Giáo Phận Ban Mê Thuộthttps://gpbanmethuot.vn/assets/images/logo.png
Chủ nhật - 24/03/2024 11:02 |
790
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, “Trong Tuần Thánh, chúng ta sống khoảnh khắc đỉnh cao của cuộc hành trình này, của kế hoạch tình yêu xuyên suốt toàn bộ lịch sử các mối tương quan giữa Thiên Chúa và nhân loại”.
"Tiến vào Giêrusalem” của Giotto di Bondone, sáng tác 1304-1306, Nhà nguyện Scrovegni, Padua, Ý (Hình: Wikimedia Commons/Public Domain) CHÍN ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ TUẦN THÁNH Jimmy Akin
WHĐ (24.03.2024) – Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, “Trong Tuần Thánh, chúng ta sống khoảnh khắc đỉnh cao của cuộc hành trình này, của kế hoạch tình yêu xuyên suốt toàn bộ lịch sử các mối tương quan giữa Thiên Chúa và nhân loại”.
Tuần Thánh rất quan trọng trong lịch Phụng vụ Kitô giáo. Nhưng Tuần Thánh là gì? Tuần Thánh đến từ đâu? Và điều gì xảy ra trong Tuần Thánh? Dưới đây là 9 điều chúng ta nên biết về Tuần Thánh để sống trọn vẹn hơn Tuần lễ thánh thiện này.
1)Tuần Thánh là gì?
Tuần Thánh là tuần lễ trước Chúa Nhật Phục Sinh. Theo Những Quy Luật Tổng Quátvề Năm Phụng Vụ và Niên Lịch, “Chúa nhật thứ sáu, bắt đầu Tuần Thánh, gọi là Chúa nhật Lễ Lá tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa’” (Số 30).
Do đó, Tuần Thánh bắt đầu vào Chúa nhật VI Mùa Chay, và tuần lễ này được đặc trưng bởi một loạt các cử hành Phụng vụ. Những cử hành này tuy có thay đổi theo thời gian, nhưng Từ điển Oxford của Giáo hội Kitô nêu rõ:
Các nghi thức truyền thống khác nhau trong tuần, mỗi ngày đều có nghi thức riêng, có lẽ đã bắt đầu phát triển tại Giêrusalem vào thế kỷ thứ IV, khi những cuộc hành hương trở nên dễ dàng hơn và các Kitô hữu có thể thỏa mãn mong muốn tự nhiên là tái diễn những cảnh cuối cùng về cuộc đời Đức Kitô qua Phụng vụ.
Cuộc hành hương của Egeria, hiện thường được cho là mô tả chuyến viếng thăm vào năm 381-384, kể lại chi tiết về việc cử hành Tuần Thánhhiện nay ở Giêrusalem.
Vì tầm quan trọng của Tuần Thánh nên các cử hành Phụng vụ trong Tuần Thánh được ưu tiên hơn bất kỳ cử hành nào khác sẽ diễn ra trong thời gian đó (ví dụ: những ngày lễ kính các thánh). Quy tắc chung nêu rõ, “các ngày trong Tuần Thánh từ thứ Hai đến chiều thứ Năm chiếm vị trí ưu tiên trên mọi cử hành khác” (Số 16a).
2)Điều gì xảy ra vào Chúa Nhật Tuần Thánh?
Vào ngày này, Phụng vụ tưởng niệm việc Chúa Giêsu khải hoàn vào thành Giêrusalem và cuộc Thương khó của Người.
Việc Chúa Giêsu khải hoàn tiến vào thành Giêrusalem đã ứng nghiệm một cách rõ ràng lời ngôn sứ Zechariah về Đấng Mesia: “Nào thiếu nữ Sion, hãy vui mừng hoan hỷ!Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy vui sướng reo hò!Vì kìa Ðức Vua của ngươi đang đến với ngươi:Người là Ðấng Chính Trực, Ðấng Toàn Thắng,khiêm tốn ngồi trên lưng lừa,một con lừa con vẫn còn theo mẹ” (Za 9, 9).Nói cách khác, qua việc tiến vào thành, Chúa Giêsu đã minh nhiên thể hiện mình là vị Vua Thiên sai của người Do Thái. Trong sự kiện này, đám đông vẫy những cành cọ để chào đón sự xuất hiện của Chúa Giêsu, đó là lý do tại sao Chúa nhật này được gọi là Chúa nhật Lễ Lá và tại sao cành cọ được sử dụng trong Phụng vụ ngày này.
Chúng ta biết sự kiện xảy ra vào ngày này vì Thánh Gioan thuật lại rằng Chúa Giêsu đã được xức dầu tại Bêtania “sáu ngày trước lễ Vượt Qua” (Ga 12,1) - tức là trước Thứ Sáu Tuần Thánh - và Người đã thực hiện chuyến đi cuối cùng đến Giêrusalem “vào ngày hôm sau” (Ga 12,12). Vì vậy, Chúa Giêsu vào thành xảy ra vào Chúa Nhật trước Lễ Vượt Qua.
Vào ngày này, Phụng vụ cũng tưởng nhớ Cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu, và bài Tin Mừng được gọi là Bài Thương khó nói về sự đau khổ và đóng đinh của Chúa Giêsu mà tuần lễ này đạt tới đỉnh điểm.
3) Điều gì xảy ra vào Thứ Hai Tuần Thánh?
Tin Mừng Mc 11,12 tường thuật rằng “vào ngày hôm sau” (Thứ Hai Tuần Thánh), khi thày trò trên đường trở lại Giêrusalem sau một đêm ở Bêtaniathì Chúa Giêsu cảm thấy đói, Người thấy một cây vả có lá tốt tươi nhưng không có trái và Người nguyền rủa nó.
Sau đó, Chúa Giêsu đến Giêrusalem, và khi vào Đền thờ, chứng kiến những kẻ đang mua bánở đó, Người đã xua đuổi họ ra khỏi Ðền Thờ.
Chúa Giêsu cũng bắt đầu giảng dạy hàng ngày trong Đền Thờ.
Trong Phụng vụ, bài Phúc âm được trích từ Tin Mừng Gioan, quay ngược thời gian về ngày trước khi Chúa Giêsu khải hoàn vào Giêrusalem, và kể lại câu chuyện Người được xức dầu tại Bêtania, trong đó, Chúa Giêsu lưu ý rằng việc xức dầu này là để chuẩn bị cho việc mai táng Người (Ga12,7).
Mặc dù những sự kiện này đã diễn ra vào Thứ Bảy trước đó, nhưng được trình bày ở đây trong Phụng vụ để tạo thành một câu chuyện theo chủ đề dẫn đến Cuộc Khổ nạn.
4)Điều gì xảy ra vào Thứ Ba Tuần Thánh?
Trong Tin Mừng, thánh Marcô tường thuật rằng: “Sáng sớm, khi đi ngang cây vả” mà Chúa Giêsu đã nguyền rủa thì các môn đệ thấy nó đã chết khô tận rễ (Mc 11,20).
Hôm nay Chúa Giêsu vẫn tiếp tục giảng dạy trong Đền Thờ.
Trong Phụng vụ, bài Phúc âm trích từ Tin Mừng Gioan chương 13, tường thuật lời tiên báo của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly rằng một trong Nhóm Mười Hai – Giuđa – sẽ phản bội Người. Sau đó, Giuđa rời khỏi bữa ăn và Chúa Giêsu cũng báo trước rằng Phêrô sẽ chối Người ba lần.
Những sự kiện này diễn ra vào Thứ Năm Tuần Thánh, nhưng được trình bày ở đây để tiếp tục câu chuyện theo chủ đề dẫn đến việc Chúa Giêsu bị đóng đinh.
5) Điều gì xảy ra vào Thứ Tư Tuần Thánh?
Trong Tin Mừng, Mc 14,1 thuật lại rằng “hai ngày trước Lễ Vượt Qua” (tức Thứ Tư Tuần Thánh), các thượng tế và kinh sư âm mưu bắt và giết Chúa Giêsu.
Giuđa Iscariot sau đó đi gặp các thượng tế để đề nghị nộp Chúa Giêsu (Mc 14,10). Theo đó, Giuđa đã đồng ý theo dõi Chúa Giêsu, và vì thế Thứ Tư Tuần Thánh còn được gọi là “Thứ Tư do thám” (Spy Wednesday).
Trong Phụng vụ, bài Phúc âm lấy từ Mt 26, kể lại việc Giuđa đồng ý phản bội Chúa Giêsu ra sao, cùng với các sự kiện xảy ra vào ngày hôm sau, kể cả việc chuẩn bị cho Bữa Tiệc Ly.
6) Điều gì xảy ra vào Thứ Năm Tuần Thánh?
Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu và các môn đệ đã sát tế con chiên Vượt Qua (Mc 14,12) và tìm thấy địa điểm mà Chúa Giêsu đã sắp xếp từ trước để ăn Bữa Tiệc Ly. Điều này liên quan đến một sự lẩn tránh. Thay vì đơn thuần nói cho các môn đệ biết sẽ ăn Lễ Vượt Qua ở đâu, Chúa Giêsu sai hai ông vào thành, gặp một người đàn ông mang vò nước (đây là một dấu hiệu bất thường, vì lấy nước thường là công việc của phụ nữ). Hai môn đệ đi theo người đàn ông này về nhà, sau đó chủ nhà sẽ chỉ cho họ một phòng rộng rãi trên lầu, đã được chuẩn bị sẵn sàng.
Mục đích rõ ràng của sự lẩn tránh này là để Giuđa không biết trước bữa ăn Vượt Qua sẽ được thực hiện ở đâu, nhằm ngăn cản ông có thể phản bội Chúa Giêsu trước khi ăn Bữa Tiệc Ly.
Trong sự kiện này, Chúa Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ (Ga 13,1-20) và tiên báo về sự phản bội của Giuđa và sự chối thày của Phêrô. Đáng chú ý nhất, theo lời của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đó là tại Bữa Tiệc Ly “khi Chúa Giêsu ban cho Giáo hội món quà Thánh Thể, thì đồng thời Người cũng thiết lập chức linh mục”.
Trong Bữa Tiệc Ly này, Chúa Giêsu cũng phán: “Thầy ban cho anh em một điều răn mớilà anh em hãy yêu thương nhaunhư Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34). Trong tiếng Latin từ “điều răn” là mandatum, nên Thứ Năm Tuần Thánh còn được gọi là Maundy Thursday - ngày Chúa Giêsu cho chúng ta một điều răn mới.
Sau đó, Chúa Giêsu đến vườn Giêtsemani và cầu nguyện tại đây trước khi Giuđa đến cùng với một nhóm binh lính để bắt Người. Chúa Giêsu bị đưa đến dinh thầy cả thượng phẩm, tại đây, Phêrô đã chối Chúa Giêsu ba lần, và một phiên xét xử được tiến hành tại dinh Caipha. Một số yếu tố có thể xảy ra sau nửa đêm, nói cách chính xác hơn, đã xảy ra sáng sớm Thứ Sáu Tuần Thánh.
Trong Phụng vụ, vào sáng Thứ Năm Tuần Thánh, theo thông lệ, giám mục và các linh mục trong giáo phận của mình sẽ cử hành “Thánh lễ Truyền Dầu”, trong đó các loại dầu dùng trong các Bí tích được thánh hiến.
Vào buổi chiều tối, Mùa Chay kết thúc với việc cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly. Theo Quy luật Tổng quát, Mùa Chay bắt đầu “từ thứ Tư lễ Tro và kết thúc ngay trước Thánh lễ Tiệc ly” (Số 28).
Một mùa Phụng vụ mới – Tam Nhật Vượt Qua – bắt đầu tại thời điểm này. “Tam nhật Vượt qua tưởng niệm Cuộc Khổ nạn và Phục sinh của Chúa bắt đầu với Thánh lễ Tiệc Ly chiều Thứ Năm Tuần Thánh” (số 19).
Bài Phúc âm trong Thánh Lễ Tiệc Ly được trích từ Tin Mừng Gioan 13, trong đó Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Theo đó, linh mục cử hành Thánh Lễ có thể tùy nghi làm điều tương tự cho một số tín hữu trong thánh lễ.
Sau thánh lễ, các khăn trải bàn thờ được lấy đi và bàn thờ hoàn toàn để trống. Mình Thánh Chúa được kiệu sang bàn thờ phụ. Sau đó, là việc chầu Thánh Thể trong thinh lặng.
7) Điều gì xảy ra vào Thứ Sáu Tuần Thánh?
Trong Tin Mừng, khi trời vừa sáng Chúa Giêsu bị giải đến trước tổng tấn Philatô. Rõ ràng, các phiên xét xử Chúa Giêsu của thầy cả thượng phẩm đã kéo dài suốt đêm, và Gioan cho biết rằng các quan chức Do Thái vẫn chưa ăn Lễ Vượt Qua (Ga 18,28).
Lúc này, Tin Mừng Matthêu cho biết rằng Giuđa hối hận và nhất quyết đòi trả lại số tiền 30 đồng bạc mà ông đã nhận khi nộp Chúa Giêsu cho các thượng tế và kỳ mục, sau đó Giuđa đã đi treo cổ tự tử (Mt 27,3-10).
Sau đó, diễn ra một loạt các thủ tục pháp lý, bao gồm cả phiên điều trần trước vua Hêrôđê (Lc 23,6-12). Cuối cùng, Chúa Giêsu đã bị kết án đóng đinh.
Trong thời gian Chúa Giêsu bị đóng đinh, “Từ giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ cả mặt đất, mãi đến giờ thứ chín” (Mt 27,45) - tức là khoảng từ trưa đến 3 giờ chiều - Chúa Giêsu chết vào thời điểm này.
Vì ngày Sabath sắp bắt đầu vào lúc mặt trời lặn, người ta đã sắp xếp chôn cất Chúa Giêsu cách vội vàng trong mộ của ông Giôxép người thành Arimathê, và cũng là môn đệ Ðức Giêsu, vì ngôi mộ này nằm gần nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh (Ga 19, 38-42).
Hôm nay, theo Phụng vụ không được cử hành Thánh lễ. Thay vào đó, là cử hành việc Rước lễ (thường vào khoảng 3 giờ chiều). Cử hành này bao gồm Phụng vụ Lời Chúa, suy tôn Thánh giá, và rước lễ với Mình Thánh đã được truyền hôm trước, tức là Thứ Năm Tuần Thánh.
8) Điều gì xảy ra vào Thứ Bảy Tuần Thánh?
Trong các Tin Mừng, tường thuật duy nhất chúng ta có về ngày này là từ Lc 23,56: Ngày sabát, mọi ngườinghỉ lễ như Luật truyền.
Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, Giáo Hội ở bên mộ Chúa để suy ngắm cuộc tử nạn của Người. Do đó, vào ban ngày, không cử hành Thánh lễ và chỉ cho rước lễ như của ăn đàng.Tuy nhiên, sau khi màn đêm buông xuống, nghi thức Canh thức Vượt quađượccử hành và phải kết thúc trước hừng đông ngày Chúa Nhật.
Qua nghi thức Canh thức Vượt qua, Giáo Hội canh thức chờ Đức Kitôsống lại.Thánh lễ này bao gồm một nghi thức đặc biệt, trong đó các tín hữu cầm đèn hoặc nến được thắp sáng, phản ánh dụ ngôn về các trinh nữ khôn ngoan chờ đợi Đức Kitô trở lại với đèn sáng trong tay (Mt 25,1-13), hơn nữa, nhằm chia sẻ niềm vui với Giáo Hội và đón nhận Đức Kitôlà ánh sáng của mọi người và của thế gian. Theo thông lệ, các dự tòng được lãnh nhận bí tích Rửa tội. Họ cũng được lãnh Bí tích Thêm sức và rước lễ lần đầu, hoàn thành các Bí tích Khai tâm Kitô giáo.
9) Điều gì xảy ra vào Chúa Nhật Phục Sinh?
Trong Tin Mừng, các môn đệ trước hết biết đến sự Phục Sinh sau khi các phụ nữ đến mộ và gặp các Thiên thần nói về ngôi mộ trống. Điều này khiến các môn đệ hoang mang, nhưng sự hoang mang đó đã được xua tan khi chính Chúa Giêsu hiện ra với các ông, khởi đầu niềm vui Phục Sinh.
Trong Phụng vụ, một Thánh lễ riêng được cử hành vào buổi sáng. Bài Phúc âmtrích từ Ga 20,1-9, kể lại việc bà Maria Mađalêna phát hiện ngôi mộ trống và việc Phêrô cùng người môn đệ Chúa Giêsu yêu dấu chạy đến mộ và nhận thấy lời tường thuật của bà là đúng.
Tam Nhật Vượt Qua kết thúc. Quy luật Tổng quát nói rằng Tam Nhật Thánh “kết thúc bằng giờ kinh Chiều Chúa nhật Phục sinh” (Số 19).
Vào thời điểm này, mùa Phụng vụ vui tươi của Lễ Phục Sinh bắt đầu.