TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXV Thường Niên -Năm B

“Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết”. (Mc 9, 29-36)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Tu luyện yêu thương

Thứ ba - 14/06/2022 09:45 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   1012
Yêu thương không chỉ là lời nói mà còn là hành động của yêu thương.
Tu luyện yêu thương

Tu luyện yêu thương


 Yêu thương không chỉ là lời nói mà còn là hành động của yêu thương. Ai cũng biết yêu thương nhưng có thể không hiểu yêu thương là gì, chỉ biết đó là cảm xúc thì chưa biết yêu thương đích thật.

Yêu thương có qua, có lại, chỉ là yêu thương những ai yêu thương mình. Yêu thương như thế đôi khi còn làm hại nhau, như những đồng bọn bảo vệ cho nhau, chẳng cần biết đúng sai. Chúng ta thường thấy băng nhóm bảo vệ cho nhau, rồi gây nên bao bất ổn khi tấn công người khác vì đụng chạm đến thành viên nào đó trong băng nhóm. Yêu thương như thế Chúa nói: “Răng đền răng, mắt đền mắt”.

Yêu thương là đón nhận người khác như chính họ là. Một tình yêu như thế đòi hỏi luyện yêu thương. Chấp nhận như cha mẹ đón nhận con, như tình anh chị em trong nhà đón nhận và đôi khi chịu đựng tính khí bất thường của nhau. Yêu thương như thế đòi hỏi luyện tập mỗi ngày, nhịn đi một câu nói mích lòng, chịu đựng điều phiền lòng, nói ra những điều tốt lành, chậm lại những cơn giận. “Nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa” (Mt 5, 39)
Tu tập yêu kẻ thù.

“Cầu nguyện cho kẻ ngược đãi anh em” (Mt 5, 44). Cách đón nhận gây hại cho mình là một điều khó, bởi vì bản thân mỗi người đều có bản năng phòng vệ. Phòng vệ là một phản ứng chống lại lo âu, sợ hãi, ghét bỏ, trả thù… Cơ chế tự nhiên cần thay đổi tích cực. Ví dụ sợ chó cắn khi con chó đến gần, bỏ chạy chó sẽ đuổi theo cắn. Gây hoảng sợ cho con chó, bằng cách dậm chân, khua tay, con chó sẽ phòng vệ bằng cách cắn lại. Êm dịu, bất bạo động, không lo âu, con chó cũng bình tĩnh và bỏ đi. Chống lại kẻ chống mình, nguy hiểm. Im lặng, bình tĩnh, cầu nguyện cho kẻ ngược đãi, bình an sẽ đến.

“Mưa trên người lành cũng như kẻ dữ”. Suy nghĩ điều tích cực, ai cũng được Thiên Chúa yêu thương. Chúa sửa dạy mỗi người theo cách của Chúa. “Ai yêu sự sửa phạt là yêu tri thức, ai ghét sự quở trách là kẻ ngu dại.” (Cn 12, 1). “Anh em hãy kiên trì để cho Thiên Chúa sửa dạy. Người đối xử với anh em như với những người con.” (Dt 12, 7).

“Có lòng nhân từ như Cha trên trời là Đấng nhân từ” (Lc 6, 36). Luyện nhân từ bằng từ tâm, một tâm hiền lành có thể dễ dàng đón nhận người khác. Một lòng nhân từ dễ rộng lượng tha thứ và không chấp nhất. Khi khuyên bảo người khác với lòng nhân từ thì lấy lời lành khuyên bảo, không thù oán hay ghen ghét. Một lòng nhân chỉ ước muốn kẻ xấu thay đổi chứ không muốn nó phải chết, “Chẳng lẽ Ta lại vui thích vì kẻ gian ác phải chết - sấm ngôn của Đức Chúa là Chúa Thượng - Ta lại không muốn cho nó từ bỏ đường lối của nó mà được sống sao?” (Ed 18, 23).

Chấp nhận thay đổi để sống tích cực và yêu thương hơn. Hãy để Thiên Chúa sửa dạy, như nhành nho cần được cắt tỉa, vì đó là điều tốt lành để chúng ta được nên tốt hơn.
L m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây