TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Lời kinh trên đường loan báo Tin Mừng

Thứ ba - 12/10/2021 04:23 | Tác giả bài viết: Đa Minh Trần Văn Tân, SJ |   1087
Đi tới trong lời kinh chúc tụng: “lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha”.
Lời kinh trên đường loan báo Tin Mừng
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";}

Lời kinh trên đường loan báo Tin Mừng

Lên đường trong lời kinh hiến tế: “Hy sinh và lễ vật Cha chẳng ưng… nhưng đã tạo cho con một thân thể… Vậy con xin thưa: này con đến để thi hành ý muốn của Cha”.

Gieo bước trong lời kinh tạ ơn, theo sức thúc đẩy của Thần Khí: “con cảm tạ Cha vì đã bày tỏ mầu nhiệm nước Trời cho những người bé nhỏ…”

Đi tới trong lời kinh chúc tụng: “lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha”.

Được sai vào cánh đồng truyền giáo, bước vào mái nhà của những người bé nhỏ nghèo nàn, chúng tôi nghe dội lại trong tim tiếng reo vui từ những bước chân phàm trần của Con Thiên Chúa: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, người đã xức dầu tấn phong, sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn…”

Bước vào cảnh đời của người nghèo, nhiều hệ lụy lắm, thế nhưng đây cũng là những khuôn mặt chiếm một chỗ đặc biệt trong cung lòng Thiên Chúa, và ngược lại, nơi đây cũng là thánh điện để Thiên Chúa ngự trị và thi thố quyền năng và lòng thương xót của Người.

Lên đường trước tôn nhan Thiên Chúa là Đấng hiện diện cách mầu nhiệm trong cuộc sống của mỗi người, theo một cách mà chính Ngài chọn lựa, “ngay cả khi đời sống của một người có vẻ hoàn toàn tan nát, ngay cả khi chúng ta thấy đời sống ấy bị các tật xấu hoặc nghiện ngập tàn phá, thì Thiên Chúa vẫn hiện diện ở đó. Nếu chúng ta để cho mình được Chúa Thánh Thần hướng dẫn thay vì các định kiến của chính mình, thì chúng ta có thể và phải cố gắng tìm kiếm Chúa trong mọi đời sống con người. (Tông huấn Niềm Vui Hân Hoan 42).

Được sai vào giữa cảnh đời của bà con, chứng kiến bao trái ngang, chúng tôi thấy mình được mời gọi nhìn lên cao hơn, cho tới tận thập giá, hòa nhập với con tim của Con Thiên Chúa làm người đang cất lên lời kinh hiến tế giữa dòng đời hôm nay. Ở với Giê-su và lên đường với Giê-su, giữa lằn ranh chênh vênh của xác phàm và linh thiêng, thì đôi lúc cũng cảm thấy lòng mình e ngại, nhưng rồi mỗi lần như thế, chúng tôi lại nghe trong lòng lời Thầy nhắc nhở: “Đừng sợ”, đừng sợ nhìn lên cao hơn, để cho phép mình được Thiên Chúa yêu thương và giải phóng. Đừng sợ để cho mình được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Vì bước đường của đời môn đệ là một cuộc gặp gỡ giữa sự yếu đuối của bản thân và quyền năng của ân sủng Thiên Chúa”. (x. Tông huấn Niềm Vui Hân Hoan 34).

Ở giữa bà con, chúng tôi thấy cái cảnh bà con bị sốt rét hoàn hành, nghĩ rằng thế nào rồi chúng tôi cũng có phần trong đó. Quả thật, khi phải ngủ giữa bầy muỗi mà không có mùng, mùa rét cũng chẳng có mền thì chỉ cần mấy tháng là có thể chung chia sốt rét. Người sao ta vậy thôi mà! giữa núi rừng và nương rẫy thì người sống chung với muỗi là chuyện đương nhiên, thế là trong tiếng vo ve của muỗi có lời kinh hiến tế và tiếng reo vui của đời môn đệ, vui vì có chút chi đó xứng đáng với Thầy.

Khi các cánh đồng truyền giáo vào mùa, nghĩa là sau gần 4 năm dọn đất và bắt đầu gieo hạt, thì hạt giống nẩy sinh tươi tốt, khắp nơi rộn rã tiếng reo vui của đồng lúa chín vàng, tay ôm những bó lúa, miệng hát khúc hoan ca của người gieo trong lời kinh hiến tế, gặt trong tiếng ca tạ ơn và chúc tụng, vì muôn ngàn đời Trời chẳng bao giờ phụ lòng người.

Chuyện là thế này, sau một thời gian đi thăm viếng và tuyển chọn người đưa về nhà các nữ tu dòng Thánh Phao-lô ở Lái Thiêu, để đào tạo thành giáo lý viên cho buôn làng. Đến khi số giáo lý viên đã tương đối khá đủ và được rải đều khắp nơi, thì chúng tôi đã cùng nhau cầu nguyện xin lệnh lên đường. Vẫn một lời kinh: “Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha”. Tiếp đó, đúng ngày 01.01.1994, tất cả các giáo lý viên khắp nơi đều ra khỏi nhà, lên đường tìm đến với những người chưa nhận được ánh sáng Tin Mừng. Ở Bù-Đăng, anh em S’Tiêng được sai đến vùng của bà con S’Tiêng. Trong khi đó vùng của bà con S’Tiêng ở quá rộng, vì thế một số anh em M’Nông vùng này cũng được sai đến với bà con S’Tiêng. Còn ở những vùng thuần túy M’Nông Nông thì đến với bà con M’Nông Nông. Tương tự như vậy, anh em vùng M’Nông-Mạ thì được sai đến với bà con M’Nông-Mạ… Ở những nơi có anh em người kinh tham gia thì sẽ đồng hành cùng với anh chị em sắc tộc.

Vụ mùa một khi bắt đầu cầy xới thì cánh đồng mỗi ngày cứ mở rộng mãi, do đó phải tuyển chọn thêm thợ gặt ngay từ giữa các anh chị em mới trở lại, để vừa đón nhận bà con vào đạo, vừa đứng ra dạy giáo lý và hướng dẫn bà con làng mình cầu nguyện. Song song đó là trong mỗi làng chọn một nhà làm nơi cho bà con sinh hoạt, học hỏi và cầu nguyện. Cứ thế, qua tới năm 1996, chỉ riêng vùng Bù Đăng, 29 nhà riêng đã trở thành 29 nhà nguyện, lời kinh tạ ơn và chúc tụng được cất lên đều khắp: từ xã Thống Nhất cho tới Đồng Nai, Đoàn kết và Thọ Sơn; từ Minh Hưng tới Bom Bo và Dăk Nhau. Nhờ vậy, cả một đoàn con tản mác, nhưng tất cả đều biết mình thuộc về dân Thiên Chúa, và cũng nhờ vậy mà khắp nơi vang tiếng nguyện cầu cùng với tiếng ca tạ ơn.

Cũng trong thời gian này, người người và nhà nhà tìm về dòng suối thanh tẩy như mở hội. Cao điểm là Năm Thánh 2.000, cứ 4 tháng lại có một đợt tiếp nhận bà con đến xin lãnh nhận bí tích rửa tội, mỗi đợt luôn trên 400 người. Vì có quá nhiều làng xin lãnh nhận bí tích rửa tội, do đó qua năm 2002-2004 thì mỗi tháng một làng, nghĩa là mỗi tháng trên dưới 150 người. Có thể nói, suốt 10 năm đầu, bà con ở những buôn làng xa xôi chỉ biết đến nhà thờ giáo xứ và tham dự thánh lễ vào dịp lãnh nhận các bí tích khai tâm Ki-tô giáo. Tuy nhiên cũng nhờ những ngôi nhà cầu nguyện trong làng, mà từng làng đã trở thành giáo điểm. Ở đó nhờ các giáo lý viên hồn nhiên và nhiệt thành, bà con được nuôi dưỡng bằng chính lời hằng sống, qua việc cử hành phụng vụ lời Chúa, và các giờ kinh nguyện cũng như sinh hoạt.

Cứ mỗi lần tham dự lễ rửa tội, ngồi trên gác đàn, đưa mắt dõi theo từng tấm thân nghèo, chúng tôi hiểu tại sao khi đứng trước những trái tim đơn nghèo, Chúa đã gọi họ là có phúc, đơn giản vì Chúa có thể bước vào đó với sự mới mẻ muôn đời của Người.

Thật vậy, sự mới mẻ diễn ra ngay khi đoàn người nối gót nhau dìm mình nơi dòng nước thanh tẩy, lãnh nhận ơn tha thứ và lòng thương xót Thiên Chúa, để biết tha thứ và biết xót thương. Giã từ những nẻo đường cứ lôi kéo con người lùi về phía sau, để từ nay tiến lên phía trước, vào chính cung lòng Thiên Chúa giầu lòng thương xót. Giã từ bùa ngải là những công cụ của kẻ ác gieo rắc thù hận, giã từ những tin kiêng mà theo dòng thời gian đã dẫn tới mê tín lạc hậu, giã từ những huyền thoại pha trộn thần linh với yêu quái.

Khi nhìn bà con tiến lên rước Mình Thánh Chúa, chúng tôi càng ngỡ ngàng hơn nữa khi thấy Con Thiên Chúa trong hình hài một tấm bánh hiền lành, bước vào cảnh đời của từng con người nghèo khổ này, mang lấy trọn tâm tư và thể xác của họ, để tiếp tục cất lên lời kinh tạ ơn, hiến tế và chúc tụng ngay khi đi vào cuộc phiêu lưu của thân phận từng người.

Bây giờ thì chúng tôi nhận thức rất rõ rằng để có thể hòa theo bước chân của Con Thiên Chúa làm người, lời kinh của người môn đệ trên đường cũng phải là lời cam kết làm mọi sự theo cung cách Tin Mừng, và đồng hoá mình nhiều hơn với Chúa Giêsu Kitô.

Vì kế hoạch của Chúa Cha là Đức Kitô, và chính chúng ta trong Người (Tông huấn Vui Mừng Hân Hoan 21).

Đa Minh Trần Văn Tân, SJ.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây