TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật IV Mùa Vọng -Năm C

“Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm tôi”. (Lc 1, 39-45)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Chương trình đào tạo quản gia

Thứ tư - 28/04/2021 00:45 |   1166
Chương trình đào tạo quản gia

Chương trình đào tạo quản gia

Trong chương trình đào tạo do các nữ tu của dòng Nữ Tử Bác Ái (NTBA) Vinh Sơn thành lập, những môn hướng dẫn các thiếu nữ đi giúp  việc nhà được gọi bằng một cái tên rất khác : quản gia.

Gieo hạt
Năm 2006, các nữ tu của dòng NTBAVinh Sơn đã cho ra đời chương trình đào tạo quản gia (CTĐTQG). Với sự mở cửa đón nhận của linh mục Giuse Nguyễn Văn Quang - Giám đốc Trung tâm Huấn nghệ Phước Lộc lúc bấy giờ (hiện cha là Giám tỉnh dòng Don Bosco), chương trình đã trở thành một trong những ngành đào tạo của Trung tâm. Lớp quản gia quy tụ những thiếu nữ thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn, phần đông đến từ vùng cao nguyên như Kon Tum, Lâm Đồng, Gia Lai, Đak Lak... Sau khi hoàn thành khóa học, họ có nhiều cơ hội tìm việc ổn định và làm chủ được cuộc sống bản thân.

Lễ tốt nghiệp khóa đầu tiên của chương trình đào tạo quản gia

Mỗi khóa của chương trình đào tạo nội trú kéo dài 12 tháng hoàn toàn miễn phí, với các môn học về nấu ăn, cách chăm sóc người già, trẻ nhỏ, vệ sinh nhà cửa, phục vụ bàn, tính toán thu chi, ngoại ngữ...
Trong suốt khóa học, những thôn  nữ còn được nhắc nhở thường xuyên về bài học nhân cách và đây cũng chính là điểm mấu chốt làm nên sự khác biệt của một quản gia với người giúp việc thông thường. Nữ tu Pascale Lê Thị Tríu, dòng NTBA Vinh Sơn, điều phối chính CTĐTQG chia sẻ: “Chúng tôi không chỉ đào tạo kỹ  năng trở thành một người giúp việc giỏi mà còn chú ý nhiều vào việc tạo dựng nhân cách để các em làm việc theo tinh thần phục vụ, đem Chúa đến với mọi người. Mong ước làm sao lúc đi làm, từng em đều có trách nhiệm, biết linh động,  tự tin và có lòng tự trọng, tạo được sự an tâm và lòng tin nơi gia chủ”.

Trong giờ thực hành nấu ăn

Hầu hết giáo viên giảng dạy là các nữ tu của Dòng NTBA đã qua các chương trình đào  tạo chính quy. Một số môn như kế toán, Anh văn được giáo viên tình nguyện, đôi khi là các du học sinh hoặc tình nguyện viên người nước ngoài hỗ trợ. Mỗi khóa học là một gia đình nhỏ. Khi ra trường, các thành viên vẫn giữ mối liên lạc nên dần hình thành câu lạc bộ nhằm tương trợ lẫn nhau. Mỗi tháng một lần, các chị em thuộc câu lạc bộ quản gia họp mặt, tham dự thánh lễ, học giáo lý, trao đổi với nhau kỹ năng sống và nghề nghiệp...

Mùa gặt
Tiếp xúc với bất kỳ quản gia nào đã qua chương trình học ở Phước Lộc, có thể dễ dàng nhận ra họ không hề có sự mặc cảm nghề nghiệp. Điều này xuất phát từ nhận thức và lòng yêu quý, trân trọng công việc mình đang làm. Chị Nguyễn Thị Kim Thùy, học viên khóa II khẳng định: “Tôi không cảm thấy tự ti bởi đây là một nghề chân chính, có ích và có thể nuôi sống bản thân. Hơn nữa tôi còn luôn dặn lòng làm tốt hết sức vai trò của mình theo những gì đã được thụ huấn”. Với cách suy nghĩ trưởng thành, không ít học viên có chí cầu tiến đã cố gắng trau dồi thêm ngoại ngữ để khi làm việc cho gia chủ nước ngoài có thể trao đổi về công việc. “Lúc còn học ở trường Phước Lộc, tôi đã để tâm rèn ngoại ngữ, ra trường chưa đi làm ngay mà đăng ký học thêm 3 tháng Anh văn giao tiếp nữa. Nhờ vậy khi làm cho nhà chủ trước là người Ấn rồi giờ là người Pháp, công việc của tôi cũng trôi chảy, dễ chịu hơn nhiều”, chị Đậu Thị Vân Anh, học viên khóa VII khoe.

Không khí sôi nổi tại lớp học kỹ năng chăm sóc trẻ

Chính nhờ sự năng nổ, hết lòng của các quản gia nên gia chủ có một mối thiện cảm ban đầu và qua thời gian hai bên trở nên gắn bó, thân thiết. Có gia chủ là người Công giáo còn rủ đi lễ chung, người không phải Công giáo thì giao lưu bằng cách hỏi han, tìm hiểu những vấn đề trong đạo. Rất nhiều trường hợp khi quản gia rời đi, cả hai bên đều bịn rịn, quyến luyến. Bà Huỳnh Sa Huỳnh, một gia chủ ngụ tại quận 10, TP.HCM tiếc nuối: “Cách đây 5 năm, quản gia của nhà tôi là em Thập, người dân tộc K’ho. Tôi quý em ở tính chân thật và hiền lành. Trong thời gian làm việc cho tôi, em tâm sự sẽ ráng làm dành tiền đi ‘cưới chồng’. Tưởng em đùa nhưng sau một thời gian dành dụm đủ tiền, em xin nghỉ thật. Tôi học thêm được một nét văn hóa của người dân tộc nhưng lại mất đi một người quản gia giỏi việc”.

Niềm vui ngày gặp lại nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập chương trình đào tạo

Trong 10 năm qua, chương trình tổ chức được 15 khóa (do ban đầu mỗi khóa chỉ kéo dài 6 tháng), thu hút 440 học viên, trong đó có 228 quản gia tốt nghiệp. 81% học viên ra trường có công việc ổn định bên ngoài hoặc trở về phụ giúp gia đình, buôn làng, phục vụ tại các nhà dòng hay căn tin của trường...

Những học viên nữ của CTĐTQG tuy mỗi người một hoàn cảnh, nhưng tất cả đều ý thức sứ mệnh của một người lao động, như ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã từng nhắn nhủ: “Các con hãy mang Chúa đến các gia đình nơi chúng con phục vụ để qua chân tình và sự tận tụy trong sáng của các con, họ sẽ tin Chúa đang hiện diện trong thế giới chúng ta đang sống”.

THIÊN LÝ

Trung tâm Huấn nghệ Phước Lộc tọa lạc tại xã Tân Phước, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu, là một trong những cơ sở dạy nghề do dòng Don Bosco thành lập, hoạt động từ năm 2003. Trong đào tạo, trung tâm liên kết với trường dạy nghề Long Đất – Bà  Rịa, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Hiện nay, trung tâm đào tạo từ bậc sơ cấp lên tới hệ cao đẳng với nhiều ngành nghề như cơ khí động lực, điện

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây