TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Giàu và nghèo

Thứ tư - 08/03/2023 06:04 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   648
Chọn lựa ưu tiên không có nghĩa gạt bỏ những người khác ra ngoài quan tâm của Giáo Hội. Tất cả chúng ta nếu nhìn dưới ánh sáng Lời Chúa, đều là những người nghèo
Do thi hoa va chenh lech giau ngheo
Do thi hoa va chenh lech giau ngheo

Giàu và nghèo


 
 
Không thể xoá bỏ ngăn cách giữa giàu và nghèo. Hai khía cạnh muôn thuở đi với nhau cho đến khi cả người giàu và nghèo xuôi tay nhắm mắt. Giáo hội tại Châu Mỹ La Tinh, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị nói “Chọn lựa ưu tiên cho người nghèo”. Người nghèo là những ai?
Người nghèo là những người thiếu điều kiện sống cơ bản: Đói ăn, nhà ở, chăm sóc bênh tật, giáo dục. Nghèo do bị áp bức, những người bị đẩy ra bên lề xã hội, người già, các bệnh nhân, trẻ em, tất cả những ai được coi và đối xử như là bên lề xã hội. Họ còn là những đười đau khổ về tinh thần, tâm linh.
Chọn lựa ưu tiên không có nghĩa gạt bỏ những người khác ra ngoài quan tâm của Giáo Hội. Tất cả chúng ta nếu nhìn dưới ánh sáng Lời Chúa, đều là những người nghèo, vì tất cả chúng ta trên trần gian này đều có những giới hạn, đều có sự chết là chấm dứt. Nếu dưới góc cạnh ấy người giàu như  nhà phú hộ trong câu truyện Lazarô nghèo khó, thì nhà giàu cũng có nhiều giới hạn, mỗi người đều có cái chết là điểm chung. Không biết dùng cái giới hạn mở ra vô hạn trong hạnh phúc thì chịu cái vô hạn của bất hạnh, đau khổ. Hãy “dùng tiền của mua lấy Nước Trời” (Lc 16, 9 – 15)
Ưu tiên người nghèo vẫn là điều cần thiết dành cho các nhà lãnh đạo xã hội. Họ là những người có trách nhiệm với trật tự an sinh xã hội cho mọi người. Chính vì vậy, sự phân cấp giàu nghèo, chia cắt những hố sâu khoảng cách không thể hàn gắn là lỗi nhà lãnh đạo. Một xã hội công bằng, trật tự an sinh là niềm mơ ước của nhiều người. “Thực vậy, chức năng và trách nhiệm chính trị là một thách đố trường kỳ đối với tất cả những người được ủy nhiệm phục vụ đất nước của mình, bảo vệ tất cả những người sống trong đó và làm việc để tạo ra những điều kiện cho một tương lai xứng đáng và công chính. Nếu được thực thi trong niềm tôn trọng cơ bản đối với sự sống, tự do và phẩm giá của con người, thì chính trị có thể thực sự trở thành một hình thức trổi vượt của đức bác ái.” (Sứ điệp hoà bình ngày 01 – 1 – 2019)
Với tâm hồn rộng rãi, biết sử dụng tiền của vào những điều thiện hảo, người Kitô hữu ý thức tái lập sự công bằng, tôn trộng sự sống và phẩm giá con người. Thánh Phao lô khuyên bảo: “Vấn đề không phải là bắt anh em sống eo hẹp, để người khác bớt nghèo khổ. Điều cần thiết là phải có sự đồng đều” (2Cr 8,13).
Người phú hộ và Lazarô nhắc cho chúng ta điều quan trọng, chúng ta đều mắc nợ nhau như Thánh Phaolô khuyên: ““Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lế luật” (Rm 13, 8)
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây