TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật -Lễ Thánh Gia Thất -Năm C

Còn Chúa Giêsu thì tiến tới trong sự khôn ngoan (Lc 2, 41-52).
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

CƠ SỞ CHUYÊN BIỆT VI NHÂN

Thứ năm - 29/04/2021 03:01 |   1235
CƠ SỞ CHUYÊN BIỆT VI NHÂN

CƠ SỞ CHUYÊN BIỆT VI NHÂN

 

Dành cho các em khiếm thính, khiếm thị, hội chứng Down

Giới thiệu: 

Cơ sở chuyên biệt Vi Nhân
Dành cho các em khiếm thính, khiếm thị, hội chứng Down
Cơ sở do dòng Thánh Phaolô thành Chartres đảm nhận.

Vi nhân: Con người bé nhỏ
Vi nhân: Vì con người

Vào mùa hè năm 1997, có ba bà mẹ dắt con tới dòng Phaolô xin cho con học. Ba bà mẹ là ba hoàn cảnh khác nhau, nhưng cùng một nỗi niềm. Hai cháu khiếm thị và một cháu khiếm thính. Buổi đầu tiên có bốn thầy trò và ba chiếc ghế đẩu, hai cái bảng con và vài viên phấn. Bước khởi đầu đi học làm người của những con người kém may mắn và khai sinh một cơ sở chăm sóc phục vụ người khuyết tật đơn sơ thế đấy.

Chỉ ba tháng sau, từ ba em ban đầu, con số các em đã đến với cơ sở được 30 em. Và một năm sau, đã có 90 em hiện diện trong một cơ sở nhỏ bé. Niên khóa 2006 –2007, số học viên có số phận không may mắn này đã lên lên đến 150 em, Tòa Giám mục ban Mê Thuột thấy các em không có nơi học tập, nên đã phá một lô cà phê xây dựng sáu phòng học, và vẫn đang sử dụng cho tới nay.

Vi Nhân có ba dạng Khiếm thính – khiếm thị và hội chứng Down. Năm học 2007 –2008 có 162 em với các sắc tộc Kinh, Bahnar, Êđê, J’rai, Vân Kiều, Rơngao, Thái Mường độ tuổi từ 5 – 30 theo học.

Hiện Vi Nhân có 17 lớp văn hóa, bảy lớp khiếm thính cho cấp mẫu giáo và tiểu học theo chương trình của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Trong chín năm đầu tiên, Vi Nhân đã có gần 40 em tốt nghiệp Tiểu học, 14 em tốt nghiệp Trung học cơ sở. Đa số các em khiếm thị khi đi thi với học sinh bình thường bên ngoài phải dùng phần mềm NĐC, vì giáo viên chấm thi không biết chữ Braille. Một số em sau khi Tốt nghiệp Trung học cơ sở không thể học Phổ thông cơ sở, vì Vi Nhân chưa có lớp, các em phải tự học nghề kiếm sống.

Niên khóa 2003 – 2004, các học sinh Vi Nhân đã được học Phổ thông trung học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Đăklăk và có em đã thi vào trường Cao đẳng Sư phạm khoa Âm nhạc.

Một số em khiếm thính được học chương trình Tin học. Các em khiếm thính của Vi Nhân cũng đã hội nhập được với trường ngoài, và dự thi Tốt nghiệp Tiểu học chung với học sinh bình thường, niên khóa 2006 –2007. Đây cũng là khóa đầu tiên của Vi Nhân có các em khiếm thính dự thi Tốt nghiệp.

Ngoài học văn hóa, các em còn được học về các nhạc cụ âm nhạc, múa hát, thể dục thể thao, cập nhật thông tin qua báo đài, internet… Bên cạnh đó, các em cũng được các nữ tu giáo dục về nhân bản, về cách ứng xử.

Năm 2002, các em học sinh Vi Nhân được tỉnh Đăklăk cử đi dự Hội thao – Văn nghệ tại cố đô Huế và mang về cho tỉnh nhà ba huy chương vàng, một huy chương bạc và một giấy khen.

Với các em khiếm thính, hàng tuần được xuất du tham quan theo chủ đề học tập tại các nơi cộng cộng như cửa hàng khách sạn. Sau đó các em được giáo viên cung cấp từ ngữ và hoàn thành bài học qua các giờ hội thoại.

Với các em khiếm thị, tất cả mọi tri thức và thông tin đều cảm nhận qua bàn tay tai nghe để cảm nhận sự việc. Các em được tham quan Đài Truyền hình, Đài Phát thanh, được rờ vào các dàn antennes và được đáp ứng mọi thắc mắc của các chuyên gia…

Giáo viên của “Vi Nhân” có 14 người dạy theo hợp đồng. Có tám giáo viên được đào tạo chuyên môn tại Pháp và trường Cao đẳng Sư phạm Thuận An Lái Thiêu. Ngoài ra, giáo viên khác được đào tạo theo chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về giáo dục trẻ khiếm thính, khiếm thị, với những chuyên gia nước ngoài tại Trường Nguyễn Đình Chiêu Tp. HCM và Hà Nội, được học tin học, ngoại ngữ tại các thành phố lớn.

Hàng năm “Vi Nhân” đều mời các đoàn Bác sĩ chuyên khoa từ bệnh viện Nhi đồng I và II từ Tp. HCM lên khám súc khỏe định kỳ. Đưa những em khiếm thính và khiếm thị đi Tp. HCM khám, mổ và điều trị. Các bác sĩ bệnh viện Trung ương Hà Nội đến Vi nhân khám mắt và giúp cho ba em một loại kính đặc biệt, cải thiện được thị giác 30 –40%.

Ngoài ra, hàng năm các nữ tu Phaolô Cơ sở Vi Nhân còn tổ chức các buổi hội thảo về “Thăng tiến phụ nữ” do các nữ tu chuyên ngành Xã hội học hướng dẫn cho các chị phụ huynh và các cô giáo, để họ sống ơn gọi trong thời đại hôm nay, sống trọn vẹn vai trò làm mẹ, làm vợ trong gia đình, đặc biệt là cách ứng xử với những người con khuyết tật trong gia đình. Hơn nữa, tháng 11.2002, Vi Nhân tổ chức thành công lớp đào tạo cơ bản chuyên môn và tâm lý trẻ khuyết tật cho giáo viên và cha mẹ học sinh, lớp học do các giảng viên Khoa học giáo dục Hà Nội hướng dẫn.

Các nữ tu Phaolô Cơ sở Vi Nhân đã mở các khóa huấn nghệ, dạy nghề cho các em như tranh mỹ nghệ, in lụa, may thêu, dệt thổ cẩm, bấm huyệt, massage… để các em vững tâm vào đời trên chính đôi chân của mình. Hiện tại Vi Nhân có một cửa hàng giới thiệu sản phẩm tranh mỹ nghệ do các em khiếm thính sản xuất, và xưởng in lụa tại 162 Phan Chu Trinh, Ban Mê Thuột.

BBT

Phụ trách: 

Cơ sở do dòng Thánh Phaolô thành Chartres đảm nhận.

Địa chỉ: 

162 Phan Chu Trinh, Ban Mê Thuột.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây