TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Kinh Truyền Tin 26/11/2023

Thứ hai - 27/11/2023 20:49 | Tác giả bài viết: |   448
Trưa Chúa Nhật ngày 26/11, do bị viêm phổi, Đức Thánh Cha ngồi tại Nhà thánh Marta và được truyền hình trực tiếp ra quảng trường thánh Phêrô để các tín hữu cùng theo dõi.
Kinh Truyền Tin 26/11/2023

Kinh Truyền Tin (26/11): Chúa đồng hoá mình với những người nhỏ bé nhất

Trưa Chúa Nhật ngày 26/11, do bị viêm phổi, Đức Thánh Cha đã không thể đến cửa sổ Dinh Tông Toà như thường lệ để cùng đọc kinh truyền tin với các tin hữu, nên ngài đã ngồi tại Nhà thánh Marta và được truyền hình trực tiếp ra quảng trường thánh Phêrô để các tín hữu cùng theo dõi.

Trước khi có bài huấn dụ ngắn, Đức Thánh Thánh Cha nói:

“Anh chị em thân mến, chúc Chúa Nhật tốt lành. Hôm nay tôi không thể ra cửa sổ vì tôi đang gặp vấn đề viêm phổi và bài suy tư sẽ được đọc bởi Đức ông Braida… Cảm ơn vì sự diện của anh chị em”.

Sau đó, Đức ông Paolo Luca Braida, chánh văn phòng Phủ quốc vụ Khanh, đã đọc bài suy tư của Đức Thánh Cha.

Hôm nay, Chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ và Lễ Trọng Chúa Giêsu Kitô Vua vũ trụ, Tin Mừng nói với chúng ta về cuộc phán xét cuối cùng (xem Mt 25,31-46) và cho chúng ta biết rằng cuộc phán xét sẽ dựa trên lòng bác ái.

Khung cảnh được trình bày cho chúng ta là khung cảnh của một đại sảnh hoàng gia, trong đó Chúa Giêsu, “Con Người” (c. 31), đang ngồi trên ngai. Tất cả mọi dân tộc tụ họp dưới chân Người, trong số đó nổi lên “những người có phúc” (c. 34), những người bạn của Vua. Nhưng họ là ai? Những người bạn này có gì đặc biệt trong mắt Chúa của họ? Theo tiêu chuẩn của thế gian, bạn bè của nhà vua phải là những người đã mang lại cho vua sự giàu có và quyền lực, những người đã giúp vua chinh phục các lãnh thổ, giành chiến thắng trong các trận chiến, khiến cho vua trở nên vĩ đại trước các vị vua khác, có thể xuất hiện như một ngôi sao trên trang nhất các tờ báo hoặc trên mạng xã hội, và với họ, ông phải nói: “Cảm ơn, vì bạn đã khiến tôi trở nên giàu có và nổi tiếng, khiến người ta phải ghen tị và sợ hãi”. Điều này theo tiêu chuẩn của thế gian.

Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn của Chúa Giêsu, bạn của Người thì khác: họ là những người phục vụ Chúa nơi những người yếu đuối nhất. Điều này là do Con Người là một vị Vua hoàn toàn khác, Đấng gọi những người nghèo là “anh em”, Đấng tự đồng hóa mình với những người đói, khát, ngoại kiều, bệnh tật, ngồi tù và nói: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (c. 40). Người là một vị Vua nhạy cảm với vấn đề đói khát, nhu cầu nhà ở, bệnh tật và tù đày (xem cc. 35-36): tất cả những thực tại này đáng tiếc là vấn còn rất thời sự. Những người đói khát, vô gia cư, thường ăn mặc theo cách họ có thể, tập trung trên đường phố của chúng ta: chúng ta gặp họ hàng ngày. Và ngay cả khi liên quan đến bệnh tật và nhà tù, thì tất cả chúng ta đều biết bệnh tật, phạm sai lầm và hậu quả của nó nghĩa là gì.

Thật vậy, Tin Mừng hôm nay nói với chúng ta rằng chúng ta “có phúc” nếu chúng ta đáp lại sự nghèo khó này bằng tình yêu, bằng sự phục vụ: không phải bằng cách quay lưng lại, nhưng bằng cách cho ăn, uống, cho mặc, tiếp đón, thăm viếng, tóm lại là trở thành người lân cận với những người cần kíp. Và điều này là do Chúa Giêsu, Vua của chúng ta, Đấng tự xưng là Con Người, có những người anh chị em yêu quý của Người nơi những người nam nữ mỏng manh nhất. “Đại sảnh hoàng gia” của Người được sắp xếp để đón tiếp những người đau khổ và cần được giúp đỡ. Đây là "cung điện" của Vua chúng ta. Và phong cách được mời gọi để phân biệt những người bạn của Chúa, những người có Chúa Giêsu là Chúa, chính là phong cách của Chúa Giêsu: lòng trắc ẩn, lòng thương xót, sự dịu dàng. Những điều này làm cho con tim trở nên cao quý và đổ dầu an ủi trên vết thương của những người bị cuộc sống làm tổn thương.

Vì vậy, anh chị em thân mến, chúng ta hãy tự hỏi: chúng ta có tin rằng vương quyền thực sự nằm ở lòng thương xót không? Chúng ta có tin vào sức mạnh của tình yêu không? Chúng ta có tin rằng lòng bác ái là biểu hiện vương giả nhất của con người và là một nhu cầu không thể thiếu đối với người Kitô hữu? Và cuối cùng, một câu hỏi đặc biệt: Tôi là bạn của Đức Vua, tôi có cảm thấy mình liên quan đến nhu cầu của những người đau khổ đến với tôi không?

Xin Mẹ Maria, Nữ Vương Trời Đất, giúp chúng con yêu mến Chúa Giêsu là Vua chúng ta nơi những người nhỏ bé nhất của Người.

Vatican News

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây