

Vì thế, chúng ta hãy chiêm ngắm hình ảnh của Vị Mục Tử Nhân Lành, và chúng ta hãy suy nghĩ về hai hành động mà theo Tin Mừng, Người thực hiện cho đoàn chiên của mình: trước hết Người gọi tên từng con, sau đó dẫn chúng ra.

1. Trước hết, “gọi tên từng con chiên của mình” (c. 3). Khi bắt đầu lịch sử cứu độ, chúng ta chẳng có công trạng gì, khả năng, hay cơ cấu của mình; nguyên thuỷ bắt nguồn là từ tiếng gọi của Thiên Chúa, ước muốn của Người đến với chúng ta, sự quan tâm của Người đối với mỗi người chúng ta, lòng thương xót dồi dào của Người muốn cứu chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết, để ban cho chúng ta sự sống dồi dào và niềm vui bất tận. Chúa Giêsu đến với tư cách là Mục Tử Nhân Lành để gọi chúng ta và đưa chúng ta về nhà. Khi đó, chúng ta, nhớ lại với lòng biết ơn, có thể nhớ lại tình yêu của Người dành cho chúng ta, vì chúng ta những kẻ đã xa Người, vâng, trong khi “tất cả chúng ta, với tư cách là đoàn chiên, bị lạc mất nhau” và “mỗi người mỗi ngả” (Is 53:6), Người gánh lấy sự gian ác và tội lỗi của chúng ta, đem chúng ta về với trái tim Chúa Cha. Như vậy, chúng ta đã nghe Tông đồ Phêrô trong bài đọc thứ hai: “Trước kia anh em chẳng khác nào những con chiên lạc, nhưng nay đã quay về với Vị Mục Tử, Đấng chăm sóc linh hồn anh em.” (1Pr 2:25). Và cho đến hôm nay, trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, trong những gì chúng ta mang trong lòng, trong sự hoang mang, trong nỗi sợ hãi, trong cảm giác thất bại đôi khi tấn công chúng ta, trong ngục tù buồn bã đe dọa giam cầm chúng ta, Người gọi chúng ta . Người đến như một Mục Tử nhân lành và gọi đích danh chúng ta, để cho chúng ta biết chúng ta quý giá biết bao trước mắt Người, để chữa lành những vết thương của chúng ta và mang lấy những yếu đuối của chúng ta, để quy tụ chúng ta hiệp nhất trong ràn chiên của Người và làm cho chúng ta trở nên thân thuộc với Chúa Cha và với nhau.

Anh chị em thân mến, khi chúng ta có mặt tại đây sáng nay, chúng ta cảm thấy niềm vui được làm dân thánh của Thiên Chúa: tất cả chúng ta đều được sinh ra từ lời kêu gọi của Người; chính Người đã hiệu triệu chúng ta và vì lý do này, chúng ta là dân của Người, là đoàn chiên của Người, Giáo hội của Người. Người đã tập hợp chúng ta lại đây để mặc dù chúng ta khác nhau và thuộc về các cộng đoàn khác nhau, nhưng tình yêu vĩ đại của Người đã mang tất cả chúng ta lại với nhau trong một vòng tay duy nhất. Thật là tốt đẹp khi chúng ta gặp gỡ nhau: các Giám mục và linh mục, tu sĩ và giáo dân; và thật đẹp khi được chia sẻ niềm vui này cùng với các phái đoàn đại kết, những vị đứng đầu cộng đồng Do Thái, đại diện các tổ chức dân sự và ngoại giao đoàn. Đây là tính công giáo: tất cả chúng ta, được Vị Mục Tử Nhân Lành gọi đích danh, được mời gọi chào đón và truyền bá tình yêu của Người, để làm cho đoàn chiên của Người bao trọn tất cả chứ không bao giờ loại trừ. Và, do đó, tất cả chúng ta được mời gọi vun trồng các mối quan hệ huynh đệ và cộng tác, không chia rẽ, không coi cộng đồng của mình như một môi trường dành riêng, không bị cuốn vào mối bận tâm bảo vệ không gian riêng của mỗi người, nhưng mở lòng ra để yêu thương nhau.

2. Sau khi đã gọi chiên, Mục Tử “dẫn chúng ra” (Ga 10:3). Đầu tiên, Người mời họ vào đàn bằng cách gọi họ, bây giờ Người thúc họ ra. Trước hết chúng ta được quy tụ vào gia đình Thiên Chúa để trở thành dân của Người, nhưng sau đó chúng ta được sai đi vào thế giới để, với lòng can đảm và không sợ hãi, chúng ta trở thành những người loan báo Tin Mừng, những chứng nhân của Tình Yêu đã tái sinh chúng ta. Chúng ta có thể nắm bắt chuyển động kép này – bước vào và đi ra - từ một hình ảnh khác mà Chúa Giêsu sử dụng: hình ảnh cánh cửa. Người nói: “Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ đi ra và gặp được đồng cỏ.” (c. 9). Chúng ta hãy lắng nghe kỹ điều này: sẽ vào và sẽ ra. Một đàng, Chúa Giêsu là cánh cửa đã mở rộng cho chúng ta được hiệp thông với Chúa Cha và cảm nghiệm được lòng thương xót của Người; nhưng, như mọi người đều biết, một cánh cửa không chỉ được sử dụng để vào mà còn để rời khỏi nơi người ấy đang ở. Và rồi, sau khi đã đưa chúng ta trở lại trong vòng tay của Thiên Chúa và trong đàn chiên của Giáo hội, Chúa Giêsu là cánh cửa để đưa chúng ta ra thế giới: Người thúc đẩy chúng ta ra đi để gặp gỡ anh chị em của mình. Và chúng ta hãy nhớ kỹ điều đó: tất cả mọi người, không trừ một ai, đều được mời gọi về điều này, bước ra khỏi sự thoải mái của chúng ta và có can đảm để đi đến mọi vùng ngoại vi cần đến ánh sáng của Tin Mừng (x. Tông huấn Evangelii gaudium, 20).

Anh chị em thân mến, “đi ra” có nghĩa là mỗi người chúng ta trở thành, giống như Chúa Giêsu, một cánh cửa rộng mở. Thật buồn và xấu khi nhìn thấy những cánh cửa đóng lại: cánh cửa khép kín của sự ích kỷ của chúng ta đối với những người đi bên cạnh chúng ta hàng ngày; những cánh cửa đóng kín của chủ nghĩa cá nhân của chúng ta trong một xã hội có nguy cơ teo tóp lại trong cô độc; những cánh cửa đóng kín của sự thờ ơ của chúng ta đối với những người đau khổ và nghèo đói; những cánh cửa đóng lại đối với những người xa lạ, khác biệt, di cư, nghèo khổ. Và ngay cả những cánh cửa đóng kín của các cộng đoàn giáo hội của chúng ta: đóng cửa giữa chúng ta, đóng cửa đối với thế giới, đóng cửa đối với những người “không theo khuôn phép”, đóng cửa đối với những người mong mỏi sự tha thứ của Thiên Chúa. Chúng ta cũng hãy cố gắng nên giống Chúa Giêsu – bằng lời nói, cử chỉ, hoạt động hàng ngày – trở nên một cánh cửa luôn mở rộng, một cánh cửa không bao giờ bị đóng sầm trước mắt bất kỳ ai, một cánh cửa cho phép mọi người bước vào và cảm nghiệm vẻ đẹp của tình yêu và sự tha thứ từ Chúa.

Trước hết, tôi lặp lại điều này với chính mình, với các anh em Giám mục và linh mục của tôi: với các mục tử chúng tôi. Bởi vì Chúa Giêsu nói, mục tử không phải là kẻ trộm kẻ cướp (x. Ga 10:8); nghĩa là mục tử không lợi dụng vai trò của mình, không áp bức đoàn chiên được trao phó cho mình, không “ăn cắp” không gian của anh chị em giáo dân, không thi hành quyền bính một cách cứng nhắc. Chúng ta hãy tự khuyến khích mình trở nên những cánh cửa ngày càng rộng mở hơn: “những trợ tá” của ân sủng của Thiên Chúa, những chuyên gia về sự gần gũi, sẵn sàng hiến dâng mạng sống, giống như Chúa Giêsu Kitô, là Chúa và là tất cả của chúng ta, đang dạy chúng ta với vòng tay dang rộng từ ngai toà thánh giá và tỏ cho chúng ta thấy mỗi lần trên bàn thờ, Tấm Bánh bẻ ra cho chúng ta. Tôi cũng nói điều này với các anh chị em giáo dân, với các giáo lý viên, với những người làm mục vụ, với những người có trách nhiệm chính trị và xã hội, với những người chỉ đơn thuần tiếp tục cuộc sống hàng ngày của họ, đôi khi gặp khó khăn: Anh chị em đã mở rộng cửa. Chúng ta hãy để cho Chúa của sự sống đi vào tâm hồn chúng ta, để Lời của Người an ủi và chữa lành, rồi đi ra, và chính chúng ta trở thành những cánh cửa mở trong xã hội. Hãy mở ra và hòa nhập với nhau, để giúp Hungary phát triển trong tình huynh đệ, con đường dẫn đến hòa bình.

Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành gọi đích danh chúng ta và chăm sóc chúng ta với sự dịu dàng vô biên. Người là cửa và ai đi qua Người thì được sự sống đời đời: vì thế Người là tương lai của chúng ta, một tương lai của “sự sống sung mãn” (Ga 10,10). Vì thế, chúng ta đừng bao giờ nản lòng, đừng bao giờ để mình bị cướp mất niềm vui và sự bình an mà Người đã ban cho chúng ta, đừng rút lui vào những vấn đề hay sự thờ ơ. Chúng ta hãy để mình được đồng hành với Vị Mục Tử của chúng ta: cùng với Người, xin cho cuộc sống của chúng ta, gia đình của chúng ta, các cộng đoàn Kitô hữu của chúng ta và toàn thể đất nước Hungary bừng sáng một sức sống mới!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây