TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm B

“Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết”. (Mc 12, 38-44)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

 Được phép buồn

Thứ năm - 21/10/2021 21:19 |   1130
 Được phép buồn

 Được phép buồn

Ronald Rolheiser, 2021-10-18

Hãy để cho người rao giảng nói, bạn được phép buồn!

Trong quyển sách Khi người pha rượu vặn nhỏ đèn (When the Bartender Dims the Lights), Ron Evans đã viết:

“Tôi tình cờ gặp được câu này trong suy tư của một mục sư: Vào một sáng chúa nhật, nhiều người ngồi trước mặt bạn là những người đầy tổn thương, và bạn phải cho họ được quyền buồn. Trong một thế giới bị ám ảnh bởi hạnh phúc, khi mà sự tuyệt vời là tất cả, hãy để người rao giảng nói: bạn được phép buồn. Trong một thế giới mà tuổi già trở thành những năm tháng vàng son, nơi mọi vấn đề đều có thể được khắc phục và mọi bệnh tật đều được chữa lành, hãy nghe lời người rao giảng: bạn được phép buồn. Trong một thế giới quá bận tâm về tuổi thọ, nơi mà cái chết là từ cấm kỵ, bạn hãy nghe người rao giảng nói: bạn được phép buồn. Và hãy để người rao giảng nói: bạn được phép sống trong ký ức của người đơn độc”.

Ngày nay, cả nền văn hóa lẫn các giáo hội của chúng ta đều không cho chúng ta đủ quyền để buồn. Nhiều lúc, khi một người thân thương qua đời hoặc khi một thảm kịch xảy đến, chúng ta được phép buồn, được phép trầm lắng, rơi lệ, thay vì vui vẻ yêu đời. Nhưng có quá nhiều dịp và hoàn cảnh trong cuộc đời chúng ta mà linh hồn chúng ta hoàn toàn được phép buồn, thế nhưng nền văn hóa, giáo hội và cái tôi của chúng ta lại không để cho chúng ta được phép cảm nhận cảm xúc thật sự của mình – của nỗi buồn. Khi trường hợp đó xảy ra, và thường là như thế, chúng ta có thể phủ nhận cảm xúc của mình và chuyển sang vui vẻ yêu đời, hoặc chúng ta có thể nhường chỗ cho nỗi buồn, nhưng với cái giá phải trả là thấy có gì đó không ổn, chúng ta không nên cảm nhận theo cách này. Cả hai cách đều không tốt.

Nỗi buồn là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống, và tự nó không phải là một điều tiêu cực. Trong nỗi buồn, có tiếng khóc mà chúng ta thường bịt tai không nghe. Trong nỗi buồn, tâm hồn chúng ta có cơ hội để nói và tiếng nói của nó nói với chúng ta rằng, nỗi thất vọng, mất mát, cái chết, sự bất xứng, sai lầm về đạo đức, hoặc một hoàn cảnh cụ thể nào đó của cuộc đời chúng ta là những thứ rất thật, cay đắng và không thể nào thay đổi được. Chúng ta có một cách là chấp nhận, kèm theo cái giá là nỗi buồn. Khi tiếng nói đó không được lắng nghe,  thì sự lành mạnh và tỉnh táo của chúng ta bị kìm kẹp.

Ví dụ như, trong quyển sách đầy thách thức, “Tự tử và Linh hồn” (Suicide and the Soul), tác giả James Hillman đã nói, đôi lúc trong chuyện tự tử, tâm hồn đó quá chán nản và tổn thương đến nỗi giết luôn thể xác. Vì nhiều lý do quá phức tạp và khó để nhiều người biết được, tâm hồn đó không thể làm cho người khác lắng nghe mình và không bao giờ được phép cảm nhận cái nó thật sự đang cảm nhận. Và đến mức cực độ, chuyện này có thể giết chết thân xác.

Chúng ta thấy chuyện này trong một hiện tượng ít cực độ hơn, là chứng tình trạng biếng ăn của các cô gái trẻ. Có một áp lực không thể cưỡng lại từ nền văn hóa (thường đi đôi với sự bắt nạt có thật trên mạng xã hội) thúc đẩy chúng ta phải có cơ thể hoàn hảo. Đáng buồn là, đâu dễ để có cơ thể hoàn hảo. Do đó, các cô gái này cần được phép chấp nhận những giới hạn của cơ thể mình và chấp nhận với nỗi buồn đi kèm với chuyện này. Đáng buồn là, chuyện chẳng như thế, hoặc ít nhất là gần như không thể như thế, cho nên thay vì chấp nhận nỗi buồn vì không có cơ thể như mong muốn, các cô gái trẻ này lại bị thúc ép phải cố gắng làm cho bằng được với bất kỳ giá nào. Chúng ta đã thấy những tác hại đáng buồn của nó.

Các nhà tâm lý trị liệu, những người làm việc với khách hàng về giấc mơ, họ nói khi chúng ta gặp ác mộng, thường là vì linh hồn đang giận dữ với chúng ta. Vì ban ngày linh hồn không được chúng ta lắng nghe, nên khi đêm đến, lúc chúng ta không thể nào kìm nén được nữa, linh hồn bắt chúng ta phải lắng nghe nó.

Có nhiều lý do chính đáng để buồn. Một số người trong chúng ta sinh ra đã có “tâm hồn già nua”, những nhà thơ quá nhạy cảm với những tình tiết cảm động trong cuộc sống. Có người có sức khỏe thể chất kém, có người lại có sức khỏe tâm thần kém. Có người chưa hề được yêu thương và tôn trọng đủ, có người đã tan nát tâm hồn vì bị phụ bạc, vì bị không chung tình. Có người bị tan nát cuộc đời vì từng bị lạm dụng, cưỡng hiếp, bạo hành, có người đơn giản là vô vọng, mong muốn trong bất lực với những ước mơ bị vùi dập, cứ mãi hoài niệm trong đau khổ. Hơn nữa, tất cả chúng ta dù ít hay nhiều, đều có người thân yêu đã ra đi, đã từng suy sụp đủ kiểu, đã nếm những giai đoạn u sầu. Có vô số lý do chính đáng để buồn.

Và điều này cần được đề cao trong Phép Thánh Thể và các buổi họp trong nhà thờ. Nhà thờ không phải chỉ là nơi mừng các lễ lạc. Mà còn là nơi an toàn để chúng ta có thể tuôn trào cảm xúc. Phụng vụ cũng phải cho chúng ta quyền được buồn.

Nhà văn D.H. Lawrence từng viết những câu trứ danh:

Cảm xúc tôi không có thì tôi không có.

Cảm xúc tôi không có, tôi sẽ không nói rằng tôi có.

Cảm xúc bạn nói mình có, bạn không có.

Cảm xúc bạn muốn cả hai chúng ta đều có, thì chỉ một trong hai có mà thôi.

Chúng ta cần sống thật với linh hồn bằng cách chân thực với cảm xúc của nó.

J.B. Thái Hòa dịch

http://phanxico.vn/2021/10/20/duoc-phep-buon/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây