TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật - Lễ Chúa Hiển Linh

“Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu?” (Mt 2,1-12)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 4 - Trắc Nghiệm

Thứ ba - 25/05/2021 10:46 | Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hùng |   984
CHƯƠNG IV :LOAN BÁO TIN MỪNG TRONG HOÀN CẢNH NGÀY NAY
Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 4 - Trắc Nghiệm

Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 4 - Trắc Nghiệm

THƯ CHUNG HẬU ĐẠI HỘI DÂN CHÚA 2010

PHẦN 4

 
CÙNG NHAU
BỒI ĐẮP NỀN VĂN MINH
TÌNH THƯƠNG VÀ SỰ SỐNG

 

 

 

 

CHƯƠNG IV

LOAN BÁO TIN MỪNG
TRONG HOÀN CẢNH NGÀY NAY

“Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21).
31.1 Sứ vụ mà Giáo Hội lãnh nhận từ Chúa Cha là gì?
a. Loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa.
b. Giải phóng con người khỏi ách nô lệ.
c. Đưa con người vào Đất Hứa.
d. Chia sẻ sự sống thần linh cho con người.


31.2 Loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa là sứ vụ mà Giáo Hội đã lãnh nhận từ ai?
a. Các tông đồ.
b. Chúa Cha.
c. Chúa Con.
d. Chúa Thánh Thần.


31.3 Khi đón nhận Tin Mừng, Giáo Hội tại Việt Nam cũng lãnh nhận sứ vụ loan báo Tin Mừng Đức Kitô cho từng người và mọi người, nhờ đó mọi người khám phá được điều gì?
a. Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa.
b. Thiên Chúa là Cha giàu tình thương yêu.
c. Ý nghĩa đời sống và được lớn lên như những con người mới.
d. Sự giải thoát con người.


31.4 Đại Hội Dân Chúa 2010 cần nhìn sứ mệnh truyền giáo như thế nào?
a. Như nắm men thấm nhập, khơi dậy và chi phối mọi khía cạnh đời sống Giáo Hội.
b. Như những thợ chài lưới lành nghề.
c. Như những nhà truyền giáo đến với mọi người.
d. Như ánh sáng chiếu soi mọi người.


31.5 Trong sứ vụ truyền giáo như nắm men thấm nhập, khơi dậy và chi phối mọi khía cạnh đời sống của mình, Giáo Hội tại Việt Nam cần dành mọi nỗ lực và hoạt động, từ vật chất đến thiêng liêng và mục vụ cho mục tiêu này. Đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.


32.1 Sứ vụ loan báo Tin Mừng nước Thiên Chúa mang tính duy nhất và toàn diện. Duy nhất, vì tất cả đều khởi đi và quy hướng về ai?
a. Chúa Cha, Đấng Tạo Thành vũ trụ,
b. Đức Giêsu Nadarét và mầu nhiệm của Người.
c. Chúa Thánh Thần, Đấng được sai đến với Giáo Hội.
d. Giáo Hội.


32.2 Đức Giêsu Kitô, Người là Con Thiên Chúa, Đấng vừa khai mở, vừa là hiện thân của vương quốc Thiên Chúa qua mầu nhiệm Khổ Nạn và Phục Sinh. Đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.


32.3 Sứ vụ loan báo Tin Mừng nước Thiên Chúa mang tính duy nhất và toàn diện. Toàn diện, vì sứ vụ này bao gồm những hoạt động nào?
a. Công bố Tin Mừng lần đầu tiên.
b. Huấn giáo nhằm xây dựng sự trưởng thành đức tin.
c. Đem tinh thần Phúc Âm thấm nhập mọi lãnh vực đời sống xã hội và văn hóa.
d. Chỉ a và c đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


32.4 Đây là những mối quan tâm của Chúa Giêsu:
a. Rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa.
b. Công bằng xã hội.
c. Nhu cầu vật chất của dân chúng.
d. Cả a, b và c đúng.


32.5 Trong bối cảnh xã hội hiện nay, Giáo Hội tại Việt Nam xác tín rằng Dân Chúa cần phải làm gì?
a. Tích cực cộng tác với mọi người thiện chí.
b. Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống.
c. Cùng nhau thăng tiến con người.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


33.1 Là công nhân trong 1 đất nước, người Công Giáo Việt Nam có bổn phận nào?
a. Yêu mến và xây dựng quê hương.
b. Đấu tranh cho công bằng xã hội.
c. Giữa các sắc tộc, phải yêu mến mọi người.
d. Giúp đỡ mọi người với tình yêu vô vị lợi.


33.2 Bằng đời sống xây nền trên điều gì anh chị phải chứng tỏ rằng là người công giáo tốt cũng là người công dân tốt? Lời Đức Bênêđíctô XVI đã nhắn nhủ các tín hữu Việt Nam.
a. Việc quý trọng công ích.
b. Sự liêm chính.
c. Đức ái.
d. Cả a, b và c đúng.


33.3 Để thực hiện lời mời gọi của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, các tín hữu cần thấu triệt điều gì?
a. Thánh Kinh
b. Kinh nghiệm truyền giáo.
c. Giáo huấn của Giáo Hội về xã hội.
d. Tu đức.


33.4 Giáo huấn của Giáo Hội về xã hội soi sáng cho các tín hữu những điều gì?
a. Biết cách yêu mến quê hương.
b. Yêu thương mọi người không trừ 1 ai.
c. Xây dựng công bằng, tình liên đới, sự bình đẳng và tự do tôn giáo qua nẻo đường hiền lành và khiêm nhường, bao dung và tự do.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


33.5 Các tín hữu của Chúa Giêsu phải lấy việc lành mà vượt thắng những gì?
a. Lối sống bạo lực, ích kỷ.
b. Lối sống phóng túng.
c. Lối sống hưởng thụ.
d. Chỉ a và c đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


34.1 Để chu toàn sứ vụ duy nhất và toàn diện của Giáo Hội, mỗi tín hữu, theo ơn gọi riêng của mình phải làm gì?
a. Sống yêu thương, bác ái với mọi người.
b. Sống tinh thần hòa đồng với mọi sắc tộc.
c. Dấn thân loan báo Tin Mừng.
d. Đấu tranh cho công bằng xã hội.


34.2 Sứ vụ của Giáo Hội cốt yếu mang tính gì?
a. Cá thể.
b. Cộng đoàn.
c. Hợp tác.
d. Chuyên nghiệp.


34.3 Vì sứ vụ của Giáo Hội cốt yếu mang tính cộng đoàn nên các tín hữu có thể thi hành sứ vụ cách riêng rẽ. Đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.


34.4 Vì sứ vụ của Giáo Hội mang tính cộng đoàn nên các tín hữu Việt Nam, cá nhân cũng như cộng đoàn, phải tích cực tham gia vào cùng 1 kế hoạch chung mà giám mục địa phương hợp nhất với hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đề ra và chịu trách nhiệm chính. Đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.


34.5 Giữa các giáo phận, giữa các giáo phận và các dòng tu, cùng các dòng tu với nhau, cần phải có điều gì?
a. Sự hiểu biết lẫn nhau.
b. Sự vâng phục.
c. Sự hợp tác chặt chẽ.
d. Sự hòa đồng.


35.1 Mọi thành phần Dân Chúa cần ý thức về mối tương quan sâu xa giữa đời sống chiêm niệm và gì nữa?
a. Hoạt động tông đồ.
b. Cầu nguyện.
c. Sống đức ái.
d. Sống chứng nhân giữa xã hội.


35.2 Thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng là chia sẻ tặng phẩm quý giá nhất mà chúng ta đã lãnh nhận, đó là gì?
a. Được gia nhập Giáo Hội.
b. Được biết Đức Kitô.
c. Được làm con cái Thiên Chúa.
d. Được ơn cứu độ.


35.3 Sứ vụ loan báo Tin Mừng trước hết là sự cảm nghiệm về Thiên Chúa đang sống và hoạt động trong mình, điều này thôi thúc chúng ta làm gì?
a. Đem Tin Mừng đến cho mọi sắc tộc.
b. Phục vụ sự sống và phát triển con người toàn diện.
c. Sống yêu thương chan hòa với mọi người.
d. Làm cho mọi người biết Chúa.


35.4 Phát triển con người toàn diện nghĩa là gì?
a. Phát triển từ thể lý đến tâm linh.
b. Phát triển từ văn hóa và xã hội đến đức tin và luân lý.
c. Phát triển đời sống công bằng bác ái.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


35.5 Người tín hữu cần cảnh giác trước những cám dỗ lôi cuốn rơi vào khuynh hướng đề cao hoạt động mà không quan tâm đến việc gì?
a. Đời sống bác ái.
b. Đời sống phát triển văn hóa.
c. Vun trồng đời sống nội tâm.
d. Thăng tiến xã hội.


36.1 Là Tiên Tri trung thành của chân lý Tin Mừng Chúa Giêsu đã làm gì?
a. Cầu nguyện với Thiên Chúa,
b. Rao giảng năm hồng ân của Thiên Chúa.
c. Can đảm và kiên nhẫn kêu mời mọi người sám hối và sống theo ý định của Thiên Chúa.
d. Giúp con người tìm ra chân lý cứu độ.


36.2 Là Tôi Tớ, Chúa Giêsu đã sống thế nào?
a. Khiêm nhường phục vụ nhân loại đến độ hiến thân trên thập giá.
b. Yêu thương đi tìm những con chiên lạc.
c. Tiếp nhận tất cả mọi người đến với mình.
d. Sống chan hòa với mọi người.


36.3 Là Tư Tế đích thực và là vị Trung Gian giàu lòng xót thương, Chúa Giêsu đã làm gì?
a. Sống trọn đời với gia đình nhân loại.
b. Chết trên thập giá để cứu độ con người.
c. Vâng phục Chúa Cha cho đến chết,
d. Cùng chia sẻ mọi sự với gia đình nhân loại để dâng lên Chúa Cha những đau khổ, ưu sầu cũng như hạnh phúc và niềm vui của họ.


36.4 Theo gương ai, chúng ta cần thi hành sứ vụ với cung cách: can đảm và kiên trì loan báo Tin Mừng, khiêm nhường phục vụ, chân thành chia sẻ mọi nỗi niềm của con người.
a. Chúa Giêsu.
b. Mẹ Maria.
c. Thánh Phêrô.
d. Thánh Phaolô.


36.5 Trong các chương trình huấn luyện nhân sự ở mọi cấp, cách riêng huấn luyện chủng sinh, tu sĩ nam nữ, Đại Hội Dân Chúa đề nghị điều gì?
a. Không chỉ trao dồi kiến thức nhưng còn hình thành 1 cung cách sống và phục vụ của sứ giả Tin Mừng.
b. giúp các học viên thăng tiến tri thức.
c. giúp các học viên biết sống hòa đồng với mọi người.
d. giúp cho mọi người biết sống yêu thương


37.1 Để thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng trong hoàn cảnh xã hội ngày nay, Đại Hội Dân Chúa quan tâm đặc biệt đến lãnh vực gì?
a. Y tế.
b. Công bằng xã hội.
c. Giáo dục.
d. Bác ái.


37.2 Giáo Hội Công Giáo có thể cống hiến cho xã hội triết lý và kinh nghiệm giáo dục của mình, nhằm đào tạo những con người thế nào?
a. Có trách nhiệm với bản thân.
b. Có trách nhiệm với tha nhân và xã hội.
c. Vững tin trước những thử thách.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


37.3 Giáo Hội mong ước những ai hãy hết sức quan tâm đến giáo dục, hỗ trợ những học sinh nghèo, nâng cao trình độ học vấn của giới trẻ, dạy nghề cho giới trẻ miền quê, …?
a. Các cộng đoàn Kitô hữu.
b. Các giáo xứ, các dòng tu.
c. Các gia đình Kitô hữu, các đoàn thể.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


37.4 Giáo dục dẫn con người tới ai?
a. Thiên Chúa.
b. Đức Kitô, Con người hoàn hảo.
c. Mẹ Maria.
d. Giáo Hội.


37.5 Giáo dục đức tin phải là sợi chỉ xuyên suốt, là tinh hoa và cùng đích của hết thẩy nỗ lực giáo dục gia đình, học đường và xứ đạo. Nền giáo dục như thế sẽ giúp người thụ giáo điều gì?
a. Lắng nghe Thiên Chúa.
b. Tìm ra được ơn gọi của mình trong kế hoạch của Thiên Chúa.
c. Luôn tuân phục và thi hành những giáo huấn của Giáo Hội.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


38.1 Giáo Hội xác tín rằng việc giáo dục lương tâm cho mọi người là thế nào?
a. Hết sức cần thiết.
b. Trách nhiệm của mọi người.
c. Trách nhiệm của xã hội.
d. Trách nhiệm của các Kitô hữu.


38.2 Theo đề nghị của Đại Hội Dân Chúa, các giáo xứ cần quan tâm đến điều gì?
a. Nền giáo dục đại chúng về lương tâm.
b. Những giá trị nhân bản.
c. Những giá trị văn hóa đối thoại.
d. Cả a, b và c đúng.


38.3 Theo đề nghị của Đại Hội Dân Chúa, các giáo xứ cần quan tâm đến nền giáo dục đại chúng về lương tâm, những giá trị nhân bản và văn hóa đối thoại, dưới ánh sáng hướng dẫn của huấn quyền. Đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.


38.4 Với lương tâm ngay chính, mọi người sống thế nào?
a. Thoát khỏi chủ nghĩa tương đối về luân lý.
b. Sống cách ý thức trưởng thành hơn.
c. Sống đúng ơn gọi làm người của mình.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


38.5 Một quyết định sống tốt một cách can đảm sẽ là gì?
a. Một cách biểu lộ con người trưởng thành.
b. Một thông điệp mời gọi người khác cùng quyết định sống tốt.
c. Một con người sống có ý thức.
d. Một chứng nhân.


39.1 Trong bối cảnh của xã hội Việt Nam, khi thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng, Giáo Hội cần đối thoại với những ai?
a. Với người nghèo.
b. Với những anh chị em không tôn giáo.
c. Với các tôn giáo.
d. Cả a, b và c đúng.


39.2 Với người nghèo, khi thi hành sư vụ loan báo Tin Mừng, Giáo Hội tại Việt Nam cũng cần đối thoại với họ. Đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.


39.3 Đây là cuộc đối thoại từ trái tim đến trái tim nhằm xây dựng điều gì?
a. Sự hiểu biết lẫn nhau.
b. Phục vụ hạnh phúc đích thực của con người.
c. Xã hội tốt đẹp.
d. Chỉ có a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


39.4 Đây là cuộc đối thoại gì nhằm xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau và phục vụ hạnh phúc đích thực của con người?
a. Giữa những người lãnh đạo.
b. Từ trái tim đến trái tim.
c. Từ những hiểu biết và thông cảm.
d. Từ những bất hòa và chia sẻ.


39.5 Cuộc đối thoại từ trái tim đến trái tim này nhằm phục vụ cho điều gì?
a. Xã hội được thăng tiến.
b. Ơn cứu độ.
c. Con người.
d. Giáo Hội.


40.1 Cuộc đối thoại với các tôn giáo sẽ giúp Giáo Hội tại Việt Nam xác tín điều gì?
a. Vào ơn cứu rỗi của mọi người.
b. Vào tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng đang dẫn dắt mọi người tới chân lý toàn vẹn.
c. Vào sứ mệnh loan báo Tin Mừng của mình.
d. Vào vai trò của Giáo Hội giữa mọi người.


40.2 Đức bác ái của đạo Công Giáo đã gặp gỡ điều gì của đạo Phật Giáo?
a. Sự hy sinh.
b. Sự công bằng.
c. Lòng từ bi.
d. Sự bao dung.


40.3 Cuộc đối thoại với các tôn giáo giúp Giáo Hội rộng mở hợp tác với các tôn giáo trong những vấn đề gì?
a. Làm lành mạnh hóa xã hội.
b. Giúp thăng tiến con người.
c. Đấu tranh cho công bằng bác ái.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


40.4 Khi đối thoại và hợp tác với các tôn giáo, đây là cơ hội để Giáo Hội làm gì?
a. Thể hiện vai trò của mình.
b. Trình bày giáo lý ơn cứu độ của Kitô giáo.
c. Canh tân lòng tin của mình vào Đức Kitô là Khởi Nguyên và Cùng Đích của toàn thể lịch sử nhân loại.
d. Xác tín sứ vụ loan báo Tin Mừng của Giáo Hội.


40.5 Ý thức tầm quan trọng của cuộc đối thoại với các tôn giáo, trong những năm tới, Giáo Hội phải lưu tâm hơn nữa đến chiều kích này trong việc gì?
a. Đào tạo nhân sự.
b. Hoạt động mục vụ.
c. Kinh nguyện.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


41.1 Sứ vụ loan báo Tin Mừng mời gọi các tín hữu quảng đại làm gì?
a. Phục vụ con người.
b. Chia sẻ của cải vật chất.
c. Dấn thân loan báo Tin Mừng.
d. Dấn thân phục vụ công bằng xã hội.


41.2 Ai đã từng dành tình ưu ái đặc biệt cho những kẻ bé mọn?
a. Mẹ Maria.
b. Thánh cả Giuse.
c. Chúa Giêsu.
d. Thánh Phêrô.


41.3 Việc đối thoại với người nghèo giúp cho Giáo Hội học được cách nhìn của Đức Kitô, khám phá nơi con người điều gì?
a. Nhu cầu cần được yêu thương.
b. Nhu cầu cần được tôn trọng.
c. Nhu cầu được ban phát của cải vật chất.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


41.4 Theo gương ai, Giáo Hội tại Việt Nam cần quan tâm đặc biệt đến những dân tộc ít người là những anh chị em còn phải chịu nhiều thiệt thòi về kinh tế, xã hội cũng như văn hóa?
a. Các nhà truyền giáo.
b. Các tông đồ.
c. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
d. Chúa Giêsu.


41.5 Với các bệnh nhân, những người tàn tật, già yếu, neo đơn, mồ côi, … các cộng đoàn Kitô hữu cần phải làm gì?
a. Tìm cách thể hiện tình yêu thương phục vụ họ cách cụ thể,
b. Đồng hành với họ trong những khó khăn của đời sống,
c. Giúp họ nhận ra niềm vui của đức tin khi nên giống Đấng chịu đóng đinh,
d. Chỉ a và c đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


42.1 Trong cuộc đối thoại với anh chị em không tôn giáo, Giáo Hội nhìn nhận những nỗ lực và thiện chí của họ trong việc gì?
a. Phục vụ công bằng xã hội.
b. Cứu tế xã hội.
c. Phục vụ công ích.
d. An ninh xã hội.


42.2 Trước hiện tượng dửng dưng, tục hóa, duy vật, … các tín hữu nên có điều gì?
a. Dấn thân vào những hoạt động xã hội.
b. Ý thức phần trách nhiệm của mình.
c. An ủi, nâng đỡ những kẻ bị bỏ rơi.
d. Bênh vực người nghèo khổ.


42.3 Người Công Giáo thẳng thắn trình bày quan điểm của Giáo Hội trước các vấn đề nhân sinh, nếu cần, sẵn sàng chấp nhận điều gì?
a. Thua thiệt.
b. Thỏa hiệp.
c. Đau khổ để làm chứng cho chân lý Tin Mừng.
d. Hy sinh mạng sống để bảo vệ đức tin.


42.4 Qua cuộc đối thoại với anh chị em không tôn giáo, cách chân thành và thẳng thắn, Giáo Hội có thể nhận ra điều gì?
a. Hoạt động mầu nhiệm của Chúa Thánh Thần trong tâm hồn con người.
b. Học được cách thế trình bày niềm tin của mình cho con người ngày nay.
c. Có thể thi hành sứ vụ của mình trong mọi hoàn cảnh.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


42.5 Các tín hữu cũng nên ý thức phần trách nhiệm của mình trước hiện tượng dửng dưng, tục hóa, duy vật, … vì nhiều khi chúng ta đã che dấu hơn là bày tỏ khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa và tôn giáo. Đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.


43.1 Trước cuộc khủng hoảng gia đình hiện nay, Giáo Hội nhận thấy cần phải làm gì?
a. Kêu gọi mọi tín hữu sống tốt đời đẹp đạo.
b. Tăng cường và canh tân mục vụ gia đình.
c. Thăng tiến con người trong lĩnh vực xã hội.
d. Tăng cường mục vụ giới hiền mẫu.


43.2 Trước cuộc khủng hoảng gia đình hiện nay, Giáo Hội xem mục vụ gia đình là hoạt động quan trọng và nối kết những kế hoạch và chương trình mục vụ của giáo xứ cũng như giáo phận. Đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.


43.3 Thừa hưởng nền văn hóa Đạo Hiếu, luôn lấy gia đình làm gốc, Giáo Hội kêu gọi anh chị em giáo dân quan tâm xây dựng gia đình mình nên như là gì?
a. Giáo Hội tại gia.
b. Trường dạy đầu tiên.
c. Nơi đào tạo những thế hệ mới vững mạnh trong đức tin và can đảm sống đạo đức.
d. Chỉ a và c đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


43.4 Giáo Hội kêu gọi anh chị em giáo dân quan tâm xây dựng gia đình mình nên như nơi đào tạo những thế hệ mới vững mạnh trong đức tin và can đảm sống đạo đức, có trách nhiệm đối với xã hội và Giáo Hội. Đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.


43.5 Để thực hiện những mục tiêu đã đặt ra, các giáo phận và giáo xứ cần hình thành điều gì?
a. Chương trình mục vụ tiền và hậu hôn nhân thống nhất và xuyên suốt.
b. Giúp các gia đình thăng tiến đời sống cầu nguyện.
c. Giúp các gia đình ươm mầm các ơn gọi.
d. Giúp các gia đình tăng trưởng tình yêu hợp nhất và lòng chung thủy.
e. Cả a, b, c và d đúng.


44.1 Sống trong 1 đất nước có tỷ lệ dân số trẻ rất cao, Giáo Hội tại Việt Nam ý thức rằng người trẻ không chỉ là tương lai nhưng còn là gì nữa của Giáo Hội?
a. Sức mạnh của Giáo Hội.
b. Lòng nhiệt thành của Giáo Hội.
c. Hiện tại của Giáo Hội.
d. Sự yêu thương của Giáo Hội.


44.2 Mục vụ giới trẻ phải nhìn người trẻ như thế nào?
a. Những chủ thể, sứ giả loan báo Tin Mừng.
b. Những đối tượng cần được chăm sóc.
c. Những đối tượng chính ưu tiên được học hỏi.
d. Chỉ a và b đúng.
d. Cả a, b và c đúng.


44.3 Với mục vụ - giáo dục giới trẻ, Giáo Hội tại Việt Nam cần đầu tư những gì?
a. Tiền bạc.
b. Năng lực.
c. Thời giờ.
d. Chỉ b và c đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


44.4 Trong hoàn cảnh ngày hôm nay, người trẻ phải đối diện với nhiều điều gì trong cuộc sống?
a. Khó khăn.
b. Thất bại.
c. Cám dỗ.
d. Chỉ a và c đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


44.5 Để đồng hành với người trẻ trong cuộc sống, việc đào tạo những linh hoạt viên giới trẻ thế nào?
a. Có tinh thần truyền giáo.
b. Biết làm việc tập thể.
c. Có công việc trong xã hội.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


45.1 “Mong rằng anh chị em phát triển nền mục vụ thích hợp cho các người trẻ di dân trong nước qua việc tăng cường sự hợp tác giữa các giáo phận gốc của họ và các giáo phận họ đến, và bằng việc cung cấp cho họ những lời khuyên về mặt đạo đức và các chỉ dẫn thực hành”. Đây là lời nhắn nhủ của ai với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam?
a. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII
b. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI
c. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
d. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI


45.2 Với những người trẻ di dân trong nước, Giáo Hội tại Việt Nam có thể cung cấp cho họ những gì?
a. Những lời khuyên về mặt đạo đức.
b. Các chỉ dẫn thực hành.
c. Những công việc phù hợp.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


45.3 Đây là những lãnh vực mà người di cư hay gặp phải những khó khăn:
a. Tôn giáo.
b. Xã hội.
c. Kinh tế.
d. Cả a, b và c đúng.


45.4 Về mục vụ di dân, đây là lĩnh vực mà Đại Hội Dân Chúa đề nghị có hướng dẫn rõ ràng những nét cơ bản cần thiết được các giáo phận nhìn nhận:
a. Lãnh vực Hôn nhân
b. Lãnh vực Dự tòng
c. Lãnh vực Xã hội
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


45.5 Với những người di cư, mục vụ di dân phải làm gì?
a. Tạo điều kiện và thúc đẩy họ tham gia vào đời sống sinh hoạt của công đoàn tín hữu địa phương.
b. Giúp đỡ họ có nơi ăn chốn ở.
c. Dạy giáo lý cho họ.
d. Hướng dẫn họ sống đức tin.


46.1 Bảo vệ môi sinh là 1 bổn phận luân lý vì liên hệ đến sự sống và phẩm giá của hàng triệu người, trong hiện tại cũng như tương lai. Đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.


46.2 Thiên Chúa đã trao phó vũ trụ cho con người để họ làm gì?
a. Chăm sóc cách khôn ngoan và có trách nhiệm.
b. Khai thác vì lợi nhuận.
c. Hưởng thụ.
d. Cả a, b và c đúng.


46.3 Phát triển là để phục vụ ai?
a. Xã hội.
b. Con người.
c. Quyền lực.
d. Chính trị.


46.4 Phát triển là để phục vụ con người nên Giáo Hội có trách nhiệm hướng dẫn các tín hữu, nhất là người trẻ, làm gì?
a. Sống có trách nhiệm với mọi người.
b. Biết gìn giữ và bảo vệ môi sinh.
c. Sống yêu thương mọi người.
d. Phải biết nghĩ tới tương lai.


46.5 Với việc bảo vệ môi sinh, các mục tử phải làm gì?
a. Trao trách nhiệm cho chính quyền.
b. Trao trách nhiệm cho cộng đồng xã hội.
c. Tổ chức những khóa học về môi sinh với những hướng dẫn cụ thể trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh sống của người dân địa phương.
d. Trao trách nhiệm cho các tổ chức chuyên môn.


47.1 Trong thời đại ngày nay, với các phương tiện truyền thông đại chúng, Giáo Hội nghĩ gì?
a. Giáo Hội ý thức được vai trò và tầm quan trọng của chúng.
b. Giáo Hội ý thức đó là những phương tiện hữu hiệu.
c. Giáo Hội ý thức đó là những công cụ để nối kết các dân tộc.
d. Giáo Hội ý thức đó là những phương tiện để chia sẻ và nâng đỡ mọi người một cách nhanh chóng.


47.2 Các phương tiện truyền thông hiện đại là gì Chúa ban cho Giáo Hội để loan báo Tin Mừng cách rộng rãi và nhanh chóng?
a. Khí cụ.
b. Tặng phẩm.
c. Phương tiện.
d. Cơ hội.


47.3 Các phương tiện truyền thông hiện đại là tặng phẩm Chúa ban cho Giáo Hội để làm gì?
a. Loan báo Tin Mừng cách rộng rãi và nhanh chóng.
b. Truyền thông các sự kiện của Giáo Hội.
c. Phổ biến các giáo huấn của Giáo Hội.
d. Chia sẻ và nâng đỡ những khó khăn của mọi người.


47.4 Đây là những lạm dụng của các phương tiện truyền thông đại chúng:
a. Tạo ra chia rẽ.
b. Gây hận thù.
c. Gieo rắc lối sống đi ngược lại với nền văn minh tình thương và sự sống.
d. Cả a, b và c đúng.


47.5 Với những phương tiện truyền thông hiện đại, Giáo Hội cần hướng dẫn các tín hữu, cách riêng giới trẻ và khuyến khích những ai tha thiết với lãnh vực này cùng nhau làm việc để kiến tạo nền văn minh của tình hợp nhất, tình liên đới và tương trợ trong Giáo Hội và xã hội. Đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.


48.1 Đại Hội Dân Chúa đã được diễn ra như 1 cử hành phụng vụ để làm gì?
a. Loan báo Tin Mừng ơn cứu độ.
b. Cảm tạ và tôn vinh Thiên Chúa.
c. Ghi ơn tổ tiên.
d. Mừng kính Cách Thánh Tử Đạo Việt Nam.


48.2 Đại Hội Dân Chúa đã được diễn ra như 1 diễn đàn để các đại diện của mọi thành phần Dân Chúa nói lên điều gì?
a. Những nhận thức của trí tuệ được đức tin soi sáng.
b. Những thao thức của con tim được đức mến nung nấu.
c. Những khát vọng của ý chí được đức cậy khơi dậy.
d. Cả a, b và c đúng.


48.3 Đại Hội Dân Chúa đã được diễn ra như 1 diễn đàn nói lên những nhận thức của trí tuệ, những thao thức của trái tim, những khát vọng của ý chí nhằm điều gì?
a. Xây dựng và củng cố ngôi nhà Giáo Hội Chúa Kitô giữa lòng quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta hôm nay và ngày mai.
b. Tìm ra 1 phương cách loan báo Tin Mừng cho người trẻ hôm nay.
c. Đưa ra 1 chương trình hành động mục vụ di dân.
d. Xây dựng chương trình dạy và học Thánh Kinh cho mọi tín hữu.


48.4 Thư chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 được gởi đến anh chị em mỗi giáo phận, dòng tu, giáo xứ, gia đình với ước mong gì?
a. Triển khai thành những hành động và việc làm cụ thể trong đời sống đức tin.
b. Góp phần thi hành sứ mệnh loan báo Tin Mừng trong xã hội hôm nay cách thiết thực và hiệu quả.
c. Góp phần giảm nhẹ những đau thương mà anh chị em mình gặp phải.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


48.5 Chúng ta hãy trao đổi mọi dự định mục vụ của Giáo Hội Việt Nam cho ai ?
a. Các Thánh Tử đạo Việt Nam.
b. Đức Mẹ La Vang.
c. Thiên Chúa.
d. Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ.



NGUYỄN THÁI HÙNG
 

 Lời giải đáp

CHƯƠNG IV
LOAN BÁO TIN MỪNG
TRONG HOÀN CẢNH NGÀY NAY

“Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21).
31.1 a. Loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa.
31.2 b. Chúa Cha.
31.3 c. Ý nghĩa đời sống và được lớn lên như những con người mới.
31.4 a. Như nắm men thấm nhập, khơi dậy và chi phối mọi khía cạnh đời sống Giáo Hội.
31.5 a. Đúng.

32.1 b. Đức Giêsu Nadarét và mầu nhiệm của Người.
32.2 a. Đúng.
32.3 e. Cả a, b và c đúng.
32.4 d. Cả a, b và c đúng.
32.5 d. Chỉ a và b đúng.

33.1 a. Yêu mến và xây dựng quê hương.
33.2 d. Cả a, b và c đúng.
33.3 c. Giáo huấn của Giáo Hội về xã hội.
33.4 e. Cả a, b và c đúng.
33.5 e. Cả a, b và c đúng.

34.1 c. Dấn thân loan báo Tin Mừng.
34.2 b. Cộng đoàn.
34.3 b. Sai.
34.4 a. Đúng.
34.5 c. Sự hợp tác chặt chẽ.

35.1 a. Hoạt động tông đồ.
35.2 b. Được biết Đức Kitô.
35.3 b. Phục vụ sự sống và phát triển con người toàn diện.
35.4 d. Chỉ a và b đúng.
35.5 c. Vun trồng đời sống nội tâm.

36.1 c. Can đảm và kiên nhẫn kêu mời mọi người sám hối và sống theo ý định của Thiên Chúa.
36.2 a. Khiêm nhường phục vụ nhân loại đến độ hiến thân trên thập giá.
36.3 d. Cùng chia sẻ mọi sự với gia đình nhân loại để dâng lên Chúa Cha những đau khổ, ưu sầu cũng như hạnh phúc và niềm vui của họ.
36.4 a. Chúa Giêsu.
36.5 a. Không chỉ trao dồi kiến thức nhưng còn hình thành 1 cung cách sống và phục vụ của sứ giả Tin Mừng.

37.1 c. Giáo dục.
37.2 d. Chỉ a và b đúng.
37.3 e. Cả a, b và c đúng.
37.4 b. Đức Kitô, Con người hoàn hảo.
37.5 d. Chỉ a và b đúng.

38.1 a. Hết sức cần thiết.
38.2 d. Cả a, b và c đúng.
38.3 b. Sai.
38.4 e. Cả a, b và c đúng.
38.5 b. Một thông điệp mời gọi người khác cùng quyết định sống tốt.

39.1 d. Cả a, b và c đúng.
39.2 a. Đúng.
39.3 d. Chỉ có a và b đúng.
39.4 b. Từ trái tim đến trái tim.
39.5 b. Ơn cứu độ.

40.1 b. Vào tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng đang dẫn dắt mọi người tới chân lý toàn vẹn.
40.2 c. Lòng từ bi.
40.3 d. Chỉ a và b đúng.
40.4 c. Canh tân lòng tin của mình vào Đức Kitô là Khởi Nguyên và Cùng Đích của toàn thể lịch sử nhân loại.
40.5 d. Chỉ a và b đúng.

41.1 a. Phục vụ con người.
41.2 c. Chúa Giêsu.
41.3 d. Chỉ a và b đúng.
41.4 d. Chúa Giêsu.
41.5 e. Cả a, b và c đúng.

42.1 c. Phục vụ công ích.
42.2 b. Ý thức phần trách nhiệm của mình.
42.3 c. Đau khổ để làm chứng cho chân lý Tin Mừng.
42.4 d. Chỉ a và b đúng.
42.5 a. Đúng.

43.1 b. Tăng cường và canh tân mục vụ gia đình.
43.2 a. Đúng.
43.3 e. Cả a, b và c đúng.
43.4 a. Đúng.
43.5 e. Cả a, b, c và d đúng.

44.1 c. Hiện tại của Giáo Hội.
44.2 d. Chỉ a và b đúng.
44.3 d. Chỉ b và c đúng.
44.4 d. Chỉ a và c đúng.
44.5 d. Chỉ a và b đúng.

45.1 d. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI
45.2 d. Chỉ a và b đúng.
45.3 d. Cả a, b và c đúng.
45.4 d. Chỉ a và b đúng.
45.5 a. Tạo điều kiện và thúc đẩy họ tham gia vào đời sống sinh hoạt của công đoàn tín hữu địa phương.

46.1 a. Đúng.
46.2 a. Chăm sóc cách khôn ngoan và có trách nhiệm.
46.3 b. Con người.
46.4 b. Biết gìn giữ và bảo vệ môi sinh.
46.5 c. Tổ chức những khóa học về môi sinh với những hướng dẫn cụ thể trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh sống của người dân địa phương.

47.1 a. Giáo Hội ý thức được vai trò và tầm quan trọng của chúng.
47.2 b. Tặng phẩm.
47.3 a. Loan báo Tin Mừng cách rộng rãi và nhanh chóng.
47.4 d. Cả a, b và c đúng.
47.5 a. Đúng.

48.1 b. Cảm tạ và tôn vinh Thiên Chúa.
48.2 d. Cả a, b và c đúng.
48.3 a. Xây dựng và củng cố ngôi nhà Giáo Hội Chúa Kitô giữa lòng quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta hôm nay và ngày mai.
48.4 d. Chỉ a và b đúng.
48.5 b. Đức Mẹ La Vang.


 NGUYỄN THÁI HÙNG
 Tags: vhgl vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây