TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật V Phục Sinh -Năm B

“Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sinh nhiều trái”. (Ga 15, 1-8)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Hội nghị nghiên cứu lịch sử Giáo hội sơ khai

Thứ năm - 28/10/2021 22:03 | Tác giả bài viết: |   1023
Một hội nghị của Vatican diễn ra từ 27-29/10/2021, có tiêu đề “Tìm hiểu lịch sử của những thế kỷ đầu tiên của Giáo hội”,
Hội nghị nghiên cứu lịch sử Giáo hội sơ khai

Hội nghị tại Vatican nghiên cứu lịch sử Giáo hội sơ khai

Một hội nghị của Vatican diễn ra từ 27-29/10/2021, có tiêu đề “Tìm hiểu lịch sử của những thế kỷ đầu tiên của Giáo hội”, sẽ quy tụ cả các nhà sử học và chuyên gia Kitô giáo và ngoài Kitô giáo từ khắp châu Âu, Ấn Độ, Iraq, Trung Quốc và Hoa Kỳ để nghiên cứu sâu hơn về lịch sử của Giáo hội trong hai thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo.

Ngày 26/10/2021, nói với các nhà báo tại Văn phòng Báo chí của Toà Thánh, cha Bernard Ardura, dòng Norbertine, Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Khoa học Lịch sử, cho biết chương trình hội nghị được truyền cảm hứng bởi Đức Thánh Cha Phanxicô; ngài đã thúc giục cha “làm việc với các học giả từ tất cả các nền khoa học, từ sự nhạy cảm văn hóa đa dạng nhất và từ các phương pháp sử học đa dạng nhất”.

Cha Ardura nói: “Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng uỷ ban cần thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực khoa học, không chỉ với các cơ sở học thuật Công giáo, mà còn với tất cả các nhà sử học và chuyên gia trong các ngành khoa học phụ trợ về lịch sử, những người sẵn sàng làm việc cùng nhau trong việc tìm kiếm sự thật, chỉ quan tâm đến chuyên môn khoa học của họ”.

Cũng theo cha Ardura, hai tường thuật lịch sử chính của Giáo hội sơ khai có một số điểm mâu thuẫn. Tường thuật đầu tiên là của giám mục Eusebio thành Xêdarê, sống vào thế kỷ thứ tư, người đã ghi chép lại sự phát triển của Giáo hội từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ tư. Tuy nhiên, tường thuật của giám mục Eusebio về Giáo hội trong thế kỷ thứ nhất rất giống với Giáo hội vào thế kỷ thứ tư.

Trong khi tường thuật lịch sử thứ hai phù hợp hơn với quan điểm của Martin Luther, trong đó ghi lại “sự suy thoái dần dần” của Giáo hội qua nhiều thế kỷ cho đến cuộc Cải cách Tin lành.

Cha Ardura nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị trong việc nghiên cứu lịch sử của Giáo hội và tìm kiếm sự thật, bất kể nó có thể dẫn đến đâu. Tuy nhiên, ngài cũng lưu ý rằng hội nghị mới chỉ là bước khởi đầu. Ngài nói: “Chúng tôi sẽ không đi đến kết luận chắc chắn. Chúng tôi muốn dành không gian cho các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã tiếp thu kiến thức” về lịch sử Kitô giáo sơ khai.” (Ucanews 27/10/2021).

Hồng Thủy - Vatican News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây