TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Về Bán Hết

Thứ bảy - 08/05/2021 10:27 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   777
Về Bán Hết

Về Bán Hết

Chúa Giêsu mời gọi người thanh niên: “"Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi". Nghe lời đó, anh ta sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.” (Mc 10, 21 -22). Điều này gợi lên những suy nghĩ.

Suy nghĩ từ túi tiền của mình.

Người thanh niên Do Thái có nhiều tiền của chắc chắn là anh không nhờ vào bóc lột hay tham nhũng từ người khác, bởi vì anh không vi phạm điều nào trong mười điều răn. Giáo lý của Chúa Giêsu bắt nguồn từ tâm thức của người Do Thái quan trọng về tiền để nhân lên khả năng sinh kế, có dịp để tiến triển nhận thức qua việc học hỏi và sau cùng là sự sống. Thế nên, người thanh niên đã đi tìm một cơ hội để học, để sống và nên trọn lành và đến gặp gỡ Chúa Giêsu.

Kinh nghiệm của ông Gióp cho thấy klhông có gì khốn khổ hơn là sự nghèo khổ, cùng đinh, khi bị lấy hết của cải: “Phải chi đừng xuất hiện ngày tôi đã chào đời, cũng như đêm đã báo: "Đứa con trong bụng mẹ là một nam nhi!" (Gióp 3, 3). Người thanh niên cũng có cảm thức sợ hãi điều này xảy ra với mình nên bỏ ra đi.

Mở rộng sự giàu có không phải chỉ cho mình mà còn cho người khác. Người thanh niên này cũng đã biết về lệnh truyền của Chúa như trong kinh Torah anh nghiền gẫm: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy biển; và chim phải sinh sản cho nhiều trên mặt đất." (St 1, 22). “Không có bột sao gột nên hồ”, làm sao có thể tạo nên một cuộc sống sung túc cho người khác mà không có đồng vốn nào vừa vật chất và tinh thần?

Dựa vào “quy luật về người hàng xóm” của người Do Thái: Khi mua bán một mảnh đất của mình, điều ưu tiên là bán cho người kế bên mình, một giá theo thị trường của khu vực. Người bán không mất gì mà người mua được gia tăng giá trị miếng đất. Đó là quy luật: “một bên không mất và một bên lại được”. Người thanh niên này cũng lượng giá: Về bán tất cả những gì mình có để theo Chúa Giêsu là người “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu." (Mt 8, 20). Được gì và mất gì, không chỉ là câu hỏi của người thanh niên mà còn là câu hỏi của các môn đệ: "Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy!" (Mc 10, 28).

Câu trả lời của Chúa Giêsu

Kinh nghiệm về Sôđôma và Gômôra, là hai thành bị liệt kê vào thành tội lỗi. Tội lỗi không phải vì không đón hai vị khách, ngoại trừ gia đình ông Lot (Xem St 19, 1 – 19). Của cải giàu có không  mở rộng được lòng bao dung, hiếu khách, thì tiền của trở nên vô ích và dẫn đến tội lỗi. Đối với người Do Thái, Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh lại giá trị tiền của là “mở ra với việc hoà giải thế giới, con người và thiên nhiên” không đạt được hiệu quả này, con người chỉ sở hữu, hưởng thụ cho lợi ích cá nhân của mình, làm tổn thương đến người khác và nguy hại cho môi trường sinh thái. Chúa Giêsu trở lại vấn đề sở hữu và trách nhiệm: “Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn” (Lc 12, 47).

Giàu có bằng cách có ít hơn.

Chủ nghĩa tiêu dùng chỉ cho chúng ta điều sai lầm: “Có nhiều hơn để hưởng thụ nhiều hơn”. Điều này đi ngược lại giá trị phổ quát của của cải vật chất. Túi tiền bóc trần chúng ta trước người khác và chính mình.

"Thầy bảo thật anh em: Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau.” (Mc 10, 29 - 30)

Lời đề nghị của Chúa trở nên mọi sự cho mọi người. Chúa dạy: “Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy." (Lc 6, 38). Và chính Chúa Giêsu đã thực hiện con đường đó: “Ngài đã trở nên nghèo để làm cho chúng ta được giàu có nhờ cái nghèo của Ngài” (2 Cor 8, 9).

Mời gọi người thanh niên giàu có cũng là lời mời gọi với mỗi người chúng ta: “Giàu có hơn bằng cách có ít hơn”, đó là con đường chính Chúa Giêsu đã mang lấy để “cái có trở thành, an bình, hoà giải giữa con người và thiên nhiên” nhân lên những giá trị đích thực cho đời này và hưởng hạnh phúc đời sau.

Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây