TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Thánh lễ Mồng Một Tết Ất Tỵ

“Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho.” (Mt 6,25-34)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Giáo Dục Nhân Bản -Bài 05

Thứ hai - 11/07/2022 23:39 | Tác giả bài viết: Lm Đan Vinh -HHTM |   1033
“ Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48).
Giáo Dục Nhân Bản -Bài 05

BÀI 05
GIÁO DỤC NHÂN BẢN – HỌC LÀM NGƯỜI QUÂN TỬ

1. LỜI CHÚA: Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48).

2. CÂU CHUYỆN: QUAN VŨ TRỌNG NGHĨA KHINH LỢI:

Trong “Tam Quốc Diễn Nghῖa”, QUAN VŨ hay còn gọi là Quan Công, có tên tự là Vân Trường, là một trong ba huynh đệ kết nghĩa Vườn Đào cùng với Lưu Bị và Trương Phi. Cũng như Trương Phi, Quan Vũ đi theo phò tá huynh trưởng Lưu Bị, là cánh tay đắc lực của Lưu Bị và là người đứng đầu ngũ hổ tướng nước Thục.

Quan Vũ được mọi người yêu thích bởi tính cách trung nghĩa hào kiệt, cũng như tài năng chiến trận của mình. Là người đứng đầu ngũ hổ tướng, Quan Vũ có võ công phi thường: Một mình địch trăm người, lập nên nhiều chiến tích oanh liệt. Có thể kể ra là: trảm Nhan Lương; chém Văn Xú; Một mình qua ải chém sáu tướng; Góp công giúp Lưu Bị chiếm Xuyên Thục và giữ Kinh Châu. Quan Vũ chính là mãnh tướng mà Tào Tháo muốn có, nhưng vì tính trung dũng mà Quan Vũ nhất quyết không chịu, chỉ một lòng một dạ với huynh trưởng mà thôi. Là người trọng nghῖa khinh lợi. Tuy ông bị vây hᾶm, lᾳi được Tào Thάo đối đᾶi hσn người, dὺng tiền tài để dụ dỗ, nhưng ông không động tâm, trάi lᾳi vẫn thὐy chung không quên nghῖa với Lưu Bị. Việc trọng nghῖa cὐa Quan Vῦ trở thành mẫu gương trong cách đối nhân xử thế của người quân tử, được người đời ca tụng.

3. SUY NIỆM: PHÂN BIỆT QUÂN TỬ VÀ TIỂU NHÂN:

Quân tử trong văn hóa truyền thống là tấm gương đạo đức có đủ những phẩm chất cao thượng là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín...

Quân tử là trọng điểm mà Khổng Tử muốn truyền đạt cho hậu thế. Để phân biệt rõ thế nào là người quân tử, Khổng Tử thường so sánh quân tử với tiểu nhân về các phương diện: ĐẠO ĐỨC, NHÂN CÁCH, ĐẠO NGHĨA, LỢI ÍCH VÀ HÀNH VI… như sau:

1) QUÂN TỬ TRỌNG NGHĨA KHINH LỢI, TIỂU NHÂN TRỌNG LỢI KHINH NGHĨA:

- Thứ mà người quân tử đề cao là đạo nghĩa cao đẹp, đang khi tiểu nhân lại đề cao lợi lộc vật chất. Người quân tử hành động dựa theo tiêu chuẩn đúng sai, đang khi tiểu nhân dựa theo tiêu chuẩn lợi hại.

Khổng Tử đề cao lối sống đạm bạc của học trò Nhan Hồi như sau: "Ăn cơm thô, uống nước trắng, gối lên cánh tay ngủ, niềm vui đã có trong đó rồi".

Tu dưỡng của người quân tử là lấy Đạo làm chuẩn mực: "Thấy lợi thì nghĩ đến nghĩa", vì phú quý có được bằng bất nghĩa thì chỉ là thứ của cải phù vân chóng qua.

- Khi người quân tử rơi vào hoàn cảnh hoạn nạn khốn cùng, thì vẫn luôn giữ được chí hướng, kiên trì với chính nghĩa, giống như cây tùng cây bách, dù gặp thời tiết khắc nghiệt giá lạnh sương tuyết ra sao, vẫn luôn xanh tươi mà không bị tàn úa. Còn kẻ tiểu nhân khi gặp hoàn cảnh khốn cùng sẽ suy nghĩ và hành động vô nguyên tắc, miễn sao tránh họa cho mình, dù có gây hại cho người khác.

2) QUÂN TỬ HÒA MÀ KHÔNG ĐỒNG, TIỂU NHÂN ĐỒNG MÀ KHÔNG HÒA:

- Người quân tử tìm kiếm sự hài hòa thống nhất trong lòng, chứ không ở hình thức bên ngoài. Trong cách giao tiếp đối nhân xử thế, người quân tử luôn độ lượng bao dung trong mọi hoàn cảnh. Họ kiên trì giữ vững tiết tháo và đạo nghĩa, không hùa theo kẻ quyền thế, không vào phe với thế lực gian ác. 

Còn kẻ tiểu nhân khi kết giao chỉ nhằm mưu lợi, dựa vào thế lực cường quyền, hại người lợi mình. Để đạt được tư lợi thì bề ngoài ra vẻ nhất trí, nhưng trong lòng lại ngầm làm hại những kẻ không cùng phe phái với mình.

- Người quân tử không mong cầu Đồng, không yêu cầu người khác phải giống mình, nhưng để họ tự do có điểm riêng. Khi đối đãi với bằng hữu thì người quân tử luôn tôn trọng, lắng nghe để cảm thông nên dễ hòa hợp với mọi người.

Còn kẻ tiểu nhân lại chỉ cầu Đồng bên ngoài nhưng thiếu hòa hợp bên trong.

Quân tử chung sống hòa thuận với mọi người, không kéo bè kết đảng nhằm mưu lợi cá nhân. Còn tiểu nhân thì ngược lại: Việc gì cũng phụ họa theo số đông, mà không theo chuẩn mực đạo đức, nên cùng lắm cũng được coi là hạng ngụy quân tử

- Theo Khổng Tử, phán đoán về đức hạnh của một người "không được dựa theo sự yêu ghét của số đông, mà phải dựa theo tiêu chuẩn đạo đức, cần phân biệt rõ thiện ác trắng đen chứ không dựa theo sự thỏa hiệp ”.

3) QUÂN TỬ YÊU CẦU BẢN THÂN, TIỂU NHÂN YÊU CẦU THA NHÂN:

Khi xảy ra sự cố thua lỗ thất bại, người quân tử sẽ kiểm điểm để tìm nguyên nhân xem trách nhiệm của mình đến đâu để kịp thời khắc phục. Còn kẻ tiểu nhân lại chỉ biết đổ lỗi cho người khác.

4) QUÂN TỬ CÓ TÂM HỒN BÌNH THẢN, CÒN KẺ TIỂU NHÂN LUÔN LO ÂU:

- Người quân tử quang minh lỗi lạc, không lo âu sợ hãi, trong lòng trong sạch, luôn dùng thiện lương mà đối đãi với kẻ khác, nên "lòng rộng mở bình thản".

Còn kẻ tiểu nhân luôn so đo tính toán, do bị dục vọng và lợi ích tác động, nên trong lòng luôn lo lắng, sợ hãi.

- Quân tử luôn coi trọng thành tín: Thành thực là Đạo của Trời. Cần phải làm mà không tư dục, thản nhiên mà không lừa dối, bền bỉ mà không mệt mỏi. Người quân tử trung tín trước sau như một, lời nói luôn đi đôi với việc làm, biểu hiện qua thái độ chân thành, trái với thái độ giả dối của kẻ tiểu nhân.

- Người quân tử trong lòng có lễ nghĩa, hành vi quang minh chính đại, lập trường kiên định đi theo chính đạo chứ không có thái độ ba phải

TÓM LẠI: Lòng dạ và tầm nhìn của người quân tử và kẻ tiểu nhân hoàn toàn đối nghịch nhau. Khổng Tử nói: "Đạo người quân tử có ba phương diện:

NHÂN nên không lo buồn,

TRÍ nên không bị mê hoặc,

DŨNG nên không sợ hãi".

Ông khen các học trò của mình đã sở hữu được các đức tính của quân tử như sau:

NHAN HỒI an bần lạc đạo,

TỬ CỐNG thông minh chân thành,

TỬ LỘ chính trực dũng cảm,

TĂNG SÂM trung thực quang minh.

4. SINH HOẠT: Bạn giải thích thế nào về những đức tính của người quân tử mà các học trò của Khổng Tử đã đạt được: An bần lạc đạo, thông minh chân thành, chính trực dũng cảm, trung thực quang minh.

5. LỜI CẦU:

Lạy Chúa Giê-su. Con thấy những đức tính: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín của người quân tử do Khổng Tử dạy rất gần với các nhân đức tự nhiên mà các môn đệ của Chúa là chúng con hôm nay cũng cần học tập để nên người trưởng thành về nhân cách và nhờ đó sẽ gây được thiện cảm với tha nhân khi đối nhân xử thế.

Xin cho chúng con biết học sống: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín là các đức tính nhân bản tự nhiên, đồng thời sống theo gương mẫu và lời dạy của Chúa trong Tin Mừng. Nhờ đó, chúng con sẽ vừa nên trưởng thành về nhân cách, lại vừa nên con thảo của Cha trên trời như Chúa xưa đã được Chúa Cha xác nhận là “Con yêu dấu luôn làm đẹp lòng Cha” (x. Mc 1.11).- AMEN.

LM ĐAN VINH – HHTM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây