TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật IV Phục Sinh -Năm B

“Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên”. (Ga 10, 11-18)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Buông bỏ thù hận

Thứ năm - 02/03/2023 04:43 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   470
Chúa mời gọi: “Hãy có lòng nhân từ như Cha anh em là Đấng nhân từ” (Lc 6, 36)
Buông bỏ thù hận

Buông bỏ thù hận

 

 

Không thù hận là cách nói buông bỏ những tỵ hiềm, ghen ghét. Để nói không những điều ấy cần có một tấm lòng mà Chúa mời gọi: “Hãy có lòng nhân từ như Cha anh em là Đấng nhân từ” (Lc 6, 36)

Lòng nhân từ luyện tập bằng cách thức nghĩ tích cực mọi việc có thể. Khi thất bại, ta thường nghĩ về điều đã làm ta thất bại, rồi tiếc nuối. Thông thường ta hay níu kéo quá khứ, nhiều khi đánh mất tương lai. Người xưa dạy: “Ai nên khôn chẳng dại đôi lần”. Hãy hướng về tương lai, như Chúa nhìn người tội lỗi trong điều tích cực: “Không có tội nhân nào mà không có tương lai”. “Chúa nói qua tiên tri Edekien:  “Nếu kẻ gian ác từ bỏ mọi tội lỗi mình đã phạm mà tuân giữ mọi quy tắc của Ta, cùng thi hành điều chính trực công minh, thì chắc chắn nó sẽ sống, nó không phải chết.” (Ed 18, 21) 

Nghĩ tích cực về người khác: Không suy diễn thêm, cũng chẳng để tâm tới dư luận về một ai đó. Nếu người ấy không tốt như ta biết hoặc thù ghét ta, thì như Chúa dạy: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (Mt 5, 43). Chỉ khi nghĩ điều tích cực, ta mới có thể đón nhận người khác như chính họ. Ta có thể chấp nhận và cầu nguyện cho người có lỗi không chịu nhận lỗi về việc họ đã làm, điều họ đã nói. Một cách khác, giữ khoảng cách cũng là một phương pháp tránh nuôi thù hận.

Diễn giải theo chiều hướng tiêu cực, có thể dấy lên những điều sợ hãi nơi ta. Nghĩ tích cực, cứ cho như là điều tệ hại nhất sẽ đến ta sẽ đón nhận nó như thế nào? Đón nhận cái hậu quả sau cùng, cùng lắm chỉ là cái chết, như người khác dạy: “Nếu không sợ chết thì chẳng còn cái gì làm cho bạn phải lo sợ cả”. Chúa Giêsu trong vườn cây dầu, đã đối diện với nỗi buồn lo đến đổ mồ hôi máu khi sắp chịu khổ nạn, đóng đinh vào thập giá. Chúa đã can đảm thưa với Chúa Cha khi không còn sợ hãi cái chết đau thương ấy: “Xin theo ý Cha, đừng theo ý con” (Mc 14, 36).

Tập luyện đời sống đức ái. Quen làm việc thiện sẽ giúp điều chỉnh tâm ngay, lòng thành. Khi biết dùng lời lương thiện, tâm ngay chính, đức ái làm cho cuộc sống thêm phong phú. Nhận ra nhiều điều tốt lành nơi người khác, để cùng sánh vai, cùng góp sức tạo thành môi trường sống tươi đẹp.

Tập làm việc luôn để thăng tiến bản thân, bồi đắp thêm kinh nghiệm sống, hăng hái trong tinh thần, giúp sống lạc quan hơn. “Nhàn cư vi bất thiện”, làm việc với nhau và cùng nhau, là cách thức thúc đẩy lành mạnh xã hội, sống hài hoà với người khác, xây dựng cộng đoàn yêu thương.

Luôn nuôi dưỡng tâm tình tạ ơn. “Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha.” (Ep 5, 20). Tạ ơn là tâm tình cao cả nhất mà mọi người có thể thực hiện để có thể buông bỏ mọi thứ ích kỷ, tỵ hiềm, để thực hiện lòng nhân từ.

 

L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây