TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Vui Học Giáo Lý 1050 Câu Hỏi Thưa THÊM SỨC 1

Chủ nhật - 28/05/2023 06:11 | Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hùng |   4689
Vui Học Giáo Lý 1050 Câu Hỏi Thưa THÊM SỨC
được biên soạn theo sách Giáo Lý của Gp. Banmêthuột
Vui Học Giáo Lý 1050 Câu Hỏi Thưa THÊM SỨC 1

Gb. Nguyễn Thái Hùng


Vui Học Giáo Lý
1050 Câu Hỏi Thưa THÊM SỨC

được biên soạn theo sách Giáo Lý
của Gp. Banmêthuột


“Nếu anh em yêu mến Thầy,
anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy.”
Tin mừng thánh Gioan 14,15


1050 CÂU HỎI THƯA
  1. THÊM SỨC 1

Phần I

Thiên Chúa Ngỏ Lời Với Con Người

01. Hỏi: Chúng ta sống ở đời này để làm gì?
- Thưa: Nhận biết Thiên Chúalàm theo Lời Ngài dạy. 

02. Hỏi: Với khả năng tự nhiên, dựa vào đâu chúng ta nhận biết có Thiên Chúa?

- Thưa: Dựa vào sự tốt đẹp và trật tự của vũ trụ, cùng tiếng nói của lương tâm mà nhận biết có Thiên Chúa.

03. Hỏi: Chúng ta sống ở đời này để nhận biết ai và sống theo Lời Ngài dạy? 
- Thưa: Nhận biết Thiên Chúa.

04. Hỏi: Ngoài sự tốt đẹp và trật tự của vũ trụ, cùng tiếng nói của điều gì giúp chúng ta nhận biết có Thiên Chúa?  
- Thưa: Tiếng nói của lương tâm.

05. Hỏi: Ai ban cho chúng ta lòng khao khát và trí khôn để tìm kiếm và nhận biết Thiên Chúa?
- Thưa: Thiên Chúa.


06. Hỏi: Chúng ta sống ở đời này để nhận biết Thiên Chúa và sống theo Lời Ngài dạy, nhờ đó mà được sống thế nào đời đời với Chúa?  

- Thưa: Được sống hạnh phúc đời đời với Chúa.

07. Hỏi: Thiên Chúa ban cho chúng ta điều gì để chúng ta tìm kiếm và nhận biết ngài?  
- Thưa: Lòng khao khát và trí khôn.

08. Hỏi: Chúng ta dựa vào điều gì và trật tự vũ trụ mà nhận biết có Thiên Chúa?  
- Thưa: Dựa vào sự tốt đẹp.

09. Hỏi: Những gì về Thiên Chúa trí khôn con người không thể biết được?  
- Thưa: Những mầu nhiệm.

10. Hỏi: Những mầu nhiệm về Thiên Chúa trí khôn con người không thể biết được, mà phải được chính ai mạc khải cho?  
- Thưa: Chính Thiên Chúa mạc khải.

11. Hỏi: Thiên Chúa tỏ mình cho chúng ta để chúng ta có thể đến với Thiên Chúa và tham dự vào sự gì của Ngài?
- Thưa: Tham dự vào sự sống thần linh của Ngài.

12. Hỏi: Thiên Chúa tỏ mình cho chúng ta để chúng ta có thế đến với ai?  
- Thưa: Đến với Thiên Chúa.

13. Hỏi: Trước tiên, Thiên Chúa tỏ mình cho những ai?
- Thưa: Cho ông Ápraham, ông Môsê và các ngôn sứ.

14. Hỏi: Trước tiên, Thiên Chúa tỏ mình cho các tổ phụ như ai?
- Thưa: Tổ phụ Ápraham.

15. Hỏi: Ngoài lời nói, Thiên Chúa còn tỏ mình cho chúng ta bằng điều gì?  
- Thưa: Bằng việc làm.

16. Hỏi: Trước tiên, Thiên Chúa tỏ mình cho các tổ phụ như ông Ápraham, ông Môsê và ai?  
- Thưa: Các ngôn sứ.

17. Hỏi: Sau hết, Thiên Chúa mạc khải trọn vẹn qua Con Một Ngài là ai?  
- Thưa: Chúa Giêsu Kitô.

18. Hỏi: Ai mạc khải trọn vẹn qua Con Một Ngài là Chúa Giêsu Kitô?  
- Thưa: Thiên Chúa.

19. Hỏi: Kinh Thánh là sách ghi lại Lời của ai nói với con người?     
- Thưa: Lời của Thiên Chúa.

20. Hỏi: Kinh Thánh được viết ra dưới sự linh hứng của ai?
- Thưa: Dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần.

21. Hỏi: Ai đã trao cho Hội Thánh nhiệm vụ gìn giữ và giải thích Lời Chúa?
- Thưa: Chúa Kitô.

22. Hỏi: Chúa Kitô đã trao cho Hội Thánh nhiệm vụ gìn giữ và giải thích điều gì?  
- Thưa: Lời Chúa.

23. Hỏi: Sách gì là sách ghi lại Lời Thiên Chúa nói với con người?
- Thưa: Sách Kinh Thánh.

24. Hỏi: Để hiểu đúng Kinh Thánh, chúng ta phải xin ai soi sáng?  
- Thưa: Xin Chúa Thánh Thần soi sáng.

25. Hỏi: Để hiểu đúng Kinh Thánh, chúng ta phải xin Chúa Thánh Thần soi sáng và vâng theo lời chỉ dạy của ai?  
- Thưa: Của Hội Thánh.

26. Hỏi: Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước gồm bao nhiêu cuốn?
- Thưa: 73 cuốn.

27. Hỏi: Kinh Thánh Cựu Ước có bao nhiêu cuốn?
- Thưa: 46 cuốn.

28. Hỏi: Cựu Ước được chia làm 4 phần. Gồm những phần nào?
- Thưa: Ngũ Thư, Các sách Lịch Sử, Các sách Giáo Huấn và Các sách Ngôn Sứ.

29. Hỏi: Ngũ Thư gồm những tác phẩm nào?
- Thưa: Sách Sáng thế, Xuất hành, Lê vi, Dân số và Đệ nhị luật. 

30. Hỏi: Các sách Lịch Sử gồm có bao nhiêu cuốn? 
- Thưa: 16 cuốn.

31. Hỏi: Các sách Lịch Sử gồm những tác phẩm nào? 
- Thưa: Sách Giôsuê, Thủ lãnh, Rút, 1 & 2 Samuen, 1 & 2 Vua,1 & 2 Sử biên niên, Étra, Nơkhemia, Tôbia, Giuđitha, Étte, 1 & 2 Macabê.

32. Hỏi: Các sách Lịch Sử nào có nhân vật chính là phụ nữ? 
- Thưa: Sách Rút, Giuđitha và Étte.

33. Hỏi: Các sách Giáo Huấn gồm có bao nhiêu cuốn? 
- Thưa: 7 cuốn.

34. Hỏi: Các sách Giáo Huấn gồm những tác phẩm nào?
- Thưa: Sách Gióp, Thánh vịnh, Châm ngôn, Giảng viên, Diễm ca, Khôn ngoan và Huấn ca.

35. Hỏi: Các sách Ngôn Sứ gồm có bao nhiêu cuốn? 
- Thưa: 18 cuốn.

36. Hỏi: Các sách Ngôn Sứ gồm những tác phẩm nào?
- Thưa: Ngôn sứ Isaia, Giêrêmia, Êdêkien, Đanien, sách Ai ca, sách Barúc, ngôn sứ Hôsê, Giôen, Amốt, Ôvađia, Giôna, Mikha, Nakhum, Khabacúc, Xôphônia, Dacaria, Khácgai và Malakia.

37. Hỏi: Bốn Ngôn sứ lớn là những ngôn sứ nào?
- Thưa: Ngôn sứ Isaia, Giêrêmia, Êdêkien và Đanien. 


38. Hỏi: Sách Lêvi thuộc phần nào? 

- Thưa: Ngũ Thư.

39. Hỏi: Sách Étte thuộc phần nào? 
- Thưa: Lịch sử.

40. Hỏi: Sách Gióp thuộc phần nào? 
- Thưa: Giáo huấn.

41. Hỏi: Sách Hôsê thuộc phần nào? 
- Thưa: Ngôn sứ.

42. Hỏi: Kinh Thánh Tân Ước có bao nhiêu cuốn?
- Thưa: Có 27 cuốn. 

43. Hỏi: Kinh Thánh Tân Ước có bao nhiêu cuốn Tin mừng?
- Thưa: Có 4 Tin mừng.

44. Hỏi: Tin mừng gồm có những tác phẩm nào?
- Thưa: Tin mừng thánh Mátthêu, Tin mừng thánh Máccô, Tin mừng thánh Lucca và Tin mừng thánh Gioan.

45. Hỏi: Tác phẩm về đời sống Hội Thánh sơ khai có tên là gì?
- Thưa: Sách Công vụ Tông đồ.

46. Hỏi: Ai là tác giả sách Công vụ Tông đồ?
- Thưa: Thánh Luca.

47. Hỏi: Trừ thư Do thái, thánh Phaolô có bao nhiêu thư?
- Thưa: Có 13 thư.

48. Hỏi: 13 thư của thánh Phaolô gồm những thư nào?
- Thưa: Rôma, 1 & 2 Côrintô, Galát, Êphêxô, Philípphê, Côlôxê, 1&2 Thêxalônica, 1 &2 Timôthê, Titô, Philêmôn.

49. Hỏi: Những tác giả thư Công giáo là ai?
- Thưa: Thánh Giacôbê, thánh Phêrô, thánh Gioan và thánh Giuđa.

50. Hỏi: Thư Công giáo gồm có bao nhiêu thư?
- Thưa: Có 7 thư.

51. Hỏi: 7 thư Công giáo gồm những thư nào?
- Thưa: Thư Giacôbê, thư 1 & 2 Phêrô, thư 1 & 2 & 3 Gioan và thư Giuđa.

52. Hỏi: Tác giả sách Khải Huyền là ai?
- Thưa: Thánh Gioan.

53. Hỏi: Thánh Luca là tác giả của phần Thánh Kinh nào?
- Thưa: Thánh kinh Tân Ước.

54. Hỏi: Sách được xếp đầu tiên của bộ Thánh Kinh Cựu và Tân Ước là sách gì?
- Thưa: Sách Sáng thế.

55. Hỏi: Sách được xếp cuối cùng của bộ Thánh Kinh Cựu và Tân Ước là sách gì?
- Thưa: Sách Khải Huyền.

56. Hỏi: Sách được xếp cuối cùng của bộ Thánh Kinh Cựu Ước là sách gì?
- Thưa: Sách ngôn sứ Malakia.

57. Hỏi: Nội dung chính của Cựu Ước là gì?
- Thưa: Những mạc khải về Thiên Chúa, những giáo huấn về đời sống con người, những kho tàng kinh nguyện và những lời tiên báo về Đấng Cứu Thế.

58. Hỏi: Một trong những nội dung chính của Cựu Ước là những lời tiên báo về ai?
- Thưa: Về Đấng Cứu Thế. 

59. Hỏi: Một trong những nội dung chính của Cựu Ước là những mạc khải về ai?
- Thưa: Mạc khải về Thiên Chúa.

60. Hỏi: Một trong những nội dung chính của Cựu Ước là những giáo huấn về điều gì?
- Thưa: Về đời sống con người.

61. Hỏi: Một trong những nội dung chính của Cựu Ước là những kho tàng gì?
- Thưa: Kho tàng kinh nguyện.

62. Hỏi: Nội dung chính của Tân Ước là gì?
- Thưa: Cuộc đời Chúa Giêsu, các giáo huấn của Ngài và đời sống Hội Thánh thời sơ khai.

63. Hỏi: Nội dung chính của Tân Ước là cuộc đời của ai?   
- Thưa: Cuộc đời của Chúa Giêsu.

64. Hỏi: Ai là trung tâm của toàn bộ Kinh Thánh?  
- Thưa: Chúa Giêsu Kitô.

65. Hỏi: Sách gì nuôi dưỡng và hướng dẫn toàn thể đời sống chúng ta?
- Thưa: Sách Kinh Thánh.

66. Hỏi: Kinh Thánh mang lại lợi ích gì cho chúng ta?
- Thưa: Nuôi dưỡng và hướng dẫn toàn thể đời sống chúng ta.

67. Hỏi: Được Thiên Chúa tỏ cho biết điều gì của Ngài, chúng ta đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa?  
- Thưa: Tình thương.

68. Hỏi: Đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa là hoàn toàn để ai hướng dẫn đời sống của chúng ta?
- Thưa: Thiên Chúa.

69. Hỏi: Điều gì vừa là ơn Chúa ban, vừa là sự đáp trả có ý thức và tự do của con người?  
- Thưa: Đức tin.

70. Hỏi: Được Thiên Chúa tỏ cho biết tình thương của Ngài, chúng ta đặt trọn điều gì vào Thiên Chúa?  
- Thưa: Niềm tin.

71. Hỏi: Đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa là hoàn toàn để Thiên Chúa hướng dẫn đời sống của chúng ta và sẵn sàng vâng theo mọi điều ai dạy?
- Thưa: Thiên Chúa dạy.

72. Hỏi: Đức tin vừa là ơn Chúa ban, vừa là sự đáp trả có ý thức và tự do của ai?  
- Thưa: Của con người.

73. Hỏi: Những điều chúng ta phải tin được Hội Thánh tóm tắt ở kinh gì?
- Thưa: Kinh Tin Kính.

Kinh Tin Kính (Các Tông Đồ)

Tôi tin kính Đức Chúa Trời
là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất.
Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô
là Con Một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi.
Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai,
sinh bởi Bà Maria đồng trinh,
chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô,
chịu đóng đinh trên cây Thánh giá,
 chết và táng xác, xuống ngục tổ tông,
 ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại,
lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng,
 ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Tôi  tin kính Đức Chúa Thánh Thần.
Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này,
 các thánh thông công.
Tôi tin phép tha tội.
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.
 Tôi tin hằng sống vậy. Amen.

Kinh Tin Kính (Công Đồng)

Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng,
Đấng tạo thành trời đất,
muôn vật hữu hình và vô hình.
Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô,
Con Một Thiên Chúa,
sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời:
Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa,
Ánh Sáng bởi Ánh Sáng,
Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật;
 được sinh ra mà không phải được tạo thành,
đồng bản thể với Đức Chúa Cha;
 nhờ Người mà muôn vật được tạo thành.
Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta,
Người đã từ trời xuống thế;
bởi phép Đức Chúa Thánh Thần,
 Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria,
và đã làm người.
Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta,
thời quan Phongxiô Philatô,
Người chịu khổ hình và mai táng.
Ngày thứ ba, Người sống lại như lời Thánh Kinh,
Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha,
và Người sẽ lại đến trong vinh quang,
để phán xét kẻ sống và kẻ chết,
Nước Người sẽ không bao giờ cùng.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần,
là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống;
Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra.
Người được phụng thờ và tôn vinh
cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con;
 Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy.
Tôi tin Hội Thánh duy nhất,
thánh thiện, công giáo và tông truyền.
Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha tội.
Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau. Amen.


74. Hỏi: Trong kinh dâng ngày của thiếu nhi, chúng ta cầu xin ai?  
- Thưa: Cầu xin Chúa Giêsu.

75. Hỏi: Mỗi sáng thức dậy chúng ta hãy hướng những tâm tình và ý nghĩ đầu tiên lên ai để suốt ngày luôn sống tốt?  
- Thưa: Lên Thiên Chúa.

76. Hỏi: Trong kinh dâng mình buổi tối của thiếu nhi, chúng ta cầu xin ai?  
- Thưa: Cầu xin Chúa Giêsu.

77. Hỏi: Để hưởng những giờ phút vui tươi, hạnh phúc … Với Chúa, chúng ta phải làm gì?  
- Thưa: Cảm ơn.

78. Hỏi: Thời gian là gì Chúa ban cho chúng ta?  
- Thưa: Hồng ân.
79. Hỏi: Chúng ta xin lỗi Chúa vì những thiếu sót trong ngày, đây là tâm tình gì?  
- Thưa: Tâm tình sám hối.

80. Hỏi: Nghe báo thức chúng ta mau mắn chỗi dậy, nhanh nhẹn bước xuống khỏi giường, và làm gì trên mình?  
- Thưa: Dấu thánh giá.

81. Hỏi: Tâm tình sám hối của chúng ta vì những thiếu sót trong ngày như những gì?  
- Thưa: Như lãng phí thời gian Chúa ban, như Có những suy nghĩ, lời nói, việc làm chưa tốt, như  chưa vâng lời cha mẹ

Kinh Dâng Ngày Của Thiếu Nhi

Lạy Chúa Giêsu,
con cảm ơn Chúa
đã cho con được sống đến sớm mai này.
Con xin dâng ngày hôm nay cho Chúa.
Xin Chúa chúc lành cho mọi việc con làm
và mọi người con gặp hôm nay.
Xin Chúa ban Thánh Thần Chúa
xuống trong lòng con
và trong lòng mọi người,
để chúng con biết làm mọi việc theo ý Chúa Cha.
Lạy Chúa Giêsu, con yêu mến Chúa,
con quyết tâm nghe theo lời Chúa dạy
và sống hiền lành khiêm nhường
như Chúa sống ngày xưa.
Lạy Chúa Thánh Thần,
xin làm cho con biết luôn cố gắng
là người con ngoan của Cha trên trời. Amen.

 Kinh Dâng Mình Buổi Tối Của Thiếu Nhi

Lạy Chúa Giêsu,
con cám ơn Chúa dã ban cho con ngày hôm nay
được sống vui trong tình thương của Chúa.
Xin Chúa tha thứ
 những điều con làm buồn lòng Chúa
trong ngày hôm nay.
Con xin dâng linh hồn và xác con trong tay Chúa.
Xin Chúa chúc lành cho con,
cho ông bà, cha mẹ, thầy cô,
các anh chị em và bạn bè của con,
để chúng con qua một đêm an lành
trong tay Chúa. Amen.

Những Câu Kinh Thánh

82. Hỏi: “Những gì người ta có thể biết về Thiên Chúa, thì thật là hiển nhiên trước mắt họ, vì chính Thiên Chúa đã cho họ thấy rõ.” Câu này được trích từ thư nào của thánh Phaolô?
- Thưa: Trích từ Thư gởi tín hữu Rôma. (Rm 1,19)

83. Hỏi: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử.” Câu này được trích từ thư nào?
- Thưa: Trích từ Thư gởi tín hữu Do thái. (Dt 1,1-2a)

84. Hỏi: Sách Thánh, sách có thể dạy anh nên người khôn ngoan để được ơn cứu độ, nhờ lòng tin vào ai? (2Tm 3,15)
- Thưa: Tin vào Đức Kitô Giêsu.

85. Hỏi: “Bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào? 
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Lucca. (Lc 24,27)

86. Hỏi: “Điều gì Thiên Chúa đã hứa thì Người cũng có đủ quyền năng thực hiện.” Câu này được trích từ thư nào của thánh Phaolô?
- Thưa: Trích từ Thư gởi tín hữu Rôma. ( Rm 4,21b)

87. Hỏi: “Ngay từ buổi sớm mai, xin cho con nghiệm thấy tình thương của Chúa.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ sách Thánh vịnh. (Tv 143,8a)


Phần II
Tôi Tin Kính
Một Thiên Chúa Duy Nhất Là Cha Toàn Năng

88. Hỏi: Ai là Đấng duy nhất, và giàu lòng xót thương?  
- Thưa: Thiên Chúa.

89. Hỏi: Niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất giúp chúng ta nhận biết sự cao cả và uy quyền của ai?  
- Thưa: Của Thiên Chúa.

90. Hỏi: Thiên Chúa tỏ cho chúng ta biết Ngài là Thiên Chúa duy nhất, là Đấng Tự Hữu, và giàu lòng gì?  
- Thưa: Giàu lòng xót thương.

91. Hỏi: Thiên Chúa tỏ cho chúng ta biết Ngài là Thiên Chúa duy nhất, là Đấng Tự Hữu, luôn thế nào?  
- Thưa: Luôn trung tín.

92. Hỏi: Với Thiên Chúa, chúng ta phải tin kính và làm gì đối với Ngài trên hết mọi sự?  
- Thưa: Phải phụng thờ.

93. Hỏi: Thiên Chúa tỏ cho chúng ta biết Ngài là gì?
- Thưa: Thiên Chúa duy nhất, là Đấng Tự Hữu, Ngài luôn trung tín, chân thật và giàu lòng xót thương.

94. Hỏi: Chúng ta phải có thái độ nào với Thiên Chúa?
- Thưa: Phải tin kính Ngàiphụng thờ Ngài trên hết mọi sự.

95. Hỏi: Trời đất cùng mọi loài mọi vật do ai tạo dựng?     
- Thưa: Thiên Chúa tạo dựng.        

96. Hỏi: Thiên thần do ai tạo dựng?  
- Thưa: Thiên Chúa.

97. Hỏi: Thiên Chúa đã dùng Lời gì của Ngài mà tạo dựng mọi sự?  
- Thưa: Lời quyền năng.

98. Hỏi: Thiên Chúa tạo dựng các thiên thần để các thiên thần làm gì?
- Thưa: Để phụng sự Thiên Chúagiúp đỡ loài người.

99. Hỏi: Thiên Chúa tạo dựng các thiên thần để các ngài phụng sự Thiên Chúa và giúp đỡ ai?  
- Thưa: Loài người.

100. Hỏi: Thiên Chúa đã dùng Lời quyền năng của Ngài mà tạo dựng mọi sự từ đâu?  
- Thưa: Từ hư không.

101. Hỏi: Sau khi tạo dựng, Thiên Chúa vẫn tiếp tục chăm sóc mọi loài mọi vật, để chúng tiến dần đến mức hoàn hảo như ai muốn?  
- Thưa: Như Thiên Chúa muốn.

102. Hỏi: Thiên Chúa tạo dựng trời đất cùng mọi loài mọi vật để biểu lộ và thông ban điều gì của Ngài cho chúng ta?  
- Thưa: Thông ban vinh quang của Ngài cho chúng ta.

103. Hỏi: Con người được tạo dựng giống hình ảnh ai?  
- Thưa: Giống hình ảnh của Thiên Chúa.

104. Hỏi: Con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa nghĩa là con người được mời gọi thông phần vào đời sống gì của Thiên Chúa?  
- Thưa: Đời sống thần linh của Thiên Chúa.

105. Hỏi: Được mời gọi thông phần vào đời sống thần linh của Thiên Chúa, con người có khả năng nhận biết và làm gì với Ngài cách tự do?  
- Thưa: Yêu mến.

106. Hỏi: Được Thiên Chúa tạo dựng giống hình ảnh Ngài, chúng ta cố gắng làm cho điều gì của chúng ta ngày càng thêm tốt đẹp?  
- Thưa: Làm cho cuộc sống ngày càng thêm tốt đẹp.

107. Hỏi: Được mời gọi thông phần vào đời sống thần linh của Thiên Chúa, chúng ta có khả năng gì và yêu mến Ngài cách tự do?  
- Thưa: Nhận biết.

108. Hỏi: Được Thiên Chúa tạo dựng giống hình ảnh Ngài, chúng ta cố gắng làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng thêm tốt đẹp và tràn đầy điều gì?  
- Thưa: Tràn đầy yêu thương.

109. Hỏi: Được Thiên Chúa tạo dựng giống hình ảnh Ngài, chúng ta cần phải biết cảm ơn và yêu mến ai?  
- Thưa: Cảm ơn và yêu mến Thiên Chúa.

110. Hỏi: Con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa nghĩa là được mời gọi thông phần vào đời sống thần linh của Thiên Chúa, có khả năng gì?
- Thưa: Nhận biết và yêu mến Thiên Chúa cách tự do.

111. Hỏi: Tổ tông loài người đã nghe lời cám dỗ của ma quỷ mà từ chối vâng phục ai?
- Thưa: Vâng phục Thiên Chúa.

112. Hỏi: Tổ tông loài người đã nghe lời cám dỗ của ma quỷ mà từ chối điều gì của Thiên Chúa?  
- Thưa: Vâng phục.

113. Hỏi: Tội tổ tông làm cho loài người mất điều gì với Thiên Chúa?  
- Thưa: Mất ơn nghĩa với Thiên Chúa.

114. Hỏi: Tội tổ tông làm cho mọi người sinh ra trong tình trạng gì?
- Thưa: Trong tình trạng tội lỗi.

115. Hỏi: Sau khi tổ tông phạm tội, Thiên Chúa không bỏ rơi mà còn hứa ban Đấng Cứu Thế đến để làm gì?  
- Thưa: Để cứu chuộc loài người.

116. Hỏi: Tội tổ tông làm cho mọi người sinh ra trong tình trạng tội lỗi và bản tính bị gì?  
- Thưa: Bản tính bị tổn thương.

117. Hỏi: Sau khi tổ tông phạm tội, Thiên Chúa không bỏ rơi mà còn hứa ban ai đến để cứu chuộc loài người?  
- Thưa: Đấng Cứu Thế.

118. Hỏi: Những điều tội tổ tông truyền lại cho loài người là gì?
- Thưa: Làm mọi người sinh ra trong tình trạng tội lỗi, bản tính bị tổn thươngdễ nghiêng về điều xấu.

119. Hỏi: Tội tổ tông gây nên những hậu quả nào?
- Thưa: Làm mất ơn nghĩa với Thiên Chúa, mất sự hòa hợp với bản thân, với người khác và vạn vật, phải đau khổ, phải chết.

120. Hỏi: Để thực hiện lời hứa, Thiên Chúa đã chọn ai để lập một dân riêng?  
- Thưa: Tổ phụ Ápraham.

121. Hỏi: Thiên Chúa hứa cho ông Ápraham những gì?
- Thưa: Một miền đất phì nhiêu, một dòng dõi đông đảo, và từ dòng dõi này Đấng Cứu Thế ra đời.
 
122. Hỏi: Ông Ápraham được gọi là tổ phụ những người tin vào ai?  
- Thưa: Tin vào Thiên Chúa.

123. Hỏi: Việc ông Ápraham hiến dâng Ixaác, người con trai duy nhất là hình ảnh báo trước việc ai trao ban Chúa Giêsu là Con Một của Ngài để cứu chuộc nhân loại?  
- Thưa: Chúa Cha.

124. Hỏi: Chúa Cha trao ban Con Một của Ngài là ai để cứu chuộc nhân loại?
- Thưa: Chúa Giêsu.

125. Hỏi: Ông Ápraham hiến dâng người con duy nhất của mình là ai?
- Thưa: Ông Ixaác.

126. Hỏi: Thiên Chúa hứa ban cho ông Ápraham một dòng dõi thế nào?
- Thưa: Một dòng dõi đông đảo.

127. Hỏi: Để thực hiện lời hứa, Thiên Chúa đã chọn ông Ápraham để lập một dân riêng, chuẩn bị cho ai đến?  
- Thưa: Cho Đấng Cứu Thế đến.

128. Hỏi: Lễ kỷ niệm việc Thiên Chúa cứu dân Ítraen khỏi ách nô lệ Ai cập gọi là gì?  
- Thưa: Lễ Vượt Qua.

129. Hỏi: Giao ước Xinai là cam kết giữa những ai?
- Thưa: Giữa Thiên Chúa và dân Ítraen.

130. Hỏi: Trong giao ước tại núi Xinai, dân Ítraen hứa trung thành thờ phượng một mình ai và giữ trọn Luật Ngài ban?  
- Thưa: Thờ phượng một mình Thiên Chúa.

131. Hỏi: Lễ Vượt Qua báo trước việc ai chết và sống lại để cứu chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi?  
- Thưa: Chúa Giêsu.

132. Hỏi: Giao ước cam kết giữa Thiên Chúa và dân Ítraen ở đâu?  
- Thưa: Núi Xinai.

133. Hỏi: Luật của Thiên Chúa được tóm tắt trong đâu?  
- Thưa: Trong Mười Điều Răn.

  134. Hỏi: Đấng Cứu Thế thuộc dòng dõi vua nào?  
- Thưa: Vua Đavít.  

135. Hỏi: Đấng Cứu Thế sinh ra tại đâu?  
- Thưa: Tại Bêlem.

136. Hỏi: Đấng Cứu Thế là người tôi trung của ai?  
- Thưa: Của Thiên Chúa.

137. Hỏi: Người tôi trung của Thiên Chúa, đầy tràn Thần Khí, phải chịu nhiều đau khổ và chịu chết để làm gì cho mọi người?  
- Thưa: Để cứu chuộc mọi người.

138. Hỏi: Những người đơn sơ và khiêm nhường như Mẹ Maria, thánh Giuse, ông Simêôn, bà Anna …  thực sự mong đợi Đấng Cứu Thế đến để làm gì?  
- Thưa: Để cứu chuộc loài người.   

139. Hỏi: Một trong những người thực sự mong đợi Đấng Cứu Thế là ông bà nào?  
- Thưa: Ông bà Dacaria.

140. Hỏi: Kinh Thánh nói tới những người thực sự mong đợi Đấng Cứu Thế là những người thế nào?  
- Thưa: Những người đơn sơ và khiêm nhường.


141. Hỏi: Mùa nào chúng ta sống tâm tình mong đợi Đấng Cứu Thế?  

- Thưa: Mùa Vọng.

Những Câu Kinh Thánh

142. Hỏi: “Nghe đây, hỡi Ítraen! Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ sách Đệ Nhị Luật. (Đnl 6,4)

143. Hỏi: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?  
- Thưa: Trích từ sách Sáng thế. (St 1,1) 

144. Hỏi: Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?  
- Thưa: Trích từ sách Sáng thế. (St 1,27b)

145. Hỏi: “Còn trái trên cây ở giữa vườn, Thiên Chúa đã bảo: “Các ngươi không được ăn, không được động tới, kẻo phải chết.” Người đàn bà thấy trái cây đó ăn thì ngon, trông thì đẹp mắt, và đáng quý vì làm cho mình được tinh khôn. Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với mình; ông cũng ăn.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?  
- Thưa: Trích từ sách Sáng thế. (St 3,3.6)

146. Hỏi: .“Đức Chúa phán với ông Ápram: “Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi. Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn, sẽ chúc phúc cho ngươi.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?  
- Thưa: Trích từ sách Sáng thế. (St 12,1-2a)

147. Hỏi: “Giờ đây, nếu các ngươi thực sự nghe tiếng Ta và giữ giao ước của Ta, thì giữa hết mọi dân, các ngươi sẽ là sở hữu riêng của Ta.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?  
- Thưa: Trích từ sách Xuất hành. (Xh 19,5a)

148. Hỏi: “Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?  
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Luca. (Lc 3,4b)




Phần III

Đời Sống Cầu Nguyện

149. Hỏi: Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên cùng Chúa để làm gì?
- Thưa: Để gặp gỡ, thưa chuyệnkết hiệp với Thiên Chúa.

150. Hỏi: Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên cùng ai để gặp gỡ, thưa chuyện và kết hiệp với Ngài?  
- Thưa: Thiên Chúa.

151. Hỏi: Cầu nguyện là nâng gì lên cùng Chúa?  
- Thưa: Tâm hồn.

152. Hỏi: Ai là nguồn sống của chúng ta?  
- Thưa: Thiên Chúa.

153. Hỏi: Thiên Chúa là gì của chúng ta, chính Ngài hằng mời gọi và mong chờ chúng ta đến gặp gỡ Ngài?  
- Thưa: Nguồn sống.

154. Hỏi: Muốn cầu nguyện cho sốt sắng, chúng ta tin rằng ai đang lắng nghe và sẵn sàng nói chuyện với chúng ta?  
- Thưa: Thiên Chúa.

155. Hỏi: Muốn cầu nguyện cho sốt sắng, chúng ta cầu xin ai đến giúp chúng ta cầu nguyện?  
- Thưa: Chúa Thánh Thần.

156. Hỏi: Muốn cầu nguyện cho sốt sắng, chúng ta dành thời gian ưu tiên cho việc gì?  
- Thưa: Cho cầu nguyện.

157. Hỏi: Muốn cầu nguyện sốt sng, chúng ta cần làm những gì?
- Thưa: Dành thời gian cho việc cầu nguyện, nài xin Chúa Thánh Thần đến giúp chúng ta cầu nguyệntin rằng Thiên Chúa đang lắng nghe và sẵn sàng nói chuyện với chúng ta.

158. Hỏi: Chúng ta có thể cầu nguyện bằng những cách nào?
- Thưa: Cầu nguyện thành lời, suy niệm và chiêm niệm trong lòng.

159. Hỏi: Chiêm niệm là dùng tâm trí để làm gì?
- Thưa: Chiêm ngắm, lắng nghe, yêu mến và kết hiệp với Chúa trong thinh lặng.

160. Hỏi: Ngoài cách cầu nguyện thành lời và suy niệm, còn cách cầu nguyện nào nữa?  
- Thưa: Chiêm niệm.

161. Hỏi: Việc dùng trí khôn suy nghĩ những Lời Chúa dạy để tâm sự với Ngài gọi là gì?  
- Thưa: Suy niệm.

162. Hỏi: Chiêm niệm là dùng gì để ngắm nhìn, lắng nghe, yêu mến và kết hiệp với Chúa trong thinh lặng?  
- Thưa: Tâm trí.

163. Hỏi: Chiêm niệm là kết hiệp với Chúa trong đâu?  
- Thưa: Trong thinh lặng.

164. Hỏi: Suy niệm là dùng điều gì suy nghĩ những Lời Chúa dạy để tâm sự với Ngài?  
- Thưa: Trí khôn.

165. Hỏi: Việc dùng tâm trí chiêm ngắm, lắng nghe, yêu mến và kết hiệp với Chúa trong thinh lặng, gọi là gì?  
- Thưa: Chiêm niệm.

166. Hỏi: Cầu nguyện thành lời, chiêm niệm và suy niệm gọi là gì?
- Thưa: Cầu nguyện. 

167. Hỏi: Cầu nguyện thành lời là gì?
- Thưa: Là thưa lên cùng Chúa những lời chân thành tự đáy lòng, hoặc vừa đọc vừa suy theo nhưng lời kinh mà tâm sự với Chúa.

168. Hỏi: Khi cầu nguyện, chúng ta có những tâm tình nào?
- Thưa: Thờ lạy, chúc tụng, tạ ơn và cầu xin.

169. Hỏi: Chúng ta sấp mình trước mặt Chúa, nhận biết mình thì thấp hèn tội lỗi, còn Thiên Chúa thì uy nghi cao cả. Đây là tâm tình gì?  
- Thưa: Tâm tình thờ lạy. 

170. Hỏi: Chúng ta nhận biết những hồng ân Chúa ban và ca tụng tình thương của Ngài. Đây là tâm tình gì?  
- Thưa: Tâm tình chúc tụng.

171. Hỏi: Chúng ta cầu xin những điều cần thiết cho mình và cho người khác. Đây là tâm tình gì?  
- Thưa: Tâm tình cầu xin.

172. Hỏi: Chúng ta tạ ơn Chúa, mọi nơi mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh. Đây là tâm tình gì?  
- Thưa: Tâm tình tạ ơn.

173. Hỏi: Chúng ta cầu xin biết làm theo điều gì?  
- Thưa: Ý Chúa.

174. Hỏi: Chúng ta tạ ơn Chúa mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh và nhất là khi tham dự việc gì?  
- Thưa: Khi tham dự Thánh lễ.

175. Hỏi: Chúng ta cầu xin biết sống tha thứ để được gì?  
- Thưa: Được thứ tha.

176. Hỏi: Chúng ta nhận biết những hồng ân Chúa ban và ca tụng điều gì của Ngài?  
- Thưa: Tình thương.

177. Hỏi: Chúng ta cầu xin Chúa những gì?
- Thưa: Biết làm theo ý Chúa, biết sống tha thứ, cầu
xin những điều cần thiết cho mình và cho người khác.

178. Hỏi: Trong Cựu Ước, các tổ phụ đã nêu gương cầu nguyện. Các ngài đã cầu nguyn thế nào?
- Thưa: Cầu nguyện trong tinh thần tín thác, với thái độ vâng phục, lòng kiên nhẫn và hy sinh quảng đại.
 
179. Hỏi: Trong Cựu Ước, các tổ phụ đã nêu gương cầu nguyện trong tinh thần gì?
- Thưa: Trong tinh thần tín thác.
 
180. Hỏi: Trong Cựu Ước, các tổ phụ đã nêu gương cầu nguyện với thái độ nào?
- Thưa: Với thái độ vâng phục.

 181. Hỏi: Trong Cựu Ước, các tổ phụ đã nêu gương cầu nguyện với tấm lòng thế nào?
- Thưa: Với tấm lòng kiên nhẫn.
 
182. Hỏi: Trong Cựu Ước, các tổ phụ đã nêu gương cầu nguyện với sự gì?
- Thưa: Sự hy sinh quảng đại.
 
183. Hỏi: Những mẫu gương cầu nguyện được Cựu Ước nhắc tới là ai?
- Thưa: Tổ phụ Ápraham, ông Môsê, vua Đavít

184. Hỏi: Ai đã luôn lắng nghe, làm theo ý Chúa và chuyển cầu cho người tội lỗi?   
- Thưa: Tổ phụ Ápraham.

185. Hỏi: Ông Ápraham đã luôn thế nào, làm theo ý Chúa và chuyển cầu cho người tội lỗi?  
- Thưa: Luôn lắng nghe.

186. Hỏi: Ông Ápraham đã cầu nguyện thế nào?  
- Thưa: Ông luôn lắng nghe, làm theo ý Chúa và chuyển cầu cho người tội lỗi.

187. Hỏi: Ai đã được trực tiếp gặp gỡ Chúa, thường xuyên thưa chuyện với Ngài như bạn hữu?  
- Thưa: Ông Môsê.

188. Hỏi: Ông Môsê đã cầu nguyện thế nào?  
- Thưa: Ông trực tiếp gặp gỡ Chúa, thường xuyên thưa chuyện thân mật với Ngài như bạn hữu và nhiều lần chuyển cầu cho dân Chúa.

189. Hỏi: Vua Đavít đã cầu nguyện thế nào?  
- Thưa: Ông đã nhiều lần sám hối, vâng phục Thiên Chúa và cầu xin cho dân.

190. Hỏi: Ai đã sáng tác nhiều Thánh vịnh để ca tụng Thiên Chúa?  
- Thưa: Vua Đavít.

191. Hỏi: Vua Đavít đã sáng tác nhiều Thánh vịnh để ca tụng ai?  
- Thưa:  Ca tụng Thiên Chúa.

192. Hỏi: Vua Đavít đã sáng tác nhiều bài gì để ca tụng Thiên Chúa?  
- Thưa: Thánh vịnh.

193. Hỏi: Trong Cựu Ước, các tổ phụ đã nêu gương gì cho chúng ta?
- Thưa: Cầu nguyện.

194. Hỏi: Trong phép lạ bánh hóa ra nhiều, ai bảo các tông đồ cho dân chúng ngồi thành từng nhóm 50 người?  
- Thưa: Chúa Giêsu.

195. Hỏi: Trong phép lạ bánh hóa ra nhiều, Chúa Giêsu bảo ai cho dân chúng ngồi thành từng nhóm 50 người?  
- Thưa: Các Tông đồ.

196. Hỏi: Ai đã nêu gương cho chúng ta về ngăn nắp, trật tự?  
- Thưa: Chúa Giêsu.  

197. Hỏi: Muốn thành công sau này, ngoài ngăn nắp, trật tự, chúng ta cần tập thói quen gì nữa?  
- Thưa: Thói quen đúng giờ.

198. Hỏi: Chúa Giêsu đã làm gì cho chúng ta về ngăn nắp, trật tự?  
- Thưa: Nêu gương.

199. Hỏi: Những thói quen tốt tập được từ nhỏ sẽ giúp chúng ta thế nào trong cuộc sống về sau?  
- Thưa: Thành công.

200. Hỏi: Ai là một học sinh tốt, luôn sẵn sàng, giờ nào việc ấy?  
- Thưa: Thánh Saviô.

201. Hỏi: Muốn thành công sau này, ngay từ hôm nay chúng ta tập sống điều gì?
- Thưa: Tập sống ngăn nắp, trật tự và đúng giờ.

Những Câu Kinh Thánh

202. Hỏi: “Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ, ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa. Linh hồn con đã khát khao Ngài.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ sách Thánh vịnh. (Tv 63,2a)
203. Hỏi: “Hãy cùng nhau đối đáp những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thần Khí linh hứng; hãy đem cả tâm hồn mà ca hát chúc tụng Chúa.” Câu này được trích từ thư nào của thánh Phaolô?
- Thưa: Trích từ Thư gởi tín hữu Êphêxô. (Ep 5,19)

 204. Hỏi: “Ngày lại ngày, con xin chúc tụng Chúa và ca ngợi Thánh Danh muôn thuở muôn đời.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?   
- Thưa: Trích từ sách Thánh vịnh. (Tv 145,2)

205. Hỏi: Lạy Chúa, là Thiên Chúa Ítraen tổ phụ chúng con, xin dâng lên Ngài lời chúc tụng từ muôn thuở đến muôn ngàn đời.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ sách quyển thứ nhất Sử biên niên. (1Sbn 29,10)

206. Hỏi: “Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Anh em hãy bảo họ ngồi thành từng nhóm khoảng năm mươi người một.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?   
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Luca. (Lc 9,14)


Phần IV
Mười Điều Răn

Kinh 
Mười Điều Răn

Đạo Đức Chúa Trời có Mười Điều Răn:
Thứ nhấtThờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.
Thứ hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.
Thứ ba: Giữ ngày Chúa Nhật.
Thứ bốn: Thảo kính cha mẹ.
Thứ năm: Chớ giết người.
Thứ sáu: Chớ làm sự dâm dục.
Thứ bảy: Chớ lấy của người.
Thứ tám: Chớ làm chứng dối.
Thứ chín: Chớ muốn vợ chồng người.
Thứ mười: Chớ tham của người.
Mười Điều Răn ấy tóm về hai này mà chớ:
 trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự,
sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen

207. Hỏi: Điều Răn Thứ nhất dạy chúng ta những gì?
- Thưa: Tin kính, trông cậy, yêu mến Thiên Chúa và thờ phượng một mình Thiên Chúa.

208. Hỏi: Điều Răn nào dạy chúng ta tin kính, trông cậy, yêu mến Thiên Chúa?  
- Thưa: Điều Răn Thứ nhất. 

209. Hỏi: Chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa thế nào?
- Thưa: Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự.

210. Hỏi: Chúng ta phải yêu mến ai hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự?  
- Thưa: Yêu mến Thiên Chúa.

211. Hỏi: Chúng ta phải trông cậy vững vàng, luôn làm gì mọi sự trong tay Thiên Chúa?  
- Thưa: Luôn phó thác.

212. Hỏi: Chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự và mau mắn làm theo ý ai để đáp lại tình thương của Ngài?
- Thưa: Ý Thiên Chúa.

213. Hỏi: Chúng ta phải làm gì Thiên Chúa với tất cả lòng thành?  
- Thưa: Phải tin kính.

214. Hỏi: Chúng ta phải tin kính Thiên Chúa với tất cả lòng thành. Không nghi ngờ hoặc chối bỏ những gì Thiên Chúa đã phán truyền và ai dạy phải tin?  
- Thưa: Hội Thánh.

215. Hỏi: Điều Răn Thứ nhất dạy chúng ta chỉ làm gì một mình Thiên Chúa?  
- Thưa: Chỉ thờ phượng một mình Thiên Chúa.

216. Hỏi: Chúng ta phải trông cậy Thiên Chúa thế nào?  
- Thưa: Phải trông cậy vững vàng, luôn phó thác mọi sự trong tay Thiên Chúa và ước mong Ngài ban phúc lành ở đời này cũng như đời sau.

217. Hỏi: Chúng ta phải thờ phượng Thiên Chúa thế nào?  
- Thưa: Chúng ta phải suy phục, tôn thờ, chúc tụng và tạ ơn Thiên Chúa với hết lòng thành kính.

218. Hỏi: Chúng ta phải suy phục, tôn thờ, chúc tụng và tạ ơn Thiên Chúa với hết lòng gì?  
- Thưa: Thành kính. 

219. Hỏi: Trong thánh lễ, chúng ta kết hợp với hy lễ của ai mà dâng lên Thiên Chúa bản thân, cuộc sống và mọi việc chúng ta làm?  
- Thưa: Hy lễ của Chúa Giêsu.

220. Hỏi: Trong các việc thờ phượng, việc nào là hoàn hảo nhất?  
- Thưa: Thánh lễ.

221. Hỏi: Khi cử hành thánh lễ, chúng ta kết hợp với hy lễ của Chúa Giêsu mà dâng lên Thiên Chúa những gì?  
- Thưa: Dâng lên Thiên Chúa bản thân, cuộc sống và mọi việc chúng ta làm.

222. Hỏi: Nghịch với Điều Răn Thứ nhất là chối bỏ ai?  
- Thưa: Chối bỏ Thiên Chúa.

223. Hỏi: Nghịch với Điều Răn Thứ nhất là cố tình thử thách ai?  
- Thưa: Thử thách Thiên Chúa.

224. Hỏi: Phạm sự thánh là tội nghịch với Điều Răn nào?  
- Thưa: Điều Răn Thứ nhất.

225. Hỏi: Thờ các loài thụ tạo là tội nghịch với Điều Răn nào?  
- Thưa: Điều Răn Thứ nhất.

226. Hỏi: Cho rằng con người không thể biết gì về Thiên Chúa là tội nghịch với Điều Răn nào?
- Thưa: Điều Răn Thứ nhất.

227. Hỏi: Mê tín dị đoan, bói toán và ma thuật là tội nghịch với Điều Răn nào?
- Thưa: Điều Răn Thứ nhất. 

228. Hỏi: Buôn thần bán thánh là tội nghịch với Điều Răn nào?
- Thưa: Điều Răn Thứ nhất. 

229. Hỏi: Tội nghịch với Điều Răn Thứ nhất là những tội nào?
- Thưa: Thờ các loại thụ tạo; mê tín dị đoan, bói toán và ma thuật; cố tình thử thách Thiên Chúa; phạm sự thánh; buôn thần bán thánh, chối bỏ Thiên Chúa; cho rằng con người không biết gì về Thiên Chúa.

230. Hỏi: Điều Răn Thứ hai dạy chúng ta tôn kính Danh của ai?  
- Thưa: Danh của Thiên Chúa.

231. Hỏi: Điều Răn Thứ hai dạy chúng ta tôn kính Danh Thiên Chúa, vì Danh Thiên Chúa là gì?  
- Thưa: Vì Danh Thiên Chúa là Thánh.

232. Hỏi: Tội nghịch Điều Răn Thứ hai là là xúc phạm đến Thiên Chúa và ai?  
- Thưa: Hội Thánh.

233. Hỏi: Tội nghịch Điều Răn Thứ hai là sử dụng Danh Thiên Chúa, Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các thánh cách thế nào?  
- Thưa: Cách bất xứng.

234. Hỏi: Tội nghịch Điều Răn Thứ hai là lấy Danh Thiên Chúa làm chứng cho một điều gì?  
- Thưa: Một điều gian dối.

235. Hỏi: Tội nghịch Điều Răn Thứ hai là không giữ những điều gì nhân danh Thiên Chúa?  
- Thưa: Những thề hứa.

236. Hỏi: Việc đặt tên thánh trong Bí tích gì làm cho chúng ta có tên chính thức trong Hội Thánh?  
- Thưa: Bí tích Rửa Tội.

237. Hỏi: Việc đặt tên thánh trong Bí tích Rửa Tội là chúng ta có ý gì?
- Thưa: Xin vị thánh bổn mạng chuyển cầu, đồng thời cố gắng noi gương nhân đức của Ngài.

238. Hỏi: Để tôn vinh Danh Thiên Chúa trong mọi sự, chúng ta nên làm dấu thánh giá khi nào?
- Thưa: Khi khởi đầu ngày mới, khởi đầu mọi kinh nguyện cũng như mọi việc làm.

239. Hỏi: Tội nghịch với Điều Răn Thứ hai là những tội nào?
- Thưa: Sử dụng danh Thiên Chúa, Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các thánh cách bất xứng, không giữ những điều đã thề hứa nhân danh Thiên Chúa; xúc phạm đến Thiên Chúa và Hội Thánh; lấy Danh Thiên Chúa làm chứng cho một điều gian dối.

240. Hỏi: Điều Răn Thứ ba dạy chúng ta thánh hóa ngày nào?  
- Thưa: Ngày Chúa nhật.

241. Hỏi: Để thánh hóa ngày Chúa nhật, chúng ta phải tham dự việc gì?  
- Thưa: Tham dự Thánh lễ.

242. Hỏi: Điều Răn nào dạy chúng ta thánh hóa ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc?  
- Thưa: Điều Răn Thứ ba.

243. Hỏi: Luật của ai buộc chúng ta phải tích cực tham dự thánh lễ từ đầu đến cuối?  
- Thưa: Luật của Hội Thánh.

244. Hỏi: Điều Răn Thứ ba dạy chúng ta phải làm gì ngày Chúa nhật và ngày lễ buộc?  
- Thưa: Thánh hóa.

245. Hỏi: Để thánh hóa ngày Chúa nhật, chúng ta phải tham dự Thánh lễ, kiêng việc xác và làm các việc gì?  
- Thưa: Việc lành. 

246. Hỏi: Chúng ta phải làm gì để thánh hóa ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc?
- Thưa: Phải tham dự thánh lễ, kiêng việc xác và làm các việc lành.
 
247. Hỏi: Khi có lý do chính đáng không thể tham dự thánh lễ Chúa nhật được, chúng ta cần bù lại bng cách nào để thánh hóa ngày y?
- Thưa: Cần cầu nguyện và làm việc bác ái tông đồ.

Các ngày lễ

Giáo luật Điều 1246
§1. Theo truyền thống tông đồ, mầu nhiệm Vượt Qua được cử hành trong ngày Chúa Nhật, ngày đó phải được giữ như là ngày lễ buộc chính yếu trong Giáo Hội toàn cầu. Và cũng phải giữ như là ngày lễ buộc chính yếu những ngày lễ Sinh Nhật Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, lễ Hiển Linh,
lễ Thăng Thiên, lễ Mình và Máu Rất Thánh Đức Kitô, lễ Thánh Maria Mẹ Thiên Chúa,
lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm và
lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, lễ Thánh Giuse,
 lễ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô,
và sau cùng là lễ các thánh.

§2. Tuy nhiên, với sự phê chuẩn trước của Tòa Thánh, Hội đồng Giám mục có thể hủy bỏ hoặc chuyển một số lễ buộc sang ngày Chúa Nhật.

Điều 1247
Các tín hữu buộc phải tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc khác; hơn nữa, còn phải kiêng làm việc xác và những công việc gây trở ngại cho việc thờ phượng Thiên Chúa, cho niềm vui riêng trong ngày của Chúa, hoặc cho việc nghỉ ngơi cần thiết của tinh thần
và thể xác.

Điều 1248
§1. Người nào tham dự Thánh Lễ được cử hành theo nghi thức Công Giáo trong chính ngày lễ hoặc chiều ngày áp lễ ở bất cứ nơi nào, thì đã giữ trọn luật buộc phải tham dự Thánh Lễ.

§2. Nếu không thể tham dự việc cử hành Thánh Lễ vì thiếu thừa tác viên có chức thánh hay vì bất cứ một lý do nghiêm trọng nào khác, tha thiết khuyên nhủ các tín hữu nên tham dự phụng vụ Lời Chúa được cử hành theo những quy định của Giám mục giáo phận trong nhà thờ giáo xứ, nếu có, hoặc tại một nơi thánh nào khác, hoặc nên cầu nguyện trong một thời gian thích hợp, cách riêng tư hoặc với gia đình, hoặc với các nhóm gia đình, tùy dịp.

248. Hỏi: Theo Giáo luật số 1246,1: Ngoài ngày Chúa nhật, những ngày lễ buộc là những lễ nào? 
- Thưa: Gồm 4 lễ kính mầu nhiệm Chúa Kitô; 3 lễ kính Đức Maria và 3 lễ dành cho các Thánh.

249. Hỏi: Bốn lễ buộc kính mầu nhiệm của Chúa Kitô là những lễ nào?    
- Thưa: Lễ Sinh Nhật Đức Giêsu Kitô, lễ Hiển Linh, lễ Thăng Thiên, lễ Mình và Máu Rất Thánh Đức Kitô. 

250. Hỏi: Ba lễ buộc kính Đức Maria là những lễ nào?   
- Thưa: Lễ Thánh Maria Mẹ Thiên Chúa, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm và lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. 

251. Hỏi: Ba lễ buộc dành cho các thánh là những lễ nào? Em hãy kể ra.  
- Thưa: Lễ Thánh Giuse, lễ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, lễ Các Thánh. 

252. Hỏi: Ở Việt Nam, các Đức Giám Mục, theo Điều 1246 § 2, xin các đặc ân vẫn có đối với các lễ buộc. Tại Giáo tỉnh Hà Nội, ngoài các ngày Chúa Nhật, chỉ buộc giữ “Tứ Quý”, tức là 4 ngày lễ trọng là những lễ nào?  
- Thưa: Lễ Giáng Sinh, lễ Chúa Thăng Thiên, lễ Đức Mẹ Lên Trời và lễ Các Thánh Nam Nữ. 

253. Hỏi: Ở Việt Nam, các Đức Giám Mục, theo Điều 1246 § 2, xin các đặc ân vẫn có đối với các lễ buộc. Tại các Giáo tỉnh Huế và Giáo tỉnh Sài gòn, ngoài các ngày Chúa nhật, chỉ buộc giữ lễ gì? 
- Thưa:
          Lễ Chúa Giáng Sinh. 

254. Hỏi: Các tín hữu đã được rửa tội buộc phải tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật và những ngày lễ buộc khi đã sử dụng trí khôn và đã bao nhiêu tuổi trọn?(GL 11)   
- Thưa: 7 tuổi trọn. 

255. Hỏi: “Người nào tham dự Thánh Lễ được cử hành theo nghi thức Công giáo trong chính ngày lễ hoặc chiều ngày áp lễ ở bất cứ nơi nào, thì đã giữ trọn luật buộc phải tham dự Thánh Lễ.” (Gl 1248,1). Đúng hay sai?  
- Thưa: Đúng. 

256. Hỏi: Người tín hữu có thể tham dự bất cứ Thánh Lễ nào chiều ngày áp lễ, thì đã giữ trọn luật buộc phải tham dự Thánh Lễ (như lễ cưới, lễ an táng, lễ giỗ, lễ tạ ơn) miễn là được cử hành theo nghi thức Công giáo. Đúng hay sai?  
- Thưa: Đúng. 

257. Hỏi: Những trường hợp nào người tín hữu có thể được miễn chuẩn tham dự thánh lễ?  
- Thưa: Người bệnh, người chăm sóc cho bệnh nhân, người ở xa nhà thờ, người bị ngăn trở do nghề nghiệp… 

258. Hỏi: Điều Răn nào dạy chúng ta phải thảo kính cha mẹ?  
- Thưa: Điều Răn Thứ bốn.

259. Hỏi: Điều Răn Thứ tư dạy chúng ta sống đúng điều gì của mình trong gia đình và trong Hội Thánh?  
- Thưa: Sống đúng bổn phận.

260. Hỏi: Điều Răn Thứ tư dạy chúng ta phải thảo kính ai?  
- Thưa: Thảo kính cha mẹ.

261. Hỏi: Điều Răn Thứ tư dạy chúng ta phải làm gì cha mẹ trong những điều chính đáng?  
- Thưa: Vâng lời.

262. Hỏi: Để tỏ lòng thảo kính cha mẹ, chúng ta cần phải làm gì?
- Thưa: Tôn kính, biết ơn và vâng lời cha mẹ trong những điều chính đáng.

263. Hỏi: Để tỏ lòng hiếu thảo, khi cha mẹ còn sống, chúng ta phải làm gì?  
- Thưa: Lo cho cha mẹ về phần xác cũng như phần hồn.
 
264. Hỏi: Để tỏ lòng hiếu thảo, khi cha mẹ qua đời, chúng ta cần làm những gì?
- Thưa: Lo việc an táng, cầu nguyện và xin lễ cho cha mẹ.

265. Hỏi: Anh chị em trong gia đình có bổn phận gì đối với nhau?
- Thưa: Phải biết kính trên nhường dưới,  yêu thương giúp đỡ và  đùm bọc lẫn nhau.

266. Hỏi: Với những người trong gia tộc, chúng ta có bổn phận gì?
- Thưa: Kính trọng và yêu mến, biết ơn, giúp đỡ và cầu nguyện cho họ.
 
267. Hỏi: Người Công giáo tưởng nhớ công ơn tổ tiên theo truyền thống dân tộc bằng lễ gì?  
- Thưa: Lễ gia tiên.

268. Hỏi: Với thầy cô, chúng ta phải kính mến và làm gì?  
- Thưa: Vâng lời.

269. Hỏi: Kính trọng, yêu mến, biết ơn, cầu nguyện và giúp đỡ đó là gì của chúng ta đối với người trong gia tộc?  
- Thưa: Bổn phận.

270. Hỏi: Người nào cũng có thể làm lễ gia tiên theo truyền thống dân tộc để tưởng nhớ công ơn tổ tiên?  
- Thưa: Người Công giáo.

271. Hỏi: Điều Răn Thứ tư dạy chúng ta kính trọng, yêu mến, biết ơn, giúp đỡ và làm gì cho những người trong gia tộc?  
- Thưa: Cầu nguyện.

272. Hỏi: Với người nước ngoài, chúng ta phải có thái độ nào?
- Thưa: Phải coi người nước ngoài như anh em, biểu lộ lòng hiếu khách, tôn trọng quyền lợi chính đáng của họ và duy trì tình thân hữu giữa các dân tộc.

273. Hỏi: Với người nước ngoài, chúng ta phải biểu lộ lòng gì?
- Thưa: Hiếu khách.

274. Hỏi: Yêu mến tổ quốc, đó là lời dạy của Điều Răn nào?
- Thưa: Điều Răn Thứ tư.

275. Hỏi: Điều Răn nào dạy chúng ta tôn trọng sự sống tự nhiên và siêu nhiên?
- Thưa: Điều Răn Thứ năm.

276. Hỏi: Điều Răn Thứ năm dạy chúng ta phải làm gì sự sống tự nhiên cũng như siêu nhiên?  
- Thưa: Phải tôn trọng.

277. Hỏi: Tôn trọng sự sống siêu nhiên là thế nào?
- Thưa: Quan tâm tới lợi ích của linh hồn mình và người khác, quyết tâm tránh xa tội lỗi và gương xấu, chăm lo cầu nguyện và luyện tập các nhân đức khác.

278. Hỏi: Tôn trọng s sống tự nhiên là thế nào?  
- Thưa: Gìn giữ sức khỏe, giữ vệ sinh chung, bảo vệ sự sống con người, không làm hại mạng sống của mình hay của người khác.

279. Hỏi: Làm hại mạng sống của mình hay của người khác là những gì?  
- Thưa: Như giết người, say xỉn, sử dụng ma túy, gây thương tích cho mình hay cho người khác.

280. Hỏi: Làm chết êm dịu là tội nghịch với Điều Răn nào?  
- Thưa: Điều Răn Thứ năm.

281. Hỏi: Tôn trọng sự sống siêu nhiên là quan tâm tới lợi ích gì của mình và của người khác?  
- Thưa: Lợi ích của linh hồn.

282. Hỏi: Tôn trọng sự sống siêu nhiên là quan tâm tới lợi ích của linh hồn mình và của người khác, tập luyện các nhân đức chăm lo điều gì?  
- Thưa: Chăm lo cầu nguyện.

283. Hỏi: Tôn trọng sự sống siêu nhiên là quan tâm tới lợi ích của linh hồn mình và của người khác, quyết tâm tránh xa điều gì?  
- Thưa: Tránh xa tội lỗi và gương xấu.

284. Hỏi: Tôn trọng sự sống siêu nhiên là quan tâm tới lợi ích của linh hồn mình và của người khác, quyết tâm tránh xa tránh xa tội lỗi và gương xấu, chăm lo cầu nguyện và luyện tập điều gì?  
- Thưa: Luyện tập nhân đức.

285. Hỏi: Sự sống con người là ân huệ ai ban cho chúng ta?  
- Thưa: Ân huệ Thiên Chúa ban cho chúng ta.

286. Hỏi: Ai là chủ và có quyền trên sự sống?  
- Thưa: Thiên Chúa.

287. Hỏi: Phá hoại hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe của mình hay của người khác là tội nghịch với Điều Răn nào?  
- Thưa: Điều Răn Thứ năm.

288. Hỏi: Làm gương xấu lôi kéo người khác phạm tội là tội nghịch với Điều Răn nào?  
- Thưa: Điều Răn Thứ năm.

289. Hỏi: Phá thai và cộng tác vào việc phá thai là tội nghịch với Điều Răn nào?  
- Thưa: Điều Răn Thứ năm.

290. Hỏi: Tội nghịch lại Điều Răn Thứ năm là những tội nào?
- Thưa: Cố ý giết người trực tiếp hoạc gián tiếp; tự sát; phá thai và cộng tác vào việc phá thai; làm chết êm dịu; phá hoại hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe của mình hay của người khác; làm gương xấu lôi kéo người khác phạm tội.

291. Hỏi: Sống khiết tịnh theo bậc sống của mình là lời dạy của Điều Răn nào?
- Thưa: Điều Răn Thứ sáu.

292. Hỏi: Xem, phổ biến sách báo, phim ảnh xấu là tội nghịch với nhân đức gì?  
- Thưa: Nhân đức khiết tịnh.

293. Hỏi:  Nhìn ngắm, tưởng nghĩ, nói hoặc viết những điều dâm ô, thô tục … là tội nghịch với Điều Răn nào?
- Thưa: Điều Răn Thứ sáu.

294. Hỏi: Tìm thú vui nhục dục bên ngoài cuộc sống hôn nhân, một mình hoặc với người khác… là tội nghịch với Điều Răn nào?
- Thưa: Điều Răn Thứ sáu.

295. Hỏi: Để sống đức khiết tịnh, chúng ta không nên làm gì và kết bạn với kẻ xấu?  
- Thưa: Không nên giao thiệp.

296. Hỏi: Để sống đức khiết tịnh, chúng ta suy nghĩ lành mạnh và sống thế nào?  
- Thưa: Sống tiết độ.

297. Hỏi: Điều Răn Thứ sáu dạy chúng ta sống thế nào theo bậc sống của mình?  
- Thưa: Sống khiết tịnh theo bậc sống của mình.

298. Hỏi: Siêng năng làm việc, tránh ăn uống say sưa quá độ: đây là cách để sống nhân đức gì?  
- Thưa: Sống nhân đức khiết tịnh.

299. Hỏi: Để sống đức khiết tịnh chúng ta năng làm gì?
- Thưa: Năng cầu nguyện, xưng tộirước lễ.
 
300. Hỏi: Để sống đức khiết tịnh chúng ta suy nghĩ và sống thế nào?
- Thưa: Suy nghĩ lành mạnh và sống tiết độ.
 
301. Hỏi: Để sống đức khiết tịnh chúng ta cần phải siêng năng làm gì và tránh điều gì?   
- Thưa: Siêng năng làm việc và tránh ăn uống say sưa quá độ.

302. Hỏi: Để sống đức khiết tịnh chúng ta cần phải làm gì?   
- Thưa: Năng cầu nguyện, xưng tộirước lễ; suy nghĩ lành mạnh và sống tiết độ; siêng năng làm việc và tránh ăn uống say sưa quá độ; không giao thiệp và kết bạn với kẻ xấu.

303. Hỏi: Điều Răn Thứ bảy dạy chúng ta sống thế nào?  
- Thưa: Sống công bằng.

304. Hỏi: Điều Răn Thứ bảy dạy chúng ta sống công bằng thế nào?
- Thưa: Tôn trọng của cải của người khác, sử dụng của cải trong tinh thần liên đới và chia sẻ của cải với mọi người.

305. Hỏi: Sống công bằng là tôn trọng điều gì của người khác?  
- Thưa: Tôn trọng của cải của người khác.

306. Hỏi: Sống công bằng là sử dụng của cải trong tinh thần gì và chia sẻ với mọi người?  
- Thưa: Trong tinh thần liên đới.

307. Hỏi: Tôn trọng của cải của người khác là thế nào?  
- Thưa: Là không được lấy, không làm hư hại hoặc giữ của người khác cách bất công.

308. Hỏi: Trộm cướp là tội nghịch với Điều Răn nào?  
- Thưa: Điều Răn Thứ bảy.

309. Hỏi: Tội nghịch với Điều Răn Thứ bảy là chứa chấp điều gì?  
- Thưa: Chứa chấp của gian.

310. Hỏi: Tội lấy của người khác cách bất công là những tội nào?
- Thưa: Trộm cắp, gian lận, cho vay ăn lời quá đáng, hối lộ hoặc lấy của chung, đầu cơ tích trữ, bắt chẹt người tiêu dùng.

311. Hỏi: Tội giữ của người khác cách bất công là những tội nào?
- Thưa: Không trả nợ, không hoàn lại của lượm được, trả tiền công không công bằng, trốn thuế và chứa chấp của gian.

312. Hỏi: Chúng ta phải sử dụng của cải như thế nào?  
- Thưa: Chúng ta phải sử dụng của cải trong tinh thần liên đới và chia sẻ.

313. Hỏi: Sử dụng của cải trong tinh thần liên đới và chia sẻ là biết chia sẻ điều gì cho những người nghèo đói, túng thiếu?
- Thưa: Chia sẻ của cải vật chất.

314. Hỏi: Sử dụng của cải trong tinh thần liên đới và chia sẻ là biết chia sẻ của cải vật chất cho những người nghèo đói, túng thiếu, đồng thời biết tôn trọng và bảo vệ điều gì?
- Thưa: Tôn trọng và bảo vệ môi trường.

315. Hỏi: Điều Răn Thứ tám dạy chúng ta những gì?
- Thưa: Sống thành thật, làm chứng cho sự thật và tôn trọng danh dự mọi người.

316. Hỏi: Điều Răn Thứ tám dạy chúng ta làm chứng cho điều gì?
- Thưa: Làm chứng cho sự thật.

317. Hỏi: Điều Răn Thứ tám dạy chúng ta tôn trng điều gì của mọi người?  
- Thưa: Tôn trọng danh dự.

318. Hỏi: Nói dối, vu khống, cáo gian là tội nghịch với Điều Răn nào?  
- Thưa: Điều Răn Thứ tám.

319. Hỏi: Tội nghịch với Điều Răn Thứ tám là tán đồng với điều gì?  
- Thưa: Tán đồng với điều xấu.

320. Hỏi: Chúng ta phải sống thành thật nghĩa là không làm gì trong lời nói cũng như việc làm?  
- Thưa: Không gian dối.

321. Hỏi: Điều Răn Thứ tám dạy chúng ta sống thế nào?  
- Thưa: Sống thành thật. 

322. Hỏi: Chúng ta phải tôn trọng danh dự người khác thế nào?  
- Thưa: Phải luôn nghĩ tốt, nói tốt về người khác; không xét đoán, nói xấu, vu khống và dèm pha người khác.

323. Hỏi: Chúng ta phải tôn trọng danh dự người khác nghĩa là không làm gì?  
- Thưa: Không xét đoán, nói xấu, vu khống và dèm pha người khác.

324. Hỏi: Nghịch với Điều Răn Thứ tám là những tội nào?  
- Thưa: Làm chứng gian hoặc bội thề; nói dối, vu khống, cáo gian; nói hành, nói xấu; tán đồng với điều xấu; không dám làm chứng cho sự thật.

325. Hỏi: Điều Răn Thứ chín dạy chúng ta sống thế nào để tâm hồn được luôn trong sáng?
- Thưa: Dạy chúng ta sống trong sạch trong suy nghĩ, lời nói và việc làm.

326. Hỏi: Điều Răn nào dạy chúng ta sống trong sạch trong suy nghĩ, lời nói và việc làm để tâm hồn được luôn trong sáng?
- Thưa: Điều Răn Thứ chín.

327. Hỏi: Điều Răn Thứ chín dạy chúng ta sống trong sạch trong suy nghĩ, lời nói và việc làm để tâm hồn được luôn thế nào?  
- Thưa: Để tâm hồn được luôn trong sáng.

328. Hỏi: Vì sự trong sáng của điều gì giúp chúng ta dễ nhận ra và chu toàn ý Chúa?  
- Thưa: Sự trong sáng của tâm hồn.

329. Hỏi: Để tâm hồn được luôn trong sáng, chúng ta năng đọc gì để nuôi dưỡng tâm hồn?  
- Thưa: Năng đọc Lời Chúa cùng sách báo lành mạnh.

330. Hỏi: Để tâm hồn được luôn trong sáng, chúng ta phải làm chủ điều gì?  
- Thưa: Làm chủ ngũ quan và trí tưởng tượng.

331. Hỏi: Để tâm hồn được luôn trong sáng, trong cách ăn nết ở, chúng ta phải thế nào?  
- Thưa: Phải đoan trang.

332. Hỏi: Để tâm hồn được luôn trong sáng, chúng ta năng làm gì?  
- Thưa: Năng cầu nguyện, xét mình, xưng tội và rước lễ.

333. Hỏi: Để tâm hồn được luôn trong sáng, chúng ta cần làm những gì?
- Thưa: Năng cầu nguyện, xét mình, xưng ti và rước lễ; năng đọc Lời Chúa và sách bào lành mạnh để nuôi dưỡng tâm hồn; sống kỷ luật, đoan trang trong cách ăn mặc, nói năng, cư xử với người khác; sáng suốt xa lánh dịp tội bằng cách làm chủ ngũ quan và trí tưởng tượng.

334. Hỏi: Điều Răn Thứ mười dạy chúng ra những gì?
- Thưa: Giữ lòng khỏi ham mê của cải quá đáng, không ham muốn của người khác và không ghen tỵ với người khác.

335. Hỏi: Điều Răn nào dạy chúng ta không ham muốn của người khác?  
- Thưa: Điều Răn Thứ mười.

336. Hỏi: Điều Răn Thứ mười dạy chúng ta giữ lòng khỏi ham mê cái gì quá đáng?  
- Thưa: Ham mê của cải quá đáng.

337. Hỏi: Để giữ lòng khỏi ham mê của cải quá đáng, chúng ta cần tập sống tinh thần nghèo khó, dành ưu tiên cho việc tìm kiếm điều gì?
- Thưa: Tìm kiếm Nước Trời.

38. Hỏi: Để chống lại sự gì, chúng ta cần biết cầu xin sự lành cho người khác?  
- Thưa: Sự ghen tỵ.

339. Hỏi: Sự gì khiến lòng chúng ta ra mù quáng và dễ sa ngã phạm tội?  
- Thưa: Sự tham lam.

340. Hỏi: Để giữ lòng khỏi ham mê của cải quá đáng, chúng ta cần tập sống tinh thần gì?  
- Thưa: Tập sống tinh thần nghèo khó.

341. Hỏi: Sự tham lam khiến lòng chúng ta ra thế nào?  
- Thưa: Ra mù quáng.

342. Hỏi: Để giữ lòng khỏi ham mê của cải quá đáng, chúng ta cần tập sống thế nào?
- Thưa: Sống tinh thần nghèo khó, biết hy sinh từ bỏ và dành ưu tiên cho việc tìm kiếm Nước Trời.

Những Câu Kinh Thánh

433. Hỏi: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và Điều Răn Thứ nhất.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Mátthêu. (Mt 22.37-38)

344. Hỏi: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Mátthêu. (Mt 4,10b)

345. Hỏi: “Ngươi không được dùng danh Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, một cách bất xứng.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ sách Xuất hành. (Xh 20,7a)

346. Hỏi: “Ngươi hãy nhớ ngày sabát, mà coi đó là ngày thánh.” (Xh 20,8) Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ sách Xuất hành. (Xh 20,8)

347. Hỏi: “Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo.” Câu này được trích từ thư nào của thánh Phaolô?
- Thưa: Trích từ Thư gởi tín hữu Êphêxô. (Ep 6,1)

348. Hỏi: “Ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy.” Câu này được trích từ thư nào?
- Thưa: Trích từ Thư thứ nhất của thánh Gioan. (1Ga 4,20b)

349. Hỏi: Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người; ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Mátthêu. (Mt 5,21)

350. Hỏi: “Thân xác con người không phải để gian dâm, mà để phụng sự Chúa, vì Chúa làm chủ thân xác.” Câu này được trích từ thư nào của thánh Phaolô?
- Thưa: Trích từ Thư thứ nhất gởi tín hữu Côrintô. (1Cr 6,13b)

351. Hỏi: “Ngươi không được trộm cắp.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào? (Xh 20,15)
- Thưa: Trích từ sách Xuất hành. (Xh 20,15)

352. Hỏi: “Nhưng hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Mátthêu. (Mt 5,37a)

353. Hỏi: “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?  
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Mátthêu. (Mt 5,8) 

354. Hỏi: “Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất ..., nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Mátthêu.  (Mt 6,19a.20a) 

Gb. Nguyễn Thái Hùng
2023

 
 Tags: vhgl ts1

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây