TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

ĐTC tiếp thành viên Hàn lâm viện Thụy Điển

Thứ sáu - 19/11/2021 19:19 | Tác giả bài viết: |   856
Trong cuộc tiếp kiến dành cho các thành viên của Hàn lâm viện Thuỵ Điển vào sáng ngày 19/11 Đức Thánh Cha mời gọi họ thúc đẩy văn hoá gặp gỡ.
ĐTC tiếp thành viên Hàn lâm viện Thụy Điển

ĐTC tiếp các thành viên Hàn lâm viện Thụy Điển

Trong cuộc tiếp kiến dành cho các thành viên của Hàn lâm viện Thuỵ Điển vào sáng ngày 19/11 Đức Thánh Cha mời gọi họ thúc đẩy văn hoá gặp gỡ. “Hãy trang bị cho con em chúng ta vũ khí đối thoại! Hãy dạy chúng chiến đấu cho cuộc chiến chính nghĩa của văn hoá gặp gỡ!” Ngài cũng khuyến khích họ không ngừng tìm kiếm chân lý.

Trong lời chào phái đoàn, trước hết Đức Thánh Cha lưu ý rằng cuộc khủng hoảng kéo dài của đại dịch đã thử thách khả năng đối thoại của chúng ta với người khác. Thời gian cách ly lâu dài và kinh nghiệm về đại dịch đã ảnh hưởng đến tất cả chúng ta.

Nguy hiểm của sự xa cách

Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta thấy mình xa cách người khác hơn một chút, dè dặt hơn một chút, có lẽ đề phòng hơn, hoặc đơn giản là ít có xu hướng tham gia với người khác hay làm việc cùng nhau, với sự hài lòng và nỗ lực từ việc cùng nhau xây dựng một thứ gì đó”.

Theo Đức Thánh Cha, chúng ta cần nhận ra tình trạng này; nó đe doạ con người chúng ta, làm giảm khả năng có các mối tương quan, và làm nghèo xã hội và thế giới xung quanh chúng ta. Nó cũng có nguy cơ vô tình rơi vào tay của văn hóa thờ ơ.

Đối thoại xã hội 

Đức Thánh Cha đồng ý với nhận xét của ông Chủ tịch Hàn lâm viện, “trong thời gian khủng hoảng, mỗi bước nhỏ có thể mang con người đến gần nhau là điều quan trọng trên hết”. Và theo Đức Thánh Cha, “đó là thực hành hàng ngày của việc gặp gỡ và đối thoại: một ‘phong cách’ sống không ồn ào tin tức, nhưng giúp cộng đồng nhân loại tiến lên và phát triển trong tình thân hữu xã hội”.

Đối thoại xã hội là con đường cao quý tiến đến một tương lai mới. Đây là điều Đức Thánh Cha muốn chia sẻ với các thành viên và Hàn lâm viện. Ngài lưu ý: “Sự phát triển lan tỏa của mạng xã hội có nguy cơ thay thế ‘đối thoại’ bằng một mớ ‘độc thoại’, thường có giọng điệu tấn công (xem Fratelli tutti, 200). Thay vào đó, đối thoại xã hội ‘liên quan đến khả năng tôn trọng quan điểm của người khác’ (ibid., 203) với sự chân thành và không gian dối”.

Đối thoại và thuyết tương đối

Sau đó, Đức Thánh Cha giải thích rằng “đối thoại không đồng nghĩa với thuyết tương đối”. Ngài lưu ý, "xã hội càng cao quý hơn bất cứ khi nào nó nuôi dưỡng việc tìm kiếm chân lý và bắt nguồn từ những chân lý cơ bản, và đặc biệt khi nó thừa nhận rằng 'mỗi con người đều sở hữu một phẩm giá bất khả xâm phạm'." Đức Giáo hoàng nhấn mạnh, những người tin cũng như không tin đều có thể đồng ý về nguyên tắc này.

Kết thúc bài diễn văn của mình, Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng "trên cơ sở này, chúng ta cùng nhau được kêu gọi để thúc đẩy văn hóa gặp gỡ." (CSR_7507_2021).

Hồng Thủy - Vatican News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây