TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Lòng nhân từ

Thứ năm - 04/07/2024 08:30 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   345
Lòng nhân là nói đến việc yêu người như yêu thương mình.
file 1585535892197 (2)
file 1585535892197 (2)
Lòng nhân từ



 Lòng nhân là nói đến việc yêu người như yêu thương mình. Lòng nhân từ nơi Chúa muốn còn vượt xa hơn thế, là chết cho người mình yêu và yêu mến Chúa với tất cả những gì chưa hoàn hảo, như yêu thương anh chị em.

Người thông luật có lần hỏi Chúa: “Ai là người thân cận?” (Lc 10, 25 – 37). Câu trả lời của Chúa kể câu chuyện dụ ngôn “người Samari nhân hậu”. Lòng nhân từ Chúa muốn là yêu thương mọi người mà ta gặp gỡ, sống chung hằng ngày, kể cả kẻ ta không thể yêu thương. Lòng nhân từ không có chỗ cho sự ghen ghét, giận hờn, thù hận. Lòng nhân từ mà Thánh Phao lô diễn giải: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được.” (Cor 13, 4 – 8)

Lòng nhân từ không tự nhiên mà có, bởi vậy Chúa mới khuyên bảo: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương” (Ga 15, 12). Hằng ngày, mỗi buổi sáng thức dậy, ta hãy nguyện xin cho một ngày ta biết yêu thương như Chúa đã yêu thương ta. Cầu nguyện để có lòng yêu thương, ta mới có thể sống một ngày tươi vui, một ngày bình an, hạnh phúc.

Lòng nhân từ Chúa nói trọng hơn của lễ. Vì yêu thương mới làm nên một hy lễ tạ ơn vì những gặp gỡ, vì những ân tình ta gặt hái được qua những tiếp xúc. Chúa ban ân sủng của Người qua người anh chị em của ta. Có khi cả những bực mình, khó chịu, hiểu lầm, hoặc nghi kỵ. Nhưng nếu đọc dưới ánh sáng của niềm cảm tạ, ta mới thấy tất cả những đụng chạm ấy để hiểu biết nhau hơn, thông cảm hơn và để gọt dũa những gì chưa tròn trịa khi sống với nhau.

Chính trong những gì chưa hoàn hảo ta mới biết cảm thông và chia sẻ. Ta mới thấm thía câu trả lời của Thánh Phêrô khi Chúa hỏi đến lần thứ ba “Con có yêu mến Thầy hơn các anh chị em không?”. Phêrô trả lời với ý nghĩa: “Chúa biết con yêu mến Chúa với tất cả con người yếu đuối của con và con yêu mến Chúa ngay cả với những khiếm khuyết của con” (Ga 21, 15 – 17).

Xin Chúa dạy con biết yêu thương với lòng nhân từ của Chúa.
 
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây