Tha thứ cho người khác hay chính là tha thứ cho ta? Tại sao cần học tha thứ?
Tha thứ cho ta. Đó là cách nghĩ khác trước khi tha thứ cho người khác. Khi tha thứ chúng ta tháo gỡ được những khó chịu, bực tức ra khỏi chúng ta. Chúng ta tự tìm thấy bình an.
Tha thứ không có nghĩa là chấp nhận cái ác, cái xấu, sự dữ hoành hành. Tha thứ có nghĩa là thương cho những người đang vướng phải sự ác, sự xấu. Khi mang cái ác, cái xấu trong người, con người đó không thể hạnh phúc, không thể an bình vì quy luật “Gieo gì gặt nấy”, họ là người đáng thương hơn là lên án. Hãy cầu nguyện cho họ như Lời Chúa dạy: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (Mt 5, 44)
Tha thứ là cách nghĩ tích cực về mọi chuyện xấu ác người khác gây ra cho ta. Tại sao, người gây thù ác cho ta luôn làm cho ta phải đau khổ, buồn bực. Ta không buồn, không bực, vẫn bình tĩnh, an bình, kẻ thù của ta mới là kẻ tức tối, mất bình an.
Tha thứ là cách chuyển hoá thù thành bạn, khi mọi chuyện được hiểu ra, hơn thua nhau chỉ làm mất đi niềm vui cuộc sống. Nếu ta không nuôi hận thù, thù hận kia cũng lâu ngày biến mất nơi người ghét ta, thời gian là thang thuốc kỳ diệu, xoa dịu mọi thương đau.
Nếu tha thứ không thể tha thứ ngay, hãy tìm nơi thiên nhiên, chính trong thiên nhiên dạy ta bình an. Theo quy luật hệ sinh thái cùng sống cùng phát triển, cái gì không thích hợp cho cái chung, môi trường chung, tự nó sẽ giảm thiểu đi.
Ta có thể học qua kinh nghiệm của tha thứ rất nhiều, giảm thiểu đi cái tôi của ta, không tự làm tổn thương ta. Ta biết cách vươn lên khỏi buồn bực, khỏi tỵ hiềm. Ta học được sự khoan dung, lòng nhân hậu, luôn tích cự trong mọi trường hợp tiêu cực. Ta thấy được niềm vui của cuộc sống.
Vậy cuối cùng ta mới hiểu tại sao kết thúc Kinh Lạy Cha, Chúa dạy ta: “xin Cha tha nợ chúng con như chúng con tha nợ kẻ có nợ chúng con.”
Điều đang suy nghĩ hơn hết: “Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.” (Mt 6, 14 - 15)
Tha thứ cho ta. Đó là cách nghĩ khác trước khi tha thứ cho người khác. Khi tha thứ chúng ta tháo gỡ được những khó chịu, bực tức ra khỏi chúng ta. Chúng ta tự tìm thấy bình an.
Tha thứ không có nghĩa là chấp nhận cái ác, cái xấu, sự dữ hoành hành. Tha thứ có nghĩa là thương cho những người đang vướng phải sự ác, sự xấu. Khi mang cái ác, cái xấu trong người, con người đó không thể hạnh phúc, không thể an bình vì quy luật “Gieo gì gặt nấy”, họ là người đáng thương hơn là lên án. Hãy cầu nguyện cho họ như Lời Chúa dạy: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (Mt 5, 44)
Tha thứ là cách nghĩ tích cực về mọi chuyện xấu ác người khác gây ra cho ta. Tại sao, người gây thù ác cho ta luôn làm cho ta phải đau khổ, buồn bực. Ta không buồn, không bực, vẫn bình tĩnh, an bình, kẻ thù của ta mới là kẻ tức tối, mất bình an.
Tha thứ là cách chuyển hoá thù thành bạn, khi mọi chuyện được hiểu ra, hơn thua nhau chỉ làm mất đi niềm vui cuộc sống. Nếu ta không nuôi hận thù, thù hận kia cũng lâu ngày biến mất nơi người ghét ta, thời gian là thang thuốc kỳ diệu, xoa dịu mọi thương đau.
Nếu tha thứ không thể tha thứ ngay, hãy tìm nơi thiên nhiên, chính trong thiên nhiên dạy ta bình an. Theo quy luật hệ sinh thái cùng sống cùng phát triển, cái gì không thích hợp cho cái chung, môi trường chung, tự nó sẽ giảm thiểu đi.
Ta có thể học qua kinh nghiệm của tha thứ rất nhiều, giảm thiểu đi cái tôi của ta, không tự làm tổn thương ta. Ta biết cách vươn lên khỏi buồn bực, khỏi tỵ hiềm. Ta học được sự khoan dung, lòng nhân hậu, luôn tích cự trong mọi trường hợp tiêu cực. Ta thấy được niềm vui của cuộc sống.
Vậy cuối cùng ta mới hiểu tại sao kết thúc Kinh Lạy Cha, Chúa dạy ta: “xin Cha tha nợ chúng con như chúng con tha nợ kẻ có nợ chúng con.”
Điều đang suy nghĩ hơn hết: “Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.” (Mt 6, 14 - 15)
L.m Giuse Hoàng Kim Toan