TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXV Thường Niên -Năm B

“Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết”. (Mc 9, 29-36)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Muốn là con Chúa… Hãy thi hành ý Chúa

Thứ sáu - 07/06/2024 19:33 | Tác giả bài viết: Petrus.tran |   266
“Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi” (x.Mc 3, 34-35).

Chúa Nhật X – TN – B
Muốn là con Chúa… Hãy thi hành ý Chúa

tbd 080624a

 

Ghen tỵ (hay đố kỵ) là gì? Thưa, “Là một cảm xúc xảy ra khi một người thiếu đặc điểm tốt đẹp, thành tích, vật sở hữu của người khác và mong muốn điều đó hoặc mong muốn người khác không có được điều đó.”

Ghen tỵ (hay đố kỵ) rất nguy hiểm, nguy hiểm là bởi: “Ghen tỵ có thể bao gồm một hoặc nhiều cảm xúc như: giận dữ, oán giận, không thỏa đáng, bất lực hoặc ghê tởm.” (nguồn: Wikipedia).

Đó, đó là một thói xấu, một thói xấu mà hầu như bất cứ ai, sống trên thế giới này, lại không hơn một lần là nạn nhân của nó.

Đức Giê-su, trong những ngày còn tại thế, cũng chính là nạn nhân của thói xấu này. Trước những việc làm của Ngài như: “chữa nhiều kẻ đau ốm tật nguyền, và trừ nhiều quỷ”, nhóm kinh sư và Pha-ri-sêu đã không dấu diếm sự ganh tỵ và đố kỵ của mình. Và rồi, họ đã “cà khịa” Đức Giê-su với nhiều lời lẽ rất thâm độc.

Một ngày nọ, Đức Giê-su chữa một người mù vào ngày Sa-bát. Nhóm kinh sư và Pha-ri-sêu chụp ngay cơ hội lên án rằng: Ngài phạm luật.

Rồi đến hôm Đức Giê-su chữa người bại liệt. Hôm ấy “Người ta khiêng một người bại liệt nằm trên cáng và tìm cách đem vào trong nhà để đặt trước mặt Ngài. Nhưng vì đoàn dân đông đảo, không cách nào đem người bại vào được, nên họ leo lên mái, dỡ ngói, dòng người bại nằm trên cáng xuống giữa đám đông, ngay trước mặt Đức Giê-su. Ngài thấy đức tin của họ, nên bảo: ‘Này con, tội lỗi con đã được tha rồi!’ Nhóm kinh sư và Pha-ri-sêu lập tức suy nghĩ rằng: Người này là ai mà dám nói phạm thượng thế? Ngoài Đức Chúa Trời, còn ai có quyền tha tội.” (Lc 5, 17-22).

Phạm luật… phạm thượng... rồi sao nữa! Thưa, họ vu khống Ngài. Họ vu khống Đức Giê-su khi thấy Ngài chữa lành người bị quỷ ám. Thấy Đức Giê-su trừ được quỷ, nhóm kinh sư và Pha-ri-sêu la toáng lên rằng: Ngài “lấy quyền Bê-en-dê-bun mà trừ quỷ”. Ghê chưa!

Lời vu khống của họ đã được ghi lại trong Tin Mừng thánh Mác-cô. (Mc 3, 22-30).

**
Vâng, Tin Mừng thánh Mác-cô ghi lại rằng: Hôm ấy, Đức Giê-su – “Người trở về nhà…” Trở về nhà có nghĩa là Ngài cần một vài phút nghỉ ngơi, đúng không! Ấy thế mà “đám đông lại kéo đến…” Họ kéo đến, có lẽ là rất đông! Và, điều đó đã làm cho “Người và các môn đệ không sao ăn uống được”. (Mc 3, 20).

Chưa hết! Bên cạnh đám đông kéo đến, thánh sử Mác-cô còn cho biết, rằng: “Thân nhân của Người hay tin ấy liền đi bắt Người”. Tại sao lại đi-bắt-Người? Thưa, “họ nói rằng Người đã mất trí”.

“Chúa ơi! Sao lại tệ như thế này!”. Vâng, nếu là chúng ta, chúng ta sẽ thốt lên như thế, chăng! Đức Giê-su, hôm ấy, không nói gì. Trái lại, Ngài chuẩn bị đối phó với một nhóm “các kinh sư từ Giê-ru-sa-lem xuống”.

Nhóm kinh sư xuống gặp Đức Giê-su để làm gì? Thưa, họ đến để trút lên Ngài sự giận dữ, giận dữ vì họ không thể “trừ quỷ” như Ngài đã trừ quỷ. Họ đã vu khống Đức Giê-su, rằng: “Người bị quỷ vương Bê-en-dê-um ám và Người dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ.” (Mc 3, 22). Thế có ác ý không, nhỉ!

Rất bình thản, Đức Giê-su gọi họ đến, dùng dụ ngôn mà nói với họ, rằng: “Sa-tan làm sao trừ Sa-tan được? Nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thể bền; nhà nào tự chia rẽ, nhà ấy không thể vững. Vậy, Sa-tan mà chống Sa-tan, Sa-tan mà tự chia rẽ, thì không thể tồn tại, nhưng đã tận số. Không ai vào nhà một người mạnh mà có thể cướp của được, nếu không trói người mạnh ấy trước đã, rồi mới cướp sạch nhà nó.”

Này quý ông kinh sư, đừng có mà lộng ngôn! Hãy nghe Đức Giê-su nói tiếp: “Tôi bảo thật anh em: mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha. Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần thì chng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời.”

Vâng, Đức Giê-su đã nói rất, rất rõ ràng… như thế. Bởi vì “họ đã nói: ông ấy bị thần ô uế ám” (x.Mc 3, 30).

***
Ông-ấy-bị-thần-ô-uế-ám! “Mẹ và anh em Đức Giê-su” có nghe họ nói lời này về con mình không? Thưa, thánh sử Mác-cô không nói gì. Ngài thánh sử chỉ nói rằng: “Mẹ và anh em Đức Giê-su đến, đứng ở ngoài, cho gọi Người ra.”

Tại sao lại đứng-ở-ngoài-cho-gọi-Người-ra? Thưa, vì có quá nhiều người “đang ngồi chung quanh Người.” Và rồi, một ai đó đã chuyển tiếp lời gọi đến với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, có mẹ và anh chị em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy.”

Ba năm ra đi rao giảng Tin Mừng, có lẽ hôm nay là ngày khó khăn nhất của Đức Giê-su. Thân nhân thì bảo: “Ngài bị mất trí”. Còn thiên hạ thì cho rằng, Ngài bị “thần ô uế ám”. Và, bây giờ người ta nói: Mẹ và anh chị em Thầy ở ngoài kia, kìa!

Ai ở ngoài kia! “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?” Vâng, Đức Giê-su đã có lời đáp như thế. Và, đừng… đừng nghĩ rằng đây là lời hờn dỗi của Ngài, nhưng hãy nghĩ, lời đáp này như một tiền đề cho lời truyền dạy, một lời truyền dạy cho những ai muốn trở nên môn đệ của Ngài.

“Ai là mẹ tôi! Ai là anh em tôi ư!” Hôm ấy, Đức Giê-su “rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh và nói: Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi” (x.Mc 3, 34-35).

****
Đức Giê-su “mất trí” hồi nào? Thân nhân của Ngài mới chính là những người mất trí. Nói rõ hơn, phải nói họ là những người “quẫn trí”, mới đúng.

Chúng ta nhớ không! Hôm “Đức Giê-su đến Na-da-rét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn làm trong ngày sa-bát và đứng lên đọc sách Thánh.”

Hôm ấy, người ta trao cho Người cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Và Người đã đọc cho mọi người nghe. Đọc xong, Đức Giê-su giảng dạy và “mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người”. (x.Lc 4, 22).

Ấy thế mà, một số người (vì là người cùng làng, nên có thể có người là thân nhân của Người) lại đố kỵ, đố kỵ chỉ vì Người là “con Ông Giu-se”. Thế là, họ phẫn nộ “kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực”. May thay! Đức Giê-su không mất trí, nên đã nhận ra sự quẫn trí của họ. Chuyện kể tiếp rằng: “Người băng qua giữa họ mà đi”. (x.Lc 4, 30).

Đức Giê-su không mất trí. Ngài không mất trí đến độ không biết “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?” Câu trả lời cho kẻ nói với Ngài về sự hiện diện của Mẹ và anh em của Ngài (nêu trên), đã cho mọi người thấy rằng, Ngài đã khéo léo nói đến người Mẹ của mình, một người Mẹ đã “thi hành ý muốn của Thiên Chúa”, thi hành ngay từ khi nhận được lời truyền tin của sứ thần Gáp-ri-en, cho đến tận đồi Golgotha, không một lời than thở, không một lời oán trách, chỉ một lời xin vâng. Vâng, Maria là Mẹ của Ngài.

Cuối cùng, thật là xằng bậy khi nói Đức Giê-su bị thần ô uế ám. Không! Mấy ông kinh sư mới là người bị “ám”. Thật vậy, quý ông đã bị “ám ảnh” trước một Giê-su đầy quyền năng. Quyền năng trên “mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền, (kể cả) những kẻ bị quỷ ám, kinh phong, bại liệt, Người (đều) chữa họ (khỏi bệnh)” (x.Mt 4, 24).

*****
Câu chuyện người ta nói Đức Giê-su bị mất trí, bị thần ô uế ám, có vẻ như đang tái hiện trong Giáo Hội nói chung, và trong mỗi chúng ta nói riêng, thì phải!

Mà, thật là vậy. Người ta đang nói Giáo Hội đã “mất trí” khi cứ khăng khăng không cho phép phá thai. Người ta đang nói Giáo Hội đã “mất trí” khi cứ khăng khăng không cho phép hôn nhân đồng tính. Người ta đang nói Giáo Hội đã “mất trí” khi cứ khăng khăng buộc hôn nhân Công Giáo phải là “một vợ một chồng” và không được phép “ly dị”.

Người ta đang nói Giáo Hội đã “mất trí” khi cứ khăng khăng không cho phép linh mục (Công Giáo) lấy một người nữ làm vợ. Người ta đang nói Giáo Hội đã “mất trí” khi cứ khăng khăng không cho phép một người nữ được thụ phong linh mục.

Vâng, tất cả những nan đề này đã và đang (tiếp tục) được Giáo Hội tranh luận, bàn luận. Phần chúng ta, là một người tín hữu, hãy cầu nguyện để Giáo Hội luôn “tnh trí” đưa ra phán quyết, một phán quyết đúng theo “ý muốn của Thiên Chúa”, trước những nan đề này.

Thi hành đúng theo ý muốn của Thiên Chúa. Với Giáo Hội, nó sẽ làm cho Giáo Hội không bị chia rẽ, bị phân hóa, bị thần ô uế ám. Trái lại sẽ làm cho Giáo Hội “hiệp thông với nhau, hiệp nhất với nhau”. Nói tắt một lời “đồng tâm nhất trí” với nhau.

Thi hành đúng theo ý muốn của Thiên Chúa. Với cá nhân chúng ta, nó chứng tỏ rằng: đức tin, đức cậy và đức mến của chúng ta trưởng thành.

Mà, khi đức tin, đức cậy và đức mến của chúng ta trưởng thành, thì sao nhỉ! Thưa, chúng ta sẽ đủ sức “tnh trí” để nhận ra đâu là ý muốn của Thiên Chúa, đâu là ý muốn của con người.

Thế nên, đừng bao giờ quên, lời Đức Giê-su nói: “Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi”.

Nói theo cách nói hôm nay: Muốn là con Chúa… Hãy thi hành ý Chúa.

Petrus.tran

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây