TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

11 NĂM THÁNH 2010

Thứ ba - 25/05/2021 10:20 | Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hùng |   945
11 NĂM THÁNH 2010 : GIÁO HỘI TẠI VN MẦU NHIỆM - HIỆP THÔNG - SỨ VỤ
11 NĂM THÁNH 2010


PHẦN III  
Sứ Vụ 2

BÀI 41
ĐỀ TÀI 10


GIÁO HỘI VIỆT NAM
MUỐN ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC
RAO GIẢNG TIN MỪNG


01. Những tác vụ chủ yếu của việc loan báo Tin Mừng hôm nay là gì?
a. Chia sẻ kinh nghiệm về Thiên Chúa.
b. Đối thoại với các tôn giáo.
c. Đấu tranh cho sự thăng tiến con người toàn diện.
d. Làm chứng cho Tin Mừng.
e. Chỉ có a, b và d đúng.
f. Cả a, b, c và d đúng.


02. Một trong những tác vụ của việc loan báo Tin Mừng hôm nay là hoạt động cho những giá trị của vương quốc. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai


03. Giáo Hội Việt Nam muốn loan báo Tin Mừng như 1 người ban phát. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai


04. Giáo Hội Việt Nam muốn loan báo Tin Mừng như 1 người chung phần, nghĩa là gì?
a. Sống trong tình bạn với mọi người.
b. Cùng với mọi người chịu đựng và đấu tranh cho 1 đời sống nhân bản tốt đẹp hơn.
c. Cùng với mọi người tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống và tiến bộ của con người.
d. Cả a, b và c đúng.


05. Giáo Hội Việt Nam thấy mình phải loan báo Đức Kitô và Tin Mừng của Ngài cho mọi người bằng cách gì?
a. Đối thoại với các tôn giáo.
b. Đối thoại với người nghèo.
c. Đối thoại với văn hóa dân tộc.
d. Chỉ có a và c đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


06. Vì sao 3 cuộc đối thoại này mang tính sống còn?
a. Vì có 1 Đấng Cứu Độ duy nhất.
b. Vì chỉ có 1 kế hoạch cứu độ.
c. Vì có 1 Giáo Hội.
d. Chỉ có a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


07. Qua mầu nhiệm gì sẽ là khuôn mẫu cho phương pháp trong sứ vụ truyền giáo?
a. Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi.
b. Mầu nhiệm Nhập Thể.
c. Mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh.
d. Mầu nhiệm Cứu Chuộc. 
 

08. Khi loan báo Tin Mừng như 1 người chung phần, Giáo Hội Việt Nam bước đi với quê hương đất nước trong điều gì?
a. Sự bình an và thư thái.
b. Tình huynh đệ nhân loại.
c. Trong sự hiệp nhất.
d. Trong sự tín trung với Thiên Chúa. 
 

09. Ba cuộc đối thoại mà Giáo Hội tại Việt Nam phải hoàn thành mang lại điều gì cho con người?
a. Sự bình an.
b. Sự hiệp nhất.
c. Sự yêu thương.
d. Mang lại ơn cứu độ.

 
10. Trong cuộc đối thoại tam diện, Giáo Hội tại Việt Nam có thái độ nào?
a. Chân thực.
b. Khiêm tốn.
c. Lắng nghe.
d. Cả a, b và c đúng.

 
 

BÀI 42
10.1

ĐỐI THOẠI VỚI NGƯỜI NGHÈO


01. Theo “Tông huấn Giáo Hội Tại Châu Á”, người nghèo là những ai?
a. Người vô gia cư.
b. Người đói khát.
c. Người không hy vọng có 1 tương lai tốt đẹp.
d. Cả a, b và c đúng.


02. Ai là tác giả của “Tông Huấn Giáo Hội Tại Châu Á”?
a. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.
b. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
c. Liên Hội đồng Giám mục Châu Á.
d. Thượng Hội đồng Giám mục Châu Á.


03. Trong khi yêu thương những người nghèo, Giáo Hội tại Châu Á cũng đặc biệt quan tâm tới những ai?
a. Phụ nữ và trẻ em.
b. Những người di cư.
c. Những dân tộc bản địa và bộ tộc.
d. Chỉ b và c đúng.
e. Cả a, b và c đúng.

 
04. Trong khi yêu thương những người nghèo, Giáo Hội tại Châu Á cũng đặc biệt quan tâm tới những người đang bị kỳ thị hay phân biệt đối xử vì văn hóa, màu da, chủng tộc, giai cấp, … . Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai


05. Người tín hữu phải sống như thế nào trong sự liên đới với người nghèo?
a. Yêu chân thành mọi người.
b. Sống giản dị.
c. Tin sâu xa.
d. Cả a, b và c đúng.

 
06. Để sự liên đới với người nghèo trở nên đáng tin cậy hơn, người tín hữu phải sống giản dị theo gương của ai?
a. Mẹ Têrêxa Calcutta.
b. Đức Maria.
c. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu.
d. Đức Kitô.


07. Trong cuộc đối thoại với người nghèo, Giáo Hội Việt Nam phải làm gì?
a. Lắng nghe những nguyện vọng chính đáng của người nghèo.
b. Đón nhận những nguyện vọng chính đáng của người nghèo.
c. Đồng hành và liên đới với người nghèo trong những khát vọng của họ.
d. Cả a, b và c đúng.


08. Khát vọng của người nghèo là muốn hướng tới điều gì?
a. Cuộc sống ấm no.
b. Cuộc sống bình an và hạnh phúc.
c. Cuộc sống an cư lạc nghiệp.
d. Cuộc sống đầy đủ vật chất.

 
09. Khi đồng hành với người nghèo, các Kitô hữu nhận ra điều gì?
a. Bản thân được Tin Mừng biến đổi.
b. Những giá trị Tin Mừng đang có nơi người nghèo.
c. Khuôn mặt của Chúa nơi người nghèo.
d. Chỉ a và c đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


10. Giáo Hội Việt Nam phải từ bỏ điều gì khi đối thoại với người nghèo?
a. Thái độ trưởng giả, khó tiếp xúc.
b. Niềm say mê rao giảng Tin Mừng.
c. Tự tin.
d. Cứng nhắc trong giáo huấn.

 


BÀI 43
10.2


ĐỐI THOẠI VỚI VĂN HÓA DÂN TỘC


01. Văn hóa được hiểu như là 1 hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra và tích lũy qua nhiều thế hệ. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai


02. Hội nhập văn hóa là gì?
a. Gặp gỡ với nền văn hóa của 1 dân tộc.
b. Đối thoại với nền văn hóa của 1 dân tộc.
c. Cưỡng bức với nền văn hóa của 1 dân tộc.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả c, b và c đúng.


03. Các vị thừa sai đã gặp gỡ và đối thoại với nền văn hóa Việt Nam như thế nào?
a. Học tiếng nói với người Việt.
b. Trình bày giáo lý theo cách hiểu của người Việt.
c. Ăn mặc như người Việt.
d. Cả a, b và c đúng.


04. Trong cuộc gặp gỡ và đối thoại với nền văn hóa Việt nam, các vị thừa sai đã truyền đạt cho người Việt chân lý và giá trị Tin Mừng để đổi mới nền văn hóa của chúng ta từ bên trong. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai


05. Ai là tác nhân chính của cuộc đối thoại giữa đức tin và văn hóa?
a. Các tông đồ.
b. Các thừa sai.
c. Đức Kitô.
d. Chúa Thánh Thần.


06. Chúa Thánh Thần sử dụng ai như dấu chỉ và phương thế hữu hiệu để làm cho Đức Kitô và Tin Mừng của Ngài nhập thể vào nền văn hóa, đồng thời làm cho nền văn hóa này nên phong phú và trở thành dụng cụ hữu hiệu cho việc loan báo Tin Mừng?
a. Các tông đồ.
b. Các thừa sai.
c. Các linh mục.
d. Giáo Hội.


07. Văn hóa dân tộc có thể cống hiến cho Giáo Hội nhiều cơ hội đào sâu sứ điệp Tin Mừng và làm cho việc rao giảng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai


08. Giáo Hội Việt Nam phải đối thoại với văn hóa dân tộc vì :
a. Muốn loan báo Đức Kitô và Tin Mừng của Ngài cho dân tộc của mình.
b. Muốn loại bỏ những nghi thức thờ tự ngoại giáo.
c. Muốn loại bỏ những điều không phù hợp với Kitô giáo.


09. Giáo Hội Việt Nam đối thoại với văn hóa dân tộc khi tiếp nhận những giá trị tốt đẹp của văn hóa và thu dụng những yếu tố tích cực tìm thấy trong văn hóa. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai


10. Khi đối thoại với nền văn hóa dân tộc, Giáo Hội Việt Nam gạt bỏ những yếu tố văn hóa không phù hợp với Tin Mừng và thăng tiến những điều thiện hảo tìm thấy trong văn hóa dân tộc. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai

 

BÀI 44
10.3

ĐỐI THOẠI VỚI CÁC TÔN GIÁO


01. Theo ý Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Châu Á là chiếc nôi của các tôn giáo lớn trên thế giới và là nơi khai sinh của nhiều truyền thống tâm linh khác nhau. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai


02. Những tôn giáo lớn trên thế giới được khai sinh tại Châu Á là : Ấn Độ Giáo, Hồi giáo, Kitô Giáo và … … ….. .
a. Phật Giáo.
b. Tin Lành.
c. Chính Thống Giáo.
d. Do Thái Giáo.


03. Giáo Hội có thái độ nào đối với các tôn giáo và truyền thống tâm linh tại Châu Á?
a. Luôn tìm cách đối thoại chân thành.
b. Hết sức kính trọng.
c. Tìm kiếm sự khác biệt giữa Kitô giáo và các tôn giáo khác.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a,b và c đúng.


04. Với Giáo Hội, các giá trị tôn giáo tại Châu Á còn chờ đợi điều gì?
a. Được mọi người biết đến.
b. Được kiện toàn trong Đức Kitô.
c. Được nhiều nền văn hóa dung hòa.
d. Được mọi người thực hiện.


05. Người dân Châu Á tự hào về các giá trị tôn giáo và văn hóa thế nào?
a. Yêu mến sự thinh lặng.
b. Sống thanh đạm.
c. Làm việc chăm chỉ.
d. Ham học và truy tầm triết lý.
e. Chỉ a, b và d đúng.
f. Cả a, b, c và d đúng.


06. Đâu là những giá trị mà người Châu Á rất ưa chuộng?
a. Hiếu thảo với cha mẹ.
b. Từ bi với mọi loài.
c. Gần gũi với thiên nhiên.
d. Ý thức sâu sắc về cộng đoàn.
e. Chỉ a, b và c đúng.
f. Cả a, b, c và d đúng.

 
07. Bất bạo động là 1 trong những giá trị văn hóa mà người Châu Á rất tự hào. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai


08. Trước những tác động mạnh mẽ của các trào lưu hiện đại và tục hóa, các tôn giáo Châu Á vẫn chứng tỏ mình có nhiều sinh lực và khả năng canh tân. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai


09. Giáo Hội Việt Nam cần đối thoại với các tôn giáo để khám phá ra những hạt mầm của Lời Chúa và chạm đến thực tại sâu xa của dân tộc. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai


10. Giáo Hội Việt Nam cần đối thoại với các tôn giáo để khám phá ra cách sống và diễn đạt xác thực hơn cho đức tin Kitô hữu của chính mình. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai

 
 


 
"Nếu anh em yêu mến Thầy,
anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy."
Ga 14,15
 
 

LỜI GIẢI ĐÁP

BÀI 41
ĐỀ TÀI 10


GIÁO HỘI VIỆT NAM
MUỐN ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC RAO GIẢNG TIN MỪNG

01. f. Cả a, b, c và d đúng.
02. a. Đúng
03. b. Sai
04. d. Cả a, b và c đúng.
05. e. Cả a, b và c đúng.
06. d. Chỉ có a và b đúng.
07. b. Mầu nhiệm Nhập thể.
08. b. Tình huynh đệ nhân loại.
09 d. Mang lại ơn cứu độ.
10. d. Cả a, b và c đúng.

 

BÀI 42
10.1

ĐỐI THOẠI VỚI NGƯỜI NGHÈO

01. d. Cả a, b và c đúng.
02. b. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
03. e. Cả a, b và c đúng.
04. a. Đúng
05. d. Cả a, b và c đúng.
06. d. Đức Kitô.
07. d. Cả a, b và c đúng.
08. b. Cuộc sống bình an và hạnh phúc.
09. e. Cả a, b và c đúng.
10. a. Thái độ trưởng giả, khó tiếp xúc. 
 


BÀI 43
10.2

ĐỐI THOẠI VỚI VĂN HÓA DÂN TỘC

01. a. Đúng.
02. d. Chỉ a và b đúng.
03. d. Cả a, b và c đúng.
04. a. Đúng.
05. d. Chúa Thánh Thần.
06. d. Giáo Hội.
07. a. Đúng.
08. a. Muốn loan báo Đức Kitô và Tin Mừng của Ngài cho dân tộc của mình.
09. a. Đúng.
10. a. Đúng.

 

BÀI 44
10.3

ĐỐI THOẠI VỚI CÁC TÔN GIÁO
 

01. a. Đúng.
02. d. Do Thái Giáo.
03. d. Chỉ a và b đúng.
04. b. Được kiện toàn trong Đức Kitô.
05. f. Cả a, b, c và d đúng.
06. f. Cả a, b, c và d đúng.
07. a. Đúng.
08. a. Đúng.
09. a. Đúng.
10. a. Đúng.

 
NGUYỄN THÁI HÙNG
 Tags: vhgl vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây