TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm B

“Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết”. (Mc 12, 38-44)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Dựng ba lều

Thứ tư - 12/05/2021 09:01 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   707
BLent2Vs
BLent2Vs

Dựng ba lều

Cám dỗ dừng lại trước những khó khăn luôn là vấn đề trì hoãn của mỗi người. Khi thấy vinh quang ẩn hiện như trong giấc mơ, môn đệ Phêrô đã muốn dừng lại để tận hưởng dù chưa là thực. Sự thực vẫn là qua thập giá mới đến vinh quang. Có hai loại cám dỗ dừng lại. Trì hoãn với cái xấu và dừng lại không tiến tới tốt hơn.


Trì hoãn với cái xấu. Đó là một cám dỗ thường nhất trong cuộc sống. Tình trạng lê lết mãi trong điều chẳng nên kéo dài. Ước muốn ra khỏi chúng, nhưng chẳng hành động gì để ra khỏi tình trạng đó. Trạng thái trì hoãn chưa muốn ra khỏi, một phần vì ở đó mang đến một khoái cảm nào đó, không đến nỗi là tội nặng mà cũng biết là chẳng đi đến đâu. Trạng thái này người ta gọi là Akrasia, đặt ra từ thời Socrates và Aristotle. Tận hưởng thỏa mãn ở hiện tại hơn là ở tương lai. Trì hoãn mang đến một cuộc sống bèo dạt mây trôi. Không tốt mà cũng chẳng xấu, tới đâu thì tới.
“Chướng ngại trong tôi thường dai dẳng, nhưng khi rắp tâm đập tan tôi lại thấy lòng dạ nhói đau. Tôi chỉ thèm có tự do giải thoát, nhưng lại thấy hổ thẹn khi mong đợi ngóng chờ.” (Lời dâng, bài 28, R. Tagore, Đỗ Khánh Hoan dịch).
Cám dỗ này chỉ muốn dừng lại để tận hưởng an nhàn thư thái, không muốn cố gắng thêm để hoàn thành, cuộc đời cứ thêm nhiều dang dở, lý tưởng không thành. Điều ấy càng đúng với trường hợp luyện nhân đức, chấp nhận làng tàng vậy thôi.
Biết dừng lại ở cái xấu là điều tốt nhưng cần tiến lên phía trước là một đòi hỏi quyết tâm. Biết mục đích phía trước là tốt nhưng cũng cần hành động. Phía trước luôn là một khó khăn, chính vì vậy Chúa mời gọi người môn đệ: “Qua thập giá mới đến vinh quang”. Ai cũng có những thập giá riêng mình để tiến bước theo Chúa: “Hãy vác thập giá mình mà theo ta” (Lc 9, 23).
Biết là thập giá là khó khăn, áp lực cuộc sống không cho dừng lại. Biết cách để hành động tiến lên từng ngày, tùy theo mỗi người trong hoàn cảnh của mình. Mỗi người đều có sức trì kéo lại phía sau, như thường nghe: “Dừng lại là lùi bước”. Chỉ khi không cố gắng nữa, thành công sẽ không bao giờ đến. Chúa báo trước Phêrô sẽ chối Thầy, nhưng không sao: “Simon, Simon, kìa Satan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho con, để con khỏi mất đức tin. Phần con, một khi đã trở lại, thì hãy làm cho các anh em con nên vững mạnh (Luc 22,31-32).
Chiến đấu không ngừng với căn bệnh trì hoãn, đó là con đường thập giá. Thánh Phaolô có kinh nghiệm vượt qua: “Tôi chỉ chú ý đến một điều, là quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước. Tôi chạy thẳng tới đích, để chiếm được phần thưởng từ trời cao Thiên Chúa dành cho kẻ được Người kêu gọi trong Đức Ki-tô Giê-su” (Pl 3, 13 – 14).  
Có những lúc tiến lên chúng ta mỏi mệt, suy sụp, muốn quỵ ngã. Chúng ta hãy nhớ cầu nguyện. Ai chạy mãi mà không mệt, cố gắng mãi mà không nản. Chỉ nhờ cầu nguyện nhờ ơn Chúa giúp sức để thắng vượt căn bệnh trì hoãn.
Và ngay cả khi đã thành công, tự cao, tự đại về mình, dừng lại để tự mãn với đời, lại là lúc dễ ngã. Dừng lại tự mãn cũng là một cám dỗ yếu hèn như kinh nghiệm của Thánh Phao Lô: “Và để tôi khỏi tự cao tự đại vì những mặc khải phi thường tôi đã nhận được, thân xác tôi như đã bị một cái dằm đâm vào, một thủ hạ của Xa-tan được sai đến vả mặt tôi, để tôi khỏi tự cao tự đại.” (2Cor 12, 7).
Cầu nguyện luôn như Chúa phán bảo với Thánh Phaolô: "Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối." (2 Cor 12, 9).
Xin Chúa giúp chúng con luôn thắng vượt căn bệnh trì hoãn này.

Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây