TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Tết Đến

Thứ sáu - 07/05/2021 18:51 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   707
hqdefault[1]
hqdefault[1]

Tết Đến

 

Tết là cách đọc trại ra của từ tiết. Tiết chỉ mùa thay đổi nối tiếp, trong năm có nhiều cái tết: Nguyên Đán, Thanh Minh, Đoan Ngọ, Vu Lan, Trung Thu… Tiết là mấu tre giữa hai lóng tre, đánh dấu sự chuyển tiếp giữa các đoạn của thân tre.

Tết Nhất: Chỉ về Tết Nguyên Đán, khởi đầu một năm, bắt đầu một chu kỳ mới, ngày tết nhất được dành cho việc tạ ơn và báo hiếu, đó cũng là sự khởi sự của truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.

Ba ngày tết: Một thuật ngữ quen thuộc trong cách tư duy số lẻ: Chỉ sự tròn đầy, ngày tết là những ngày ước mong mọi sự đều tiến triển tròn đầy phúc lộc trong cả năm. Xưa kia ba ngày tết còn chỉ đến tròn một tháng “thưởng xuân vui tết’ với ý nghĩa dân gian thành ca dao: “Tháng giêng là tháng ăn chơi”. Vui ngày tết, có nhiều niềm vui, niềm vui Đất - Trời; Con Người với Thiên Nhiên, Con người với con người, cũng với bộ ba của sự hoà hợp, Thiên - Địa – Nhân, ngày tết người ta tạ ơn trời, chưng hoa cảnh, đi đến thăm nhau. Sự hoà quyện ấy diễn ra trong ngày đầu năm để cầu mong: Phúc - Lộc - Thọ trong cả năm. Ngày tết ở Trung Hoa còn gọi là ngày tam nguyên: Sáng đầu năm, sáng đầu tháng, sáng đầu ngày. Ba buổi sáng được bắt đầu vào một ngày nên gọi là tam nguyên.

 

Hái lộc đầu năm: Vào đêm giao thừa, nhiều người đến nhà chùa, sau lễ nhà thờ, đem lộc về nhà. Lộc phúc ấy như lời chúc phúc của trời phật hay của Thiên Chúa ân ban. Năm mới vào những ngày đầu năm, người ta thường nói những lời tốt đẹp, những câu chuyện vui, những lời chúc hoan hỷ để cả năm được ơn phúc.

Ăn Tết: Không chỉ riêng về ăn mà còn là nhắc đến những ngày họp mặt trong gia đình, trong thâm tâm người Việt dù có đi đâu xa, ba ngày tết cũng muốn về đoàn viên cùng gia đình mỗi khi có thể. Trong lúc do đời sống kinh tế phải bôn ba khắp chốn, về quê ăn tết luôn là thuật ngữ quen thuộc đối với nhiều người. Không khí của những ngày tết đối với người xa quê luôn để lại những u buồn nếu không về được. Khó có thể diễn tả được nỗi buồn của những người ăn tết xa quê, thiếu một điều gì rất ý nghĩa trong cả một năm. Ăn tết không chỉ là ăn nhưng còn là những ngày đến bên người quá cố thắp nén hương tưởng nhớ, sửa sang lại phần mộ người thân, cắm lên những bó hoa lòng cảm mến. Ăn tết có nhiều ý nghĩa mà những ngày khác trong năm khó có thể thay thế. Thường khi dịp tết, ở những nơi công xưởng đang mùa sản xuất có muốn lưu giữ những người làm việc ở lại cũng khó, bao nhiêu người dành trọn những ngày phép năm vào trong dịp ăn tết này để có thể thu xếp “về quê ăn tết”.

Du Xuân: Những ngày tết thường có nhiều lễ hội, về quê thường tham dự nhiều lễ hội hơn khi ở thành phố, nếu ở thành phố có lễ hội cũng giống như người ta “diễn kịch” thiếu mất cái hồn quê chính yếu của lễ hội. Hội tết có lẽ bắt đầu từ trước tết bằng những phiên chợ tết: Hoa - Cảnh – Bánh – Trái – Rau quả - Thịt, bao nhiêu thứ sản phẩm được chuẩn bị cho ngày tết, nên việc đi chợ trước tết thường nhiều niềm vui mua sắm hơn những ngày trong năm. Ở các công ty, lương tháng mười ba được trao vào dịp này, trước khi nhân viên đi nghỉ tết. Cũng giống như đồng lương phụ trội của tháng mười ba, đồng lương này dành cho việc, biếu quà, mua sắm, vui tết.

Hội Tết: Thường được tổ chức sau ba ngày tết là dịp nhắc nhở những truyền thống của làng hoặc của quê hương. Người làng này sang làng kia dự hội tết, vừa có thời gian thăm nhau, vừa được hiểu biết thêm về những truyền thống của những nơi mình đến. Ngày tết không chỉ kéo dài để thưởng xuân nhưng còn để đủ thời gian thắp lại những tình thân và chuẩn bị cho những mối tình hẹn đến mùa cưới trong năm.

Tết còn rất nhiều điều để ghi nhớ nhưng có lẽ hãy để hưởng tết để có nhiều cảm nghiệm vẫn hay hơn là nói nhiều về tết.

Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây