TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Lời có thể đem lại cái chết

Thứ năm - 02/02/2023 04:39 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   632
“Sự thật sẽ giải thoát” (Ga 8, 32).
Lời có thể đem lại cái chết

Lời có thể đem lại cái chết


 
 
Có những lời khẳng khái làm cho mất mạng, có những người không quan trọng về chỗ đứng của mình cho bằng giữ được lời của sự thật. Trong một bối cảnh, những lời xu nịnh thắng thế, sống ngay thẳng không bao giờ là điều dễ dàng. Thế nhưng vẫn ray rứt một thời gian rất dài, lời chân thật vẫn hằng vọng lại để nhắc nhở những sự thật.
“Sự thật sẽ giải thoát” (Ga 8, 32).
Sự thật bền vững không có gì đổi thay sự thật, lời dối trá có thể thắng nhưng là cái thắng nhất thời, ngàn năm chịu sự nguyền rủa, giữ được sự thật, có thể vong mạng, nhưng mạng này trở nên lời chứng muôn thưở. Trong lịch sử Đất Việt không ai không biết con người dám sống sự thật mà chịu tai hoạ “Chu di tam tộc” là quan hành khiển Nguyễn Trãi.
Sau chiến tranh hàng loạt anh hùng Lam Sơn lần lượt bị tha hoá, những lợi ích cá nhân làm sao nhãng việc nước. Trong thời nhũng nhiễu đó, Nguyễn Trãi nổi tiếng là người cương trực xem như một cái gai mà nhiều người xu nịnh muốn nhổ.
Đã có nhiều lần Nguyễn Trãi muốn rút lui nhưng nào có êm. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Hành khiển Nguyễn Trãi dâng bản vẽ những chiếc khánh đá và tâu vua (Lê Thái Tông) rằng:
“Kể ra thì đời loạn trọng võ, thời bình trọng văn. Nay quả ra rất đúng phải chế ra các loại lễ nhạc. Nhưng nhạc phải có gốc mới đứng, phải có văn mới hành. Hoà bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc vậy. Thần vâng chiếu soạn nhạc, dám đâu không dốc hết sức ra mà làm, nhưng vì học thuật thì nông cạn, chỉ sợ thanh luật chẳng được hài hoà. Cúi xin bệ hạ thương yêu và nuôi nấng muôn dân, khiến cho mọi xóm thôn không còn tiếng oán hờn, buồn khổ, như thế mới giữ cho cái gốc của nhạc”[1].
Vua khen ngợi và tiếp nhận rồi sai thợ đá ở huyện Giáp Sơn lấy đá ở Kinh Chủ để làm khánh. Ngay khi thợ đá bắt tay vào việc, nhà vua lại sai thêm Lương Đăng hợp sức, ý kiến của hai người không thể dung hoà, Nguyễn Trãi xin thôi không làm việc này nữa. Sách Khâm Định Việt Sử thông giám cương mục, có lời phê rất đúng: “Lời tâu này của Nguyễn Trãi tuy đã nói đúng được cái gốc của nhạc nhưng nếu thi hành thì khó đấy. Đủ thấy hành vi của một con người trung trực thương dân là thế, lấy sự an bình trong dân làm gốc cho nhạc, có mấy thời, mấy người biết nghĩ như vậy. Tan cuộc chiến, vua và quan lo vơ vét, an hưởng mà quên đi chữ tình non nước. Nhung lụa làm mờ mắt lương tri, tai thích nghe lời ngọt mà hại đến dân. Trong thời thụ hưởng, thích thói xu nịnh ấy còn chỗ nào đứng nữa cho người chân chính, liêm sỉ.”
Cũng trong những cảnh vua quan thích xu nịnh ấy, lời của những người sống thẳng vẫn phải thốt lên. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Bọn quan hành khiển là Nguyễn Trãi, quan Tham Tri ba tịch là Nguyễn Truyền, Đào Công Soạn, Nguyễn văn Huyến và quan Tham nghị là Nguyễn Liễu cùng nhau dâng sớ nói rằng: “Lễ nhạc tốt cốt ở người tài, làm như Chu Công thưở xưa mới mong khỏi bị chê trách. Nay, nhà vua sai bọn hoạn quan là Lương Đăng định ra lễ nhạc, thế chẳng phải là nhục nhã cho xã tắc lắm sao? Vả lại, quy chế lễ nhạc của hắn, trên thì dối vua, dưới thì lừa quan, không dựa vào đâu cả…Vả lại, Luơng Đăng là tên hoạn quan, quanh quẩn chầu hầu bên cạnh vua, chúng thần trộm lấy làm đối nghịch lắm”[2].
Nói những điều ấy ra, biết chắc rằng vua chẳng đời nào nghe, nhưng làm sao có thể im tiếng, bởi im lặng là hèn, cũng là cầu chút lợi danh, chẳng khác gì bọn hoạn quan xu nịnh.
Không thể dập tắt lời của người chính trực, cũng như không thể che dấu được sự thật. Trong vụ án “Lệ chi viên”, người ta có thể giết chết và hạ nhục Nguyễn Trãi, nhưng làm sao giết được tâm hồn, thanh danh của một con người chính trực. Cho nên hậu thế vẫn thấy vụ án “Lệ Chi viên” là dấu ô nhục của một thời loạn thần những vơ cùng vét, một thời ô nhục của những miếng ăn, địa vị, quyền chức.
Xem ra sống xứng đáng là người giữ được lời chính trực thì khó thật. Khó mới làm nên những con người xứng đáng lưu danh. 
Gioan Tẩy Giả bị chặt đầu cũng vì lời can gián nhà vua phải sống theo luật định và bảo vệ sự thật.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan


 
 
[1] Bản kỷ quyển 11 (Phan Huy Lê diễn giải)
[2] Bản kỷ quyển 11 (Phan Huy Lê diễn giải)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây