TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật I Mùa Vọng – Năm C

“Giờ cứu rỗi các con đã gần đến” (Lc 21, 25-28.34-36)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Lịch Sử Giáo Hội VN 3 : Thử Thách - Hỏi Thưa 

Thứ sáu - 07/05/2021 02:40 | Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hùng |   1234
88. Hỏi : Người tín hữu tử đạo đầu tiên ở Đàng Trong tên là gì ? (26.7.1644)
Lịch Sử Giáo Hội VN 3 : Thử Thách - Hỏi Thưa 

 

 
 
VUI HỌC GIÁO LÝ
LỊCH SỬ GIÁO HỘI VIỆT NAM
Hỏi – Thưa
Gb. Nguyễn Thái Hùng 



 
 
I. KHAI SINH (1-34)
II. HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN (35-85)
III. THỬ THÁCH (86-158)
IV. TRƯỞNG THÀNH (159-263)

* Tòa Khâm sứ
* Các Hồng Y
* Công đồng
* Vương cung thánh đường
* Chủng viện
* Dòng tu, tu hội
- Đến từ nước ngoài
- Thành lập trong nước
* Đoàn thể
* Hành Hương
- Giáo tỉnh Hà Nội
- Giáo tỉnh Huế
- Giáo tỉnh Sài Gòn



 
III. THỬ THÁCH
 
86. Hỏi : Ai đã ra sắc chỉ cấm người công giáo Việt nam không được mang trên mình hoặc treo trong nhà thánh giá và các ảnh tượng ? (12.1625)
- Thưa : Sãi Vương Nguyễn Phúc Nhân.


87. Hỏi : Người tín hữu tử đạo đầu tiên ở Đàng Ngoài tên là gì ?
- Thưa :  Anh Phanxicô.


88. Hỏi : Người tín hữu tử đạo đầu tiên ở Đàng Trong tên là gì ? (26.7.1644)
- Thưa : Thầy Anrê Phú Yên.


89. Hỏi : Vị thừa sai ngoại quốc bị hành quyết đầu tiên ở Việt nam tên là gì ? (23-6-1723)
- Thưa : Gs JB Messari (23-6-1723).


90. Hỏi : Thời vua nào giáo dân chạy vào La Vang là nơi rừng thiêng nước độc để trốn tránh cảnh bắt bớ, bách hại ; và từ đây, Linh Địa La Vang đi vào lịch sử Giáo Hội Việt nam ? (1798-1800)
- Thưa : Vua Cảnh Thịnh.


91. Hỏi : Trong thời kỳ cấm đạo, vua nào có nhiều sắc lệnh cấm đạo nhất ?
- Thưa : Vua Tự Ðức.


92. Hỏi : Vua Tự Đức đã ký bao nhiêu sắc lệnh bắt đạo trong cuộc đời của mình ?
- Thưa : 13 Sắc lệnh.


93. Hỏi : Cuộc tàn sát năm 1798 ghê gớm hơn cả, vì đã khai diễn những màn tra tấn dã man nhất, như thế nào ?
- Thưa :  Tẩm dầu vào các đầu ngón tay, đổ dầu vào rốn, trước khi châm lửa, treo ngược đầu "tội nhân" xuống.


94. Hỏi : Các sử gia Âu Châu khi viết về những cuộc bách hại tôn giáo tại Việt Nam thường tặng cho vua nào danh xưng : "Néron của Việt Nam" ? (Hoàng đế Néron hồi xưa khét tiếng tàn bạo, hung dữ trong những cuộc lùng bắt đạo Công Giáo tại thủ đô Roma và trong đế quốc La Mã.)
- Thưa :  Vua Minh Mạng.


95. Hỏi : Trong tổng số 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam, một nửa (58 vị) đã bị hành quyết trong thời vua nào cầm  quyền ?
- Thưa : Vua Minh Mạng.


96. Hỏi : Vị vua nào có chỉ dụ truyền khắc 2 chữ “Tả đạo” vào má các tín hữu trung kiên rồi đẩy họ vào những nơi rừng thiêng nước độc ?
- Thưa : Vua Tự Đức.     
   

97. Hỏi : Những khổ hình Phân sáp do vua nào ban hành ?
- Thưa : Vua Tự Đức (1860).

Phân sáp (1860) : gồm 5 khoản:

- Khoản 1: Hết mọi người theo đạo Thiên Chúa, bất cứ nam nữ, giầu nghèo, già trẻ đều bị phân tán vào các làng bên lương.
- Khoản 2: Tất cả các làng bên lương có trách nhiệm canh gác những tín hữu Công Giáo: cứ năm người lương canh gác một người Công Giáo.
- Khoản 3: Tất cả các làng Công Giáo sẽ bị phá bình địa và tiêu hủy. Ruộng đất, vườn cây, nhà cửa sẽ bị chia cho các làng bên lương lân cận, và các làng bên lương này có nhiệm vụ phải nộp thuế hằng năm cho Chính Phủ.
- Khoản 4: Phân tán nam giới đi một tỉnh, nữ giới đi một tỉnh khác, để không còn cơ hội gặp nhau, con cái thì chia cho những gia đình bên lương nào muốn nhận nuôi.
- Khoản 5: Trước khi phân tán, tất cả giáo dân nam nữ và trẻ con đều bị khắc trên má trái hai chữ Tả Ðạo và trên má bên phải tên tổng, huyện, nơi bị giam giữ, như thế không còn cách nào trốn thoát.


98. Hỏi : “Bình Tây sát Tả” là chủ trương của Phong trào nào ?
- Thưa : Phong trào Văn Thân.


99. Hỏi : Phong Thánh là gì ?
- Thưa :  Tuyên bố một người nào đó đã qua đời hiện đang ở trên Thiên Đàng, Cho phép tôn kínhvà Cho phép khẩn cầu (qua lời chuyển cầu của các ngài).

100. Hỏi : Trước khi phong thánh, Hội Thánh cần phải làm những gì ?
- Thưa :  Phải cẩn thận điều tra, Xem xét thật kỹ lưỡng, Cần phải có những hỗ trợ siêu nhiên bằng những phép lạ để có đủ chứng cớ để Phong Thánh.

 
101. Hỏi : Việc tuyên phong hiển thánh sẽ kèm những điều gì ?
- Thưa : * Tên của vị đó được ghi vào Sổ Bộ Các Thánh;
* Các ngài được kêu cầu trong các lời cầu công cộng;
* Các nhà thờ được thánh hiến để kính nhớ các ngài;
* Thánh Lễ được cử hành để tôn kính các ngài;
* Lễ kính các ngài được cử hành theo phụng vụ;
*. Hình ảnh của các ngài trên đầu có hào quang (vòng tròn)
* Thánh tích (di tích thánh) của các ngài được chứa trong bình và tôn kính công cộng.

 
102. Hỏi : Ai có quyền phong thánh ?
- Thưa : Đức Giáo hoàng.


103. Hỏi : Trước khi phong hiển thánh một ai, cần phải có những bước nào ?
- Thưa :  * Công nhận Danh hiệu “Đầy Tớ Chúa” (Servus Dei):
* Bậc đáng kính (Venerable)
* Bậc Chân phước (Beatus)
* Bậc Hiển Thánh (Sanctus)


104. Hỏi : Đức Giáo Hoàng nào đã tuyên thánh các vị chứng nhân đức tin của Giáo Hội Việt nam ?
- Thưa :  ĐGH Gioan Phalô II.


105. Hỏi : Các chứng nhân đức tin của Giáo Hội  Việt nam được tuyên thánh vào ngày tháng nào ?
- Thưa : Ngày 19.06.1988.


106. Hỏi : Đức Giáo Hoàng Gioan Phalô II đã tuyên thánh cho bao nhiêu vị chứng nhân đức tin của Giáo Hội Việt nam ?
- Thưa :  117 vị.


107. Hỏi : Đức Giáo Hoàng Gioan Phalô II đã tuyên thánh cho ai và các bạn của Giáo Hội Việt nam lên bậc hiển thánh ?
- Thưa : Anrê Trần An Dũng Lạc và các bạn.


108. Hỏi : Lễ mừng kính 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam vào ngày nào ?
 - Thưa : Ngày 24 tháng 11.


109. Hỏi : 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam, họ là những ai ?
- Thưa :  Giám mục, Linh mục và Giáo dân.


110. Hỏi : 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam, là đại diện, là tinh hoa của Giáo Hội vn, họ bị kết án chỉ vì họ là gì ?

- Thưa :  Những đạo trưởng, Vì ngoan cố không chịu bỏ đạo, Không bước qua Thập giá.


111. Hỏi : 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam, họ gồm những quốc tịch nào ?
- Thưa :  Tây Ban Nha, Pháp và Việt Nam.


112. Hỏi : Trong số 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam, có bao nhiêu vị tử đạo là giám mục ?
- Thưa :  Có 8 giám mục.


113. Hỏi : Trong số 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam, có bao nhiêu vị tử đạo là giáo dân ?
- Thưa :  Có 59 giáo dân.


114. Hỏi : Trong số 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam, có bao nhiêu vị tử đạo quốc tịch Việt Nam ?
- Thưa :  96 vị.


115. Hỏi : Trong số 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam, có một vị thánh nữ, ngài tên là gì ?
- Thưa :  Bà Anê Lê Thị Thành.


116. Hỏi : Trong số 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam, có một chủng sinh, ngài tên là gì ?
- Thưa : Tôma Thiện.


117. Hỏi : Các thánh tử đạo việt Nam bị giết dưới những đời vua chúa nào ?

- Thưa :  Thời c
húa Trịnh Doanh (1740-1767), chúa Trịnh Sâm (1767-1782), vua Cảnh Thịnh (1782-1802), vua Minh Mạng (1820-1841), vua Thiệu Trị (1841-1847), vua Tự Đức (1847-1883).


118. Hỏi : Triều đại vua nào giết các thánh tử đạo nhất ?
- Thưa : Vua Minh Mạng (1820-1841).


119. Hỏi : Dưới triều đại vua Minh Mạng, ông đã giết bao nhiêu vị thánh tử đạo ?
- Thưa :  58 vị.


120. Hỏi : 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam được những Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước ?
- Thưa :  Đức Giáo hoàng Piô X, Đức Giáo hoàng Lêô XIII và Đức Giáo hoàng Piô XII.


121. Hỏi : Linh mục Anrê Trần An Dũng Lạc chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
- Thưa :  Vua Minh Mạng (1820-1841).


122. Hỏi : Linh mục Anrê Trần An Dũng Lạc chịu tử đạo thế nào ?
- Thưa :  Xử trảm.


123. Hỏi : Linh mục Anrê Trần An Dũng Lạc được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước ?
- Thưa :  Đức Giáo hoàng Lêô XIII.


124. Hỏi : Lễ kính thánh Anrê Trần An Dũng Lạc được mừng kính vào ngày nào ?
- Thưa :  Ngày 21 tháng 12.


125. Hỏi : Bà Anê Lê Thị Thành chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
- Thưa :  Vua Thiệu Trị (1841-1847).


126. Hỏi : Bà Anê Lê Thị Thành chịu tử đạo thế nào ?
- Thưa :  Chết rũ tù.


127. Hỏi : Bà Anê Lê Thị Thành được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước ?
- Thưa :  Đức Giáo hoàng Piô X.


128. Hỏi : Lễ kính thánh Anê Lê Thị Thành được mừng kính vào ngày nào ?
- Thưa :  Ngày 12 tháng 7.


129. Hỏi : Thương gia Matthêu Lê Văn Gẫm chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
- Thưa :  Vua Thiệu Trị (1841-1847).


130. Hỏi : Thương gia Matthêu Lê Văn Gẫm chịu tử đạo thế nào ?
- Thưa :  Bị xử trảm.


131. Hỏi : Thương gia Matthêu Lê Văn Gẫm được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước ?
- Thưa : Đức Giáo hoàng Lêô XIII.


132. Hỏi : Thánh Matthêu Lê Văn Gẫm được mừng kính vào ngày nào ?
- Thưa :  Ngày 11  tháng 5.


133. Hỏi : Linh mục Phaolô Lê Bảo Tịnh chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
- Thưa :  Vua Tự Đức (1847-1883).


134. Hỏi : Linh mục Phaolô Lê Bảo Tịnh chịu tử đạo thế nào ?
- Thưa : Bị xử trảm.


135. Hỏi : Linh mục Phaolô Lê Bảo Tịnh được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước ?
- Thưa :  Đức Giáo hoàng Piô X.


136. Hỏi : Lễ kính thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh được mừng kính vào ngày nào ?
- Thưa : Ngày 06  tháng 4.


137. Hỏi : Chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
- Thưa :  Vua Minh Mạng (1820-1841).


138. Hỏi : Chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện chịu tử đạo thế nào ?
- Thưa : Bị xử giảo.


139. Hỏi : Chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước ?
- Thưa :  Đức Giáo hoàng Lêô XIII.


140. Hỏi : Lễ kính thánh Tôma Trần Văn Thiện được mừng kính vào ngày nào ?
- Thưa :  Ngày 21 tháng 9.


141. Hỏi : Thầy giảng Anrê Nguyễn Kim Thông chịu tử đạo dưới triều vua nào ?

- Thưa :  Vua Tự Ðức (1847-1883).

142. Hỏi : Thầy giảng Anrê Nguyễn Kim Thông chịu tử đạo thế nào ?
- Thưa : Chết rũ tù.


143. Hỏi : Thầy giảng Anrê Nguyễn Kim Thông được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước ?
- Thưa :  Đức Giáo hoàng Piô X.


144. Hỏi : Lễ kính thánh Anrê Nguyễn Kim Thông được mừng kính vào ngày nào ?
- Thưa :  Ngày 15 tháng 7.


145. Hỏi : Giáo dân, Y Sĩ Simon Phan Ðắc Hòa chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
- Thưa :  Vua Minh Mạng (1820-1841).


146. Hỏi : Giáo dân, Y Sĩ Simon Phan Ðắc Hòa chịu tử đạo thế nào ?
- Thưa : Xử trảm.


147. Hỏi : Giáo dân, Y Sĩ Simon Phan Ðắc Hòa được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước ?
- Thưa :  Đức Giáo hoàng Lêô XIII.


148. Hỏi : Lễ kính thánh Simon Phan Ðắc Hòa được mừng kính vào ngày nào ?
- Thưa :  Ngày 12 tháng 12.


149. Hỏi : Thầy giảng Anrê Phú Yên được ai rửa tội ?
- Thưa : Giáo sĩ Đắc Lộ.   
          

150. Hỏi : Thầy giảng Anrê Phú Yên chịu tử đạo thế nào ?
- Thưa : Chém đầu.


151. Hỏi : Vị giáo sĩ nào đã chứng kiến thầy giảng Anrê Phú Yên chịu tử đạo ?
- Thưa : Giáo sĩ Đắc Lộ.        
     

152. Hỏi : Câu nói thời danh : “Chúng ta hãy lấy tình yêu để đáp trả tình yêu của Chúa chúng ta, hãy lấy mạng sống đáp trả mạng sống” là của ai ?
- Thưa : Chân Phước Anrê Phú Yên.  


153. Hỏi : Từ cuối cùng thốt ra từ môi miệng thầy giảng Anrê Phú Yên là gì ?
- Thưa : Giêsu.


154. Hỏi : Thầy giảng Anrê Phú Yên chịu tử đạo dưới triều ai nào ở Đàng Trong ? (1644)
- Thưa : Chúa Thượng Vương.


155. Hỏi : Thầy giảng Anrê Phú Yên được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước ?
- Thưa : Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II.


156. Hỏi : Thầy giảng Anrê Phú Yên được Giáo hoàng Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc chân phước năm nào ?
- Thưa : Năm 2000.


157. Hỏi : Chân phước Anrê Phú Yên được mừng kính vào ngày nào ?
- Thưa : Ngày 26 tháng 07.


158. Hỏi : Những ai đang được xúc tiến để được tuyên phong chân phước và hiển thánh ?
- Thưa :  Đấng Đáng Kính Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận , Đấng Đáng Kính William Gagnon, dòng tu sĩ Cứu Tế của Thánh Gioan Thiên Chuá, Linh mục 
 Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp ...



Còn tiếp ...
Gb. Nguyễn Thái Hùng
 Tags: vhgl vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây