TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Phục Sinh - Năm B

Ông đã thấy và đã tin. (Ga 20,1-10)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Vui Học Giáo Lý 1050 Câu Hỏi Thưa THÊM SỨC 3

Chủ nhật - 28/05/2023 08:39 | Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hùng |   4004
Vui Học Giáo Lý 1050 Câu Hỏi Thưa THÊM SỨCđược biên soạn theo sách Giáo Lý của Gp. Banmêtột
1050 TS hoi thua
1050 TS hoi thua
  •  
 

Vui Học Giáo Lý
1050 Câu Hỏi Thưa THÊM SỨC
được biên soạn theo sách Giáo Lý của Gp. Banmêthuột


1050 Câu Hỏi Thưa
B. THÊM SỨC 2

C. THÊM SỨC 3
Phần I


Phần I

Tôi Tin Kính Chúa Thánh Thần Là Thiên Chúa

712. Hỏi: Chúa Giêsu đã hứa xin Chúa Cha ban ai xuống ở cùng chúng ta luôn mãi?
- Thưa: Chúa Thánh Thần.

713. Hỏi: Ai đã hứa xin Chúa Cha ban Chúa Thánh Thần xuống ở cùng chúng ta luôn mãi?
- Thưa: Chúa Giêsu.

714. Hỏi: Chúa Giêsu đã hứa xin ai ban Chúa Thánh Thần xuống ở cùng chúng ta luôn mãi?
- Thưa: Chúa Cha.

715. Hỏi: Chúa Thánh Thần thường được gọi là Đấng Ban điều gì?
- Thưa: Đấng Ban Sự Sống.

716. Hỏi: Chúa Thánh Thần thường được diễn tả bằng biểu tượng Nước gì?  
- Thưa: Nước Hằng Sống.

717. Hỏi: Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa, bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra, được thế nào cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con?  
- Thưa: Được phụng thờ và tôn vinh cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con.

718. Hỏi: Chúa Thánh Thần thường được diễn tả bằng biểu tượng con chim gì?  
- Thưa: Chim bồ câu.

719. Hỏi: Ngôi Ba Thiên Chúa là ai?  
- Thưa: Chúa Thánh Thần.

720. Hỏi: Ai thường được gọi là Đấng Bảo Trợ?  
- Thưa: Chúa Thánh Thần.

721. Hỏi: Chúa Thánh Thần thường được gọi bằng những danh hiệu nào? Em hãy kể ra:
- Thưa: Chúa Thánh Thần thường được gọi là Đấng Bảo Trợ, Thần Chân Lý, Đấng An Ủi và Đấng Ban Sự Sống.

722. Hỏi: Chúa Thánh Thần thường được diễn tả bằng những biểu tượng nào? Em hãy kể ra:
- Thưa: Chúa Thánh Thần thường được diễn tả bằng biểu tượng Nước hằng sống, việc xức dầu, lửa, áng mây, ánh sáng, việc đặt tay và chim bồ câu.

723. Hỏi: Chim bồ nông là biểu tượng về Chúa Thánh Thần. Đúng hay sai?
- Thưa: Sai.

724. Hỏi: Chúa Thánh Thần đã dùng các ngôn sứ chuẩn bị cho dân Chúa đón nhận ai?
- Thưa: Đón nhận Đấng Cứu Thế.

725. Hỏi: Cựu Ước giới thiệu Chúa Thánh Thần là sự khôn ngoan của ai?  
- Thưa: Của Thiên Chúa.

726. Hỏi: Chúa Thánh Thần đã làm gì để các ngôn sứ nói nhân danh Thiên Chúa?
- Thưa: Chúa Thánh Thần đã linh ứng.

727. Hỏi: Ơn thứ nhất của Chúa Thánh Thần là ơn gì?  
- Thưa: Ơn khôn ngoan.

728. Hỏi: Cựu Ước giới thiệu Chúa Thánh Thần là sự gì của Thiên Chúa?   
- Thưa: Sự khôn ngoan của Thiên Chúa.

729. Hỏi: Ơn thứ bảy của Chúa Thánh Thần là ơn biết kính sợ ai?
- Thưa: Kính sợ Thiên Chúa.

730. Hỏi: Chúa Thánh Thần đã dùng những ai để chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế đến?
- Thưa: Các ngôn sứ. 

731. Hỏi: Ai đã linh hứng để các ngôn sứ nói nhân danh Thiên Chúa và chuẩn bị cho dân Chúa đón nhận Đấng Cứu Thế?  
- Thưa: Chúa Thánh Thần.

732. Hỏi: Ơn khôn ngoan, ơn biết lo liệu … do ai ban cho chúng ta?  
- Thưa: Chúa Thánh Thần.

733. Hỏi: Cựu Ước chưa nói rõ Chúa Thánh Thần là một trong Ba Ngôi Thiên Chúa, nhưng đã giới thiệu Ngài là gì của Thiên Chúa?
- Thưa: Ngài là hơi thở, quyền năng và sự khôn ngoan của Thiên Chúa.

734. Hỏi: Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta những ơn nào? Em hãy kể ra:
- Thưa: Một là ơn khôn ngoan, hai là ơn hiểu biết, ba là ơn thông minh, bốn là ơn biết lo liệu, năm là ơn sức mạnh, sáu là ơn đạo đức và bảy là ơn biết kính sợ Thiên Chúa.

7 Ơn Chúa Thánh Thần:

1. Ơn Khôn Ngoan: Giúp ta phân biệt điều phải, điều trái.
2. Ơn Hiểu Biết: Giúp ta hiểu biết sâu xa hơn những điều Chúa và Giáo Hội dạy.
3. Ơn Biết Lo Liệu: Giúp ta giải quyết mọi khó khăn trong đời sống.
4. Ơn Sức Mạnh: Giúp ta chu toàn việc bổn phận và vượt qua mọi khó khăn.
5. Ơn Thông Minh:  Giúp ta nhận ra thánh ý Chúa.
6. Ơn Ðạo Ðức: Giúp ta tin yêu Chúa và giúp đỡ anh em.
7. Ơn Kính Sợ Thiên Chúa: Giúp ta tôn kính sự công bằng và quyền phép Chúa và sợ làm phiền lòng Ngài.

735. Hỏi: Ai hằng hướng dẫn đời sống và hoạt động của Chúa Giêsu từ lúc Nhập thể đến khi Phục sinh?  
- Thưa: Chúa Thánh Thần.

736. Hỏi: Ai đã được ban cho các môn đệ trong ngày Chúa Giêsu Phục sinh?  
- Thưa: Chúa Thánh Thần.

737. Hỏi: Chúa Thánh Thần dạy các Kitô hữu làm gì?  
- Thưa: Dạy các Kitô hữu cầu nguyện.

738. Hỏi: Chúa Thánh Thần hằng hướng dẫn đời sống và hoạt động của Chúa Giêsu từ lúc Nhập thể đến khi nào?  
- Thưa: Đến khi Phục sinh.

739. Hỏi: Chúa Thánh Thần đã được ban tràn đầy trên các môn đệ trong ngày lễ gì?  
- Thưa: Ngày lễ Ngũ Tuần.

740. Hỏi: Chúa Thánh Thần giúp các Kitô hữu sẵn sàng đón nhận ai?  
- Thưa: Đón nhận Thiên Chúa.

741. Hỏi: Chúa Thánh Thần hằng hướng dẫn đời sống và hoạt động của ai từ lúc Nhập thể đến khi Phục sinh?  
- Thưa: Đời sống Chúa Giêsu.

742. Hỏi: Ai xây dựng, ban sức sống và thánh hóa Hội Thánh?  
- Thưa: Chúa Thánh Thần.

743. Hỏi: Ai giúp đỡ các Kitô hữu sẵn sàng đón nhận Thiên Chúa?  
- Thưa: Chúa Thánh Thần.

744. Hỏi: Chúa Thánh Thần hoạt động trong Hội Thánh thế nào?
- Thưa: Chúa Thánh Thần xây dựng, ban sức sống và thánh hóa Hội Thánh.

745. Hỏi: Chúa Thánh Thần hoạt động thế nào nơi các Kitô hữu?
- Thưa: Chúa Thánh Thần giúp các Kitô hữu sẵn sàng đón nhận Thiên Chúa, dạy họ cầu nguyện và giúp họ sống cho người khác.

746. Hỏi: Mầu nhiệm trung tâm của đức tin Kitô giáo là mầu nhiệm nào?  
- Thưa: Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi.

747. Hỏi: Ba Ngôi tuy riêng biệt nhưng cùng một điều gì nên chỉ là một Thiên Chúa duy nhất mà thôi?
- Thưa: Cùng một bản thể và một uy quyền như nhau.

748. Hỏi: Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi là gì?
- Thưa: Ngôi thứ nhất là Cha, Ngôi thứ hai là Con, Ngôi thứ ba là Thánh Thần.

749. Hỏi: Ngôi thứ nhất là Cha, Ngôi thứ hai là Con, Ngôi thứ ba là gì?
- Thưa: Ngôi thứ ba Thánh Thần.

750. Hỏi: Ba Ngôi có cùng một hoạt động duy nhất, những mỗi ngôi biểu lộ một nét riêng biệt là gì?
- Thưa: Chúa Cha tạo dựng, Chúa Con cứu chuộc và Chúa Thánh Thần thánh hóa.

751. Hỏi: Ai tỏ cho chúng ta biết mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi?  
- Thưa: Thiên Chúa.

752. Hỏi: Ba Ngôi có cùng một hoạt động duy nhất, nhưng mỗi Ngôi biểu lộ một nét riêng biệt: Chúa Thánh Thần làm gì?  
- Thưa: Chúa Thánh Thần thánh hóa.

753. Hỏi: Ba Ngôi có cùng một hoạt động duy nhất, nhưng mỗi Ngôi biểu lộ một nét riêng biệt: Chúa Con làm gì?  
- Thưa: Cứu chuộc.

754. Hỏi: Ba Ngôi có cùng một hoạt động duy nhất, nhưng mỗi Ngôi biểu lộ một nét riêng biệt: Chúa Cha làm gì?
- Thưa: Tạo dựng.

755. Hỏi: Thiên Chúa tỏ cho chúng ta biết mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi để mời gọi chúng ta thông phần vào điều gì của chính Ba Ngôi Thiên Chúa?  
- Thưa: Thông phần vào sự sống của chính Ba Ngôi Thiên Chúa.

756. Hỏi: Thiên Chúa tỏ cho chúng ta biết mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi để mời gọi chúng ta thông phần vào sự sống của chính Ba Ngôi Thiên Chúa, đồng thời góp phần làm cho gia đình, dân tộc và Hội Thánh thành cộng đoàn thế nào theo khuôn mẫu Thiên Chúa Ba Ngôi?  
- Thưa: Cộng đoàn hiệp thông theo khuôn mẫu Thiên Chúa Ba Ngôi.

757. Hỏi: Để luôn kết hợp với Chúa Ba Ngôi, chúng ta nên làm gì trước và sau mỗi công việc?  
- Thưa: Dấu thánh giá.

758. Hỏi: Trước và sau mỗi công việc, chúng ta nên làm dấu thánh giá để luôn sống và làm việc trong ai?  
- Thưa: Trong Chúa Ba Ngôi.

759. Hỏi: Việc mỗi người phải làm tròn, tùy theo vai trò của mình trong gia đình và xã hội?  
- Thưa: Bổn phận.

760. Hỏi: Mỗi người phải chu toàn bổn phận của mình, không được làm gì hoặc tìm cách đùm đẩy để người khác làm thay?  
- Thưa: Không được trốn tránh.

761. Hỏi: Vị thánh nào đã có lý khi nặng lời quở trách những người có thái độ ‘việc mình thì lười, việc người thì siêng’?(x.2Tx 3,11-12).  
- Thưa: Thánh Phaolô.

762. Hỏi: Cố gắng làm tròn bổn phận là dấu hiệu của người thế nào?  
- Thưa: Dấu hiệu của người trưởng thành.

763. Hỏi: Ý Chúa được biểu lộ qua việc bổn phận, cho nên chu toàn bổn phận chính là con đường gì?  
- Thưa: Con đường nên thánh.

764. Hỏi: Việc bổn phận trong ngày luôn chu toàn, sẽ giúp tâm hồn chúng ta được thế nào?  
- Thưa: Được vui vẻ và bình an.

765. Hỏi: Mỗi tối nên làm gì lại xem đã thực hiện bổn phận trong ngày ra sao?  
- Thưa: Nên kiểm điểm.

766. Hỏi: Trong bất cứ con đường nên thánh nào, điều quan trọng nhất vẫn luôn là làm tròn điều gì hằng ngày của mình?  
- Thưa: Làm tròn bổn phận.

767. Hỏi: Điều gì được biểu lộ qua việc bổn phận, cho nên chu toàn bổn phận chính là con đường nên thánh?  
- Thưa: Ý Chúa.

 Những Câu Kinh Thánh  

768. Hỏi: “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật.”  Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng th Gioan.(Ga 14,16-17a)

769. Hỏi: “Thần khí Đức Chúa sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và dũng mãnh, thần khí hiểu biết và kính sợ Đức Chúa.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?      
- Thưa: Trích từ sách Ngôn sứ Isaia. (Is 11,2) 

770. Hỏi: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?   
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Luca. (Lc 4,18a) 

771. Hỏi: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?  
       - Thưa: Trích từ sách Tin mừng của thánh Mátthêu. (Mt 28,19)

772. Hỏi: “Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?   
- Thưa: Trích từ sách Tin mừng thánh Luca. (Lc 2,52)


Phần II
Tôi Tin Hội Thánh
Duy Nht, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền

773. Hỏi: Hội Thánh là cộng đoàn những người được ai kêu gọi và quy tụ?  
- Thưa: Thiên Chúa.

774. Hỏi: Hội Thánh là cộng đoàn những người được Thiên Chúa kêu gọi và quy tụ, để nhờ đức tin và bí tích gì họ trở thành Dân Thiên Chúa?  
- Thưa: Bí tích Rửa Tội.

775. Hỏi: Hội Thánh là cộng đoàn những người được Thiên Chúa kêu gọi và quy tụ, để nhờ đức tin và Bí tích Rửa tội, họ trở thành thân thể của ai?    
- Thưa: Thân Thể Chúa Kitô.

776. Hỏi: Hội Thánh là cộng đoàn những người được Thiên Chúa kêu gọi và quy tụ, để nhờ đức tin và Bí tích Rửa tội, họ là gì của Chúa Thánh Thần?  
- Thưa: Đền Thờ Chúa Thánh Thần.

777. Hỏi: Hội Thánh là cộng đoàn những người được Thiên Chúa kêu gọi và quy tụ, để nhờ đức tin và Bí tích Rửa tội, họ trở thành ?  
- Thưa: Trở thành Dân Thiên Chúa, Thân Thể Chúa Kitô và Đền Thờ Chúa Thánh Thần.

778. Hỏi: Dân riêng là hình ảnh báo trước Thiên Chúa sẽ thiết lập dân mới của Ngài là ai?  
- Thưa: Hội Thánh.

779. Hỏi: Thiên Chúa đã lập một dân riêng để chuẩn bị cho ai ra đời?  
- Thưa: Chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế ra đời.

780. Hỏi: Ai đã loan báo Nước Thiên Chúa, tuyển chọn 12 tông đồ làm nền móng Hội Thánh?  
- Thưa: Chúa Kitô.

781. Hỏi: Sứ mạng của Hội Thánh là loan truyền Nước Thiên Chúa mà ai đã khởi đầu?  
- Thưa: Chúa Kitô.

782. Hỏi: Chúa Kitô đã thiết lập Hội Thánh thế nào?
- Thưa: Chúa Kitô loan báo Nước Thiên Chúa, tuyển chọn 12 Tông đồ làm nền móng và khai sinh Hội Thánh bằng cái chết và sự Phục sinh cứu độ của Ngài.

783. Hỏi: Mọi người trong Hội Thánh được ai liên kết với Chúa Kitô và với nhau, tạo thành một thân thể duy nhất mà Chúa Kitô là Đầu?  
- Thưa: Chúa Thánh Thần.

784. Hỏi: Ai muốn thánh hóa và cứu độ mọi người không phải cách riêng rẽ, nhưng quy tụ họ thành một dân duy nhất?  
- Thưa: Thiên Chúa.

785. Hỏi: Mọi người trong Hội Thánh được Chúa Thánh Thần liên kết với Chúa Kitô và với nhau, tạo thành một thân thể duy nhất mà ai là Đầu?  
- Thưa: Chúa Kitô.

786. Hỏi: Chúa Thánh Thần không ngừng xây dựng, thánh hóa và đổi mới Hội Thánh bằng những điều gì?
  - Thưa: Bằng Lời Chúa, các Bí tích và các ân sủng của Ngài.

787. Hỏi: Chúa Thánh Thần luôn ở trong Hội Thánh như linh hồn của Nhiệm Thể. Chúa Thánh Thần không ngừng làm gì Hội Thánh bằng Lời Chúa, các Bí tích và các ân sủng của Ngài?
- Thưa: Chúa Thánh Thần không ngừng xây dựng, thánh hóa và đổi mới Hội Thánh.

788. Hỏi: Chúa Thánh Thần không ngừng xây dựng, thánh hóa và đổi mới Hội Thánh bằng điều gì, cùng các Bí tích và ân sủng của Ngài?  
- Thưa: Lời Chúa.

789. Hỏi: Hội Thánh vừa hữu hình, vừa thiêng liêng mà chỉ có con mắt nào mới nhận ra được?  
- Thưa: Con mắt đức tin.

790. Hỏi: Hội Thánh là Bí tích của điều gì?  
- Thưa: Ơn cứu độ.

791. Hỏi: Chúa Thánh Thần không ngừng xây dựng, thánh hóa và đổi mới ai bằng Lời Chúa, các Bí tích và ân sủng của Ngài?  
- Thưa: Hội Thánh.

792. Hỏi: Hội Thánh là Đền thờ của ai?  
- Thưa: Đền Thở Chúa Thánh Thần.

793. Hỏi: Ai không ngừng xây dựng, thánh hóa và đổi mới Hội Thánh bằng Lời Chúa, các Bí tích và ân sủng của Ngài?  
- Thưa: Chúa Thánh Thần.

794. Hỏi: Hội Thánh Công Giáo có những đặc tính nào?
- Thưa: Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền.

795. Hỏi: Hội Thánh có đặc tính Duy Nhất vì Hội Thánh có một đức tin, một đức cậy, một đức mến, và một đời sống gì? 
- Thưa: Một đời sống Bí tích.

796. Hỏi: Vì sao Hội Thánh có đặc tính Duy Nhất?
- Thưa: Vì Hội Thánh có nguồn gốc và khuôn mẫu là Chúa Ba Ngôi; có Đấng sáng lập là Chúa Kitô; có Chúa Thánh Thần hợp nhất các tín hữu với Chúa Kitô; có một đức tin, một đức cậy, một đức mến, một đời sống Bí tích và một sự kế nhiệm tông truyền duy nhất.

797. Hỏi: Hội Thánh có đặc tính Duy Nhất vì Hội Thánh có Đấng sáng lập là ai?  
- Thưa: Đấng sáng lập là Chúa Kitô.

798. Hỏi: Để cho sự hợp nhất của Hội Thánh, ngoài sám hối, đối thoại và hiểu biết lẫn nhau, các Kitô hữu còn cần phải làm gì?  
- Thưa: Cầu nguyện.

799. Hỏi: Hội Thánh có đặc tính Duy Nhất vì Hội Thánh có nguồn gốc và khuôn mẫu là ai?
- Thưa: Chúa Ba Ngôi.

800. Hỏi: Các Kitô hữu phải làm gì cho sự hợp nhất?
- Thưa: Phải cầu nguyện, sám hối, đối thoại và hiểu biết lẫn nhau.

801. Hỏi: Hội Thánh có đặc tính Duy Nhất vì Hội Thánh có ai hợp nhất các tín hữu với Chúa Kitô?  
- Thưa: Chúa Thánh Thần.

802. Hỏi: Hội Thánh được ai thánh hóa và làm cho có khả năng thánh hóa?  
- Thưa: Đức Kitô.

803. Hỏi: Qua Phép Rửa tội, mọi Kitô hữu đều được mời gọi nên thánh bằng cách không ngừng làm gì?
- Thưa: Không ngừng hoán cải.

804. Hỏi: Các thành phần của Hội Thánh chưa đạt tới sự thánh thiện trọn vẹn, cần phải làm gì?  
- Thưa: Cần phải thanh tẩy, sám hối và canh tân.

805. Hỏi: Qua Bí tích gì, mọi Kitô hữu được mời gọi nên thánh?
- Thưa: Bí tích Rửa Tội.

806. Hỏi: Hội Thánh bắt nguồn từ ai là Đấng Chí Thánh?  
- Thưa: Thiên Chúa.

807. Hỏi: Hội Thánh có đặc tính gì vì bắt nguồn từ Thiên Chúa là Đấng Chí Thánh?  
- Thưa: Đặc tính Thánh Thiện.

808. Hỏi: Qua Phép Rửa tội, mọi Kitô hữu được mời gọi nên thánh bằng cách gì?
- Thưa: Bằng cách không ngừng hoán cải, sống mến Chúa yêu người ngay trong cuộc sống thường ngày.

809. Hỏi: Hội Thánh được ai làm cho sống động và phát sinh nhiều hoa trái thánh thiện?  
- Thưa: Chúa Thánh Thần.

810. Hỏi: Hội Thánh có đặc tính Thánh Thiện vì những gì?
- Thưa: Hội Thánh bắt nguồn từ chính Thiên Chúa là Đấng Chí Thánh; Hội Thánh được Đức Kitô thánh hóa và làm cho có khả năng thánh hóa; Hội Thánh được Chúa Thánh Thần làm cho sống động và phát sinh nhiều hoa trái thánh thiện.
 
811. Hỏi: Để sống đặc tính Công Giáo chúng ta phải sống thế nào giữa đời?  
- Thưa: Sống chứng nhân.

812. Hỏi: Ai gìn giữ và quản lý đầy đủ các phương tiện cứu độ?  
- Thưa: Hội Thánh.

813. Hỏi: Để sống đặc tính Công Giáo chúng ta phải cầu nguyện cho việc gì?
- Thưa: Cầu nguyện cho việc truyền giáo.

814. Hỏi: Những người chưa nhận biết Chúa Kitô nhưng vẫn sống theo điều gì ngay thẳng thì cũng có thể được ơn cứu độ?  
- Thưa: Sống theo lương tâm ngay thẳng.

815. Hỏi: Hội Thánh có đặc tính gì vì Hội Thánh được sai đến với muôn dân thuộc mọi thời đại?  
- Thưa: Đặc tính Công Giáo.

816. Hỏi: Những người đã được làm gì đều thuộc về Hội Thánh Công Giáo?  
- Thưa: Được rửa tội.

817. Hỏi: Những người chưa nhận biết Chúa Kitô nhưng vẫn sống theo lương tâm ngay thẳng thì cũng có thể được ơn gì?  
- Thưa: Ơn cứu độ.

818. Hỏi: Để sống đặc tính gì chúng ta cần giới thiệu về Chúa cho mọi người?  
- Thưa: Đặc tính Công Giáo.

819. Hỏi: Để sống đặc tính Công Giáo chúng ta phải làm những gì?
- Thưa: Một là cầu nguyện cho việc truyền giáo; hai là giới thiệu Chúa cho mọi người; ba là sống chứng nhân giữa đời.

820. Hỏi: Hội Thánh có đặc tính Công Giáo vì những điều gì?
- Thưa: Hội Thánh loan báo toàn bộ chân lý đức tin và đức tin toàn vẹn; Hội Thánh gìn giữ và quản lý đầy đủ các phương tiện cứu độ; Hội Thánh được sai đến với muôn dân thuộc mọi thời đại.

821. Hỏi: Hội Thánh có đặc tính gì vì được xây dựng trên nền tảng các tông đồ?  
- Thưa: Đặc tính Tông Truyền.


822. Hỏi: Hội Thánh gìn giữ và lưu truyền điều gì của các Tông đồ?  
- Thưa: Lưu truyền giáo huấn của các Tông đồ.

823. Hỏi: Chúng ta tiếp nối truyền thống các Tông đồ bằng cách góp phần xây dựng gì?  
- Thưa: Xây dựng Hội Thánh.

824. Hỏi: Với các chủ chăn trong Hội Thánh, chúng ta phải làm gì?  
- Thưa: Vâng phục.

825. Hỏi: Hội Thánh nào có đủ các đặc tính Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền?  
- Thưa:  Hội Thánh Công Giáo.

826. Hỏi: Hội Thánh có đặc tính Tông Truyền vì những gì?
- Thưa: Hội Thánh được xây trên nền tảng các Tông Đồ; Hội Thánh gìn giữ và lưu truyền giáo huấn của các Tông Đồ; Hội Thánh tiếp tục được giáo huấn, thánh hóa và hướng dẫn bởi các đấng kế vị các Tông Đồ.

827. Hỏi: Hội Thánh được xây dựng trên nền tảng những ai?  
- Thưa: Các Tông đồ.

828. Hỏi: Chúng ta tiếp nối truyền thống các Tông Đồ bằng cách làm gì với giáo huấn của các Tông đồ?
- Thưa: Trung thành với giáo huấn của các Tông Đồ.

829. Hỏi: Hội Thánh Công Giáo do ai lãnh đạo?  
- Thưa: Đức Giáo Hoàng.

830. Hỏi: Chúng ta tiếp nối truyền thống các Tông Đồ bằng những cách nào?
- Thưa: Một là trung thành với giáo huấn của các Tông Đồ; hai là vâng phục các chủ chăn trong Hội Thánh; ba là góp phần xây dựng Hội Thánh.

831. Hỏi: Đức Giáo Hoàng kế vị vị thánh nào?
- Thưa: Thánh Phêrô.

832. Hỏi: Đức Giáo Hoàng là gì của toàn thể Hội Thánh?  
- Thưa: Đức Giáo Hoàng là vị đại diện Đức Kitô, thủ lãnh Giám mục đoàn và là mục tử của toàn thể Hội Thánh.  

833. Hỏi: Đức Giáo Hoàng là ai?
- Thưa: Là Giám mục Rôma, kế vị Thánh Phêrô; là nguyên lý và nền tảng cho sự hiệp nhất của Hội Thánh; là vị đại diện Đức Kitô, thủ lãnh Giám mục đoàn và là mục tử của toàn thể Hội Thánh.

834. Hỏi: Ai là những người kế vị các Tông đồ?  
- Thưa: Giám mục.

835. Hỏi: Giám mục là những người kế vị các Tông đồ, có sứ vụ gì?
- Thưa: Giảng dạy, thánh hóa và cai quản Hội Thánh.

836. Hỏi: Đức Giáo Hoàng là nguyên  lý và nền tảng cho sự gì của Hội Thánh?
- Thưa: Hiệp nhất.

837. Hỏi: Giáo sĩ là những người đã lãnh nhận Bí tích gì?
- Thưa: Bí tích Truyền Chức Thánh.

838. Hỏi: Giáo sĩ là những người đã lãnh nhận Bí tích Truyền Chức Thánh gồm những ai?
- Thưa: Gồm Giám mục, Linh mục và Phó tế.

839. Hỏi: Ai là những người tham dự vào chức tư tế thừa tác của Giám mục và chia sẻ sứ mạng của các ngài?  
- Thưa: Linh mục.

840. Hỏi: Đức Giáo Hoàng là vị đại diện ai?  
- Thưa: Đức Kitô.

841. Hỏi: Phó tế là những người được truyền chức thánh, để phục vụ dân Chúa qua những việc gì?
- Thưa: Cử hành phụng vụ, rao giảng Lời Chúa và thi hành các việc bác ái.

842. Hỏi: Giáo dân là những Kitô hữu tham dự vào các chức vụ nào của Đức Kitô?
- Thưa: Chức vụ Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế của Đức Kitô.

843. Hỏi: Giáo dân là những Kitô hữu tham dự vào chức vụ Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế của Đức Kitô bằng những việc nào theo ơn gọi riêng của mình?
- Thưa: Bằng việc nên thánh, làm chứng cho Đức Kitô và xây dựng Nước Trời theo ơn gọi riêng của mình.

844. Hỏi: Người giáo dân tham dự vào chức vụ gì của Đức Kitô bằng việc dâng hiến toàn bộ cuộc sống riêng của mình?  

- Thưa: Chức vụ Tư tế.

845. Hỏi: Ai là những Kitô hữu được tham dự vào chức vụ Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế của Đức Kitô?  
- Thưa: Giáo dân.

846. Hỏi: Người giáo dân tham dự vào chức vụ Vương đế của Đức Kitô bằng việc gì?
- Thưa: Bằng việc sống thánh thiện, chiến thắng tội lỗi và phục vụ cộng đoàn.

847. Hỏi: Người giáo dân tham dự vào chức vụ Vương đế của Đức Kitô bằng cách chiến thắng điều gì?  
- Thưa: Chiến thắng tội lỗi.

848. Hỏi: Giáo dân là những Kitô hữu được tham dự vào chức vụ Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế của Đức Kitô, xây dựng điều gì theo ơn gọi riêng của mình?  
- Thưa: Xây dựng Nước Trời.

849. Hỏi: Giáo dân là những Kitô hữu được tham dự vào chức vụ Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế của ai?  
- Thưa: Của Đức Kitô.

850. Hỏi: Người giáo dân tham dự vào chức vụ gì của Đức Kitô bằng việc đón nhận và loan báo Lời của Đức Kitô cho thế giới, qua đời sống chứng tá?  
- Thưa: Chức vụ Ngôn sứ. 

851. Hỏi: Người giáo dân tham dự vào chức vụ Vương đế của Đức Kitô bằng cách sống thế nào?  
- Thưa: Sống thánh thiện.

852. Hỏi: Giáo dân là những Kitô hữu được tham dự vào chức vụ Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế của Đức Kitô, làm chứng cho ai?  
- Thưa: Làm chứng cho Đức Kitô.

853. Hỏi: Người giáo dân tham dự vào chức vụ ngôn sứ của Đức Kitô bằng việc đón nhận và loan báo Lời của ai cho thế giới?  
- Thưa: Loan báo Lời của Đức Kitô cho thế giới.

854. Hỏi: Các tu sĩ là những người Kitô hữu muốn bước theo ai cách triệt để hơn? 
- Thưa: Theo Chúa Giêsu.

855. Hỏi: Các tu sĩ làm chứng cho niềm hy vọng về điều gì?  
- Thưa: Về Nước Trời.

856. Hỏi: Các tu sĩ làm chứng cho niềm hy vọng về Nước Trời, qua việc tự hiến trọn vẹn cho ai? 
- Thưa: Cho Đức Kitô và anh chị em.

857. Hỏi: Dấu chỉ cho biết mình được Chúa mời gọi là được những người có trách nhiệm làm gì?  
- Thưa: Tuyển chọn.

858. Hỏi: Dấu chỉ cho biết mình được Chúa mời gọi là có ý hướng gì?  
- Thưa: Ý hướng ngay lành.

859. Hỏi: Các tu sĩ là những người Kitô hữu muốn bước theo Chúa Giêsu cách triệt để hơn, theo những hình thức đã được ai phê chuẩn?  
- Thưa: Hội Thánh phê chuẩn.

860. Hỏi: Các tu sĩ tự nguyện khấn sống điều gì?
- Thưa: Khấn sống khiết tịnh, nghèo khó và vâng phục.

861. Hỏi: Dấu chỉ cho biết mình được Chúa mời gọi có đủ điều kiện do ai quy định?
- Thưa: Do Hội Thánh quy định.

862. Hỏi: Đời sống tu sĩ nhắc chúng ta yêu mến ai bằng một tình yêu trọn vẹn hơn?  
- Thưa: Yêu mến Chúa Kitô.

863. Hỏi: Những dấu chỉ nào cho biết mình được Chúa mời gọi?
- Thưa: Một là có ý ngay lành và muốn dấn thân phục vụ Chúa; hai là có đủ điều kiện Hội Thánh quy định; ba là được những người có trách nhiệm tuyển chọn. 

864. Hỏi: Đời sống tu sĩ nhắc chúng ta yêu mến Chúa Kitô bằng một tình yêu trọn vẹn và luôn làm gì?
- Thưa: Luôn hướng lòng về ngày Chúa trở lại trong vinh quang.

865. Hỏi: Các tín hữu ở trần gian, các linh hồn nơi luyện ngục và các thánh trên thiên đàng cùng hiệp thông trong Đức Kitô và chia sẻ mọi điều gì cho nhau?   
- Thưa: Chia sẻ mọi ơn lành cho nhau.

866. Hỏi: Các tín hữu trong Hội Thánh hiệp thông với nhau vì họ cùng làm thành một gia đình duy nhất là Hội Thánh trong Đức Kitô, để làm gì với Thiên Chúa Ba Ngôi?  
- Thưa: Để ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi.

867. Hỏi: Các tín hữu ở trần gian, các linh hồn nơi luyện ngục và các thánh trên thiên đàng cùng hiệp thông trong ai?  
- Thưa: Trong Đức Kitô.

868. Hỏi: Các tín hữu, các linh hồn và các thánh ở đâu cùng hiệp thông trong Đức Kitô và chia sẻ mọi ơn lành với nhau?
- Thưa: Các tín hữu ở trần gian, các linh hồn nơi luyện ngục và các thánh trên thiên đàng cùng hiệp thông trong Đức Kitô và chia sẻ mọi ơn lành với nhau.

869. Hỏi: Các tín hữu trong Hội Thánh hiệp thông với nhau vì họ cùng làm thành một gia đình duy nhất là Hội Thánh trong ai để ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi?  
- Thưa: Trong Đức Kitô.

870. Hỏi: Các tín hữu noi gương đời sống thánh thiện của các thánh và xin các ngài làm gì cùng Chúa cho mình?  
- Thưa: Chuyển cầu cho mình.

871. Hỏi: Các tín hữu dâng việc lành phúc đức để làm gì cho các linh hồn trong luyện ngục?
- Thưa: Cầu nguyện cho các linh hồn trong luyện ngục.
872. Hỏi: Các tín hữu dâng việc lành phúc đức cầu nguyện cho các linh hồn đang ở trong đâu?  
- Thưa: Trong luyện ngục.

873. Hỏi: Các tín hữu hiệp thông với các thánh trên trời thế nào?
- Thưa: Noi gương đời sống thánh thiện của các thánh và xin các ngài chuyển cầu cùng Chúa cho mình.

874. Hỏi: Hội Thánh được gọi là Mẹ và là Thầy, vì Hội Thánh đã làm gì cho người tín hữu trong đức tin?
- Thưa: Đã sinh thành và dưỡng dục người tín hữu trong đức tin.

875. Hỏi: Để nuôi dưỡng đức tin của chúng ta, Hội Thánh dạy chúng ta lãnh nhận ân sủng từ các Bí tích, nhất là Bí tích gì? 
- Thưa: Bí tích Thánh Thể.

876. Hỏi: Để nuôi dưỡng đức tin của chúng ta, Hội Thánh dạy chúng ta học hỏi những mẫu gương thánh thiện của ai?
- Thưa: Của Mẹ Maria và các thánh.

877. Hỏi: Để nuôi dưỡng đức tin của chúng ta, Hội Thánh dạy chúng ta đón nhận điều gì?
- Thưa: Đón nhận Lời Chúa.

878. Hỏi: Để nuôi dưỡng đức tin của chúng ta, Hội Thánh dạy chúng ta những điều gì?
- Thưa: Dạy chúng ta đón nhận Lời Chúa, lãnh nhận ân sủng từ các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể, và học hỏi những mẫu gương thánh thiện của Đức Mẹ và các thánh.

879. Hỏi: Với những giáo huấn của Hội Thánh, người tín hữu có bổn phận làm gì?
- Thưa: Tích cực tìm hiểu và vâng nghe các giáo huấn của Hội Thánh với tình con thảo.

Kinh Năm Điều Răn Hội Thánh

Hội Thánh có Năm Điều Răn:
Thứ nhất: Dự lễ và kiêng việc xác ngày Chúa Nhật
cùng các ngày lễ buộc.
Thứ hai: Xưng tội trong một năm ít là một lần.
Thứ ba: Rước Mình Thánh Chúa
 trong Mùa Phục Sinh.
Thứ bốn: Giữ chay và kiêng thịt
những ngày Hội Thánh buộc.
Thứ năm: Góp công góp của xây dựng Hội Thánh,
tùy theo khả năng của mình.


880. Hỏi: Hội Thánh có mấy điều răn?
- Thưa: Hội Thánh có Năm Điều Răn.

881. Hỏi: Điều Răn thứ nhất của Hội Thánh dạy chúng ta làm gì ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc?
- Thưa: Dự lễ và kiêng việc xác.

882. Hỏi: Điều Răn thứ hai của Hội Thánh dạy chúng ta phải làm gì trong một năm ít là một lần?
- Thưa: Xưng tội.

883. Hỏi: Điều Răn thứ ba của Hội Thánh dạy chúng ta phải làm gì trong mùa Phục Sinh?
- Thưa: Rước lễ.
Các Ngày Sám Hối

Giáo Luật Điều 1249
Luật Thiên Chúa buộc tất cả mọi Kitô hữu phải làm việc sám hối, mỗi người theo cách thức của mình, nhưng để mọi người được hiệp nhất trong cách tuân giữ chung việc sám hối, luật quy định những ngày sám hối, và trong những ngày ấy, các Kitô hữu phải cầu nguyện cách đặc biệt, phải thực hành việc đạo đức  và bác ái, phải từ bỏ chính mình bằng cách chu toàn các nghĩa vụ của mình cách trung thành hơn, và nhất là bằng cách giữ chay và kiêng thịt, chiếu theo quy tắc của các điều khoản sau đây.

Điều 1250
Những ngày và mùa sám hối trong Giáo Hội toàn cầu là các ngày thứ sáu trong năm và mùa Chay.

Điều 1251
Vào các ngày thứ sáu trong năm, nếu không trùng với một trong những ngày lễ trọng, thì phải kiêng thịt hoặc phải kiêng
một thức ăn nào khác, theo quy định của Hội Đồng Giám mục; nhưng phải kiêng thịt và ăn chay trong ngày thứ tư Lễ Tro và
ngày thứ sáu kính cuộc Thương Khó và Tử Nạn của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta.

Điều 1252
Những người đã được mười bốn tuổi trọn buộc phải giữ luật kiêng thịt, nhưng tất cả mọi người từ tuổi thành niên cho đến khi bắt đầu được sáu mươi tuổi phải giữ luật ăn chay. Tuy nhiên, các vị chủ chăn các linh hồn và các bậc cha mẹ phải liệu sao để cả những người trẻ được miễn khỏi giữ luật ăn chay kiêng thịt vì lý do tuổi tác cũng được giáo dục về ý nghĩa đích thực
 của việc sám hối.

Điều 1253
Hội đồng Giám mục có thể ấn định rõ ràng hơn những thể thức ăn chay và kiêng thịt, cũng như những hình thức sám hối khác, nhất là những công việc bác ái và những việc đạo đức có thể thay thế toàn phần hay một phần việc kiêng thịt và ăn chay.

Kiêng việc xác ngày Chúa Nhật,

* GLCG 2185
Ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc, các tín hữu tránh lao động và các sinh hoạt ngăn trở việc thờ phượng Thiên Chúa, việc hưởng niềm vui trong ngày của Chúa, việc bác ái và tịnh dưỡng thể xác cũng như tinh thần. Luật giữ ngày Chúa Nhật có thể được miễn chuẩn, khi có trách nhiệm gia đình hay nghĩa vụ xã hội quan trọng. Nhưng tín hữu cũng phải coi chừng, đừng để những miễn chuẩn này dẫn đến thói quen thờ ơ với việc thờ phượng, với cuộc sống gia đình hay sức khỏe của mình.
 
* GLCG 2186
Khi hưởng những giờ nhàn rỗi, người tín hữu nên nhớ đến anh chị em của mình, những người cùng có nhu cầu và quyền lợi như mình, nhưng không được nghỉ ngơi vì nghèo khổ và túng cực. Theo truyền thống đạo đức công giáo, ngày Chúa Nhật phải là ngày dành riêng để làm việc lành và khiêm tốn phục vụ cho bệnh nhân, kẻ tàn tật và già lão. Người tín hữu cũng phải thánh hiến ngày Chúa Nhật bằng cách dành thời giờ để chú tâm đến gia đình và thân hữu, những người mà thường nhật họ khó chú tâm tới. Ngày Chúa Nhật cũng là thời gian suy tư, tĩnh lặng, rèn luyện và suy niệm cần thiết để đời sống nội tâm của tín hữu
 được phát triển.
 
* GLCG 2187
Ðể thánh hóa ngày Chúa Nhật và lễ trọng, phải có một nỗ lực chung. Nếu không cần thiết, người Kitô hữu đừng bắt anh em làm điều gì khiến họ không thể giữ ngày Chúa Nhật. Nếu những tổ chức (thể thao hay gặp gỡ) và nhu cầu xã hội (các dịch vụ công cộng) đòi buộc một số người phải lao động ngày Chúa Nhật, thì họ cũng phải tìm đủ thời gian để nghỉ ngơi. Với tinh thần điều độ và yêu thương, người tín hữu phải tránh những bốc đồng và bạo lực thường gặp thấy nơi  các cuộc giải trí tập thể.
 
* Giáo Luật điều 1247 qui định:
 “Vào ngày Chủ Nhật và các ngày lễ buộc khác, tín hữu buộc phải tham dự thánh lễ, và hơn nữa, kiêng làm những công việc hay hoạt động làm ngăn trở sự thờ phượng Thiên Chúa, sự hưởng niềm vui riêng của ngày của Chúa, hoặc sự nghỉ ngơi cần thiết cho tâm trí và thân xác.”


884. Hỏi: Điều Răn thứ bốn Hội Thánh dạy chúng ta điều gì?  
- Thưa: Giữ chay và kiêng thịt trong những ngày Hội Thánh buộc.    

885. Hỏi: Điều Răn thứ bốn Hội Thánh dạy chúng ta giữ chay và làm gì trong những ngày Hội Thánh buộc?  
- Thưa: Kiêng thịt

886. Hỏi: Hội Thánh buộc chúng ta phải giữ chay những ngày nào?  
- Thưa: Thứ tư Lễ Tro và Thứ sáu Tuần Thánh. 

887. Hỏi: Hội Thánh buộc chúng ta phải kiêng thịt những ngày nào?    
- Thưa: Thứ tư Lễ Tro và Thứ sáu Tuần Thánh. 

888. Hỏi: Người tín hữu buộc phải kiêng thịt từ khi nào?
- Thưa: Từ khi trọn 14 tuổi cho đến hết đời.
 
889. Hỏi: Người tín hữu buộc phải ăn chay từ khi nào?  
- Thưa: Từ khi trọn 18 tuổi cho đến 59 tuổi trọn. 

890. Hỏi: Người tín hữu ăn chay thế nào?  
- Thưa: Trong ngày chỉ được ăn một bữa no, 2 bữa còn lại ăn ít hơn. Thời gian còn lại trong ngày không được ăn vặt và chỉ được uống nước lã hoặc trà (trừ thuốc chữa bệnh …)
 
891. Hỏi: Điều Răn thứ năm của Hội Thánh dạy chúng ta đóng góp cho các nhu cầu gì của Hội Thánh theo khả năng của mình?
- Thưa: Vật chất. 

892. Hỏi: Tham dự Thánh lễ ngày Chúa nhật là Điều Răn thứ mấy của Hội Thánh?  
- Thưa: Điều Răn thứ nhất.

893. Hỏi: Kiêng việc xác ngày Chúa nhật là Điều Răn thứ mấy của Hội Thánh?  
- Thưa: Điều Răn thứ nhất .

894. Hỏi: Kiêng thịt trong những ngày Hội Thánh buộc là Điều Răn thứ mấy của Hội Thánh?  
- Thưa: Điều Răn thứ tư. 

895. Hỏi: Đóng góp cho các nhu cầu vật chất của Hội Thánh là Điều Răn thứ mấy của Hội Thánh?  
- Thưa: Điều Răn thứ năm. 

896. Hỏi: Gọi Đức Maria là Mẹ Hội Thánh và Mẹ đã sinh ra ai là đầu Hội Thánh?  
- Thưa: Chúa Giêsu.

897. Hỏi: Thiên Chúa đã ban cho Mẹ đặc ân làm Mẹ của ai?  
- Thưa: Mẹ Thiên Chúa.

898. Hỏi: Trên thánh giá, Chúa Giêsu đã trối Đức Maria là Mẹ Hội Thánh qua thánh tông đồ nào?  
- Thưa: Tông đồ Gioan.

899. Hỏi: Để tỏ lòng tôn kính và yêu mến Đức Mẹ, chúng ta năng lần chuỗi gì?  
- Thưa: Chuỗi Mân Côi.

900. Hỏi: Thiên Chúa đã ban cho Mẹ đặc ân cả hồn lẫn xác thế nào?  
- Thưa: Lên trời.

901. Hỏi: Mẹ Maria là Mẹ Hội Thánh, đồng thời là tấm gương hoàn hảo cho Hội Thánh về điều gì?
- Thưa: Về đức tin và đức mến.

902. Hỏi: Để tỏ lòng tôn kính và yêu mến Đức Mẹ, chúng ta nên làm gì?
- Thưa: Chúng ta nên năng lần Chuỗi Mân Côi, cầu nguyện với Đức Mẹ, và nhất là noi gương bắt chước các nhân đức của Mẹ.

903. Hỏi: Thiên Chúa ban cho Mẹ Maria những đặc ân nào?  
- Thưa: Một là ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội; hai là ơn làm Mẹ Thiên Chúa; ba là ơn Trọn Đời Đồng Trinh; bốn là ơn Lên Trời Cả Hồn Lẫn Xác.

Những Câu Kinh Thánh

904. Hỏi: “Ta sẽ đem các ngươi ra khỏi các dân tộc, sẽ quy tụ các ngươi lại từ khắp các nước. Các ngươi sẽ là dân của Ta. Còn Ta, Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?   
- Thưa: Trích từ sách sách ngôn sứ Êdêkien.
(Ed 36,24a.28b)

905. Hỏi: “Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Ngài.” Câu này được trích từ thư nào?
- Thưa: Trích từ thư thứ nhất của th Phêrô. (1Pr 2,9a)

906. Hỏi: “Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau.” Câu này được trích từ thư nào của thánh Phaolô? 
- Thưa: Trích từ thư gởi tín hữu Êphêsô. (Ep 4,3)

907. Hỏi: “Anh em hãy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh em, vì có lời Kinh Thánh chép: Hãy sống thánh thiện, vì Ta là Đấng Thánh.” Câu này được trích từ thư nào?
- Thưa: Trích từ thư thứ nhất của th Phêrô.(1Pr 1,15)

908. Hỏi: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?     
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Máccô. (Mc 16,15)

909. Hỏi: “Anh em người nhà của Thiên Chúa, bởi đã được xây dựng trên nền móng là các Tông Đồ và ngôn sứ, còn đá tảng góc tường là chính Đức Kitô Giêsu.” Câu này được trích từ thư nào của thánh Phaolô?    
   - Thưa: Trích từ thư gởi tín hữu Êphêsô.(Ep 2,19b-20)

910. Hỏi: “Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn.” Câu này được trích từ thư nào?     
- Thưa: Trích từ thư thứ nhất của th Phêrô. (1Pr 5,2a)

911. Hỏi: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?    
- Thưa: Trích từ Sách Tông đồ Công vụ. (Cv 2,42)

912. Hỏi: “Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?    
- Thưa: Trích từ Tin mừng th Mátthêu.(Mt 19,21)

913. Hỏi: “Trong Đức Kitô, mỗi người liên đới với những người khác như những bộ phận của một thân thể.” Câu này được trích từ thư nào của thánh Phaolô? 
- Thưa: Trích từ thư gởi tín hữu Êphêsô. (Rôma 12,5b)
 
914. Hỏi: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?     
- Thưa: Trích từ Tin mừng thanh Mátthêu.(Mt 28,19-20)

915. Hỏi: “Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?    
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Gioan. (Ga 19,26)

Phần III
Phụng Vụ Và Bí Tích

916. Hỏi: Phụng vụ là những việc nào?
- Thưa: Thánh Lễ, các Bí tích, Các  Giờ Kinh Phụng Vụ, và một số Á Bí tích.

917. Hỏi: Đi Đàng Thánh Giá là việc cầu nguyện trong Phụng vụ. Đúng hay sai?
- Thưa: Sai.

918. Hỏi: Trong Phụng vụ, Chúa Thánh Thần nhắc nhở và bày tỏ mầu nhiệm của ai?  
- Thưa: Mầu nhiệm của Chúa Kitô.

919. Hỏi: Trong Phụng vụ, ai là nguồn mạch và cùng đích của Phụng vụ?  
- Thưa: Chúa Cha.

920. Hỏi: Trong Phụng vụ, Chúa Kitô biểu lộ và hoàn thành mầu nhiệm gì để trao ban ân sủng của Ngài cho chúng ta?  
- Thưa: Mầu nhiệm Vượt Qua.

921. Hỏi: Trong Phụng vụ, ai xây dựng tình hiệp thông trong Hội Thánh?  
- Thưa: Chúa Thánh Thần.

922. Hỏi: Trong Phụng vụ, Chúa Thánh Thần làm cho mầu nhiệm của ai hiện diện trong hiện tại?  
- Thưa: Mầu nhiệm Chúa Kitô. 

923. Hỏi: Phụng vụ là việc gì chính thức của toàn thể Hội Thánh?  
- Thưa: Việc thờ phượng.

924. Hỏi: Trong Phụng vụ, ai chuẩn bị cộng đoàn gặp gỡ Chúa Kitô?
- Thưa: Chúa Thánh Thần.

925. Hỏi: Phụng vụ là việc chính thức của toàn thể Hội Thánh để làm gì?
- Thưa: Để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi và thánh hóa con người.

926. Hỏi: Trong Phụng vụ, Chúa Thánh Thần hoạt động như thế nào?
- Thưa: Một là Ngài chuẩn bị cộng đoàn gặp gỡ Chúa Kitô; hai là Ngài nhắc nhớ và bày tỏ mầu nhiệm Chúa Kitô; ba là Ngài làm cho mầu nhiệm Chúa Kitô hiện diện trong hiện tại; bốn là Ngài xây dựng tình hiệp thông trong Hội Thánh.

927. Hỏi: Ngày gì là nền tảng và trung tâm của cả Năm Phụng vụ?  
- Thưa: Ngày Chúa nhật.

928. Hỏi: Năm Phụng vụ là thời gian ai cử hành các mầu nhiệm Đức Kitô?  
- Thưa: Hội Thánh.

929. Hỏi: Ai cùng với Thân Thể của Đức Kitô là Hội Thánh trên trời và Hội Thánh ở trần gian hành động trong Phụng vụ?  
- Thưa: Đức Kitô.

930. Hỏi: Năm Phụng vụ là thời gian Hội Thánh cử hành các mầu nhiệm của ai?  
- Thưa: Đức Kitô.

931. Hỏi: Chúng ta phải tham dự Phụng vụ thế nào?  
- Thưa: Chúng ta phải tham dự Phụng vụ cách tích cực, ý thức và đầy đủ.

932. Hỏi: Ngày gì rất quan trọng vì là ‘Ngày của Chúa’?  
- Thưa: Ngày Chúa nhật.

933. Hỏi: Ngày Chúa Nhật rất quan trọng vì là ‘Ngày của Chúa’, ngày Chúa đã làm gì?  
- Thưa: Ngày Chúa Phục sinh.

934. Hỏi: Năm Phụng vụ là thời gian Hội Thánh cử hành các mầu nhiệm của Đức Kitô, để làm gì?  
- Thưa: Để giúp chúng ta sống những mầu nhiệm ấy, hầu chuẩn bị đón Ngài lại đến trong vinh quang.

935. Hỏi: Năm Phụng vụ được tổ chức thành bao nhiêu mùa? Em hãy kể ra:
- Thưa: Năm Phụng vụ được tổ chức thành năm mùa, gồm  mùa Vọng, mùa Giáng Sinh, mùa Chay, mùa Phục Sinh và mùa Thường Niên.

936. Hỏi: Điều gì là dấu chỉ bên ngoài do Chúa Giêsu đã lập để diễn tả và thông ban cho chúng ta ân sủng bên trong và sự sống thần linh?
- Thưa: Bí tích.

937. Hỏi: Bí tích là dấu chỉ bên ngoài do ai đã lập?  
- Thưa: Chúa Giêsu.

938. Hỏi: Bí tích là dấu chỉ bên ngoài do Chúa Giêsu đã lập để diễn tả và thông ban cho chúng ta điều gì?  
- Thưa: Ân sủng bên trong và sự sống thần linh.

939. Hỏi: Các Bí tích được phân loại như thế nào?
- Thưa: Được phân thành ba loại: một là các Bí tích khai tâm Kitô giáo, hai là các Bí tích chữa lành, ba là các Bí tích phục vụ.

940. Hỏi: Các Bí tích khai tâm Kitô giáo là những Bí tích nào?   
- Thưa: Bí tích Rửa Tội, Bí tích Thêm Sức và Bí tích Thánh Thể.

941. Hỏi: Các Bí tích chữa lành là những Bí tích nào? 
- Thưa: Bí tích Giao Hòa và Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân.

942. Hỏi: Các Bí tích phục vụ là những Bí tích nào? 
- Thưa: Bí tích Hôn Phối và Bí tích Truyền Chức Thánh.

943. Hỏi: Hội Thánh Công Giáo có bao nhiêu Bí tích? Em hãy kể ra:
- Thưa: Hội Thánh Công Giáo có 7 Bí tích.  Bí tích Rửa tội, Thêm Sức, Thánh Thể, Giao Hòa, Xức Dầu Bệnh Nhân, Truyền Chức Thánh và Hôn Phối.

944. Hỏi: Những Bí tích nào được lãnh nhận một lần trong đời?
- Thưa: Bí tích Rửa tội, Thêm Sức và Truyền Chức Thánh. 

945. Hỏi: Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân chỉ lãnh nhận một lần trong đời. Đúng hay sai?
- Thưa: Sai. Được lãnh nhận nhiều lần khi cần thiết.

946. Hỏi: Bí tích Truyền Chức Thánh thuộc các Bí tích khai tâm Kitô giáo. Đúng hay sai?
- Thưa: Sai. Bí tích Truyền Chức Thánh thuộc các Bí tích phục vụ.

947. Hỏi: Để lãnh nhận Bí tích, chúng ta cần những gì?  
- Thưa: Phải có lòng tin, có ý ngay lành và chuẩn bị tâm hồn cho xứng đáng.

948. Hỏi: Bí tích Rửa Tội do ai đã lập?   
- Thưa: Chúa Giêsu.

949. Hỏi: Bí tích Rửa tội do Chúa Giêsu đã lập, để làm cho chúng ta sinh lại trong đời sống mới bởi gì?    
- Thưa: Bởi nước và Thánh Thần.

950. Hỏi: Bí tích Rửa Tội làm cho ta trở thành con cái của ai?
 - Thưa: Con cái Thiên Chúa.

951. Hỏi: Nhờ Bí tích Rửa Tội, chúng ta tham dự vào chức vụ nào của Chúa Kitô?
- Thưa: Chức vụ Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế.

952. Hỏi: Nhờ Bí tích gì, chúng ta được tham dự vào những chức vụ của Chúa Kitô?  
- Thưa: Bí tích Rửa Tội.

953. Hỏi: Bí tích Rửa Tội ghi vào đâu dấu ấn thiêng liêng không bao giờ xóa được?  
- Thưa: Vào linh hồn.

954. Hỏi: Bí tích Rửa Tội tháp nhập ta vào ai và Hội Thánh?  
- Thưa: Tháp nhập ta vào Đức Kitô và Hội Thánh.

955. Hỏi: Bí tích nào tha tội tổ tông cho chúng ta?
- Thưa: Bí tích Rửa Tội.

956. Hỏi: Bí tích Rửa Tội mang lại cho chúng ta những hiệu quả nào?
- Thưa: Một là tha tội tổ tông và các tội riêng ta phạm; hai là làm cho ta trở thành con cái Thiên Chúa; ba là tháp nhập ta vào Đức Kitô và Hội Thánh và bốn là ghi vào linh hồn chúng ta dấu ấn thiêng liêng không bao giờ xóa được.

957. Hỏi: Người không lãnh Bí tích Rửa Tội có thể được cứu độ trong những trường hợp nào?
- Thưa: Một là chết vì đức tin; hai là có lòng ước ao nhưng chưa có điều kiện lãnh nhận Bí tích Rửa Tội; ba là chưa được biết Chúa Kitô và Hội Thánh, nhưng đã theo tiếng lương tâm mà sống ngay lành.

958. Hỏi: Khi khẩn thiết thì bất cứ ai cũng có thể cử hành Bí tích Rửa Tội, miễn là làm theo ý muốn và cách thức của ai?  
- Thưa: Theo ý muốn và cách thức của Hội Thánh.

959. Hỏi: “(Tên thánh) Tôi rửa (ÔBACE) nhân Cha và Con và Thánh Thần.” Đây là nghi thức chính yếu của Bí tích nào?  
- Thưa: Bí tích Rửa Tội.

960. Hỏi: Ngoài Giám mục, linh mục, thông thường ai có thể cử hành Bí tích Rửa tội?  
- Thưa: Phó tế.

961. Hỏi: Việc nhận tên thánh Rửa Tội là nhận được tên riêng trong đâu?  
- Thưa: Trong Hội Thánh.

962. Hỏi: Việc nhận tên thánh Rửa Tội có ý xin thánh bổn mạng chuyển cầu cho chúng ta và chúng ta cố gắng làm gì?
- Thưa: Noi gương nhân đức của ngài.

963. Hỏi: Người lãnh Bí tích Rửa Tội cần người đỡ đầu để làm gì?  
- Thưa: Để nêu gương sáng và giúp họ sống xứng danh người Công giáo.

964. Hỏi: Việc nhận tên thánh Rửa Tội có ý xin thánh bổn mạng làm gì cho chúng ta?  
- Thưa: Chuyển cầu.

965. Hỏi: Việc nhận tên thánh Rửa Tội có ý xin ai chuyển cầu cho chúng ta?  
- Thưa: Thánh bổn mạng.

966. Hỏi: Bí tích Thêm Sức do Chúa Giêsu lập để ban tràn đầy Đấng nào cho chúng ta?
- Thưa: Ban tràn đầy Chúa Thánh Thần.

967. Hỏi: Bí tích Thêm Sức do ai đã lập?  
- Thưa: Chúa Giêsu.

968. Hỏi: Người muốn lãnh nhận bí tích Thêm Sức cần phải học biết điều gì?  
- Thưa: Học biết giáo lý.

969. Hỏi: Bí tích Thêm Sức do Chúa Giêsu lập để ban tràn đầy Chúa Thánh Thần hầu giúp chúng ta sống ơn Bí tích gì cách mạnh mẻ và tốt đẹp?  
- Thưa: Bí tích Rửa Tội.

970. Hỏi: Bí tích Thêm Sức gia tăng điều gì cho chúng ta?  
- Thưa: Gia tăng ân sủng.

971. Hỏi: Bí tích gì giúp chúng ta được kết hợp mật thiết hơn với Đức Kitô và Hội Thánh?  
- Thưa: Bí tích Thêm Sức.

972. Hỏi: Người muốn lãnh nhận Bí tích Thêm Sức cần phải sạch điều gì?  
- Thưa: Sạch tội trọng.

973. Hỏi: Người muốn lãnh nhận Bí tích Thêm Sức cần phải làm những gì?
- Thưa: Một là sạch tội trọng; hai là học giáo lý, nhất là Bí tích Thêm Sức; ba là phải cầu nguyện sốt sắng và thật lòng ước ao lãnh nhận Chúa Thánh Thần.

974. Hỏi: Người muốn lãnh nhận Bí tích Thêm Sức cần phải thật lòng ước ao lãnh nhận ai?  
- Thưa: Chúa Thánh Thần.

975. Hỏi: Việc đặt tay nói lên rằng ai đang ban Thánh Thần cho chúng ta qua Hội Thánh?  
- Thưa: Chúa Giêsu.

976. Hỏi: Thông thường, thừa tác viên của Bí tích Thêm sức là ai?  
- Thưa: Giám mục và những linh mục được chỉ định.


977. Hỏi: Việc gì tượng trưng dấu ấn ơn Chúa Thánh Thần được ghi trên chúng ta?  
- Thưa: Việc xức dầu.

978. Hỏi: Người lãnh nhận Bí tích Thêm Sức có bổn phận phải nỗ lực điều gì trong đời sống thường ngày?  
- Thưa: Thi hành Lời Chúa.

979. Hỏi: Trong trường hợp khẩn cấp thì bất cứ linh mục nào cũng đều có quyền ban Bí tích Thêm Sức. Đúng hay sai?  
- Thưa: Đúng.

980. Hỏi: Những nghi thức chính yếu của Bí tích Thêm Sức là ?  
- Thưa: Đặt tay trên các thụ nhân, đọc lời nguyện ban bảy ơn Chúa Thánh Thần và xức dầu trên trán thụ nhân.

981. Hỏi: Bảy ơn Chúa Thánh Thần là những ơn nào?
- Thưa: Ơn Khôn Ngoan, Ơn Hiểu Biết, Ơn Biết Lo Liệu, Ơn Sức Mạnh, Ơn Thông Minh, Ơn Ðạo Ðức và Ơn Kính Sợ Thiên Chúa.

 982. Hỏi: Việc đặt tay, xức dầu thánh trên các thụ nhân và đọc lời nguyện ban bảy ơn Chúa Thánh Thần là nghi thức chính yếu của Bí tích nào?  
- Thưa: Bí tích Thêm Sức.

983. Hỏi: Việc xức dầu tượng trưng dấu ấn ơn gì được ghi trên chúng ta?
- Thưa: Ơn Chúa Thánh Thần.

984. Hỏi: Người lãnh nhận Bí tích Thêm Sức có những bổn phận nào?
- Thưa: Một là nỗ lực thi hành Lời Chúa trong đời sống hằng ngày; hai là góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Tin mừng; ba là tích cực giới thiệu Chúa cho mọi người.

985. Hỏi: Người lãnh nhận Bí tích Thêm Sức có bổn phận xây dựng xã hội theo điều gì?  
- Thưa: Xây dựng xã hội theo tinh thần Tin mừng.

986. Hỏi: Bí tích Thánh Thể do ai đã lập?  
- Thưa: Chúa Giêsu.

987. Hỏi: Trong cử hành Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu hiện diện qua những dấu chỉ nào?
- Thưa: Một là nơi cộng đoàn phụng vụ; hai là nơi linh mục chủ tế; ba là trong Lời của Ngài; bốn là trong Thánh Thể.

988. Hỏi: Bí tích Thánh Thể là Bí tích Chúa Giêsu đã lập, để làm gì?
- Thưa: Để tiếp tục lễ hy sinh trên thánh giá, và để ban Mình Máu Ngài làm của ăn nuôi sống chúng ta.

989. Hỏi: Trong cử hành Bí tích gì, Chúa Giêsu hiện diện trong Lời của Ngài và trong Thánh Thể?  
- Thưa: Bí tích Thánh Thể.

990. Hỏi: Bí tích Thánh Thể đổ tràn trong chúng ta đầy ân sủng và phúc lành của Thiên Chúa, liên kết chúng ta với ai và Hội Thánh trên trời?  
- Thưa: Với Đức Kitô.

991. Hỏi: Trong cử hành Bí tích Thánh Thể, ai hiện diện nơi cộng đoàn phụng vụ?  
- Thưa: Chúa Giêsu.

992. Hỏi: Với Chúa Giêsu ngự trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta phải bày tỏ điều gì bằng thái độ cung kính thờ lạy?  
- Thưa: Lòng tin.

993. Hỏi: Với Chúa Giêsu ngự trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta phải tôn thờ thế nào?  
- Thưa: Phải bày tỏ lòng tin bằng thái độ cung kính thờ lạy, năng viếng Thánh Thể, chầu Thánh Thể, nhất là tham dự Thánh lễ và rước lễ.

994. Hỏi: Thánh lễ là Hy tế mà ai nhờ tay linh mục hợp cùng toàn thể dân Chúa dâng mình cho Chúa Cha như xưa chính Người đã dâng mình trên thánh giá?  
- Thưa: Chúa Giêsu.

995. Hỏi: Thánh lễ gồm hai phần chính, đó là những phần nào?
- Thưa: Phần Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể.

996. Hỏi: Trong phần Phụng vụ Lời Chúa, Hội Thánh cử hành những gì?
- Thưa: Hội Thánh công bố, lắng nghe và đón nhận Lời Chúa, cùng tuyên xưng đức tin và dâng lên Thiên Chúa những lời nguyện chung.

997. Hỏi: Trong phần Phụng vụ Lời Chúa, ai công bố, lắng nghe và đón nhận Lời Chúa?  
- Thưa: Hội Thánh.

998. Hỏi: Trong phần Phụng vụ Thánh Thể, Hội Thánh cử hành những gì?
- Thưa: Hội Thánh tiến dâng lễ vật, Kinh Nguyện Thánh Thể và hiệp lễ.

999. Hỏi: Hội Thánh cử hành tiến dâng lễ vật thuộc phần Phụng vụ nào?
- Thưa: Phụng vụ Thánh Thể.

1000. Hỏi: Hội Thánh tuyên xưng đức tin thuộc phần Phụng vụ nào?
- Thưa: Phụng vụ Lời Chúa.

1001. Hỏi: Chúng ta phải tham dự thánh lễ thế nào?
- Thưa: Phải tham dự cách ý thức, thành kính và nhất là dọn lòng rước lễ.

1002. Hỏi: Khi tham dự thánh lễ, chúng ta cần có thái độ và tâm hồn thế nào?
- Thưa: Phải hợp lòng hợp ý với chủ tế và cộng đoàn để dâng lễ, tham dự cách ý thức, thành kính và nhất là dọn lòng hiệp lễ.

1003. Hỏi: Bí tích Giao Hòa Chúa Giêsu đã lập để làm gì?
- Thưa: Để tha các tội riêng chúng ta đã phạm, cùng giao hòa chúng ta với Thiên Chúa và Hội Thánh.

1004. Hỏi: Bí tích Giao Hòa do ai đã lập?  
- Thưa: Chúa Giêsu.

1005. Hỏi: Chúa Giêsu đã lập Bí tích Giao Hòa vào lúc nào? 
- Thưa: Chiều ngày Phục sinh.

1006. Hỏi: Bí tích Giao Hòa có yếu tố chính là gì?
- Thưa: Hành vi của người sám hối và lời xá giải của linh mục.

1007. Hỏi: Bí tích gì có yếu tố chính yếu là lời xá giải của linh mục?  
- Thưa: Bí tích Giao Hòa.

1008. Hỏi: Bí tích Giao Hòa Chúa Giêsu đã lập để tha các tội riêng chúng ta đã phạm cùng giao hòa chúng ta với ai?
- Thưa: Với Thiên Chúa và Hội Thánh.

1009. Hỏi: Bí tích Giao Hòa Chúa Giêsu đã lập để tha các điều gì chúng ta đã phạm?  
- Thưa: Tha các tội riêng ta phạm.

1010. Hỏi: Khi có trường hợp khẩn cấp, mới có thể xưng tội chung và xá giải tập thể, những người lãnh nhận phải quyết tâm làm gì vào thời gian sớm nhất?  
- Thưa: Xưng các tội trọng.

1011. Hỏi: Bí tích Xức dầu Bệnh nhân do ai đã lập?  
- Thưa: Chúa Giêsu.

1012. Hỏi: Hiệu quả của Bí tích Xức dầu Bệnh nhân là kết hợp bệnh nhân với cuộc khổ nạn của ai để sinh ích cho họ và cho Hội Thánh?  
- Thưa: Kết hợp bệnh nhân với cuộc khổ nạn của Chúa Kitô.

1013. Hỏi: Mọi tín hữu khi nào thì có thể lãnh Bí tích Xức dầu Bệnh nhân?  
- Thưa: Khi lâm bệnh năng, già yếu hoặc khi gặp trường hợp nguy tử đều có thể lãnh Bí tích Xức dầu Bệnh nhân.

1014. Hỏi: Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân Chúa Giêsu đã lập để ban ơn nâng đỡ những ai về phần hồn cũng như phần xác?
- Thưa: Bệnh nhân và người già yếu.

1015. Hỏi: Những ai có quyền ban Bí tích Xức dầu Bệnh nhân nữa?  
- Thưa: Giám mục và linh mục.

1016. Hỏi: Hiệu quả của Bí tích Xức dầu Bệnh nhân là mang lại cho họ điều gì để chịu đựng những đau đớn của bệnh tật hoặc tuổi già?
- Thưa: Niềm an ủi và lòng can đảm.

1017. Hỏi: Hiệu quả của Bí tích Xức dầu Bệnh nhân là tha thứ các điều gì đã phạm nếu chưa xưng được?  
- Thưa: Các tội lỗi.

1018. Hỏi: Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân được cử hành  thế nào?
- Thưa: Được cử hành qua việc xức dầu trên trán và hai lòng bàn tay, với lời nguyện xin ân sủng của Bí tích này.

1019. Hỏi: Hiệu quả của Bí tích gì có thể chữa lành thân xác nếu phù hợp với ý Chúa?
- Thưa: Hiệu quả của Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân.

1020. Hỏi: Những hiệu quả của Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân là gì?
- Thưa: Một là kết hợp bệnh nhân với cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, để sinh ích cho họ và cho Hội Thánh; hai là mamg lại cho họ niềm an ủi và lòng can đảm để chịu đựng những đau đớn của bệnh tật hoặc tuổi già; ba là tha thứ các tội lỗi đã phạm nếu chưa xưng được; bốn là chữa lành thân xác nếu phù hợp với ý Chúa; năm là chuẩn bị cho “cuộc vượt qua” sang cõi sống đời đời.

1021. Hỏi: Bí tích Truyền Chức Thánh do ai đã lập?  
- Thưa: Chúa Giêsu.

1022. Hỏi: Chúa Giêsu đã lập Bí tích Truyền Chức Thánh để ủy thác sứ vụ của Ngài cho ai?  
- Thưa: Cho các Tông đồ.

1023. Hỏi: Hiệu quả của Bí tích Truyền Chức Thánh là trao ban điều gì?  
- Thưa: Trao ban một ấn tín thiêng liêng không tẩy xóa được và tràn đầy Chúa Thánh Thần.

1024. Hỏi: Hiệu quả của Bí tích Truyền Chức Thánh là ban tràn đầy ai?  
- Thưa: Ban tràn đầy Chúa Thánh Thần.

1025. Hỏi: Hiệu quả của Bí tích Truyền Chức Thánh là ban tràn đầy Chúa Thánh Thần làm cho người thụ phong nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô trong các chức năng gì?    
- Thưa: Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế.

1026. Hỏi: Bí tích Truyền Chức Thánh được trao ban qua việc giám mục làm gì?

- Thưa: Đặt tay trên đầu tiến chức và đọc lời nguyện truyền chức.

1027. Hỏi: Hiệu quả của Bí tích Truyền Chức Thánh là ban tràn đầy Chúa Thánh Thần làm cho người thụ phong nên đồng hình đồng dạng với ai?  
- Thưa: Với Chúa Kitô.

1028. Hỏi: Những ai được quyền ban Bí tích Truyền Chức Thánh?  
- Thưa: Giám mục.

1029. Hỏi: Những ai được lãnh nhận Bí tích Truyền Chức Thánh?
- Thưa: Chỉ có những người nam đã được rửa tội và có đủ điều kiện do Hội Thánh quy định mới được lãnh nhận Bí tích Truyền Chức Thánh.

1030. Hỏi: Bí tích Hôn Phối do ai đã lập?  
- Thưa: Chúa Giêsu.

1031. Hỏi: Chúa Giêsu đã lập Bí tích Hôn Phối để làm gì?
- Thưa: Để kết hợp hai người tín hữu, một nam một nữ, thành vợ chồng trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh, cùng ban ân sủng để họ yêu thương nhau như Chúa Giêsu đã yêu thương Hội Thánh.

1032. Hỏi: Hôn nhân công giáo có mục đích gì?
- Thưa: Một là trọn đời yêu thương nhau, tương trợ lẫn nhau; hai là sinh sản và dưỡng dục con cái.

1033. Hỏi: Một điều kiện để lãnh nhận Bí tích Hôn Phối là đã lãnh nhận Bí tích gì?
- Thưa: Bí tích Rửa Tội.

1034. Hỏi: Muốn lãnh nhận Bí tích Hôn Phối phải có hiểu biết về điều gì?
- Thưa: Hiểu biết về Bí tích Hôn Phối và đời sống gia đình.

1035. Hỏi: Gia đình là trường học đầu tiên về các điều gì? 
- Thưa: Về đức tin và các nhân đức nhân bản.

1036. Hỏi: Gia đình còn được gọi là cộng đoàn gì?
- Thưa: Cộng đoàn ân sủng và cầu nguyện.

1037. Hỏi: Muốn lãnh nhận Bí tích Hôn Phối phải có những điều kiện nào?
- Thưa: Một là đã nhận Bí tích Rửa Tội; hai là không bị ngăn trở bởi luật tự nhiên và luật Hội Thánh; ba là hiểu biết về Bí tích Hôn Phối và đời sống gia đình; bốn là tự do kết hôn và công khai nói lên sự ưng thuận của mình theo nghi thức Hội Thánh.


Những Câu Kinh Thánh

1038. Hỏi: “Hãy đến đây ta reo hò mừng Chúa, tung hô Người là Núi Đá độ trì ta, vào trước Thánh Nhan dâng lời cảm tạ, cùng tung hô theo điệu hát cung đàn.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?    
- Thưa: Trích từ sách Thánh vịnh. (Tv 94,1-2)

1039. Hỏi: “Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?  
- Thưa: Trích từ sách Công vụ Tông đồ. (Cv 2,46)

1040. Hỏi: “Từ nguồn sung mãn của Ngài, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?    
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Gioan. (Ga 1,16)

1041. Hỏi: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?  
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Mátthêu. (Mt 28,19)

1042. Hỏi: “Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao?” Câu này được trích từ thư nào của thánh Phaolô?     
- Thưa: Trích từ thư gửi tín hữu Rôma. (Rm 6,3)

1043. Hỏi: “Khi ông Phaolô đặt tay trên họ, thì Thánh Thần ngự xuống trên họ, họ nói tiếng lạ và nói tiên tri.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?     
- Thưa: Trích từ sách Công vụ Tông đồ. (Cv 19,6)

1044. Hỏi: “Chính Ngài cũng đã đóng ấn tín trên chúng ta và đổ Thần Khí vào lòng chúng ta làm bảo chứng.” Câu này được trích từ thư nào của thánh Phaolô? (2Cr 1,22)
- Thưa: Trích từ thư thứ hai giử tín hữu Côrintô.
 
1045. Hỏi: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh Ta sẽ ban tặng, chính là thịt Ta đây, để cho thế gian được sống.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?    
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Gioan. (Ga 6,51)

1046. Hỏi: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?     
- Thưa: Trích từ sách Công vụ Tông đồ. (Cv 2,42)

1047. Hỏi: “Tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?     
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Gioan. (Ga 8,11b)

1048. Hỏi: “Ai trong anh em đau yếu ư? Người ấy hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến; họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa.” Câu này được trích từ sách thư nào?    
- Thưa: Trích từ thư của thánh Giacôbê. (Gc 5,14)

1049. Hỏi: “Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Máccô. (Mc 3,14)

1050. Hỏi: “Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hoá đã làm ra con người có nam có nữ”, và Ngài đã phán: “Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?     
- Thưa: Trích từ Tin mừng th Mátthêu. (Mt 19,4-5)

Gb. Nguyễn Thái Hùng
2023

 
 Tags: vhgl ts3

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây